Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn học

A/ Mục tiêu cần đạt:

- Hs nhớ và trình bày được các kiến thức đã lĩnh hội được trong văn học thời gian qua.

- Làm quen với dạng đề trắc nghiệm

- Có ý thức tự giác khi làm bài.

B/ Các bước lên lớp:

 - Ổn định lớp học

 - Kiểm tra sự chuẩn bị tiết kiểm tra của hs như giấy bút.

 - Tiến hành tiết kiểm tra.

Hđ1: Gv phát đề cho hs.

Hđ2: Gv giám sát hs làm bài.

Hđ3: Gv thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.

C/ Dặn dò: gv dặn hs về xem lại kiến thức văn học và chuẩn bị bài luyện nói kể chuyện.

 Đề Bài

 I/ Phần trắc nghiệm:(2đ)

 Hs Đọc kĩ và khoanh tròn vào chữ cái có ý trả lời đúng nhất.

 Câu1, Truyền thuyết là gì?

A/ Câu chuyện hoang đường.

B/ Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.

C/ Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5532Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 28: Kiểm tra văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày kiểm tra:
Tiết 28	KIỂM TRA VĂN HỌC
A/ Mục tiêu cần đạt:
- Hs nhớ và trình bày được các kiến thức đã lĩnh hội được trong văn học thời gian qua.
- Làm quen với dạng đề trắc nghiệm
- Có ý thức tự giác khi làm bài.
B/ Các bước lên lớp:
	- Ổn định lớp học
	- Kiểm tra sự chuẩn bị tiết kiểm tra của hs như giấy bút.
	- Tiến hành tiết kiểm tra.
Hđ1: Gv phát đề cho hs.
Hđ2: Gv giám sát hs làm bài.
Hđ3: Gv thu bài và nhận xét tiết kiểm tra.
C/ Dặn dò: gv dặn hs về xem lại kiến thức văn học và chuẩn bị bài luyện nói kể chuyện.
	Đề Bài
	I/ Phần trắc nghiệm:(2đ)
	Hs Đọc kĩ và khoanh tròn vào chữ cái có ý trả lời đúng nhất.
 Câu1, Truyền thuyết là gì?
A/ Câu chuyện hoang đường.
B/ Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C/ Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
D/ Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
 Câu 2, Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì Vua Hùng dựng nước.
A/ Chống giặc ngoại xâm. 	B/ Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên.
C/ Lao động sản xuất và sáng tạo văn học. 	D/ Giữ gìn ngôi vua.
	Câu 3, Truyền thuyết thánh gióng không nhằm giải thích hiện tượng nào sau đây:
A/ Tre đằng ngà có màu vàng óng. 	B/ Có nhiều hồ ao để lại.
C/ Thánh Gióng bay về trời. 	D/ Có một làng được gọi là Làng Gióng.
	Câu 4, Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là: 
 Thể hiện quan điểm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng đánh giặc
A/ đúng. B/ sai.
	Câu 5, Nguyên nhân chính nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh
A/ Vua Hùng kén rể. 	B/ Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ
C/ Sơn Tinh tài giỏi hơn thủy tinh. D/ thủy tinh không lấy được Mị Nương làm vợ
	Câu 6, Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh phản ánh hện thực và ước mơ của người Việt Cổ trong công cuộc gì?
A/ Dưng nước. 	B/ Đấu tranh chống thiên tai.
C/ Giữ nước. 	D/ Xây dựng văn hóa dân tộc.
	Câu 7, Ai là người cho Nghĩa Quân Lam Sơn mượn gươm thần?
A/ Long Vương. 	B/ Long Nữ.
c/ Long Quân. 	D/ Không phải ba nhân vật trên
	Câu 8, Việc trả lại gươm cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghĩa gì?
