Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53 đến tiết 58

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.

- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kỹ năng:

- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

B.Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài; Tìm tư liệu về kể chuyện tưởng tượng.

 - Học sinh: Ôn lý thuyết văn tự sự.

C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

* HĐ 1: Khởi động

1. Ổn định: 6A : ; 6B: .

2. Kiểm tra: - Thế nào là kể chuyện đời thường?

 - Những điểm cần lưu ý khi kể chuyện đời thường?

3. Bài mới: - Giới thiệu bài: : (SGV trang 35)

* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1988Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53 đến tiết 58", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:24/11/2011	 
Giảng:.	
TUẦN 14: BÀI 12,13
Tiết 53: 
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
- Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kỹ năng:
- Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài; Tìm tư liệu về kể chuyện tưởng tượng.
	- Học sinh: Ôn lý thuyết văn tự sự.
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. Ổn định: 6A :; 6B:.
2. Kiểm tra: - Thế nào là kể chuyện đời thường? 
 - Những điểm cần lưu ý khi kể chuyện đời thường? 
3. Bài mới:	- Giới thiệu bài: : (SGV trang 35)
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu: 
1. Kể tóm tắt truyện ngụ ngôn: Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng?
Truyện có thật? Nhân vật, sự việc có thật không? Vì sao em biết đây là truyện ngụ ngôn do tưởng tựợng mà có? Tưởng tượng đóng vai trò gì? Có chi tiết nào dựa vào sự thật? 
®Chân, Tay, Tai, Mắt tị với lão Miệng, cả bọn không chịu làm gì để lão Miệng không có ăn®sau vài ngày cả bọn mệt mỏi, rã rời®nhận ra ra sai lầm cho lão Miệng ăn, chúng lại có sức khoẻ ® cả bọn lại hoà thuận.
- Gọi một HS đọc “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” - 1 HS tóm tắt
- Đây là loại truyện gì? Vì sao? chi tiết nào tưởng tượng? Người kể tưởng tượng những gì ? 
- Qua 2 VD, trong văn kể chuyện tưởng tượng thì chi tiết thực hay chi tiết tưởng tượng quan trọng? 
- Thế nào là kể truyện tưởng tượng? 
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK Tr 113
* HĐ 3: Luyện tập
- Học sinh đọc lại truyện “Lục súc tranh công” 
- Tóm tắt truyện? Tìm các chi tiết tưởng tượng và các chi tiết thật trong truyện? 
- Mục đích cuả truyện? (Con người trong xã hội không nên tị nạnh, phải tuân theo sự phân công xã hội, phải đấu tranh xoá bỏ hiện tượng người bóc lột người) 
- Hãy tìm ý và lập dàn ý 1 trong 5 đề SGK Tr 134
I.Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng: 
1. Truyện “Chân Tay, Tai, Mắt, Miệng”
- Chi tiết tưởng tượng: Nhân hoá các bộ phận cơ thể con người; Dùng từ xưng hô như con người 
- Chi tiết thật: Mỗi cơ quan trong cơ thể có một chức năng riêng: Miệng ăn để cung cấp năng lượng cho các cơ quan khác
-> Tưởng tượng trong tự sự rất quan trọng: 
Không được tuỳ tiện mà phải dựa vào lô gíc tự nhiên, nhằm vào một chủ đề 
2. “Giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”
- Từ sự việc có thật: Việc nấu bánh chưng, người kể xưng “em” (ngôi 1) và tưởng tượng:
/ Lang Liêu thăm dân nấu bánh 
/ Hỏi để Lang Liêu bộc lộ suy nghĩ khi làm bánh
=> được gặp và trò chuyện với Lang Liêu
=> hiểu sâu thêm về truyền thuyết và về Lang Liêu
- Khái niệm: Kể truyện tưởng tượng, sáng tạo là người ta dùng trí tưởng tượng để đặt ra một câu chuyện lạ lùng, kỳ ảo, chưa có ai viết, ai kể. Tuy vậy các chi tiết trong truyện thường gắn với việc thực, chuyện thực của đời thường và truyện dù được tưởng tượng ra vẫn có một ý nghĩa sâu sắc 
* Ghi nhớ: (SGK Tr133)
 II. Luyện tập:
“Lục súc tranh công”
- Các vật nuôi trong nhà như con người: Suy bì, tị nạnh, kể công:
/ Trâu kéo cày, kéo gỗ, chở phân -> ăn rơm
/ Chó đuổi các, chồn -> ăn cơm thừa
/ Ngựa ở chuồng lợp ngói, được người tắm rửa, xông pha trân mạc
/ Dê ăn lá, làm vật tế thần
/ Gà có mào, cựa, gọi đàn, gáy sáng 
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố:
 - Giáo viên khái quát, nhấn mạnh nôi dung cơ bản cần nắm vững 
	 - Học thuộc ghi nhớ
5. HDVN:
- Viết bài: “”Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy, xe ô tô. đêm trong ga ra, chúng cãi nhau, so bì kịch liệt. Em tưởng tượng ra cuộc cãi vã đó và sẽ dàn xếp cho chúng như thế nào?”
- Đọc các bài văn tham khảo 
- Lập dàn ý các đề sách giáo khoa trang 134 
Soạn:24/11/2011	 
Giảng:.	
Tiết 54: 
 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dan gian đã học.
2. Kỹ năng:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài; 
	- Học sinh: Ôn tập; Soạn bài theo hướng dẫn.
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. Ổn định: 6A :; 6B:.
2. Kiểm tra: 	- Hãy kể tên thể loại các truyện dân gian đã học? 
- Nêu khái niệm “Truyền thuyết”, “Truyện ngụ ngôn” 
3. Bài mới: 
* HĐ 2: Nội dung
- Giáo viên hệ thống văn học dân gian gồm các thể loại nào? 
- HS đọc lại các định nghĩa? 
- Gọi học sinh kể tên truyện theo từng thể loại?
I/ Hệ thống kiến thức: 
1/ Đọc lại các định nghĩa về các thể loại: 
 Văn học dân gian: 
+ Truyện dân gian:Thần thoại; Truyền thuyết; Cổ tích; Ngụ ngôn
Truyện cười
+ Thơ dân gian:
+ Sân khấu dân gian
2. Đọc lại các truyện dân gian trong SGK: (về nhà)
3. Kể tên những truyện dân gian theo thể loại đã học:
 * Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy Thánh Gióng; Sơn Tinh - Thuỷ Tinh;Sự tích Hồ Gươm 
 * Cổ tích: Sọ Dừa; Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng
 * Ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng; Thầy bói xem voi; Đeo nhạc cho mèo; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 * Truyện cười: Treo biển; Lợn cưới - áo mới.
4. Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại
Truyền thuyết
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong quá khứ
 - Nhân vật lịch sử, thần thánh: Lạc Long Quân, Âu Cơ, T.Gióng
- Là truyện kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quenthuộc: Mồ côi, dũng sĩ, đội lốt xấu xí, bất hạnh (VD: Sọ Dừa, T.Sanh)
Là truyện kể mượn chuyện về loài vật hoặc đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió về chuyện con người
Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống ® hiện tượng được phơi bày ra và người nghe, đọc phát hiện thấy
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, hoang đường
- Có cơ sở lịch sử hoặc cốt lõi sự thật lịch sử
- Cốt truyện đơn giản, hứng thú
-Giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán hiện tượng thiên nhiên
-Mơ ước chinh phục thiên nhiên, chiến thắng giặc ngoại xâm
-Yếu tố kì ảo, hoang đường vẫn còn phổ biến
- Cốt truyện phức tạp hơn, hứng thú, hấp dẫn
- Ca ngợi anh hùng dân tộc, dũng sĩ vì dân diệt ác, người nghèo thôngminh, tài trí, ở hiền gặp lành, kẻ tham lam gian ác bị trừng phạt
- Không có yếu tố kì ảo
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy con ngườitrong cuộc sống (bài học đạo đức, lẽ sống)
- Phê phán những cách nhìn thiển cận, hẹp hòi
- Không có yếu tố kì ảo
- Truyện ngắn gọn, tình huống bất ngờ, cường điệu
- Nhằm gây cười, mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội Þ hướng tới cái đẹp
5. So sánh sự giống và khác nhau giữa các thể loại:
	a. So sánh giữa truyền thuyết và cổ tích:
Thể loại
Truyền thuyết
Cổ tích
Giống
Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, có nhiều chi tiết giống nhau (mô típ). Ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng kì lạ, phi thường
Khác
Thường kể về nhân vật, sự kiện có liên quanđến lịch sử ® thái độ, đánh giá nhân vật lịch sử
