I/ Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Biết trình bày miệng một câu chuyện dựa theo dàn bài chuẩn bị sẳn.
2. Kĩ năng:- Lập dàn bài kể chuyện
- Biết lựa chọn và trình bày những sự việc một cách hợp lí theo trình tự.
- Phân biệt được lời người nói trực tiếp và lời nhân vật.
3. Thái độ: HS có thái độ tích cực, mạnh dạn nói trước lớp.
II/ Chuẩn bị:
1/ GV: Tài liệu: sgk, sgv, kế hoạch bài học, tư liệu bổ sung, ví dụ, bảng phụ.
2/ HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV/ Các hoạt động lên lớp:
Tuần: 08 Ngày soạn: 14/8/2015 Tiết: 29 Ngày dạy: 06/10/2015 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I/ Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Biết trình bày miệng một câu chuyện dựa theo dàn bài chuẩn bị sẳn. 2. Kĩ năng:- Lập dàn bài kể chuyện - Biết lựa chọn và trình bày những sự việc một cách hợp lí theo trình tự. - Phân biệt được lời người nói trực tiếp và lời nhân vật. 3. Thái độ: HS có thái độ tích cực, mạnh dạn nói trước lớp. II/ Chuẩn bị: 1/ GV: Tài liệu: sgk, sgv, kế hoạch bài học, tư liệu bổ sung, ví dụ, bảng phụ. 2/ HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm bài tập. III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại. IV/ Các hoạt động lên lớp: HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung lưu bảng 1/ Ổn định tổ chức: 1’ 2/ KT bài cũ: 5’ ? KT sự chuẩn bị của HS? 3/ Bài mới: 33’ -Treo bảng phụ gọi hs đọc VD. ? Yêu cầu học sinh lập dàn bài một trong 4 đề đã cho. -GV treo bảng phụ một đề đã chuẩn bị sẵn. ? GV gọi HS trình bày dàn bài của mình, HS khác theo dõi – nhận xét? -GV nhận xét, uốn nắn. ? GV gọi HS đọc dàn bài tham khảo sách giáo khoa? -GV hướng dẫn HS tập nói HS tập nói ở nhóm. * Khi nói cần chú ý: - Nói to, rõ để mọi người đều nghe - Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng - Mắt nhìn thẳng mọi người ? GV gọi 3 – 5 HS nói trước lớp theo mức độ: trung bình – khá – giỏi. ? GV gọi HS khác nhận xét và cho điểm. ? Gọi HS đọc bài văn tham khảo? ? Bài văn 1 giới thiệu ai ? Khi giới thiệu cần chú ý những gì? ? Bài văn 2 giới thiệu về gia đình hay bản thân ? ? Tình cảm của bạn Ánh đối với gia đình như thế nào ? ? Gọi HS đọc bài đọc thêm? ? Làm thế nào để nói năng được lưu loát ? 4/ Củng cố:4’ ? Nhắc lại ND bài học hôm nay? 5/ Dặn dò: 2’ - Về nhà học ND đã học tập luyện nói cho lưu loát. - Soạn bài tiếp theo. - Lớp trưởng báo cáo. -Hs mở vở soạn. -HS đọc các đề bài. -Hs lập dàn bài: - HS theo dõi NX. * Tự giới thiệu bản thân: 1. MB: Lời chào hỏi và lời giới thiệu. 2. TB: - Nêu tên, tuổi, học lớp nào? - Những người trong gđ, em là con thứ mấy? - Công việc hàng ngày. - Sở thích và nguyện vọng. 3. KB: Lời cảm ơn. - HS đứng tại chỗ trình bày. - HS theo dõi lắng nghe. - HS đọc bài. -HS tập nói theo nhóm. - HS chú ý. -3 HS đứng nói trước lớp. -HS theo dõi ghi nhận. - HS đọc bài. -HSTL theo ý hiểu. -Giới thiệu cả về bản thân và gđ. -Rất yêu thương và quý trọng gđ. - HS đọc bài. - HSTL theo ý hiểu. -HS nhắc lại kiến thức. - HS ghi nhớ và thực hiện theo yêu cầu. I. Chuẩn bị: 1. Lập dàn bài theo các đề: a/ Tự giới thiệu về bản thân b/ Kể về gia đình mình c/ Kể về một người bạn