I. Mục tiêu
* Mức độ cần đạt
- Trình bày được khái niệm câu trần thuật đơn
- Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết
- Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn phù hợp với mục đích giao tiếp
* Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn
- Tác dụng cảu câu trần thuật đơn
2. Kĩ năng
- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
III. Chuẩn bị
IV. Phương pháp
- PP: PT theo mẫu, dạy học hợp tác, thuyết trình, vấn đáp
- KT: đắp bông tuyết
V. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra( 5’) :
H: HS làm bài tập 2/SGK – 94.
ĐH:- Ngày chủ nhật, em / giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa.
- Linh / rất hay giúp đỡ các bạn trong lớp.
- Thạch Sanh / là một dũng sĩ tài ba.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
NS: 19. 3 . 2013 Tiết 115: Bài 26 NG: 6A: 25. 3 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN 6B: 22 . 3 ( Đẩy PPCT hội giảng) I. Mục tiêu * Mức độ cần đạt - Trình bày được khái niệm câu trần thuật đơn - Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết - Có ý thức sử dụng câu trần thuật đơn phù hợp với mục đích giao tiếp * Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức - Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn - Tác dụng cảu câu trần thuật đơn 2. Kĩ năng - Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn. - Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết. II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài III. Chuẩn bị IV. Phương pháp - PP: PT theo mẫu, dạy học hợp tác, thuyết trình, vấn đáp - KT: đắp bông tuyết V. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra( 5’) : H: HS làm bài tập 2/SGK – 94. ĐH:- Ngày chủ nhật, em / giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa. - Linh / rất hay giúp đỡ các bạn trong lớp. - Thạch Sanh / là một dũng sĩ tài ba. 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của thầy và trò T Nội dung HĐ1: Khởi động GV dựa vào ví dụ phần kiểm tra đầu giờ để dẫn vào bài: Căn cứ vào cấu tạo ngữ pháp và mục đích của câu, người ta chia thành các loại câu khác nhau. Các câu trong ví dụ thuộc kiểu câu gì? Bài học hôm nay... HĐ2: Hình thành kiến thức mới * Mục tiêu: Trình bày được khái niệm và tác dụng của câu trần thuật đơn, phân tích được cấu tạo của câu trần thuật đơn. HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1/SGK- 101 H: Nêu nội dung chính của đoạn văn? Thái độ trịch thượng, khinh thường của Dế Mèn đối với Dế Choắt H: Đoạn văn gồm mấy câu? Xét về mục đích nói, những câu này dùng để làm gì? (Câu nào dùng để kể, tả, nêu ý kiến? Câu nào dùng để hỏi, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc?) H: Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học hãy xác định tên các kiểu câu phân loại theo mục đích nói? a, Câu trần thuật (kể): Câu 1, 2, 6, 9 b, Câu nghi vấn (hỏi ): Câu 4 c, Câu cảm thán: Câu 3, 5, 8 d, Câu cầu khiến: Câu 7 H: Câu 1,2,6,9 gọi là câu trần thuật. Vậy em hiểu thế nào là câu trần thuật? H: Phân tích cấu tạo của các câu trần thuật trong đoạn văn? H: Từ sự phân tích trên hãy sắp xếp các câu trần thuật trên thành hai loại: câu do một cụm chủ - vị tạo thành và câu do hai cụm chủ - vị sóng đôi tạo thành? GV: Câu 1,2,9 gọi là câu trần thuật đơn (Câu 6: câu trần thuật ghép) H: Câu trần thuật đơn là gì? HS đọc ghi nhớ, nêu đơn vị kiến thức cần nhớ Gọi 3 HS đặt câu trần thuật đơn HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập * Mục tiêu: - Xác định được câu trần thuật đơn và nêu được tác dụng của câu trần thuật đơn. Tìm hiểu dạng đặc biệt của câu trần thuật đơn có mục đích giới thiệu (dạng có + cụm danh từ và dạng là + cụm danh từ) - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn. HS đọc bài tập 1- xác định yêu cầu của bài tập Hướng giải: + Đọc kĩ đoạn văn + Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu và dựa vào nội dung để xác định mục đích của câu trần thuật đơn -> Thảo luận nhóm kĩ thuật đắp bông tuyết (4’) - trình bày- nhận xét GV nhận xét, kết luận (Câu 3, 4 là câu trần thuật ghép) HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 Gợi ý: + Đọc kĩ từng câu văn + Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu + Xác định mục đích nói trong câu -> nêu tác dụng của câu - Lưu ý câu a, b vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ, nó thuộc loại câu tồn tại sẽ tìm hiểu ở bài sau. HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 Hướng giải: + Đọc kĩ ba đoạn văn (bài tập 3) và các câu văn trong bài tập 2, xác định nhiệm vụ chính -> so sánh sự khác nhau trong cách giới thiệu nhân vật chính. HS thảo luận nhóm 4(3’) - trình bày, nhận xét GV nhận xét, kết luận. a. Giới thiệu nhân vật phụ trước (3 câu đầu), nhân vật chính sau (câu cuối) b. Trước khi giới thiệu nhân vật chính, tác giả giới thiệu nhân vật phụ kết hợp với miêu tả c. Tác giả chủ yếu kể việc của nhân vật phụ -> giới thiệu nhân vật chính GV yêu cầu HS viết một đoạn văn miêu tả (5-7) dòng trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn Hai HS trình bày- > Nhận xét, sửa chữa GV nhận xét. 2’ 20’ 14’ I. Câu trần thuật đơn là gì? 1. Bài tập (SGK/101) Các câu dưới đây dùng để làm gì? a. - Dùng để kể, tả, nêu ý kiến: câu 1, 2, 6, 9 -> Câu trần thuật - Dùng để hỏi: câu 4 - Bộc lộ cảm xúc: câu 3, 5, 8 - cầu khiến: câu 7 b. Câu 1: Tôi / đã hếch răng lên, C V xì một hơi rõ dài Câu 2: Tôi / mắng C V Câu 6: Chú mày / hôi như cú mèo, C V ta / nào chịu được C V Câu 9: Tôi / về, không một chút C V bận tâm c. Câu 1, 2, 9 do một cụm chủ - vị tạo thành => câu trần thuật đơn Câu 6: do hai cụm chủ - vị tạo thành 2. Ghi nhớ 1 (sgk/101) II. Luyện tập 1. Bài 1 (sgk/101): Tìm và xác định mục đích của câu trần thuật đơn trong đoạn văn - Câu 1: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ C là 1 ngày trong trẻo, sáng sủa. V (Dùng để giới thiệu và tả) - Câu 2: Từ khi có vịnh Bắc bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô/ cũng trong sáng như vậy. (Dùng để nêu ý kiến, nhận xét) Bài 2 (sgk/102): Xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng - Cả ba câu a, b, c: là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật Bài 3 (sgk- 102): So sánh cách giới thiệu nhân vật chính ở các ví dụ trong bài tập 2 và bài tập 3 - Bài tập 3: ở ba ví dụ đều giới thiệu nhân vật phụ trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính. - Bài tập 2: Giới thiệu trực tiếp nhân vật chính Bài 5 ( sgk – 103) Viết chính tả (về nhà) 4. Củng cố (2’) H: Câu trần thuật đơn là gì? Cho ví dụ. 5. HD học bài (1’) - Học thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện các bài tập. - Soạn bài: Lòng yêu nước + Tìm hiểu đặc điểm thể loại + Bố cục của văn bản + Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
Tài liệu đính kèm: