Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17 đến tiết 20

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS :

 -Qua bài viết nhằm nhận biết lượng kiến thức thức của học sinh. Từ đó có những biện pháp khắc phục những tồn tại mà các em mắc phải qua bài viết.

 - Rèn luyện kỹ năng viết bài.

 - HS có ý thức làm bài

B.CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Đọc SGK,SGV, nghiên cứu, ra đề bài.

 - Học sinh: Vở viết văn

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG

1. Ổn định: 6A: ; 6B; .

2.Kiểm tra: : Sự chuẩn bị của học sinh

3.Bài mới: Nêu yêu cầu giờ viết bài.

* HĐ 2: NỘI DUNG:

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1817Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 17 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16.9.2011	 Bài 5
Ngày giảng: ................... 
Tiết 17 + 18: Viết bài văn số 1
A. Mục tiêu cần đạT: Giúp HS :
	-Qua bài viết nhằm nhận biết lượng kiến thức thức của học sinh. Từ đó có những biện pháp khắc phục những tồn tại mà các em mắc phải qua bài viết.
 - Rèn luyện kỹ năng viết bài.
 - HS có ý thức làm bài
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc SGK,SGV, nghiên cứu, ra đề bài.
	- Học sinh: Vở viết văn
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. ổn định: 6A:; 6B;.
2..Kiểm tra: : Sự chuẩn bị của học sinh
3.Bài mới:	Nêu yêu cầu giờ viết bài.
* HĐ 2: Nội dung:
GV chép đề lên bảng
GV nêu y/c của giờ học, của bài văn
* HĐ 3: HS làm bài:
GV nhắc nhở, quan sát
Dựa vào đá án có thế gợi ý chung
I. Đề bài:
Em hãy kể một tấm gương học tốt trong lớp mà em biết
II. yêu cầu đề bài :
- Tìm hiều kỹ đề và XD bàn bài trước khi viết tránh xa đề, thiêu ý, lộn xộn.
- Vận dụng các thao tác kể , thuật lại
- Chú ý trình bày, chữ viết, liên kết giũa các
- Phải nghiêm túc làm bài
iii. Đáp án- biểu điểm:
Mở bài
Giới thiệu khái quát chung về người kể về tấm gương học tốt.
2. Thân bài
- Giới thiệu khái quát lai lịch về người mình kể.
- Đăc điểm:
Hành động
Ngôn ngữ 
Cử chỉ
- Bí quyết dẫn đến thành công của tấm gương hiếu học
Kết bài
Em học được những gì từ những điều tốt ở bạn
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:	
4. Củng cố:
 - GV thu bài; nhận xét giờ viết bài, giải đáp thắc mắc
5. HDVN: - Đọc lại các TP truyện, nắm vững cốt truyện; d/chứng
 - Soạn bài: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ	
Ngày soạn:18.9.2011	 Bài 5
Ngày giảng: ................... 	 
 Tiết 19: Từ nhiều nghĩa
và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
1. Kiến thức
- Từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động:
1. ổn định: 6A:..................................; 6B:.................................................
2. Kiểm tra: - Thế nào là nghĩa của từ?	
	 - Giải thích nghĩa các từ: Hy sinh. Tìm sự giống và khác nhau của từ
3. Bài mới:	- Giới thiệu bài: 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới:
- HS đọc bài thơ: “Những cái chân”
- Bài thơ có bao nhiêu từ “chân”? Nghĩa của các từ chân có gì giống và khác nhau?
- Em thử rút ra kết luận về các nghĩa khác nhau của từ “chân”?
- Tìm thêm một số VD khác cũng có nhiều nghĩa? 
- Có phải tất cả các từ đều có nhiều nghĩa? Tìm 1 số từ chỉ có một nghĩa?
- Qua ví dụ, em thấy từ có thể có mấy nghĩa?
- HS đọc ghi nhớ 1
