Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 113, 114: Lao xao

A/ Mục tiêu bài học

 Sau bài học này HS cần đạt:

1. Kiến thức

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy đựơc tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.

2. Kỹ năng

 - Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm bố cục thích hợp với đề tài và viết văn miêu tả - kể chuyện

3. Thái độ

 -Yêu mến, giữ gìn, bảo vệ và tự hào về vốn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

B/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên

 - Kế hoạch bài học

 2. Học sinh

 - Soạn trước bài ở nhà

 

doc 13 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 14451Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 113, 114: Lao xao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 113+114 
lao xao
(Duy Khán)
A/ Mục tiêu bài học
 Sau bài học này HS cần đạt:
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim. Thấy đựơc tâm hồn nhạy cảm, sự hiểu biết và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động và hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong bài văn.
2. Kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng đọc, tìm bố cục thích hợp với đề tài và viết văn miêu tả - kể chuyện
3. Thái độ 
 -Yêu mến, giữ gìn, bảo vệ và tự hào về vốn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.
B/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên
 - Kế hoạch bài học
 2. Học sinh
 - Soạn trước bài ở nhà 
C/ Tiến trình bài học 
1. ổn định lớp.
2. Bài cũ: 
 (?) Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn văn: "Dòng suối đổ vào sông...Tổ quốc”. Theo em đoạn văn ấy hay và sâu sắc ở chỗ nào?
 (?) Bài kí Lòng yêu nước đã chứng minh một chân lý rất giản dị và đầy sức thuyết phục, đó là chân lý nào? Cách lập luận và chứng minh của tác giả ra sao?
3. Bài mới:
 Ca dao cổ Việt nam có câu:
“Trên rừng ba mươi sáu thứ chim
Có con chèo bẻo có con ác là...’’
 Thế còn ở đồng bằng, ở các làng quê Việt Nam thì sao? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về thế giới loài chim ở các làng quê qua hồi ức của nhà văn Duy Khán.Bài “lao xao’’ trích trong tập “Tuổi thơ im lặng’’ của nhà thơ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung chính
(?) Dựa vào chú thích (*) SGK hãy nêu những nét chính về tác giả Duy Khán ?
 - GV ghi bảng,bổ sung (Duy Khán tên thật là Nguyễn Duy Khán. Ông có một số tác phẩm nổi tiến như: Trận mới (1972), Tuổi thơ im lặng (1986), Tâm sự người ra đi (1987), Ông mất (1993)
 (?) Em biết gì về tác phẩm này ?
 - GV giới thiệu thêm:
 Có thể nói “Tuổi thơ im lặng’’ là tinh hoa cuộc đời sán tác của Duy Khán. Cuốn truyện dày 200 trang với mấy chục mẩu chuyện nhưng chuyện nào cũng cảm động. Ông viết về núi Dạm ở Quế Võ – Bắc Ninh quê ông, về bố mẹ, chú bác, cô dì, về những người bạn thân thuộc thời thơ ấu. Lao xao là một trong những mẩu chuyện trong tập tự chuyện đó, được dư luận đánh giá rất cao trong mảng VH thiếu nhi 1975, ở đó tác giả đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người làng quê , tuy rất đơn sơ nghèo khó nhưng giàu sức sống, đậm đà tình người và cũng không thiếu được vẻ đẹp hồn hậu.
