Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 41: Luyện nói kể chuyện

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

Biết lập dàn bài cho bài kể miệng theo một đề tài.

Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng.

Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

 2. Kỹ năng:- Lập dàn bài kể chuyện.

- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.

- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp.

II. Phương pháp: Vấn đáp; gợi mở; giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm, tổ.

docx 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3460Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 41: Luyện nói kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 41
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức
Biết lập dàn bài cho bài kể miệng theo một đề tài.
Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc lòng.
Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2. Kỹ năng:- Lập dàn bài kể chuyện.
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp.
II. Phương pháp: Vấn đáp; gợi mở; giải quyết vấn đề; thảo luận nhóm, tổ. III. Chuẩn bị + Giáo viên : Soạn bài 
 + Học sinh : Học bài, Soạn bài 
HS chuẩn bị dàn bài trước ở nhà:
Tổ 1: đề 1
Tổ 2: đề 2
Tổ 3: đề 3
Tổ 4: đề 4
IV. Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1 Khởi động (5/)
1.Tổ chức, ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn tự sự ?
3.Bài mới: Giới thiệu bài mới : Trong cuộc sống hàng ngày, việc giao tiếp là rất cần thiết, hoặc một ai đó muốn ta kể cho họ nghe câu chuyện mình biết. Vậy khi đó ta phải kể như thế nào, biểu lộ cảm xúc ra sao?......
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 2; Hình thành kiến thức (10’)
Mục tiêu: Học sinh biết cách lập dàn bài cho một đề văn tự sự.
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở
GV gọi HS đọc 4 đề bài trong SGK à chọn một đề bài tiến hành lập dàn ý 
Với đề bài một em hãy lập dàn ý theo ba phần ? Mở bài – Thân bài – Kết bài viết gì ? kể theo thứ tự nào ?
Nội dung bài kể theo thứ tự thời gian ? Bài kể có nội dung sâu sắc và phong phú không ? 
Nghệ thuật : Phong phú diễn đạt có trôi chảy , diễn ý có mạch lạc không ?
Hoạt động 3: Học sinh luyện nói trước lớp: (33/)
Mục tiêu: Học sinh biết cách hoạt động theo tổ, nhóm (hoạt động tập thể). Biết tự tin nói trước lớp
Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp, thuyết trình.
Trong quá trình HS kể , GV chú ý theo dõi sửa chữa , uốn nắn các mặt sai
Đề bài :
 Kể về một chuyến thăm quê
A: Lập dàn bài
I: Mở bài 
. Lí do về thăm quê ? về với ai ? nhân dịp nào ?
II: Thân bài 
_ Chuẩn bị lên đường về quê
_ Quang cảnh chung của quê hương
_ Những người gặp đầu tiên trong làng 
_ Gặp họ hàng , ruột thịt , thăm phần mộ tổ tiên 
_ Gặp những người bạn xưa cùng tuổi 
_ Dạo chơi quanh làng cùng bạn 
III: Kết bài 
Chia tay , cảm xúc về quê hương 
B: Luyện nói 
1: Kể theo tổ (15’)
2: Kể trước lớp (20’)
C: Giáo viên 
_ Phát âm rõ ràng , dễ nghe 
_ Sửa câu sai ngữ pháp , dùng từ sai 
_ Sửa cách diễn đạt vụng về 
_ Biểu dương những diễn đạt hay , sáng tạo , ngắn gọn 
_ Đánh giá à cho điểm 
Hoạt động 4 Hướng dẫn về nhà (2/)
_ Dàn bài văn tự sự gồm có mấy phần 
_ Văn tự sự giới thiệu nhân vật như thế nào ?
_ Văn tự sự kể việc ra sao ?
_ Các câu trong đoạn văn tự sự được kết hợp như thế nào ?
_ Xem lại cách kể văn tự sự của mình 
4. Củng cố:
- Yêu cầu khi luyên nói kể chuyện
- Khi kể một câu chuyện ta cần làm những việc gì?
5. Dặn dò:
Chuẩn bị: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
RÚT KINH NGHIỆM
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 42, 43
CỤM DANH TỪ
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
2. Kỹ năng:- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
II. Phương pháp: đặt-giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, gợi tìm, 
III. Chuẩn bị 
 + Giáo viên : Soạn bài, mô hình cụm danh từ vào bảng phụ
Dự kiến khả năng tích hợp :Phần tập làm văn qua bài Luyện nói kể chuyện 
+ Học sinh : Học bài, soạn bài
IV. Tiến trình lên lớp 
 Ổn định lớp : 
 Kiểm tra bài cũ : Danh từ chỉ sự vật có mấy loại ? Thế nào là danh từ chung và danh từ riêng ? Nêu qui tắc viết danh từ riêng cho VD ?
Bài mới : * Giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm: (15/)
Mục tiêu: Hình thành khái niệm, biết nêu ví dụ...
Phương pháp: Gợi mở, vấn đáp...
GV mời HS đọc đoạn văn trong SGK.
Các từ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Các tổ hợp từ đó gọi là gì ?
Em hãy so sánh các cách nói sau đây rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của danh từ ?
Tìm một cụm danh từ . Đặt câu với cụm danh từ ấy rồi rút ra nhận xét về hoạt động trong câu của cụm danh từ so với danh từ ?
 (Thảo luận )
Thế nào là cụm danh từ ? 
 Đặc điểm của cụm danh từ?
 HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo của cụm danh từ. (15/)
Mục tiêu: Biết phân tích cấu tạo của cụm danh từ, có kĩ năng sử dụng cụm danh từ
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở...
GV mời HS đọc văn bản 
Hãy tìm các cụm danh từ trong đoạn văn ? Liệt kê những từ ngữ sau danh từ trong các cụm danh từ ?
Vậy mô hình cụm danh từ được chia làm mấy phần ? Mỗi phần kí hiệu như thế nào ? 
Em cho ví dụ cụm danh từ rồi chia ra từng phần ?
 ( Thảo luận )
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập, củng cố: (8/)
Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức....
Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở...
 HS rút ra ghi nhớ 2 SGK/118
Tìm những cụm danh từ trong những câu sau?
Chép các cụm danh từ trên vào mô hình cụm danh từ
Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích sau ? 
Tìm hiểu bài
 Cụm danh từ là gì ?
 Ví dụ
Vd1: Ngày xưa , có hai vợ chồng ông lão
 DT PN PN DT PN
đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát
 PN DT PN 
 trên bờ biển 
 PN
è Cụm danh từ
Vd2: Túp lều / một túp lều 
 một túp lều / một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển 
è Nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn một danh từ và có cấu tạo phức tạp hơn 
Vd3: những học sinh ấy 
Những học sinh ấy / đang lao động. 
DN DT PN 
 CN VN
è Cụm danh từ hoạt động trong câu giống như một danh từ 
Ghi nhớ 1
 Học thuộc SGK/ 117
 Cấu tạo của cụm danh từ 
 Ví dụ 
_ Ba thúng gạo nếp
 DT
_ Ba con trâu đực 
 DT
_ Ba con trâu ấy
 DT
_ Chín con 
 DT
_ Năm sau
 DT
_ Cả làng 
 DT
è Các từ ngữ phụ có thể đứng trước và đứng sau danh từ * Mô hình cụm danh từ 
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
làng
ấy
ba
thúng
gạo
nếp
ba
con
Trâu
đực
ba
con
Trâu
ấy
chín
con
năm
sau
cả
làng
 Ghi nhớ 2: Học thuộc SGK/ 118
Ghi nhớ
SGK/117, 118
 Luyện tập 
BT 1/118
a/ Một người chồng thật xứng đáng 
 DT
b/ Một lưỡi búa của cha để lại
 DT
c/ Một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều
 DT
 phép lạ
BT 2/118
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi,
có nhiều phép lạ
BT3/118
chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới 
vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới 
 Củng cố 
 Cụm danh từ 
Cấu tạo của cụm danh từ 
Dặn dò
Học bài kĩ 
 Soạn: “Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng”
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
*****************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: 44
CHÂN , TAY , TAI , MẮT , MIỆNG
(Hướng dẫn đọc thêm-Luyện tập)
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân,Tay,Tai,Mắt,Miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kỹ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện.
II.Phương pháp: vấn đáp; thảo luận nhóm; dạy học trực quan; day học tích hợp, liên môn;
III. Chuẩn bị 
 + Giáo viên : Soạn bài, tranh ảnh,
Dự kiến khả năng tích hợp :Phần tập làm văn qua bài Luyện tập xây dựng bài tự sự- kể chuyện đời thường 
+ Học sinh : Học bài, soạn bài
III, Tiến trình lên lớp 
 1: Ổn định lớp : 
 2: Kiểm tra bài cũ : 
3/ Bài mới : * Giới thiệu bài (1p)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV hướng dẫn HS đọc . Giọng đọc cần sinh động và có sự thay đổi thích hợp với từng nhân vật và từng đoạn
Giải nghĩa các từ chú thích 
Truyện có mấy nhân vật ? Theo em nhiệm vụ của chân , tay , tai , mắt , miệng làm gì ? Cuộc sống lúc đầu của họ ra sao?
Vì sao Chân, Tay,Tai, Mắt lại so bì với lão Miệng ? 
Nghĩ rằng lão Miệng “chỉ ngồi ăn không” nên bốn thành viên đã làm gì ? 
Em có nhận xét gì về mối quan hệ nương tựa lẫn nhau giữa Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng ( Thảo luận )
Chính từ sự nương tựa lẫn nhau này mà kết quả câu chuyện ra sao khi bốn nhân vật Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng đình công ?
Cuối cùng họ đã nhận ra điều gì ? Kết quả ra sao ? Truyện đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
Nhân hóa, ẩn dụ
Em rút ra được gì qua câu chuyện vừa học ? Ý kiến riêng của em về bài học này? ( Thảo luận )
GV bình
Cá nhân không thể tồn tai nếu tách rời khỏi cộng đồng. Đây là phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người, giuẵ cá nhân với cộng đồng.
Lời khuyên thiết thưc và khôn ngoan với mỗi người: “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”. Mỗi hành động, ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn có ảnh hưởng đến cả cộng đồng, tập thể.
 -> Rút ra ghi nhớ 
-Hãy kể lại câu truyện diễn cảm
-Định nghĩa truyện ngụ ngôn
-Nêu các truyện ngụ ngôn đã học ?
I . Đoc – hiểu chú thích
SGK/ 115, 116
II. Đọc – hiểu văn bản 
Nhân vật 
_ Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng
-> Nhân hóa
=>Các bộ phận cơ thể của con người 
 2. Diễn biến 
- Chân , Tay , Tai , Mắt thấy lão Miệng chỉ “ngồi ăn không”
- Bốn thành viên bàn nhau đình công không làm cho lão Miệng ăn nữa 
->Nhân hóa, ẩn dụ
=>Suy nghĩ sai lầm, hành động lệch lạc.
 3. Kết thúc 
Tất cả đều cảm thấy mệt mỏi 
Mỗi người làm một việc , không ai tị ai
->kết thúc tốt đẹp
=> Sự thống nhất chặt chẽ của các bộ phận trên cơ thể.
Ghi nhớ 
 SGK/116
 Luyện tập 
Bài 1
HS kể lại 
Bài 2 
Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn
Bài 3 : Tên các truyên ngụ ngôn đã học
Ếch ngồi đáy giếng 
Thầy bói xem voi 
Đeo nhạc cho mèo 
Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng 
4. Củng cố
- HS nhắc lại ghi nhớ
5. Dặn dò 
- Học bài kĩ 
- Ôn tập Tiếng Việt chuẩn bị kiểm tra
RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................
 ********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_12_So_tu_va_luong_tu.docx