Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 25, 26: Em bé thông minh - Nguyễn Thị Lương

A. Mức độ cần đạt: Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích “Em bé thông minh”.

B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Đặc điểm truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm “Em bé thông minh”.

- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.

- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

 2. Kỹ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

- Kể lại một câu chuyện cổ tích.

 3. Thái độ: Khâm phục tài trí thông minh của một cậu bé, qua đó thêm yêu truyện cổ tích.

C. Phương pháp

Vấn đáp, thuyết trình

D. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)

 2. Bài cũ: Tóm tắt truyện Thạch Sanh? Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kỳ trong truyện?

 3. Bài mới: Trong kho tàng truyện cổ tích, có một thể truyện rất lí thú: truyện về các nhân vật tài giỏi. Trí tuệ dân gian sắc sảo và vui vẻ ở đây được tập trung vào việc nhân vật vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống rối rắm và phức tạp. Từ đó tạo nên hứng thú và sự khâm phục ở người nghe. Em bé thông minh là một trong những truyện như thế.

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2619Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tiết 25, 26: Em bé thông minh - Nguyễn Thị Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 07	 	 Ngày soạn: 28/09/2013
Tiết: 25 - 26	 Ngày dạy: 30/09/2013
Em beù thoâng minh
 (Truyeän coå tích)
A. Mức độ cần đạt: Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích “Em bé thông minh”.
B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Đặc điểm truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm “Em bé thông minh”.
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
 2. Kỹ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
 3. Thái độ: Khâm phục tài trí thông minh của một cậu bé, qua đó thêm yêu truyện cổ tích.
C. Phương pháp
Vấn đáp, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .)
 2. Bài cũ: Tóm tắt truyện Thạch Sanh? Nêu ý nghĩa của những chi tiết thần kỳ trong truyện?
 3. Bài mới: Trong kho tàng truyện cổ tích, có một thể truyện rất lí thú: truyện về các nhân vật tài giỏi. Trí tuệ dân gian sắc sảo và vui vẻ ở đây được tập trung vào việc nhân vật vượt qua những thử thách của tư duy, đặt và giải nhiều câu đố oái oăm, hóc hiểm trong những tình huống rối rắm và phức tạp. Từ đó tạo nên hứng thú và sự khâm phục ở người nghe. Em bé thông minh là một trong những truyện như thế.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Em biết gì về truyện cổ tích “Em bé thông minh”? (Về thể loại, kiểu nhân vật, về nội dung, ý nghĩa)
Gv cung cấp cho Hs một số kiến thức về truyện cổ tích này.
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc - hiểu văn bản
Gv yêu cầu giọng đọc: rõ ràng, tươi vui, hóm hỉnh.
Gv đọc mẫu 1 đoạn. Gọi 2 hs đọc tiếp đến hết.
 Một bạn hãy tóm tắt câu chuyện này một cách ngắn gọn nhất?
 Hs tóm tắt. Lớp lắng nghe, nhận xét. Gv nhận xét, uốn nắn cách tóm tắt cho Hs.
 Gv yêu cầu các em theo dõi bằng mắt phần Chú thích, chú ý các chú thích 2,4,7,8,9,10,12,13.
 Dựa vào nội dung trong câu chuyện, có thể chia văn bản này thành mấy phần? 
-> Chia làm 4 phần, mỗi phần kể về một lần thử thách đối với em bé thông minh.
Nêu phương thức biểu đạt của truyện?
Thảo luận (5p): Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? Tác dụng của việc làm đó là gì?
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. Gv nhận xét, sửa chữa.
Hết tiết 25 chuyển tiết 26