(GV: Khi mới X.hiện, từ chỉ có 1 nghĩa. XH phát.triển, nhận thức phát triển với nhiều phát hiện, khám phá -> nhiều K/niệm mới=> có thêm tên gọi cho các K/n đó. Có 2 cách gọi tên SV mới: 
- Tạo ra từ mới
- Thêm nghĩa mới cho từ đã có sẵn -> Từ nhiều nghĩa => hiện tượng chuyển nghĩa của từ )
- Nghĩa đầu tiên của từ “chân” là nghĩa nào? (1)
- Từ “chân” nào mang nghĩa chuyển (Bóng, nhánh)
- Nhận xét về mối quan hệ giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa?
- GV minh họa bằng 1 số VD.
- So sánh từ “lợi” trong “răng lợi” và “Hám lợi”? Nghĩa của 2 từ này có bộ phận nào trùng?
- Đó là hiện tượng gì?
- Muốn hiểu được nghĩa chuyển cần căn cứ trước hết vào đâu?
( GV lấy VD và phân tích VD)
* HĐ 3: Luyện tập:
- HS đọc bài tập1: Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và chỉ ra sự chuyển nghĩa?
-Tìm các từ chỉ bộ phận cây cối để chỉ bộ phận cơ thể người?
I. Bài học:
1.Từ nhiều nghĩa:
*Các nghĩa của từ chân: 
 - Bộ phận dưới cùng của cơ thể dùng đi, đứng
 - Bộ phận dưới cùng của đồ vật, đỡ bộ phận khác
 - Bộ phận dưới cùng tiếp giáp, bám chặt vào mặt nền
-> Từ “chân” là từ nhiều nghĩa
=> Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
* Ghi nhớ 1 (SGK Tr 56)
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc. (nghĩa đen, nghĩa chính)
- Nghĩa gốc: Là cơ sở hình thành và suy ra các nghĩa sau
- Nghĩa sau: Làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.
- Giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển bao giờ cũng có một nét nghĩa, một bộ phận trùng lặp.
- Muốn hiểu được nghĩa chuyển trước hết căn cứ vào văn cảnh mà từ xuất hiện và phải dựa vào nghĩa gốc.
* Chú ý: 
- Trong câu, thông thường mỗi từ chỉ được dùng với 1 nghĩa.
- Trong TP VH, 1 số từ có thể được hiểu theo cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển -> tạo liên tưởng phong phú.
* Ghi nhớ 2: (SGK Tr 56)
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1/57: 
- Đầu: 
 Đau đầu, nhức đầu
 Đầu bảng, đầu danh sách
 Đầu sông, đầu sóng, đầu đường, đầu nhà
 Đầu đàn, đầu đảng, đầu têu, đầu sỏ
- Tay: Vung tay, nắm tay
 Tay ghế, tay vịn cầu thang
 Tay súng, tay vợt
- Mũi: Mũi dọc dừa
 Mũi kim, mũi kéo, mũi dao
 Ba mũi tiến công
2. Bài tập 2: 
- Lá: lá phổi, lá gan, lá lách
- Quả: Quả tim, quả thận
3. Bài tập 3: 
a/ Sự vật - hành động: Cái bào - bào gỗ
 Cân muối -muối dưa
b/ Hành động - đơn vị: 
 - Mẹ nắm cơm - hai nắm cơm
 - Cuộn bức tranh -Ba cuộn tranh.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
4. Củng cố : - Đọc thêm: “Về từ ngọt” SGK Tr 57
	- Sự khác nhau giữa từ nhiều nghĩa và từ đồng âm?
	- Nghĩa của từ được sử dụng như thế nào trong nói và trong TP VH?
5. HDVN :	- Học bài
	- Làm các bài tập còn lại.
	 - Xem trước: Lời văn, đoạn văn tự sự	
Ngày soạn:16.9.2011	 
Ngày giảng: ................... 	 
Tiết 20: Lời văn, đoạn văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS :
1. Kiến thức
- Lời văn tự sự: dựng để kể người và kể việc.
- Đoạn văn tự sự: gồm một số cõu, được xỏc định giữa hai dấu chấm xuống dũng.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu biết cỏch dựng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiẻu văn bản tự sự.
- Biết viết đoạn văn, bài văn tự sự. 	
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động:
1. ổn định: 6A:.........................................; 6B:..................................................
2. Kiểm tra:	 1/Thế nào là tìm hiểu đề và lập dàn ý?
	2/ Lập dàn ý đại cương truyện “Thánh Gióng”
3. Bài mới:	- Giới thiệu bàii: 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới:
- HS đọc phần ngữ liệu Tr 58
- Hai đoạn văn giới thiệu những nhân vật nào? Giới thiệu những điều gì? Nhằm mục đích?
- Mỗi đoạn có mấy câu? Thứ t5ự các câu văn trong mỗi đoạn như thế nào? Có thể thay đổi được không?
- Qua 2 đoạn văn trên, trong lời giới thiệu nhân vật thường có những thông tin gì?
- Trong những lời giới thiệu về nhân vật trên, thường có những từ nào xuất hiện?
- HS đọc đoạn 3
- Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để kể hành động của nhân vật?
- Nhận xét từ ngữ? Các hành động được kể theo thứ tự nào? 
- Đọc thầm đoạn 1,2,3. Mỗi đoan văn biểu đạt ý chính nào? câu nào biểu đạt ý chính ?
- Tại sao gọi đó là câu chủ đề? 
- Cách viết đoạn văn tự sự? (xác định ý chính, xác định cái gì nói trước, cái gì nói sau, diễn đạt)
- HS đọc ghi nhớ
* HĐ 3: luyện tập:
- Mỗi đoạn văn kể về điều gì? các câu triển khai theo thứ tự nào?
s
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
I. Bài học:
1-Lời văn giới thiệu nhân vật:
- Đoạn 1: Giới thiệu nhân vật H.Vương thứ 18, có người con gái xinh đẹp là Mỵ Nương, muốn kén rể. -> Gồm 2 câu, mỗi câu 2 ý, chặt chẽ, không thừa không thiếu với hàm ý đề cao, khẳng định.
- Đoạn 2: Giới thiệu 2 nhân vật ST và TT, cả hai đều tài giỏi -> Gồm 6 câu
 / C1: Giới thiệu chung
 / C 2,3: Giới thiệu ST
 / C 4,5: Giới thiệu TT
 / C 6: Kết lại
-> Chặt chẽ, cân đối (2 người tài ngang nhau, giới thiệu cũng ngang nhau)
 Lời văn trong 2 đoạn không thể đảo lộn
+ Lời giới thiệu nhân vật: 
/ Cung cấp dữ kiện về lý lịch, tích cách nhân vật - dữ kiện có ảnh hưởng đến tiến trình, diễn biến của truyện.
/ Ngầm bày tỏ thái độ đối với nhân vật.
+ Cách viết: Thường dùng kiểu câu tự sự với từ “có”, từ “là”
2.Lời văn kể sự việc:
- Đoạn văn dùng từ chỉ hành động: Dùng đùng nổi giận, đuổi, đòi cướp, hô, gọi, làm, dâng ...
-> Dùng nhiều động từ, sử dụng từ ngữ biểu cảm, kể theo thứ tự nhân quả
3 -Đoạn văn:
- Đoạn 1: Vua Hùng kén rể (vua có con gái đẹp, rất yêu thương muốn kén rể tài - câu 2)
- Đoạn 2: Hai thần đến cầu hôn (cả 2 đều tài giỏi, xứng là rể vua Hùng - câu 1)
- Đoạn 3: TT dâng nước đánh ST (câu 1)
-> Đó là câu chủ đề.
=> Muốn viết đoạn văn tự sự cần xác định ý chính (câu chủ đề), các câu khác kết hợp chặt chẽ làm nổi ật ý chính của đoạn.
* Ghi nhớ: SGK tr 59
II.Luyện tập
1. Bài tập 1/60:
a/ Cậu chăn bò rất giỏi
- Chăn từ sáng đến tối
- Nắng, mưa bò vẫn no căng
-> C1: Hành động bắt đầu
 C 2: Nhận xét chung về hành động
 C 3,4: Hành động cụ thể
 C 5: Kết quả
b/ Hai chị độc ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành đối với Sọ Dừa tử tế.
(câu 1: Dẫn dắt, giải thích)
c/ Tính cô còn trẻ con lắm
(các câu sau nói rõ những biểu hiện của tính trẻ con)
2. Bài tập 2/60: 
Câu b đúng vì sắp xếp thứ tự sự việc đúng.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
4. Củng cố: - Yêu cầu của lời giới thiệu nhân vật trong văn tự sự?
	 - Lời văn kể sự việc trong văn tự sự có yêu cầu, đặc điểm gì?
 - Cách viết một đoạn văn?
5. HDVN:	
	 - Học bài và làm các bài tập còn lại (Tr 60).
 - Soạn bài:Thạch Sanh

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_6_T1720.doc