Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 50: Hướng dẫn đọc thêm: Chân, tay, tai, mắt, miệng

A. Mục tiêu cần đạt :

 1, Kiến thức:

 - HD giúp HS hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Vận dụng nội dung của truyện vào thực tế.

 - Khái quát lại đặc điểm của chùm truyện ngụ ngôn

 2, Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng nhận diện, biết cách đọc hiểu truyện ngụ ngôn

 3, Thái độ:

 Bồi dưỡng thái độ yêu thương, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm với tập thể, cộng đồng.

4, Năng lực cần phát triển: tự học, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ, NL ngôn ngữ, tự giải quyết và sáng tạo

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1536Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 50: Hướng dẫn đọc thêm: Chân, tay, tai, mắt, miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DẠY GIAO LƯU SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
MÔN NGỮ VĂN 6
GV DẠY: DƯƠNG THỊ MAI
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG TH – THCS CAO VỀU
-------------------------------------------------------
Tiết 50: Hướng dẫn đọc thêm: 
CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
A. Mục tiêu cần đạt : 
 1, Kiến thức:
 - HD giúp HS hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Vận dụng nội dung của truyện vào thực tế.
 - Khái quát lại đặc điểm của chùm truyện ngụ ngôn
 2, Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng nhận diện, biết cách đọc hiểu truyện ngụ ngôn
 3, Thái độ: 
 Bồi dưỡng thái độ yêu thương, đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm với tập thể, cộng đồng. 
4, Năng lực cần phát triển: tự học, hợp tác, cảm thụ thẩm mĩ, NL ngôn ngữ, tự giải quyết và sáng tạo
B, Chuẩn bị: 
 GV: chuẩn bị bài soạn, hỗ trợ HS biên kịch, diễn xuất, đạo cụ, giao nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà cho các nhóm.
 3 nhóm: Nhóm biên kịch, đạo cụ; nhóm diễn xuất, nhóm viết lời bình. 
 Nhiệm vụ: - thực hiện nhiệm vụ riêng theo tên gọi của từng nhóm
 - tìm hiểu sự việc, ý nghĩa của văn bản
 HS: chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, tập diễn xuất, đạo cụ, bảng phụ C, Các phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
 - phương pháp đóng vai, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống
 - kĩ thuật mảnh ghép, sơ đồ tư duy , chia nhóm
D, Tiến trình lên lớp 
 * Ổn định tổ chức 
 * Kiểm tra bài cũ:
 GV: Bài học mà em nhận được từ văn bản truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi là gì?
HS: Cá nhân 1 HS trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh
GV kết luận và ghi điểm và giới thiệu bài mới
 * Bài mới:
Hoạt động 1: GV HD HS đọc và chú thích (10p)
( Ghi bảng: theo dạng Bản đồ tư duy)
HS ngồi theo 3 nhóm đã phân công nhiệm vụ chuẩn bị ở nhà ( vòng 1 KT mảnh ghép)
Bưới 1:
GV:Bằng việc chuẩn bị ở nhà theo các nhóm đã được phân công, xin mời nhóm Diễn xuất sẽ lên thực hiện tiểu phẩm 
HS: N diễn xuất thể hiện ( 6 em HS)
HS:Các nhóm khác quan sát, nhận xét
GV: Qua phần diễn xuất của các bạn nhóm DX, em có nhận xét gì về phần thể hiện của các bạn?
HS:1- 2 HS nhận xét. GV kết luận
Bước 2: 
GV: Theo em, văn bản này thuộc thể loại truyện gì?
HS: trả lời cá nhân (truyện ngụ ngôn)
I, HD đọc và chú thích
 1, Đọc, kể văn bản
2, Chú thích
 Truyện ngụ ngôn
Hoạt động 2: HD hiểu khái quát nội dung, nghệ thuật của văn bản(20p)
GV yêu cầu HS thực hiện di chuyển nhóm theo 3 nhóm học tập hàng ngày ở lớp ( vòng 2 của KT mảnh ghép)
Bước 1:
GV: Theo phần NC sgk và xem phần diễn của các bạn, em thấy truyện có mấy nhận vật, em có nhận xét gì về nhân vật trong văn bản này so với các văn bản đã học?
HS: chia sẻ cá nhân
Lớp nhận xét, bổ sung
GV kết luận
Bước 2:
GV: yêu cầu Các em hãy tìm hiểu về các sự việc trong văn bản, từ đó rút ra những bài học bổ ích mà văn bản để lại cho em?
HS: thảo luận nhóm (2p)
HS đã chuẩn bị ở nhà, đến lớp chỉ thảo luận thêm, hiệu chỉnh lại rồi trình bày
HS: đại diện 1 nhóm lên trình bày về sự việc trong văn bản
Các nhóm khác nhận xét, đánh giá
GV kết luận
GV: yêu cầu HS tương tác với nhau: Ai có điều gì chưa rõ về các sự việc, cần giải thích về một sự việc nào thì HS khác sẽ có thể đứng lên giải thích, trình bày cách hiểu của mình về sự việc bạn thắc mắc
GV: Câu nào thể hiện rõ nhất sự thấu hiểu vấn đề của Chân, Tay, Tai, Mắt?
HS: cá nhân tìm trong văn bản và trả lời. ( Các cháu ạ.....khẻo khắn được)
Bước 3:
GV: Từ các sự việc đó, em nhận được những bài học nào cho chính mình
 HS: đại diện 1 nhóm lên trình bày
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV kết luận
GDKNS, áp dụng thưc tiễn:
GV: Em đã từng biết hoặc trải qua tình huống nào như tình huống truyện mà chúng ta đang học, hãy kể lại cho mọi người cũng chia sẻ?
HS: hoạt động cá nhân (2-3 em)
GV:Từ những bài học em nhận được qua văn bản này, em có hướng hành động ntn để chào mừng ngày 20/11 tới?
HS: chia sẻ cá nhân ( 2em)
Bước 4:
GV: Truyện đã sử dụng những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
HS: cá nhân HS suy nghĩ, trả lời
Lớp nhận xét, bổ sung
GV kết luận
II, HD hiểu khái quát nội dung, nghệ thuật văn bản
1, Nhân vật và sự việc
 a, Nhân vật
 có 5 nhân vật
b, Sự việc
4 sự việc:
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng sống rất hòa thuận
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng quyết định không làm việc nữa
- Hậu quả của việc nghỉ làm
- Cả 5 sống hòa thuận trở lại
2, Bài học
- Cần biết sống đoàn kết, yêu thương, hợp tác, tôn trọng nhau
- Không ganh ghét, tị nạnh
- Sống: mình vì mọi người, mọi người vì mình....
 Cá nhân ó tập thể
III, HD Tổng kết
1, Nghệ thuật
- nhân hóa, ẩn dụ
- tưởng tượng 
2, Nội dung
 (ghi nhớ)
Hoạt động 3: HD luyện tập (10p)
GV: cho HS xem 1 video truyện : “Thỏ và Rùa” và yêu cầu HS xác định thể loại, bài học mà truyện để lại?
HS: xem và trao đổi, chia sẻ cặp đôi
GV kết luận
GV: em hãy hệ thống lại các đặc điểm của truyện ngụ ngôn và các bài học mà em nhận được từ truyện ngụ ngôn này?
HS: cá nhân hs liệt kê, bổ sung cho nhau 
GV tổng hợp qua BĐTD
GV: Em thích nhất là truyện ngụ ngôn nào, vì sao, hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn?
HS: viết trên giấy nháp và trình bày cá nhân
Lớp nhận xét, GV ghi điểm
IV, Luyện tập
Bài 1,
Bài 2:
Bài 3: Em thích nhất là truyện ngụ ngôn nào, vì sao, hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn?
Dặn dò:
- Tiếp tục hoàn thành bài tập 3
- Soạn bài: Treo biển, HDĐT: Lợn cưới áo mới. Soạn theo HD của SGK
	+ Truyện cười là truyện như thế nào?
	+ Điều đáng cười trong truyện là gì?
	+ Tác dụng của tiếng cười mà tác phẩm để lại?
	+ Em rút ra được những bài học gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_day_chuyen_de_Chan_Tay_Tai_Mat_Mieng.doc