A/ Muốn cuộc sống thanh bình cho đất nước.
B/ Không muốn nợ nần
C/ Không cần đến thanh gươm nữa.
D/ Lê Lợi đã tìm được chủ nhân đích thực của thanh gươm thần.
	II/ Phần tự luận:(7đ)
	Câu1, Nêu ý nghĩa truyện Sự Tích Hồ Gươm.(3đ)
	Câu 2, Truyện Thạch Sanh có những chi tiết kì lạ nào? Hãy nêu rõ và cho biết các chi tiết đó thể hiện ước mơ gì của người xơa?(4đ)
Đáp Án Và Cách Cho Điểm
I/ Phần trắc nghiệm(2đ)
Hs Trả lời đúng một câu được 0,25đ.
Câu 1:B	 Câu2: C. 	Câu3:C. 	Câu4:A,	
Câu5:D. 	Câu6: B.	Câu7: C. 	Câu8: a.
II/Phần tự luận(7đ)
	Câu1(3đ)HS trình bày được ghi nhớ của truyện Sự Tích Hồ Gươm hoặc các ý sau:
	- Ca ngợi tính chính nghĩa của cuộc Khởi Nghĩa Lam Sơn.
	- Đề cao suy tôn Lê Lợi và Triều đại nhà Lê
	- Giải thích nguồn gốc tên hồ.
	Câu 2:(4đ)HS chỉ ra được các chi tiết kì lạ trong truyện Thạch Sanh như sau:
 - Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh vừa bình thường vừa khác thường: Ước mơ về người bình thường cũng là người có phẩm chất và tài năng khác lạ.
 - Cung tên vàng: Đấu tranh chống cái ác, bảo vệ người bị hại.
 - Tiếng đàn thần: Niềm tin về đạo đức và công lý xã hội.
 - Niêu cơm thần kì: Thể hiện tấm lòng nhân đạo và tư tưởng yêu hòa bình.
 	Trình bày sạch đẹp, rõ ràng(1đ)
TUẦN : 8 Ngày dạy: 16/10
TIẾT : 29	LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Luyện nói, làm quen với phát biểu miệng.Biết giới thiệu về bản thân, gia đình mình trước lớp.
- Biết lập dàn bài kể chuyện và kể miệng một cách chân thật.
- Bước đầu luyện kĩ năng nói, kể trước tập thể sao cho to, rõ, mạch lạc, chú ý phân biệt lời người kể và lời nhân vật nói trực tiếp.
II/ Chuẩn bị: GV: Bảng phụ ghi dàn bài mẫu, giao cho HS chuẩn bị ở nhà trước 1 tuần.
 HS: Lập dàn ý sơ lược các đề bài trong sgk, tập nói và tập kể ở nhà.
II/ Tiến trình các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:(5') kiểm tra vở soạn của hs
2. Giới thiệu bài:(1') Nêu yêu cầu của tiết học, chia nhóm, tổ, động viên HS mạnh dạn, hăng hái tập kể, tập nói trước tập thể.
3.Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:(3') Thảo luận thống nhất dàn ý
GV: hướng dẫn hs kể chuyện về bản thân và gia đình
? Em hãy giới thiệu vè bản thân mình để cả lớp được biết?
GV: hướng dẫn các em khi giới thiệu về bản thân cần chú ý các điểm sau:
 Lời chào và lý do giới thiệu.
 Giới thiệu về tên tuổi và sở thích.
 Gia đình có mấy người.
 Bản thân là con thứ mấy trong gia đình.
 Công việc hàng ngày của bản thân là làm gì.
 Bản thân có nguyện vọng ntn?
 Sau cùng là lời cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
? Em hãy kể về gia đình em?
- Gv gợi ý cho hs trình bày được các ý sau:
 - Gv gọi hs dựa vào đó để kể về gia đình mình trước lớp
Hoạt động 2(33'): hướng dẫn HS luyện nói:
HS: Luyện nói và nhận xét ở nhóm, tổ (khoảng 20')
GV: Yêu cầu HS kể chân thật(kể những chuyện có thể tin được không nhất thiết kể sự thật ở nhà) .Gọi từ 3-4 HS luyện nói trước toàn lớp (nói từng phần), có cho điểm khuyến khích HS.
HS:- Nói theo yêu cầu của GV, Nhận xét, đánh giá phần trình bày của bạn.
 - Đọc và nhận xét 3 đoạn văn tham khảo trong sgk tr.78,79.
I. Lập dàn bài:
A. Kể chuyện về bản thân