mà em quý mến d/ Kể về một ngày hoạt động của mình 2. Dàn bài tham khảo: II. Luyện nói: Bổ sung: . Rút kinh nghiệm: . Tuần: 08 Ngày soạn: 14/8/2015 Tiết: 30 Ngày dạy: 06/10/2015 CÂY BÚT THẦN LUYỆN TẬP BỔ SUNG CHỮA LỖI DÙNG TỪ I/ Mục tiêu cần đạt. A/ VB Cây bút thần. 1: Kiến thức: - Quan niệm của nhân dân về tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. - Cốt truyện hấp dẫn với nhiêu yếu tố thần kì. 2: Kĩ năng: -Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. - Kể lại được câu chuyện. 3. Thái độ: Có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. B/ LTBS chữa lỗi dùng từ. 1. Kiến thức : - Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ. -Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. 2.Kĩ năng : - Có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. 3. Thái độ :- Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. II/ Chuẩn bị: 1/ GV: Tài liệu: sgk, sgv, kế hoạch bài học, tư liệu bổ sung, ví dụ, bảng phụ. 2/ HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm bài tập. III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại và giảng bình. IV/ Các hoạt động lên lớp: HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung lưu bảng 1/ Ổn định lớp 1’ 2/ KT bài cũ: 5’ KT sự chuẩn bị bài của HS. 3/ Bài mới: 33’ * Tìm hiểu về thể loại. - Gọi 1 vài HS đọc mục chú thích dấu sao sgk để tìm hiểu. - GV gọi HS đọc văn bản. - Gọi 1 HS đọc các chú thích tìm hiểu các từ khó. - Hướng dẫn HS tìm hiểu về thể loại, bố cục. - GV NX chốt ý. * Phân tích văn bản. ? Nhân vật trung tâm của truyện? Theo em, nhân vật Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? ? Em biết những gì về hoàn cảnh của Mã Lương? ? Qua đó em có nhận xét gì về ML? ? Điều gì đã giúp cho ML vẽ giỏi? ? Em có suy nghĩ gì về điều đó? ? Tại sao cụ già không ban cho Mã Lương cây bút ngay từ đầu? 4/ Củng cố:4’ ? Trong tiết học này cần nắm được điều gì? 5/ Dặn dò: 2’ - Về nhà học ND đã học. - Tìm hiểu các phần còn lại chuẩn bị cho tiết sau. - Báo cáo sĩ số. - HS mở vở soạn. - HS cùng Gv hoạt động. - HS đọc bài. - 3 HS đọc bài. - HS TL theo sự chuẩn bị ở nhà. - NV Mã Lương. -Kiểu nv người mồ côi. - Kiểu nv thông minh. - Kiểu nv có tài năng kì lạ (là tiêu biểu hơn cả). * Hoàn cảnh: -Mồ côi cha mẹ. - Tự kiếm sống nuôi thân: Cắt cỏ, chặt củi - Thích học vẽ từ nhỏ. - Luôn ước ao có được cây bút vẽ nhưng nghèo không có tiền mua bút. Và được thần tặng cây bút. - CS của ML rất đáng thương nhưng ML rất thông minh, cần cù, say mê học vẽ. Tự kiếm sống để nuôi bản thân mình. - Nguyên nhân thực tế: Say mê, cần cù, chăm chỉ cùng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có. - N.nhân thần kì: Được thần cho cây bút thần bằng vàng có khả năng vẽ ra vật thật. - Đây cũng chính là nguyên nhân đã tô đậm, thần kì hóa tài vẽ của Mã Lương; Đây cũng là sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, tài, chí khổ công học tập. - Tài năng là do sự kiên trì rèn luyện chứ không phải muốn là có và đó cũng có thể là quá trình thử thách đối với Mã Lương. -HSTL theo ý hiểu. -HS lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện. A/ VB CÂY BÚT THẦN. I/ Tìm hiểu chung. 