 Trong truyện em bé đã phải vượt qua những thử thách nào để bộc lộ trí thông minh của mình?
-> Em bé trải qua 4 lần thách đố. 
Lần 1: Giải câu đố bằng cách đố lại viên quan 
Vậy em bé có giải đáp trực tiếp vào câu đố của viên quan không? Thế thì vì sao viên quan lại cho em bé là nhân tài? -> Em bé vặn lại câu đố của viên quan khiến viên quan phải thán phục.
Em hãy kể lại ngắn gọn lần thử thách thứ hai?
-> Giải đáp câu đố bằng tài biện bác à Nhà vua tự nói ra điều phi lí mà nhà vua đưa ra.
Em có nhận xét gì về cách giải đáp này của em bé?
-> Thông minh – tiêu biểu cho trí khôn được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng vào thực tế.
Trong lần 3 thử thách trí thông minh, em bé đã dùng cách gì để giải đáp câu đố?
-> Lần 3: Giải đáp câu đố bằng cách đố lại -> nhà vua phục tài => So sánh cậu bé với vua.
Em có nhận xét gì về hình thức câu đố và cách giải quyết câu đố của em bé thông minh?
-> Cách giải đố của cậu bé rất lý thú. Khi thì đẩy thế bí về phía người ra câu đố, khi buộc chính người ra câu đố nói lên sự phi lý của điều mà họ đố theo kiểu dân gian “Lấy gậy ông đập lưng ông”.
Sự thông minh của em bé được ai trọng dụng? 
Ở lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí thông minh của mình làm gì? Hãy cho biết nhân xét của em về giải đáp cuối này?
-> Lần 4: Giải câu đố bằng kinh nghiệm đời sống dân gian. Tài năng của cậu được so sánh với vua, quan, đại thần, ông trạng và các nhà thông thái
Gv nói thêm về các bài hát đồng dao cho Hs hiểu.
Các em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện truyện “Em bé thông minh” và tác dụng của nó?
-> Dùng câu đố để thử tài nhân vật: Lần thử thách sau lại khó khăn, oái ăm hơn lần trước ở cả nội dung câu đố và cả đối tượng ra câu đố. Lần 1 chỉ so sánh với cha cậu, lần 2 so với toàn thể dân làng, lần 3 so sánh với vua, lần 4 so sánh với cả vua, quan, đại thần, ông trạng và các nhà thông thái. Em bé khi thì lấy những kiến thức đời sống, khi thì lấy những kinh nghiệm dân gian để giải đố. Mỗi lần như vậy đều làm cho người ra câu đố, người chứng kiến và người nghe, người đọc ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị, hồn nhiên của những lời giải. Chính vì thế càng chứng tỏ trí thông minh vượt trội của em. 
** Gv chú ý tích hợp thêm với ca dao, tục ngữ.
* Hướng dẫn Tổng kết
 Em hãy khái quát lại giá trị nghệ thuật và nội dung truyện “Em bé thông minh”?
Hs quan sát nội dung ghi bảng, trả lời câu hỏi.
Gv chốt ý dẫn đến Ghi nhớ. Hs đọc.
Từ những điều phân tích trên, em hãy nêu ý nghĩa của truyện “Em bé thông minh”? -> Hs trả lời.
Gv chốt: Truyện đề cao sự thông minh được đúc rút từ kinh nghiệm đời sống. Những câu đố và lời giải đáp trong truyện đều tạo tình huống bất ngờ, thú vị, đem lại tiếng cười. Em bé thông minh, nhưng vẫn hồn nhiên, ngây thơ trong sự đối đáp.
* Luyện tập: Hướng dẫn Hs đóng kịch một đoạn truyện yêu thích
Cho Hs đọc phần đọc thêm về Lương Thế Vinh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv nêu yêu cầu về nhà để Hs học.
I. Giới thiệu chung
- Thuộc truyện cổ tích sinh hoạt, kiểu nhân vật thông minh.
- Truyện không có yếu tố thần kì mà được cấu tạo theo lối xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện, qua đó nhân vật bộc lộ sự thông minh, tài trí.
- Thuộc loại truyện Trạng, đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo tiếng cười hồn nhiên, chất phác nhưng cũng rất thâm thúy.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc, tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Bố cục: 4 phần
2.2. Phương thức biểu đạt: Tự sự
2.3. Phân tích
a. Tác dụng việc dùng câu đố để thử tài nhân vật
- Tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Tạo tình huống làm cho câu chuyện phát triển.
- Tạo ngạc nhiên, hồi hộp, gây hứng thú cho người nghe, người đọc.
Hết tiết 25 chuyển tiết 26
b. Những thử thách em bé trải qua và cách thức giải quyết
- Lần 1: Giải câu đố bằng cách đố lại viên quan à Đẩy viên quan vào thế bí.
-> Trí thông minh của cậu bé được so sánh với người cha.
- Lần 2: Giải đáp câu đố bằng tài biện bác à Để nhà vua tự nói ra điều phi lí mà mình đưa ra.
-> So sánh cậu bé với dân làng.
- Lần 3: Giải đáp câu đố bằng cách đố lại vua à Nhà vua phục tài.
-> So sánh cậu bé với vua.
-> Hình thức: “Lấy gậy ông đập lưng ông”.
=> Bộc lộ sự thông minh, tài trí.
- Lần 4: Giải câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài bằng kinh nghiệm đời sống dân gian.
-> So sánh cậu bé với vua, quan, đại thần, ông trạng và các nhà thông thái.
-> Dùng hình thức câu đố để thử tài nhân vật: sắp xếp các chi tiết theo mức độ khó dần của câu đố, so sánh người đố, người được đố với em bé.
=> Chứng tỏ sự thông minh vượt trội của em bé.
3. Tổng kết
 a. Nghệ thuật
 b. Nội dung 
=> Ghi nhớ: (Sgk/74)
 * Ý nghĩa văn bản: 
- Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo ra tiếng cười.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Kể lại bốn thử thách em bé trải qua.
- Xem lại nội dung phân tích.
- Tìm đọc các truyện về Trạng Quỳnh, Trạng Hiền – những con người thông minh.
- Chuẩn bị bài mới: Cây bút thần.
E. Rút kinh nghiệm
Tuần: 07	 	 Ngày soạn: 03/10/2013
Tiết: 27	 Ngày dạy: 05/10/2013
Traû baøi taäp laøm vaên soá 1
A. Mức độ cần đạt
- Đánh giá được chất lượng bài làm của HS theo yêu cầu của văn tự sự; rút kinh nghiệm để làm những bài sau tốt hơn. 
- Biết đóng vai để kể lại câu chuyện một cách linh hoạt.
	- Rèn luyện thêm kỹ năng viết văn mạch lạc, gãy gọn.
	- Tự giác sửa lỗi trong bài làm của mình.
B. Chuẩn bị
	Gv: Chấm bài, ghi dàn ý ra bảng phụ để Hs theo dõi.
Hs: Ôn lại văn tự sự, lập dàn ý cho đề văn bài viết số 1.
C. Tiến trình lên lớp
 	1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số (Lớp 6A3 vắng .) 
	2. Bài cũ: Gv kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
	3. Bài mới: Để biết kết quả bài viết Tập làm văn số 1, cũng như các lỗi sai các em mắc phải để khắc phục giúp các bài viết lần sau tốt hơn, cô sẽ trả bài cho các em và hướng dẫn khắc phục các lỗi đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Nhắc lại đề
Gv gọi Hs nhắc lại đề bài. 
Gv chép lại đề lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
Thể loại của đề bài là gì? Đề yêu cầu chúng ta làm gì? Để làm được điều đó chúng ta phải xác định các ý ra sao?
Gv treo bảng phụ ghi các ý cơ bản cần trình bày:
- Nhập vai giới thiệu nhân vật Sơn Tinh.
- Vua Hùng kén rể, chúng tôi cùng đến cầu hôn.
- Giới thiệu nhân vật Thủy Tinh. 
- Chúng tôi ngang tài; vua không biết chọn ai.
- Vua Hùng ra điều kiện dâng sính lễ.
- Sính lễ tôi dễ dàng kiếm được. Tôi mang đến trước, lấy được Mị Nương. Thuỷ Tinh đến sau không giành được nàng nên hắn hô mưa gọi gió đánh tôi.
- Ròng rã mấy tháng, Thuỷ Tinh kiệt, đành rút quân.
- Từ đó về sau, năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh tôi nhưng đều thất bại.
Hoạt động 3: Hướng dẫn lập dàn ý
- Thảo luận (5p): Từ dàn ý đã chuẩn bị ở nhà, các em hãy thảo luận với nhau xem bài làm của mình đã đạt được những yêu cầu nào, chưa đạt yêu cầu nào?
Gv treo bảng phụ ghi dàn bài cho hs xem. 
Hs chép dàn ý vào vở.
Hoạt động 4: Nhận xét ưu – khuyết điểm
Ưu điểm: Một số bạn đã biết nhập vai để kể lại câu chuyện. Bài làm có đầy đủ 3 phần. Một số em có cách kể sáng tạo, hành văn tương đối trôi chảy, mạch lạc. Cho nên các bạn đạt điểm khá, trên khá tương đối. 
Nhược điểm: Nhiều bạn chưa biết nhập vai để kể chuyện. Nhiều bạn kể nội dung còn sơ sài. Yêu cầu đóng vai mà không nhập vai lại bắt đầu bằng việc kể câu chuyện em thích. Kết thúc sau khi nêu kết quả còn nêu ý nghĩa là không phù hợp. Bài viết không đảm bảo yêu cầu về dấu chấm, phẩy, một số bạn chữ quá xấu, sai chính tả quá nhiều, viết tắt, tên riêng không viết hoa Những lỗi này các em phải khắc phục trong bài viết sau.
Hoạt động 5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
(Xem cuối giáo án)
Gv chia nhóm, phát phiếu học tập, đưa ra các lỗi sai điển hình. Hs thảo luận nhóm và sửa ngay trong phiếu. Gv nhận xét. Sửa lỗi cho Hs. Hs chép vào vở.
Hoạt động 6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
Cho Hs xem kỹ bài làm của mình. Nhận xét lời phê và các chỗ có mực đỏ. Phát hiện lỗi sai trong bài làm của mình.
Hs: Đối chiếu bài làm với dàn ý, sửa bài.
Hoạt động 7: Đọc bài mẫu
Bài của các em Cường, Huyền, Hiệp, Loan.
Hoạt động 8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
Lớp
Sĩ số
>= 5
>= 8
< 5
<= 3
6A3
36
26
2
10
3
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Gv hướng dẫn Hs một số nội dung tự học thêm ở nhà.
I. Đề bài: Đóng vai nhân vật Sơn Tinh, kể lại chuyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” bằng lời văn của em.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý
1. Tìm hiểu đề
- Nội dung: Đóng vai Sơn Tinh kể chuyện.
- Hình thức: Kể bằng lời văn của em.
2. Tìm ý
III. Dàn ý
(Xem giáo án tiết 19 - 20)
IV. Nhận xét ưu, khuyết điểm
V. Hướng dẫn sửa lỗi
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xem lại dàn ý, làm lại bài kiểm tra một lần nữa.
- Chú ý các lỗi mắc phải, ghi sổ tay để rút kinh nghiệm cho lần sau.
- Tiếp tục ôn tập về văn tự sự.
- Chuẩn bị để kiểm tra văn.
Hướng dẫn sửa lỗi:
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa lại
- Hôm sau, tôi đem lễ vật đến và rước mị nương về nhưng đi nửa đường có một cơn bão tới tôi bèn bốc đồi và để ngăn chặn dòng nước lại. một hồi nước rút khỏi mặt đất và những mái nhà bay lung tung hết và họ phải làm lại. Mị Nương về tới nơi có nhiều hoa thơm cỏ lạ bèn hái mấy bông hoa về cắm và một chiếc bình thủy tinh
Sơn Tinh thấy vợ mình vui, Sơn Tinh cũng vui và Sơn Tinh đi lại trò chuyện với vợ một hồi tôi lại đi ra thấy nước năm nào cũng kéo đến rồi lại đều rút lui.
- Tôi là Sơn Tinh đến từ núi Tảng Viên, còn tôi là Thủy Tinh đến từ vùng biển
- Nhân diện nhà vua kén rể
- Khi đánh trán trê mỏi mệt bèn rút quân về nhưng ít lâu sau lại dâng nước lên đánh tôi
Nhớ không chính xác nội dung câu chuyện. diễn đạt yếu, tên riêng không viết hoa.
Chưa biết nhập vai kể chuyện, sai chính tả.
Dùng từ không chính xác.
Viết câu thiếu thành phần chủ ngữ, sai chính tả.
Đảm bảo theo nội dung câu chuyện
Hôm sau, tôi mang lễ vật đến trước và rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, thấy tôi đã mang nàng đi, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo đòi cướp lại Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão
- Tối sống ở núi Tản Viên, có thể giúp dân phòng chống lũ lụt vì tôi có thể lấp đồi, dời núi. Vì thế, nhân dân yêu quý gọi tôi là Sơn Tinh.
- Biết chuyện vua Hùng muốn kén chồng cho con gái
- Thủy Tinh năm nào cũng dâng nước lên đánh tôi, đánh đến chán chê, mỏi mệt đến kiệt sức phải rút quân về
D. Rút kinh nghiệm
Tuần: 07	 	 Ngày soạn: 03/10/2013
Tiết: 28	 Ngày dạy: 05/10/2013
Kieåm tra vaên

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 7 - Nguyễn Thị Lương.doc