1. Mở bài: Lời chào và lý do giới thiệu.
2. Thân bài:
- Giới thiệu về tên tuổi và sở thích.
- Gia đình có mấy người.
- Bản thân là con thứ mấy trong gia đình.
- Công việc hàng ngày của bản thân là làm gì.
 - Bản thân có nguyện vọng ntn?
3. Kết bài: lời cám ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
B. Kể về gia đình mình
1. Mở bài: - Lời chào, lý do kể.
2. Thân bài:
- Giới thiệu chung về gia đình.
- Lần lượt kể về từng người trong gia đình, và sở thích của từng người.
3. Kết bài: Tình cảm của mình đối với gia đình.
II. Luyện nói:
- Tập nói ở nhóm, tổ
- Tập nói ở lớp.
4. Củng cố:(2')- GV nhận xét chung về tiết tập nói (về sự chuẩn bị của, quá trình và kết quả tập nói, cách nhận xét bạn nói...)
5. Hướng dẫn học ở nhà:(2')- lập dàn bài tập nói cho đè bài sau: "Kể lại một việc làm có ích của em", tập nói theo dàn bài đã lập.	
 - Chuẩn bị bài cây bút thần.
TUẦN : 8 Ngày dạy: 19 & 20/ 10 
TIẾT: 30+ 31	 văn bản:	
CÂY BÚT THẦN
	 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện cổ tích" cây bút thần" và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện.
- HS kể tóm tắt được truyện bằng lời văn của mình.
- Gdhs biết quý trọng cái thiện và căm ghét cái ác.
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Tranh ảnh minh họa cho văn bản, bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
- HS: trả lời câu hỏi phần hướng dãn tìm hiểu bài
III/Tiến trình hoạt động dạy – học::
 1. Kiểm tra bài cũ:(5') So sánh sự giống nhau, khác nhau về hình thức, nội dung các câu đố và cách giải câu đố của em bé trong truyện Em bé thông minh.
 2. Giới thiệu bài: (1')Cây bút thần thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. Sức hấp dẫn của truyện cổ tích này không chỉ ở nội dung, ý nghĩa, mà còn ở rất nhiều chi tiết thần kì độc đáo, lung linh.
3. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1(15'): Hướng dẫn đọc, kể, giải thích từ khó, tìm bố cục:
GV: Đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh; chú ý phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trong truyện.
HS: Đọc, nhận xét cách kể của bạn.
GV: kiểm tra HS một số chú thích trong sgk
HS: Kể tóm tắt truyện.
GV: Truyện có thể chia làm mấy đoạn, nêu nội dung từng đoạn?
HS: Chia đoạn, tìm nội dung.
Hoạt động 2:HD đọc hiểu văn bản:
GV: Nguyên nhân nào dẫn đến việc Mã Lương vẽ giỏi như vậy?
HS: tìm chi tiết trong sgk
GV: ML được thần cho bút thần vẽ được những vật như thật – nguyên nhân này nói lên điều gì?
HS: Với cây bút bằng vàng đã tô đậm thần kì hóa tài vẽ của Mã Lương. Mặt khác đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có tài, có chí, khổ công học tập như Mã Lương.
GV: Hai yếu tố trên có mối quan hệ ntn?
HS: Đây là hai mối quan hệ đồng nhất với nhau. thần cho Mã Lương bút vẽ chứ không phải vật gì khác vì Mã Lương là người say mê học vẽ, và cũng chỉ có mã lương mới được nhận chứ không phải ai khác
 Tiết 31.
GV: Mã Lương đã dùng bút thần để vẽ cho người nghèo những gì? Những vật đó có ý nghĩa ntn?
HS: Liệt kê chi tiết sgk --> những vật dụng cần thiết trong cuộc sống của người dân nghèo--> giúp họ sản xuất, sinh hoạt... Để tạo ra thóc gạo, nhà cửa, của cải vật chất và tinh thần.