1/ Thể loại: Cổ tích. 2/ Tìm hiểu chú thích, từ khó. 3/ Bố cục: ( chia làm 3 phần ): a. Từ đầu Þ lấy làm lạ: giới thiệu chung về nv và sự việc ML được tặng cây bút thần. b. Tiếp Þ hung dữ: Kể diễn biến việc ML sử dụng cây bút thần (giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác). c. Còn lại: Kết thúc truyện (Mã Lương sống mãi trong lòng dân). II/ Đọc- tìm hiểu chi tiết. 1/ Nhân vật Mã Lương. a/ Hoàn cảnh. -Mồ côi cha mẹ. - Tự kiếm sống nuôi thân: Cắt cỏ, chặt củi - Thích học vẽ từ nhỏ. - Luôn ước ao có được cây bút vẽ nhưng nghèo không có tiền mua bút. - ML được thần tặng cây bút bằng vàng. =>CS của ML rất đáng thương nhưng ML rất thông minh, cần cù, say mê học vẽ. Bổ sung: .. Rút kinh nghiệm: ... Tuần: 08 Ngày soạn: 14/8/2015 Tiết: 31 Ngày dạy: 06/10/2015 CÂY BÚT THẦN LUYỆN TẬP BỔ SUNG CHỮA LỖI DÙNG TỪ I/ Mục tiêu cần đạt. A/ VB Cây bút thần. 1/ Kiến thức: Giúp HS: 1: Kiến thức: - Quan niệm của nhân dân về tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. - Cốt truyện hấp dẫn với nhiêu yếu tố thần kì. 2: Kĩ năng: -Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi. - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện. - Kể lại được câu chuyện. 3. Thái độ: Có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống. B/ LTBS chữa lỗi dùng từ. 1. Kiến thức : - Nhận ra được những lỗi thông thường về nghĩa của từ. -Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa. 2.Kĩ năng : -Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ. -Dùng từ chính xác khi nói, viết. 3. Thái độ :- Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ. II/ Chuẩn bị: 1/ GV: Tài liệu: sgk, sgv, kế hoạch bài học, tư liệu bổ sung, ví dụ, bảng phụ. 2/ HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm bài tập. III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp, thảo luận nhóm, đàm thoại và giảng bình. IV/ Các hoạt động lên lớp: HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung lưu bảng 1/ Ổn định lớp 1’ 2/ KT bài cũ:5’ KT sự chuẩn bị bài của HS. 3/ Bài mới: 33’ * Phân tích văn bản. -Chia nhóm y/c HS TL việc sd cây bút thần của ML? Nêu NX. ? ML vẽ cho người nghèo những gì? ? Em thấy ML là người ntn? ? ML vẽ cho địa chủ những gì? ? ML vẽ gì cho tên vua tham lam? ? Qua đó, em thấy ML là người ntn ? ? Em có suy nghĩ gì về h/a cây bút thần? ? CBT lí thú và gợi cảm ở chỗ nào? ? Truyện kết thúc như thế nào? ? Suy nghĩ của em về kết thúc truyện? ? Nêu giá trị ND và NT của văn bản? ? Nêu ý nghĩa VB? ? GV treo bảng phụ y/c HS lên chữa các lỗi dùng từ đã học? 4/ Củng cố:4’ ? Trong tiết học này cần nắm được điều gì? 5/ Dặn dò: 2’ - Về nhà học ND đã học ở trên lớp. - Soạn bài chuẩn bị cho tiết sau. - Báo cáo sĩ số. - HS mở vở soạn. -HS chia nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. -Vẽ cho họ cày, cuốc, đèn, thùng múc nước: Là những vật dụng cần thiết trong sản xuất, sinh hoạt. -ML là người tốt bụng, thương yêu giúp đỡ những người nghèo khó. -ML không vẽ bất cứ gì, ML vẽ (thang, ngựa, mũi tên, cung tên) để trừng trị tên địa chủ để thoát thân để bảo vệ chính mình. - ML không vẽ theo y/c của hắn: + Bắt vẽ rồng- ML vẽ cóc ghẻ + Bắt vẽ phượng- ML vẽ gà trụi lông. + ML vẽ thuyền và biển theo y/c của vua: Vẽ sóng biển lăn tăn-> biển động-> biển động dữ dội-> gió to bão lớn-> Chiếc thuyền bị chôn vùi. -ML là người khẳng khái, yêu chính nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống lại cái ác đem lại công bằng cho xã hội. -CBT được xd theo trí tưởng tượng phong phú và độc đáo của nd. Đây là ha lí thú và gợi cảm nhất của truyện. -Là phần thưởng xứng đáng cho ML. - Có khả năng kì diệu. - Thực hiện công lí và ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội về khả năng kì diệu của con người. - CBT và ML được truyền tụng khắp đất nước. ML sống mãi với trong lòng nhân dân. - Truyện kết thúc có hậu. -Đọc ghi nhớ sgk. -Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí XH, về mục đích của tài năng NT và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. -HS lên bảng làm BT. -HSTL theo ý hiểu. -HS lắng nghe, ghi nhớ, thực hiện. II/ Đọc- tìm hiểu chi tiết. b/ ML sử dụng cây bút thần. b1. ML vẽ cho người nghèo. -Vẽ cho họ cày, cuốc, đèn, thùng múc nước: Là những vật dụng cần thiết trong sản xuất, sinh hoạt. =>ML là người tốt bụng, thương yêu giúp đỡ những người nghèo khó. b2. ML vẽ để trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam. -Với tên địa chủ: ML không vẽ bất cứ gì, ML vẽ (thang, ngựa, mũi tên, cung tên) để trừng trị tên địa chủ để thoát thân để bảo vệ chính mình. - ĐV tên vua tham lam: ML chủ động vẽ ngược lại ý muốn: + Bắt vẽ rồng- ML vẽ cóc ghẻ + Bắt vẽ phượng- ML vẽ gà trụi lông. + ML vẽ thuyền và biển theo y/c của vua: Vẽ sóng biển lăn tăn-> biển động-> biển động dữ dội-> gió to bão lớn-> Chiếc thuyền bị chôn vùi. =>ML là người khẳng khái, yêu chính nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống lại cái ác đem lại công bằng cho xã hội. 2/ HA cây bút thần. -Là phần thưởng xứng đáng cho ML. - Có khả năng kì diệu. - Thực hiện công lí và ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội về khả năng kì diệu của con người. III/ Tổng kết. Ghi nhớ sgk. IV/ Ý nghĩa văn bản. -Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí XH, về mục đích của tài năng NT và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. B. LTBS CHỮA LỖI DÙNG TỪ. Bổ sung: . Rút kinh nghiệm: . Tuần: 08 Ngày soạn: 14/8/2015 Tiết: 32 Ngày dạy: 08/10/2015 DANH TỪ I/ Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức:- Khái niệm về danh từ: Nghĩa khái quát của danh từ; Đặc điểm ngữ pháp của danh từ. - Các loại danh từ: danh từ chung ,danh từ riêng 2. Kĩ năng:- Nhận biết danh từ trong văn bản. - Phân biệt danh từ riêng, danh tự chung - Sử dụng danh từ để đặt câu. 3. Thái độ: HS có ý thức dùng từ đúng II/ Chuẩn bị: 1/ GV: Tài liệu: sgk, sgv, kế hoạch bài học, tư liệu bổ sung, ví dụ, bảng phụ. 2/ HS: Thảo luận, suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm bài tập. III/ Phương pháp: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, đàm thoại. IV/ Các hoạt động lên lớp: HĐ của GV. HĐ của HS. Nội dung lưu bảng 1/ Ổn định tổ chức: 1’ 2/ KT bài cũ: 5’ ? Hãy nhắc lại các thao tác thực hiện khi chữa lỗi? Nguyên nhân và cách sửa lỗi? 3/ Bài mới: 33’ -Treo bảng phụ gọi hs đọc VD ? Xác định DT trong cụm danh từ? ? Trước và sau cụm danh từ trên có những từ nào? ? Hãy tìm thêm các danh từ khác trong câu trên? ? Các danh từ này biểu thị những gì ? ? Đặt câu với danh từ em mới tìm được. ? GV yêu cầu HS xác định chủ ngữ, vị ngữ trong 3 VD? ? Danh từ là gì? ? Danh từ có thể kết hợp với những từ nào? ? Chức vụ điển hình của danh từ trong câu là gì ? Nghĩa của các DT in đậm có gì khác với các DT đứng sau? ? Các DT in đậm là loại DT gì? Nó dùng để làm gì? ? Các DT trâu, quan, gạo, thóc là loại DT gì? ? Thay thế các từ in đậm bằng các từ khác? NX? ? Quan sát các DT: Tấn, tạ, yến, mớ, thúng, tô. Từ nào chỉ đơn vị chính xác, từ nào chỉ đơn vị ước chừng? - Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận các BT. 4/ Củng cố:4’ ? Nhắc lại ND bài học hôm nay? ? Cho VD cụ thể. 5/ Dặn dò: 2’ - Về nhà học ND đã học ở trên lớp. Làm các BT 4,5. - Soạn bài tiếp theo. - Lớp trưởng báo cáo. -Hs lên bảng. -Hs đọc bài. - Danh từ trâu, con trâu. -Ba: là từ chỉ số lượng đứng trước, ấy là chỉ từ đứng sau. - Vua, làng, thúng, gạo nếp - Danh từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. - Vua Hùng chọn người nối ngôi. - Làng tôi núp sau lũy tre. - Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam. - HS xác định theo ý hiểu. - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm... - DT có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước; các từ này, ấy, đó... ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm DT. - Chức vụ điển hình là làm CN. Khi làm VN danh từ cần có từ là đứng trước. -DT in đậm đứng trước, DT còn lại đứng sau. - DT chỉ đơn vị. Dùng để tính đếm (con, viên) và đo lường sự vật (thúng, tạ). - DT chỉ người, sự vật. -Ba chú trâu/ Một ông quan => Đơn vị tính đếm không thay đổi (Đơn vị tự nhiên). - Ba bao gạo/ Sáu tấn thóc=> Đơn vị đo lường thay đổi (Đơn vị quy ước) - Tấn, tạ, yến: DT chỉ đơn vị chính xác. - Mớ, thúng, tô: DT chỉ đơn vị ước chừng. - HS TLN. - HS nhắc lại kiến thức. - Cho VD. - HS ghi nhớ và thực hiện theo yêu cầu. I/ Đặc điểm của danh từ. - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm... - Khả năng kết hợp: + Kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước. + Các từ này, ấy, đó... và một số từ ngữ khácở phía sau. - Chức vụ trong câu: + Chức vụ điển hình là làm CN. + Khi làm VN, danh từ cần có từ là đứng trước. II/ DT chỉ đơn vị và DT chỉ sự vật. -DTTV được chia làm 2 loại lớn : 1/ DT chỉ đơn vị : -Nêu tên đv dùng để tính đếm, đo lường sự vật. - Gồm 2 nhóm : + DT chỉ đơn vị chính xác. + DT chỉ đơn vị ước chừng. 2/ DT chỉ sự vật : - Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, k/n... III/ Luyện tập. 1/. Kể một số danh từ chỉ sự vật và đặt câu: - Bàn, ghế, nhà, cửa, chó, mèo, - Con mèo nhà em rất lười. 2/. Liệt kê các loại từ: - Đứng trước danh từ chỉ người: Ông, bà, chú, bác, ngài, vị, - Đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Cái, bức, tấm, chiếc, pho, bộ, tờ, 3/. Liệt kê các danh từ: a/. Chỉ đơn vị qui ước chính xác: mét, gam, hải lý, dặm, hecta, b/. Chỉ đơn vị qui ước ước chừng: thúng, nắm, vốc, gang, đoạn, sải, bó, Bổ sung: . Rút kinh nghiệm: .
Tài liệu đính kèm: