Giáo án Ngữ văn 6 - Thầy bói xem voi

A/ Mức độ cần đạt

- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi

- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn

B/Trọng tâm kiến thức

1. Kiến thức: HS nắm được:

- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.

- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo

2.Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hòan cảnh thực tế.

- Nhận thức, trình bày suy nghĩ một vấn đề, có cách ứng xử hợp lí.

- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 5493Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Thầy bói xem voi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 41
Ngày soạn : 30/10/2015
Ngày dạy: 5/11/2015 
Bài10:
THẦY BÓI XEM VOI
A/ Mức độ cần đạt
- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn
B/Trọng tâm kiến thức
1. Kiến thức: HS nắm được:
- Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
- Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
- Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo
2.Kỹ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hòan cảnh thực tế.
- Nhận thức, trình bày suy nghĩ một vấn đề, có cách ứng xử hợp lí.
- Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi.
3. Thái độ: Giáo dục HS 
- Phải có cái nhìn toàn diện khi xem xét sự việc.
- Rút ra bài học cho bản thân từ ý nghĩa câu chuyện
C Phương pháp : Phát vấn, phân tích, giảng bình, tích hợp, thảo luận,liên hệ thực tế.
D Phương tiện dạy- học: 
1. GV: Chuẩn kiến thức, tranh minh họa, sách giáo khoa, sách giáo viên, máy chiếu
2. HS: Sách giáo khoa, bảng phụ, trả lời câu hỏi đọc hiểu văn bản
E Hoạt động dạy học: 
1 Ổn định tổ chức:	
2 Kiểm tra bài cũ : kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 Giới thiệu bài mới : Các em đã học văn bản Ếch ngồi đáy giếng, đã năm được thế nào là truyện ngụ ngôn và cũng đã rút ra cho mình một bài học ỹ nghĩa. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm truyện ngụ ngôn nữa đó là truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.
TÌNH HUỐNG
 Trong tiết học ngữ văn cô giáo kiểm tra vở soạn, bạn An không soạn bài cô giáo nhắc nhở lần sau cố gắng sọan bài trước khi đến lớp. Giờ ra chơi lớp trưởng nói với cả lớp rằng: Bạn An học yếu nên không soạn bài. Vậy nhân jddinjh của lớp trường về bạn An đúng hay sai?
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
I Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc – kể văn bản:
-GV hướng dẫn cách đọc, cách kể
-Cách đọc : Đọc rõ ràng, mạch lạc chú ý lời đối thoại phù hợp với từng nhân vật.
Em hãy kể tóm tắt truyện? 
2. Tìm hiểu chung:
GV cho HS nhắc lại thể loại truyện ngụ ngôn 
Em hãy xác định phương thức biểu đạt của truyện? 
- (tự sự)
Tìm bố cục và nêu nội dung chính từng phần?
(3 phần)
+ Từ đầu ..sờ đuôi: các Thầy bói xem voi
+ Tiếp.... chổi sễ cùn : Các Thầy bói phán về voi
+ Phần còn lại: kết cục của việc xem voi
Truyện được kể theo thứ tự nào?
Truyện kể về việc gì ?Ai là nhân vật chính?
(kể về việc xem voi của các Thầy bói, 5 Thầy bói là nhân vật chính)
Các Thầy bói được giới thiệu trong truyện có điểm chung gì?( bị mù chưa biết gì về voi)
Họ xem voi trong hoàn cảnh nào?
- ế hàng, các Thầy ngồi nói chuyện gẫu phàn nàn không biết con voi nó thế nào, nghe nói có voi đi qua liền chung liền lại ...để được xem voi 
Cách xem voi của các Thầy có gì khác thường ?
- Sờ bằng tay
- Mỗi Thầy sờ một bộ phận của con voi
Nhận xét về cách xem voi của các Thầy ?
Cụm từ nào được lặp lại nhiều lần? Nêu tác dụng?
- “Thầy thì sờ” Khắc họa cụ thể việc xem voi, lần lượt từng Thầy 
Các Thầy phán về voi như thế nào?
- Sờ vòi: sun sun như con đĩa
- Sờ ngà: chần chẫn như cái đòn càn
- Sờ tai: bè bè như cái quạt thóc
- Sờ chân: sừng sững như cái cột đình
- Sờ đuôi: tun tủn như cái chổi sể cùn
Khi phán về voi các Thầy đã sử dụng loại từ gì ?Biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