 - GV hướng dẫn đọc: Đây là câu chuyện viết kể về những kỉ niệm tuổi thơ ở quê hương, vì vậy chúng ta phải đọc với giọng chậm rãi, tâm tình.
- GVđọc mẫu từ đầu đến nó bay đi đâu biệt”
- Gọi HS đọc tiếp.
- GV gọi HS nhận xét cách đọc và đọc lại .
 ( GV yêu cầu HS về nhà đọc tiếp)
- GV gọi HS đọc phần chú thích
(GV bổ sung :
 +/ Vung tứ linh: Vung ra 4 phía
 +/ Láu táu: Cách nói nhanh,có khi lắp, có khi vấp váp, không rõ tiếng.
(?) Đoạn trích thuộc thể loại gì?
 (GV:đây là hồi tưởng của bản thân tác giả)
(?) PTBĐ ở đây là gì ?
 (Đây là đoạn trích Duy Khán kể về thời thơ ấu của mình kết hợp với tả cảnh thiên nhiên ở làng quê.Vì thế mà tác giả đã sử dụng PTBĐ là tự sự và trữ tình.)
(?) Có thể chia bố cục văn bản này như thế nào?
 - GV gọi HS phát biểu
 - GV nhận xét, kết luận: chia làm 2 đoạn
GV: Cách miêu tả của tác giả ở đây là đi từ khái quát đến cụ thể, và chia theo các nhóm chim hiền, ác.sau đó mới cụ thể một vài loài chim tiêu biểu.
 - GV mời một HS đọc lại đoạn đầu.
(?)Phong cảnh làng quê lúc hè sang được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào?
 - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
 (GV nhận xét,ghi bảng.)
 GV: Như vậy chỉ vẻn ven 10 câu văn, nhưng ở đó là một dụng ý nghệ thuật của tác giả khi ông khái quát nên cảnh buổi sớm chớm hè ở quê hương. Trung tâm của cảnh là cây và hoa, cùng ong bướm, đánh đuổi nhau vì hoa, vì phấn, vì mật. Mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt là âm thanh “lao xao’’ rất khẽ, rất nhẹ nhưng khá rõ. Âm thanh của ong bướm của trời đất, thiên nhiên làng quê khi hè tới.
(?)Với những chi tiết, hình ảnh gợi tả đó giúp em cảm nhận được một không gian như thế nào?
(?)Âm thanh nào khiến tác giả chú ý nhất ? Vì sao ?
 (GV cho HS thảo luận)
 - GV nhận xét.
 (Từ láy tượng thanh " lao xao" trở thành âm 
hưởng, nhịp điệu chủ đạo trong bài văn. Trong cái lao xao của trời đất có cây có cả cái lao xao của tâm hồn tác giả.)
(?)Em có nhận xét gì về cảnh sắc vườn quê lúc chớm hè?
(?)Bức tranh đó gợi cho em liên tưởng tới điều gì?
- GV nhận xét, tổng kết (cuộc giao tranh.....)
(?)Trờn cỏi nền, cỏi phụng, tranh bao quỏt ấy, tỏc giả mở đầu tả cảnh thế giới loài chim như thế nào?
 - GV nhận xét.
 (?) Em có nhận xét gì về số tiếng mỗi câu trong đoạn văn này ? và dụng ý của tác giả ở đây là gì ?
(GV: đó là cách nói đầy dụng ý chỉ với một từ)
 (?) Tỏc giả tả loài chim theo trỡnh tự nào?
 GV:Tác giả không miêu tả thế giới các loài chim một cách tùy tiện, tự do, mà ông sắp xếp chúng thành hai nhóm...
(?) Những loài chim nào là chim lành?
 (?) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả các loài chim ?
 - GV nhận xét: Biện pháp nghệ thuật phổ biến và quen thuộc ở đây là nhân hóa(chị Điệp, cậu Sáo, em Tu hú...) và các từ láy âm thanh, như nhưng tiếng kêu, tiếng hót của cá loài chim: các các9bồ các), chú chú(nhạn), bìm bịp(bìm bịp), tu hú(tu hú)...
(?) Tác giả đã đưa vào văn bản một câu đồng dao.Vậy câu đồng dao đó có ý nghĩa gì ?
 GV nhận xét : Đó là những câu ca dao dành cho trẻ em, rất quen thuộc:
 “Bồ các là bác chim ri Chim ri là dì sáo sậu”
được đưa vào rất phù hợp với tâm lý trẻ thơ. Nó gợi nên mối quan hệ họ hàng, rằng buộc thân thiết trong thế giới loài vật ở làng quê theo cách tưởng tượng và quan niệm của dân gian và cũng kín đáo chỉ ra mối quan hệ họ mạc trong làng quê.
(?) Em còn biết những câu đồng dao nào nòi đến loài vật không ?
 (Những câu đồng dao:
 +/Xỉa cá mè, đè cá chép
 +/Nu na nu nống
 Cái ống nằm trong
 Con ong nằm ngoài...
 +/Chi chi chành chành
 Cái đanh thổi lửa
 Con ngựa chết cương.)
à những câu đồng dao có tác dụng tạo nên sắc thái dân gian.
(?)Vỡ sao gọi đú là loài chim hiền ?
 GV:(Vì chúng mang đến niềm vui cho người nông dân, cho thiên nhiên, cho trời đất : các loài Sáo đậu trên lưng trâu hót mừng mùa thu, đi theo trâu, ăn sâu, mổ bọ, ve...nhởn nha như là ban của trâu, của người cày.
 +/ Tiếng Sáo đen ‘tọ tọe’’ gần nghĩa với từ “bô bô’’đó là tiếng trẻ tập nói chưa sõi, ngộ nghĩnh vui tươi.
 +/ Tiếng con tu hú khắc khoải trên những cánh đồng xa, báo mùa vải chín , báo mùa hè đến
 +/ Đàn chim ngói lông hung hung, béo mẫm bay sạt qua như mang theo cả mùa lúa chín
(Hết tiết 113-chuyển sang tiết 114)
(?) Cõu chuyện cổ tớch về loài chim bỡm bịp cú ý nghĩa gỡ ?
 GV: Bìm bịp là một loài chim có màu lông xám, suốt ngày rúc trong bụi cậy kêu bìm bịp ..khi nó cất tiếng kêu đồng nghĩa với việc loài chim ác xuất hiện đem lại những điều không may mắn đến cho mọi người.
(?) Thống kờ cỏc loài chim ỏc, dữ được tả trong bài ? 
 GV: Đó là loài chim ác, dữ thường gặp ở nông thôn chứ chưa phải là tất cả cá loài chim ác, dữ.Chẳng hạn như: Chim lợn, đại bàng, chim ưng
(?) Cảnh diều hõu bắt gà con, bị chốo bẻo đuổi đỏnhgợi cho em cảm xỳc gỡ ? 
 GV: Loài chim dữ, ác ăn thịt đầu tiên được tả là diều hâu.Với cách tả khá ấn tượng: mắt tinh, mũi khoằm,tai thính, tiếng rú ra oai khủng khiếp lao xuống bắt mồi như một mũi tên đen ngoằm, chết chóc.
 Cảnh gà mẹ xù lông che trở cho đàn con bé dại, vùa kêu quang quác, vừa đạp, vừa mổ, liều chết đánh lại diều hâu để bảo vệ đàn con là cảnh không hiếm gặp ở các làng quê, gợi cho người đọc thấy sự cạnh tranh, sinh tồn giữa các loài chim hiền, dữ trong thiên nhiên. Đồng thời nó khiến chúng ta liên tưởng tới tình mẹ con, đến tình thương yêu trong thế giới loài vật.
 - GV(tiếp)
 Còn cảnh diều hâu tha gà con lên không chưa kịp ăn thì đã bị chèo bẻo bất ngờ tập kích, đuổi đánh táo tác đến mức phải buông con mồi chạy trốn, lại là cảnh gây hứng thú cho người đọc nhỏ tuổi.
 àNhư vậy cảnh diều hâu bất ngờ bị chèo bẻo đánh, diễn ra rất đột ngột, chớp nhoáng và quyết liệt. Nó chứng minh cho câu tục ngữ : “ kẻ cắp bà già’’ hay “ cao nhân tất có cao nhân trị’’( tức là người giỏi còn có người giỏi hơn).Đây cũng là cách mới để tác giả giới thiệu về loài chim ác chèo bẻo chuyên trị kẻ ác là diều hâu.
 Nhưng chèo bẻo vốn là loài có tội.Duy Khán lại chứng minh một quy luật khác của tâm lí loài người “người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm”. Nghĩa là trước đó chèo bẻo từng là gôíng chim dữ, ác.Nhưng bây giờ chúng đem đén cái dữ, cái ác ấy để trị kẻ dữ, ác khác.