GV: Vì sao ML không vẽ cho họ của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ?
HS: Của cải phải do chính mình làm ra...
GV: Việc em vẽ cho người dân là bắt buộc hay tự nguyện?
HS: vẽ cho người nghèo với tinh thần tự nguyện.
GV: Đối với tên địa chủ và tên vua Mã Lương đã dùng bút thần để làm gì? Em hãy chỉ ra các chi tiết đó?
HS: liệt kê các chi tiết sgk.
 GV KL: Để tiêu diệt kẻ ác chỉ có sự khẳng khái dũng cảm, và với cây bút thần không thôi thì chưa đủ mà cần phải có sự mưu trí dũng cảm của con người. 
? Theo em những chi tiết tưởng tượng nào được coi là lý thú và gợi cảm hơn cả?
HS: thảo luận nhóm.
 - Đó là việc mã lương nhận phần thưởng
 - Bút thần có khả năng kì diệu, khi chỉ ở tay Mã Lương.
 - Bút thần thực hiện công lý của nhân dân, giúp đỡ người nghèo và trừng trị kẻ ác.
GV: Theo em truyện cây bút thần có ý nghĩa ntn?
Trong quá trình thực hiện việc này gv liên hệ thực tế.
? Nhân vật Mã Lương có phổ biến trong truyện cổ tích không? Em hãy kể một vài truyện có kiểu nhân vật như vậy mà em biết?
HS: thảo luận nhóm
Hoạt động 3 (3'): Thực hiện tổng kết nội dung bài học
- Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 4( 7'): Thực hiện phần luyện tập 
HS: Kể lại phần 1,2 (hoặc 3,4) bằng lời văn
GV: nhận xét và uốn nắn cách kể của hs 
I.Tìm hiểu chung:
1. Đọc, kể 
2. Chú thích (sgk)
3. Bố cục: 5 đoạn
- Đ1: Từ đầu -->lấy làm lạ: Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
- Đ 2: Tiếp --> em vẽ cho thùng: ML vẽ cho những người người nghèo khổ.
- Đ 3: Tiếp --> Phóng như bay: ML dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
- Đ 4: Tiếp --> lớp sóng hung dữ: ML dùng bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam.
- Đ 5: Phần còn lại: Những truyền tụng về ML và cây bút thần.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Nguyên nhân Mã Lương vẽ giỏi.
- Do say mê, cần cù, chăm chỉ, thông minh và khiếu vẽ có sẵn (Nguyên nhân thực tế).
- Được ban thưởng bút thần (nguyên nhân thần kỳ).
 ] Sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có tài, có chí, khổ công luyện tập.
2/ Mã Lương dùng bút thần để vẽ. 
Vẽ cho người nghèo
Vẽ cho địa chủ, vua
- Cày, cuốc, đèn, thùng múc nước-> Vẽ phương tiện và vật dụng cần thiết cho đời sống, sinh hoạt của người dân một cách tự nguyện-->Có lòng nhân đạo sâu sắc.
--> Tài năng phải phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân.
- Không vẽ cho tên địa chủ --> bị giam vào ngục tối.
- Với vua: em vẽ ngược lại và cuối cùng giết chết vua --> Sự dũng cảm, khảng khái, mưu trí, thông minh.
--> Tài năng không thể phục vụ bọn người quyền thế mà dùng để diệt kẻ ác , thực hiện công lý xã hội
3/ Ý nghĩa của truyện.
- Quan niệm về công lý xã hội.
- Tài năng phải phục vụ nhân dân, chính nghĩa, chống lại cái ác.
- Nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập..
- Mơ ước và niềm tin về khả năng kỳ diệu của con người.
III/ Tổng kết: ghi nhớ: sgk/85.
IV/ Luyện tập:
Ngày 12 tháng 10 năm 2009
Nguyễn Thị Hương
4. Hướng dẫn học ở nhà: (2')
 Chuẩn bị bài danh từ( Đặc điểm của danh từ,
 DT chỉ đơn vị, DT chỉ sự vật) 
-------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc