Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 97: Nhân hóa - Trần Thị Thanh Lan

I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh

- Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa

- Nắm được tác dụng chính của nhân hóa

- Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình

II - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp: (2’)

Sĩ số:

Tình hình chuẩn bị bài ở lớp:

Tình hình vệ sinh lớp:

2) Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Nêu các kiểu so sánh?

- Chỉ ra phép so sánh? Nó thuộc kiểu so sánh nào?

+ Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. -> So sánh không ngang bằng

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa. -> So sánh ngang bằng

- So sánh thích hợp có tác dụng gì? Xác định tác dụng của so sánh trong ví dụ sau:

+ Mẹ già như chuối chín cây

Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi

-> Có tác dụng gợi hình nhằm bộc lộ tình cảm của tác giả.

 

docx 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2019Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 97: Nhân hóa - Trần Thị Thanh Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Sài Gòn	
Giáo sinh: Trần Thị Thanh Lan 	
Lớp: CVA1091. Khoa Sư phạm Khoa học xã hội
Trường thực tập: Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
Lớp thực tập: 6/7 	Giáo án thực tập số 1
Tiết: 2	Môn: Ngữ văn
Tuần: 25
Ngày soạn: 09/02/2012
Ngày dạy: 21/02/2012
Tiết 97
NHÂN HÓA
I - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa
Nắm được tác dụng chính của nhân hóa
Biết dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết của mình
II - Các bước lên lớp: 
Ổn định lớp: (2’) 
Sĩ số: 
Tình hình chuẩn bị bài ở lớp:
Tình hình vệ sinh lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
Nêu các kiểu so sánh? 
Chỉ ra phép so sánh? Nó thuộc kiểu so sánh nào?
+ Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời. -> So sánh không ngang bằng
+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa. -> So sánh ngang bằng
So sánh thích hợp có tác dụng gì? Xác định tác dụng của so sánh trong ví dụ sau:
+ Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi
-> Có tác dụng gợi hình nhằm bộc lộ tình cảm của tác giả.
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài (2’)
GV chiếu hai câu thơ lên bảng: 
	 “Bác giun đào đất suốt ngày
	Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà”
	(Trần Đăng Khoa) 
Trong câu thơ trên tác giả đã gọi con giun là gì, và mục đích của tác giả khi gọi như thế. Hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu một biện pháp tu từ mới, để làm sáng tỏ điều này.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động I: Khái niệm về phép nhân hóa? (12’)
Gọi học sinh đọc diễn cảm khổ thơ của Trần Đăng Khoa?
Hãy kể tên các sự vật được nói đến trong khổ thơ?
Các sự vật ấy được gọi hoặc tả bằng những từ ngữ nào? Những từ ngữ ấy thường dùng để gọi hoặc tả ai?
- Cách miêu tả như vậy có ý nghĩa như thế nào trong câu thơ?
Bầu trời được gọi bằng danh từ nào?
“Ông” thường được dùng để gọi người, hay được dùng để gọi trời. Cách gọi ấy làm cho trời và con người như thế nào?
Hãy so sánh các cách diễn đạt ở mục I.1 và I.2?
Xét ví dụ:
“Núi cao bởi có đất rồi, núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?”
Xác định được gọi hoặc tả cho những hành động gì, của ai?
à Cách gọi đó gọi là nhân hóa
Vậy nhân hóa là gì?
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 SGK/ 58
Hoạt động II: Các kiểu nhân hóa (10’)
Gọi học sinh đọc các ví dụ trong phần II
Trong đó những sự vật nào được nhân hóa?
Những sự vật ở 1a thường dùng để gọi cho ai? 
Những từ in đậm cho biết mỗi sự vật được nhân hóa bằng cách nào?
- Cho học sinh làm bài tập 1 SGK/ 58
Vậy có mấy kiểu nhân hóa? Đó là những kiểu nào?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Bài tập nhanh: Xác định phép nhân hóa trong các ví dụ sau và thuộc kiểu nhân hóa nào?
- Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ - Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
- Buồn trông con nhện giăng tơ – Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai.
( Ca dao)
- Non xanh bao tuổi mà già 
Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu (Ca dao)
- Bác giun đào đất suốt ngày – Hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà. (Trần Đăng Khoa)
Hoạt động III: Luyện tập (10’)
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 2: So sánh cách diễn đạt đoạn văn ở bài tập 1 với đoạn văn ở bài tập 2?
Bài tập 3: Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu của bài, đọc hai văn bản: 
Hai cách viết dưới đây có gì khác nhau? Nên chọn cách nào cho văn bản biểu cảm và cách viết nào cho văn bản thuyết minh?
Cho các nhóm thảo luận nhanh (1’)
Bài tập 4: GV yêu cầu HS đọc và trả lời bằng miệng.
- Cho biết phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây được tạo ra bằng cách nào và tác dụng của nó như thế nào?
- học sinh đọc
- Mía, kiến, trời
- Trời - mặc áo giáp, ra trận; mía - múa gươm; kiến - hành quân.
- Của con người
- Sẽ tạo nên tính biểu cảm trong câu thơ.
- Ông
- Gần gũi với con người
- Bày tỏ thái độ tình cảm con người-người viết, tính chất miêu tả, tường thuật
- Chê, ngồi -> của con người
- Học sinh đọc khái niệm
- Học sinh làm bài tập
- học sinh đọc
- Miệng, mắt, chân, tay, tai; tre; trâu
- Con người
 a) gọi người để gọi vật
b) hành động, tính chất của người để chỉ cho vật
c) trò chuyện với vật như với người
- Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em -> dùng từ gọi người để gọi vật.
- Bến cảng đông vui, tíu tít bận rộn -> chỉ hành động, tính chất của con người để chỉ hành động, tính chất của vật.
- 3 kiểu
Học sinh đọc ghi nhớ
Học sinh trả lời
- Học sinh làm bài tập
- Học sinh kẻ bảng so sánh
- Học sinh đọc bài tập 3
Các nhóm thảo luận
Học sinh làm
I – Nhân hóa là gì?
VD : SGK/56
Sự vật
Từ để gọi và tả
- Trời
- Mía
- Kiến
- Ông, mặc áo giáp, ra trận
- Múa gươm
- Hành quân
-> từ ngữ vốn được dùng cho người
* Tác dụng : 
- Trở nên gần gũi với con người
- Biểu thị suy nghĩ, tình cảm của con người
Nhân hóa
*Ghi nhớ SGK/ 57
Bài tập 1 : Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn văn trên :
- Phép nhân hóa : Đông vui, mẹ, con, em, tíu tít, bận rộn.
- Tác dụng : Quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, người đọc sẽ dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng.
II – Các kiểu nhân hóa:
 3 kiểu
a) Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
ví dụ:
 Chú gà trống gáy báo hiệu trời sắp sáng.
b) Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
ví dụ: 
Những tán dừa múa reo theo gió
c) Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với con người
ví dụ:
Mèo này, cậu bắt chuột ngoan nhé !
*Ghi nhớ SGK/ 58
III - Luyện tập:
Bài tập 2 : 
Đoạn 1
Đoạn 2
Đông vui
Rất nhiều tàu xe
Tàu mẹ, tàu con
Tàu lớn, tàu bé
Xe anh, xe em
Xe to, xe nhỏ
Tíu tít nhận hàng về và chở hàng đi 
Nhận hàng về và chở hàng đi
Bận rộn
Hoạt động liên tục
Đoạn 1 đã sử dụng nhiều phép nhân hóa, nhờ vậy mà sinh động gợi cảm hơn.
Bài tập 3 : 
- Cách 1 : Chổi rơm trở nên gần gũi với con người hơn -> nên chọn cách viết này cho văn bản biểu cảm
- Cách 2 : Cung cấp cho người đọc những thông tin về chổi rơm -> nên chọn cách viết này cho văn thuyết minh
Bài tập 4:
a)- Núi ơi: Trò chuyện xưng hô với núi như với con người 
-> Giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói
b)- (Cua, cá) tấp nập, (cò, sếu vạc, le) cãi cọ om sòm: dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để chỉ sự vật
-> Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh
c)- (Chòm cổ thụ) dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn: dùng từ chỉ hành động, tính chất của người để chỉ vật.
-> Tạo hình ảnh mới lạ, cảnh thiên nhiên hùng vĩ
d)- ( cây) bị thương, thân mình, vết thương, cục máu: dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất, bộ phận của người để chỉ cho vật
->Gợi sự cảm phục, lòng thương xót và sự căm thù nơi người đọc.
4) Củng cố: (3’) Vẽ bản đồ tư duy thể hiện nội dung bài học
5) Dặn dò: (1’) 
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 4, 5
- Chuẩn bị “Ẩn dụ”
III – Rút kinh nghiệm:
Ban giám hiệu ký duyệt
Giáo viên hướng dẫn ký duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxNhân hóa - Trần Thị Thanh Lan.docx