 (?)Thành ngữ:“Lia lia, lỏu lỏu như quạ dũm chuồng lợn” cú ý nghĩa gỡ ?
 GV: Cùng họ ác, dữ với diều hâu là loài quạ. Nhưng quạ khác diều hâu ở chô , chúng kém cỏi, hèn hạ và bẩn thỉu hơn vì thế nó rất đáng ghét, đáng khinh bỉ. Chúng chuyên ăn trộm trứng, thích ăn thịt chết, xác rửa, lại vừa lia lia, láu láu.
(?)Thỏi độ của tỏc giả đối với loài chim này ntn ? 
 - GV kết kuận: Như vậy tác giả đã miêu tả đúng tư thế, động tác của quạ khi đậu, dòm chuồng lơn kiếm mồi.Rất tự nhiên khiến người đọc liên tưởng tới những con người có điệu bộ, hành động, ngôn ngữ và đặc biệt có tính cách và tâm hồn giống quạ.
(?) Cảnh chim cắt xỉa chết chốo bẻo rồi bị chốo bẻo phục kớch đỏnh cho ngấp ngoỏi, trong sự chứng kiến của đỏm trẻ được miờu tả ntn ? cú ý nghĩa gỡ ?
 - GV: nhận xét
( Chim cắt: Là loài chim ác, dữ khi đánh nhau chúng chỉ xỉa bằng cặp cánh nhọn, cưng, sắc như dao bầu. Chúng nhanh như quỷ, ác như quỷ, đen gần như vô địch trong các loài chim .)
=> Bài học: dự cú mạnh, giỏi đến đõu mà gõy tội ỏc sẽ bị trừng trị, bị thất bại. Sức mạnh của đoàn kết, cộng đồng sẽ biến yếu thành mạnh, giành chiến thắng -> đú là một quy luật tự nhiờn.
 Và một lần nữa ta lại thấm thía một điều rằng: 
 - ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác
 - ác giả ác báo
 - gieo gió gặt bão 
 GV giải thích: Từng loại chim ở đây đều được nhìn nhận theo mối quan hệ với con ngời trong cách đánh giá của dân gian và ít nhiều có tính biểu tượng về con ngời. Điều này thấy rất rõ trong những đoạn tả về sáo sâu, diều hâu, quạ, bìm bịp, chèo bẻo. Cố nhiên cách nhìn của dân gian cũng có chỗ rơi vào định kiến, quá cho 1 loài chim nào đó 1 đặc tính không phải là bản chất của chúng hoặc coi sự xuất hiện của chúng là những điểm báo trớc cho 1 biến cố, sự việc sẽ xảy ra. VD quan niệm phổ biến trọng dụng về chim lợn, cú, chim cắt mà chúng ta đều biết là không có căn cứ xác đáng. Trong bài văn quan niệm này được thể hiện ở đoạn nói về bìm bịp và sự tích về loài chim này. Cho dù không có cơ sở khoa học nhưng nó cũng vẫn là 1 phần của VHDG. 
(?) Có được sự thành công trên chúng tỏ tác giả phải là người thế nào ?
 - GV:
-> Tác giả có vốn hiểu biết phong phú và đặc biệt có tình yêu sâu đậm với quê hương. Có khả năng quan sát tinh tường tạo nên một hình tượng sinh động về thế giới loài chim ở làng quê Việt Nam.
 (?) Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong tác phẩm?
 GV: Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả đã sử dụng nghệ thuật miêu tả và kể chuyện để làm hiện lên bức tranh làng quê sinh động.
(?) Nội dung chính của văn bản này là gì ?
 (Ghi nhớ- sgk)
- GV: Chúng ta vùa đi tìm hiểu về các loài chim trong kí ức của Nguyễn Duy Khán . Về nhà các em hãy viết một đoạn văn ngắn tả về một loài chim nào đó mà em thích.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS phát biểu ý kiến
- HS lắng nghe
- HS theo dõi SGK
- HS đọc.
-HS trả lời
- HS xác định
- HS đọc
- HS phát hiện, trả lời
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS thảo luận.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS đọc: "sớm... râm ran".
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS thảo luận.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS trả lời
- HS.
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS bộc lộ.
- HS trả lời
- HS nêu ý kiến.
- HS trả lời.
- HS bộc lộ
- HS trả lời 
(miêu tả + kể chuyện)
- HS phát biểu 
I/ Tác giả - tác phẩm
 1. Tác giả.
 - Duy Khán (1934 - 1995) quê ở h.Quế Võ, t.Bắc Ninh.
 2. Tác phẩm:
- Tuổi thơ im lặng (1985) là tập hồi kí tự truyện của tác giả.
- Bài Lao xao trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng, tác phẩm được giải thưởng hội nhà văn năm 1987.
* Đọc.
* Giải thích từ khó
* Thể loại:
- Kí
* Phương tiện biểu đạt
- Tự sự
* Bố cục: 2 đoạn
 + Từ đầu ... lặng lẽ bay đià Phong cảnh làng quê vào lúc chớm sang hè.
 + Còn lại:à Thế giới các loài chim.(chim hiền+chim dữ)
II/ Tìm hiểu chi tiết
1. Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê.
- Hoa lan nở trắng xoá.
- Hoa giẻ từng chùm.
- Hoa móng rồng thơm như mùi mít chín.
- Ong bướm đánh đuổi nhau vì hoa, vì phấn, vì mật.
- Bướm bỏ chỗ lao xao.
->Không gian tưng bừng, náo nhiệt.
 - Từ láy tượng thanh “lao xao" 
-> Vẻ đẹp đầy sức sống dào dạt.
=> Cuộc tranh giành mưu sinh và tồn tại của thiên nhiên tạo vật rất hồn nhiên.
2. Thế giới các loài chim
- “Sớm Rõm ran”.
- Cõu ngắn -> thế giới loài chim được miờu tả qua cỏi nhỡn, cảm nhận trẻ thơ, vui vẻ, hồn nhiờn, ngõy thơ.
- Tỏc giả miờu tả theo 2 nhúm: Chim hiền, chim ỏc.
* Các loài chim lành: 
- Bồ cỏc, chim ri, sỏo, tu hỳ,...
-> Nhõn hoỏ, từ lỏy.
- Cõu đồng dao: Phự hợp với tõm lý trẻ thơ 
=> gợi mối quan hệ họ hàng, rằng buộc thõn thiết trong thế giới loài chim,chỉ ra mối quan hệ làng mạc của con người ở làng quờ. 
à Loài chim hiền: Vỡ chỳng thường xuyờn mang đến niềm vui cho người nhõn dõn, cho thiờn nhiờn, đất trời. 
* Những loài chim ỏc, dữ: 
- Chim bìm bịp -> là loài chim ác
- Diều, hõu, quạ, chốo bẻo, cắt... 
- Cảnh gà mẹ xự lụng che chở đàn con -> gợi cho người đọc thấy sự cạnh tranh sinh tồn tỡnh mẫu tử khiến gà mẹ liều mỡnh để giữ con.
- Cảnh diều hõu bất ngờ bị chốo bẻo đỏnh -> gõy hứng thỳ cho người đọc.
 -> Chốo bẻo chuyờn trị kẻ ỏc là diều hõu -> chứng minh 1 quy luật khỏc của con người: “Người cú tội khi trở thành người tốt thỡ tốt lắm”.
- Quạ : Ăn trộm trứng, ăn thịt xỏc chết, xỏc rữa, lia lia, lỏu lỏu như quạ dũm chuồng lợn -> kộm cỏi, hốn hạ, bẩn thỉu, đỏng ghột. 
- Miờu tả đỳng tư thế, động tỏc của quạ khi đậu, dũm vào chuồng lợn để kiếm mồi. 
-> Liờn tưởng tới những người cú tớnh cỏch, điệu bộ giống quạ.
- Chim cắt: Là loài chim ỏc, dữ, khi đỏnh nhau chỳng chỉ xỉa bằng cỏnh cứng nhọn, sắc như dao bầu. Chốo bẻo tập trung đỏnh chim cắt.
.
=> Tác giả có vốn hiểu biết phong phú và đặc biệt có tình yêu sâu đậm với quê hương. 
III/ Tổng kết.
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
* Ghi nhớ (SGK-80)
IV/Luyện tập
 - Tả một loài chim mà em thích
D.Củng cố – dặn dò
1. Củng cố
2. Dặn dò
 - Học thuộc ghi nhớ sgk
 - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45'.
E. Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docLao xao (6).doc