Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 99: Lượm - Lê Thị Quý

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.

- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.

 - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.

II/ CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng, chân dung nhà thơ Tố Hữu .

2. Học sinh: SGK, học bài cũ và soạn bài mới theo các câu hỏi trong SGK trang 76.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh bảng.

2/ Bài mới:

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3671Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6, tập 2 - Tiết 99: Lượm - Lê Thị Quý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/02/2011
Ngày dạy: 02/03/2011
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Kim Đức
Giáo sinh: Lê Thị Qúy
Lớp dạy : 66
Tuần: 26
Tiết: 99
LƯỢM
 Tố Hữu
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ.
 - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm.
II/ CHUẨN BỊ
Giáo viên: Tham khảo SGK, SGV, sách chuẩn kiến thức, kĩ năng, chân dung nhà thơ Tố Hữu .
Học sinh: SGK, học bài cũ và soạn bài mới theo các câu hỏi trong SGK trang 76.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh bảng.
2/ Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài mới
- GV: Giới thiệu bài mới: 
Đất nước chúng ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì chống Pháp và chống Mĩ. Cùng với các thế hệ cha anh cũng có biết bao các anh hùng nhỏ tuổi đã hi sinh xương máu cho cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Hình ảnh những anh hùng nhỏ tuổi ấy đã được không ít các nhà văn, nhà thơ ngợi ca trong các tác phẩm văn học. Hôm nay, cô trò ta sẽ cùng đi tìm hiểu một gương anh hùng nhỏ tuổi qua bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu.
Hoạt động 2 : HD HS đọc và tìm hiểu tác giả tác phẩm
- GV: Gọi HS đọc chú thích trang 75 và tóm tắt vài nét chính về tác giả?
- GV: Gọi HS giới thiệu đôi nét về tác phẩm ? 
- GV:Nhấn mạnh về tác giả, tác phẩm. Hoài ñaàu khaùng chieán choáng Phaùp, nhaø thô Toá Höõu vöøa ôû Haø Noäi trôû veà thaønh phoá Hueá queâ höông ñang ñaùnh Phaùp quyeát lieät tình côø gaëp chuù beù lieân laïc Löôïm nhí nhaûnh, vui töôi. Ít laâu sau, nhaø thô laïi nghe tin Löôïm ñaõ hy sinh anh duõng treân ñöôøng coâng taùc. Xuùc ñoäng ngheïn ngaøo nhôù thöông, caûm phuïc, Toá Höõu vieái baøi thô ñöôïc in naêm 1949. Sau ñoù ñöôïc ñöa vaøo taäp thô Vieät Baéc (1946 – 1954)
- GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản:
 + 5 khổ đầu : Vui t­¬i, s«i næi, nhÝ nh¶nh.
 + 7 khổ giữa: nhanh, cao
 + Còn lại: chậm mạnh
- GV: Đọc mẫu 1 đoạn -> Gọi HS đọc 
- GV:Nhận xét 
- GV: Giúp HS tìm hiểu một số từ khó trong văn bản qua chú thích.
- GV: Gọi HS nhận xét về thể thơ ?
- GV: Cung cấp thêm tri thức về cách hiệp vần, gieo vần của thể thơ 4 chữ.
- GV: Bài thơ tả ai? Kể chuyện gì ? Theo lời kể của ai? Bài thơ có những việc chính nào ? Em hãy kể thành câu chuyện 
-> Tả Lượm, kể chuyện Lượm đi liên lạc và bị hi sinh. Theo lời kể của tác giả. Những sự việc chính:Cuộc gặp tình cờ của hai chú cháu; chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm; hình ảnh Lượm còn sống mãi; 
- GV: Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ?
I/ Giới thiệu
1/Tác giả: 
- Tố Hữu tên thật: Nguyễn Kim Thành(1920 - 2002). 
- Quê: Thừa Thiên - Huế
- Là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. 
2/ Tác phẩm :
- Viết năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