-Sử dụng từ láy tượng hình, phép so sánh làm cho sự vật trở nên cụ thể, sinh động.
Câu hỏi thảo luận :
Tại sao năm Thầy bói đã tận tay sờ vào con voi mà lại có ý kiến khác nhau về nó? Họ đã đúng chỗ nào, sai chỗ nào?
- Đúng: Mỗi thầy đều miêu tả đúng một bộ phận của con voi
- Sai: Sờ vào một bộ phận của con voi mà đã phán đó là con voi. 
Qua đó em thấy các Thầy phán về voi dựa trên suy luận nào?
 ( Dùng một bộ phận mà lại đánh giá tổng thể)
Em có nhận xét gì về cách đánh giá như vậy?
- chủ quan phiến diện
Những từ ngữ nào thể hiện thái độ của các thầy xem voi ?
+ Tưởng  thế nào ... hoá ra ...
+ Không phải, ...
+ Đâu có!...
+ Ai bảo !...
+ Các thầy nói không đúng cả! 
Những từ ngữ đó có ý nghĩa gì?
- (phản đối, phủ nhận ý kiến của người khác) 
Giảng: Chỉ dùng tay sờ một bộ phận của voi mà khẳng định mình đúng, đông thời phủ nhận ý kiến của người khác.
Qua thái độ của các Thầy em có nhận xét gì?
- Chủ quan, bảo thủ
Từ thái độ đó dẫn đến hậu quả gì?
( Do các Thầy nhận thức chủ quan phiến diện nên mới có hậu quả như vậy)
Vậy các em khi bất hòa ý kiến có xử sự như các Thầy bói không ? em có cách xử lí nào khác?
Em hãy tìm tình huống ở lớp như truyện “Thầy bói xem voi”
Theo em nhận thức sai lầm của các thầy bói là do mù hay còn do nguyên nhân nào khác?
Bài học về nhận thức đó là gì?
Mượn chuyện xem voi của các Thầy bói nhân dân ta muốn biếu lộ thái độ gì với nghề Thầy bói? (chế giễu các Thầy bói nói riêng và nghề Thầy bói nói chung chỉ giỏi đoán mò chớ không có cơ sở. GV dẫn một số ví dụ: Chập chập cheng cheng con gà sống thiến để riêng cho Thầy..; Tử vi xem số cho người ....
Phần kết truyện sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? nghệ thuật phóng đại nhằm gây cười tô đậm cái sai lầm bảo thủ, nhận thức của các Thầy và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của truyện?
-Truyện sử dụng cách nói bằng ngụ ngôn để giáo huấn chúng ta.
Trong cuộc sống các em đã gặp tình huống nào như truyện Thầy bói xem voi chưa? Nếu gặp tình huống như vậy em cần làm gì? 
(Khi đánh giá một sự vật, sự việc cần phải xem xét một cách toàn diện)
Nêu ý nghĩa văn bản?
I Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc – kể :
2. Tìm hiểu chung:
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
- Bố cục: 3 phần
Thứ tự kể: Kể theo thứ tự tự nhiên(kể xuôi)
II/ Tìm hiểu bài:
1. Hoàn cảnh xem voi:
2. Cách xem và phán về voi:
a. Cách xem voi:
- Mỗi Thầy sờ một bộ phận của con voi bằng tay(vòi, ngà, tay, chân, đuôi)
b. Cách phán về voi:
-Sử dụng từ láy tượng hình, phép so sánh làm cho sự vật trở nên cụ thể, sinh động.
- Dùng một bộ phận mà lại đánh giá tổng thể.
- Chủ quan phiến diện.
c. Thái độ của mỗi thầy:
- Chủ quan, bảo thủ.
 Xô xác, đánh nhau toát đầu chảy máu
* Bài học về nhận thức:
 Tìm hiểu đánh giá sự vật,
sự việc không được chủ quan phiến diện
III/ Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Truyện sử dụng cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn sâu sắc tự nhiên.
- Dùng đối thoại tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo
- Lặp lại các sự việc 
- Sử dụng nhiều từ láy có tính gợi hình
- Nghệ thuật phóng đại, so sánh.
2. Ý nghĩa
Truyện khuyên nhủ con người khi đánh giá về sự vật, sự việc nào đó cần phải xem xét một cách toàn diện.
4/ Củng cố - luyện tập:
- GV tổng kết nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy
-Bại tập 1: Em hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa hai truyện : “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi”
-Bài tập 2: Xem tình huống nào ứng với câu thành ngữ “thầy bói xem voi” ? 
-Bài tập 3 Chọn ý nghĩa đúng cho truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” ?
5/ Dặn dò: 
- Kể diễn cảm truyện “Thầy bói xem voi”
- Học bài theo nôi dung bài học. 
- Chuẩn bị bài mới : Luyện nói kể chuyện.
Rút kinh nghiệm :
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Thay_boi_xem_voi.doc