3/ Đọc – tìm hiểu chú thích
3/ Thể thơ: 4 chữ , nhịp 2/2
4/ Bố cục: (3 phần)
- Đoạn 1: Từ đầu -> cháu đi xa dần:
Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp -> Hồn bay giữ đồng: Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại: Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi; 
Hoạt động 3 : HD HS tìm hiểu văn bản
- GV: Gọi HS xem 5 khổ đầu.
- GV:Tác giả gặp Lượm trong hoàn cảnh nào ?
-> Ngày Huế đổ máu
- GV:Em hiểu “Ngày Huế đổ máu” có nghĩa là gì ?
-> Đổ máu = Chiến tranh -> biện pháp Hoán dụ sẽ học ở tiết sau.
- GV: Hình ảnh của Lượm được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể ? Từ đó gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Hình dáng: + Loắt choắt
 + thoăn thoắt
 + Nghênh nghênh.
-> Nhỏ bé, nhanh nhẹn , tinh nghịch
 - Trang phục: + Cái xắc xinh xinh.
-> Trang phục của các chiến sĩ vệ quốc.
 + Ca lô đội lệch.
 - Cử chỉ: + Huýt sáo.
 + Cười híp mí.
-> Hồn nhiên, vui vẻ, yêu đời.
 - Lời nói: “Cháuthích hơn ở nhà”; . “ Thôi chào đồng chí!”.
-> Say mê công tác kháng chiến
- GV: Em hiểu gì về từ “loắt choắt”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”.?
-> + Loắt choắt: Gầy bé thắt lại
 + Thoăn thoắt: Vụt chỗ này, chỗ khác, ẩn hịện bất ngờ
 + Nghêng nghênh: Nhìn ngang, nhìn dọc.
- GV: Tại sao khi miêu tả dáng điệu của Lượm, tác giả không dùng từ “choắt choắt” mà lại dùng từ “loắt choắt”
-> “Choắt choắt”: Sự còi cọc, “loắt choắt”: Bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát.
- GV: “Như con chim chích” sử dụng nghệ thuật gì? Cái hay của biện pháp nghệ thuật này là gì ?
-> NT So sánh: Lượm là một chú bé hiếu động , hồn nhiên có chút ngang tàng trẻ thơ, hình ảnh như vậy sẽ làm dịu đi không khí căng thẳng của những ngày kháng chiến.
- GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tiêu biểu gì để miêu tả hình ảnh Lượm ? Từ việc sử dụng nghệ thuật ấy đã gợi lên cho em hình ảnh như thế nào về Lượm ?
->Từ láy, so sánh: Hình ảnh Lượm nhí nhảnh, hồn nhiên, vui tươi, say mê với công tác kháng chiến. Thật đáng yêu, đáng mến, đáng trân trọng.
- GV: Em hiểu “Con đường vàng” ở đây là con đường như thế nào ?
-> Con đường hồi tưởng của nhà thơ: Con đường cát vàng, lúa vàng, tràn ngập lá vàngtạo ra một con đường ấm áp.
- GV: Vì sao Lượm lại cho rằng đi liên lạc là “vui”, là “thích” ?
->Nhận thức công việc liên lạc thật giản dị, niềm say mê yêu thích, sự tận tâm của em.
- GV: Hình ảnh chú bé Lượm càng được khắc họa đậm nét trong công việc liên lạc của mình
- GV: Yêu cầu HS xem “Cháu đi đường xa...còn không”
- GV: Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác cuối cùng thể hiện qua những chi tiết nào ?
-> Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề thượng khẩn 
Sợ chi hiểm nghèo
II/ Tìm hiểu văn bản
 1/ Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà thơ.
 - Hoàn cảnh: “Huế đổ máu”. Trong hoàn cảnh chiến đấu chiến chống thực dân Pháp.
 - Hình dáng: + Loắt choắt
 + thoăn thoắt
 + Nghênh nghênh.
-> Nhỏ bé, nhanh nhẹn , tinh nghịch
 - Trang phục: + Cái xắc xinh xinh.
-> Trang phục của các chiến sĩ vệ quốc.
 + Ca lô đội lệch.
 - Cử chỉ: + Huýt sáo.
 + Cười híp mí.
-> Hồn nhiên, vui vẻ, yêu đời.
 - Lời nói: “Cháuthích hơn ở nhà”; . “ Thôi chào đồng chí!”.
-> Say mê công tác kháng chiến
àTừ láy, so sánh: Hình ảnh Lượm nhí nhảnh, hồn nhiên, vui tươi, say mê với công tác kháng chiến. Thật đáng yêu, đáng mến, đáng trân trọng.
 1/ Hình ảnh Lượm trong chuyến liên lạc cuối cùng.

Tài liệu đính kèm:

  • docLượm - Lê Thị Quý.doc