- Được người kể, người nghe tin là câu chuyện có thật
- Thường kể về các nhân vậtđời thường, thể hiện ước mơ, niềm tin vào chiến thắng của lòng nhân ái thiện thắng ác
- Bị coi là chuyện không có thật
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
4. Củng cố:
 - GV hệ thống khái quát, nhấn mạnh nội dung cơ bản của bài học bằng hệ thống câu hỏi.
 5. HDVN:	- Học bài, nắm vững kiến thức cơ bản về các thể loại văn học dân gian
	 - Làm các bài tập còn lại SGK
Soạn: 24/11/2011	 
Giảng:.	
Tiết 55: 
 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN (tiết 2)
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian đã học: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
- Nội dung, ý nghĩa và đặc sắc về nghệ thuật của các truyện dan gian đã học.
2. Kỹ năng:
- So sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện dân gian.
- Trình bày cảm nhận về truyện dân gian theo đặc trưng thể loại.
- Kể lại một vài truyện dân gian đã học.	
B.Chuẩn bị	
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài; 
	- Học sinh: Ôn tập; Soạn bài theo hướng dẫn. Thực hiện các yêu cầu của HĐ 4 (tiết trước)
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. Ổn định: 6A :; 6B:.
2. Kiểm tra: 	- Sự giống và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
- Kể diễn cảm một truyện mà em thích? 
3. Bài mới:	 
* HĐ 2: Nội dung:
b. So sánh ngụ ngôn và truyện cười
Thể loại
Ngụ ngôn
Truyện cười
Giống
- Giống: Đều gần gũi với con người và cuộc sống đời thường, đều có chi tiết gây cười
Khác
+ Ngụ ngôn: Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học cụ thể trong cuộc sống
+ Truyện cười: Gây cười để mua vui hoặc phê phán,châm biếm những sự vật, hiện tượng, tính cách đáng cười (những thói hư tật xấu trong cuộc sống)
- Truyền thuyết có nhiều yếu tố hoang đương, kì ảo nhưng vẫn có cơ sở lịch sử và cốt lõi lịch sử- đó là sự thật lịch sử
- Hãy chỉ ra cốt lõi và sự thật lịch sử trong từng chuyện?
- Em hãy kể diễn cảm một truyền thuyết? Nêu ý nghĩa?
- Hãy liệt kê các chi tiết kì ảo trong cổ tích (vai trò- vị trí)
Thạch Sanh?
Cây bút thần?
- Nhân vật cá vàng có ý nghĩa như thế nào? 
* HĐ 3: Luyện tập
6.Tìm dẫn chứng trong các truyện truyền thuyết để thấy truyền thuyết có cốt lõi là sự thật lịch sử?
- Tất cả các thể loại, tác phẩm đều có cơ sở nhưng ở truyền thuyết mối liên hệ lịch sử đậm nét và rõ hơn
- Sự thật lịch sử trong truyền thuyết là: Những sự kiện nhân vật lịch sử được phản ánh trong tác phẩm (gắn tác phẩm vào một thời đại lịch sử cụ thể)
+ Con rồng cháu tiên: Sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt - Âu Việt Þ nguồn gốc chung của cư dân Bách việt® thời đại Hùng Vương, nhân vật lịch sử, kinh đô đầu tiên
+ Bánh chưng - bánh giầy: Thời Hùng Vương - gắn liền với sản xuất nông nghiệp, phong tục tập quán người Việt Nam.
+ Thánh Gióng: Thời Hùng Vương, chiến tranh ác liệt cần phải huy động sức mạnh cộng đồng, vũ khí, ý chí chống xâm lược, bảo vệ cộng đồng- nhân vật, địa danh còn lưu lại ngày nay
+ Sơn Tinh - Thuỷ Tinh: Gắn với thời đại các vua Hùng trong công cuộc trị thuỷ của người Việt cổ; Địa danh: núi Tản - sông Đà
Sơn Tinh là lực lượng dân cư Việt cổ đắp đê chống lũ lụt.
7. Vai trò, vị trí các hình tượng kì ảo trong cổ tích
- Tiếng đàn thần kì
+ Là chi tiết phổ biến trong truyện dân gian
+ Giúp nhân vật được giải oan ® tiếng đàn công lýÞDùng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ về công lý của con người
+ Tiếng đàn làm lui quân 18 nước chư hầu® đó là vũ khí đặc biệt cảm hoá kẻ thù- đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu hoàbình của nhân dân
- Niêu cơm thần kì:
+ Chi tiết vật ban thức ăn vô tận có ở các truyện nhiều nước
+ Niêu cơm thần kì của Thạch Sanh khiến quân 18 nước phải ngạc nhiên, khâm phục
- Lời thách đố của Thạch Sanh và sự thua cuộc của quân 18 nước ® tính chất kì lạ của niêu cơm và sự tài giỏi của Thạch Sanh
+ Tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tinh thần yêu hoà bình của nhân dân 
+ Khẳng định ước mơ về mùa màng tươi tốt, cuộc sống no đủ, dư thừa
- Cây bút thần
+ Giúp Mã Lương vẽ ® như thật® sự kì tài của Mã Lương, ước mơ, niềm tin con người có khả năng vươn tới điều kì diệu, sánh ngang cùng tạo hoá
+ Quan niệm, ước mơ về công lí của nhân dân: Người chăm chỉ, tốt bụng, thông minh được phần thưởng xứng đáng- kẻ độc ác, tham lam bị trừng phạt
+ Chỉ trong tay Mã Lương, bút mới tạo ra những vật như mong muốn còn ở trong tay kẻ ác, tạo ra điều ngược lại Þ khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về những người tốt, có tài và khổ công luyện tập
- Nhân vật cá Vàng:
+Tượng trưng cho lòng tốt, cái thiện, cho sự biết ơn và tấm lòng của nhân dân ® người cứu giúp người trong khó khăn, hoạn nạn
+ Thực hiện chân lý: Trừng trị kẻ tham lam, bội bạc
II. Luyện tập:
1/ Thi kể chuyện sáng tạo 2 truyền thuyết
- Sơn Tinh - Thuỷ Tinh
- Bánh chưng - bánh giầy (tự chọn nhân vật kể )
2/ Dựa vào truyện “Treo biển” tập viết tiếp truyện ngụ ngôn của em: “Lại treo biển”
*HĐ 4: Củng cố, dặn dò: 
4. Củng cố: - Giáo viên khái quát, nhấn mạnh nôi dung cần nắm vững
5. HDVN: 	- Học thuộc ghi nhớ
	- Đọc lại các văn bản đã học, tập kể chuyện diễn cảm có sáng tạo	- Soạn: Con hổ có nghĩa
Soạn:24/11/2011	 
Giảng:.	
Tiết 56: 
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
A.Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
	- Nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài làm cuả mình
- Biết cách và có hướng sửa chữa các loại lỗi đã mắc
B. Chuẩn bị	:
	- Giáo viên: Chấm bài, chuẩn bị nội dung chữa, trả bài.
	- Học sinh: Tiếp tục ôn tập kiến thức Tiếng Việt đã học.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động
1. Ổn định: 6A :; 6B:.
2. Kiểm tra: 	- Danh từ là gì/ phân loại? 
- Cụm danh từ? Cấu tạo? 
3. Bài mới: 
* HĐ 2: Nội dung
I. Đề bài:
 HS nhắc lại đề bài.
II. Đáp án:
Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu 1:A. Một tiếng; B. Hai tiếng trở lên
Câu 2: a Câu 3: b Câu 4: B1 Câu 5: C 
Câu 6: Xuất hiện; xuất hiện sau
Phần tự luận: 7 điểm
Câu 7 (3.0 điểm): Đặt hai câu với hai nét nghĩa khác nhau của từ “chân”.
Đôi chân đã mệt mỏi ( nghĩa gốc).
Chân trời xa tít (nghĩa chuyển)
Câu 8 (4.0 điểm): Cho các cụm danh từ sau:
 Điền các cụm danh từ trên vào mô hình của cụm danh từ:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
a
ba
con
trâu
ấy
b
ba
thúng
gạo
nếp
c
một 
lưỡi
búa
d
Tất cả
những
em
học sinh
chăm ngoan
ấy
II. Trả bài, nhận xét bài làm:
+ ¦u ®iÓm: 
- Bài làm sạch, một số em có kiến thức chắc chắn.
+ Nh­îc ®iÓm: 
- Phần trắc nghiệm khách quan: Học sinh còn nhiều em chưa nắm chắc kiến thức cơ bản.
- Chưa biết cách vận dụng để đặt câu có sử từ cho trước.
- Chưa xác định được các phần của cụm danh từ
- KÕt qu¶: Kết quả không cao. Nhiều điểm Trung bình.
*Điểm giỏi: 6a: .. 6b: .
*Điểm khá: 6a: .. 6b: . 
*Điểm TBình: 6a: . 6b:.. 
*Điểm yếu: 6a:  6b: . 
* HĐ 3: Sửa lỗi:
 - HS tự sửa lỗi GV đã đánh dấu trong bài.
* HĐ 4: Củng cố, HDVN: 
4. Củng cố:
- Giáo viên khái quát, nhấn mạnh kiến thức cơ bản về danh từ, cụm danh từ, từ, từ đơn, từ phức. Cách trình bày đoạn văn 
5. HDVN:
	- Ôn các kiến thức đã học 
- Đọc trước bài: Chỉ từ
Soạn:24/11/2011	 
Giảng:.
Tiết 57
CHỈ TỪ
A, Mục đích yêu cầu:	
Giúp học sinh nắm được:
1. Kiến thức
- Khái niệm chỉ từ:
- Nghĩa khái quát của chỉ từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của chỉ từ:
+ Khả năng kết hợp của chỉ từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của chỉ từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được chỉ từ.
- Sử dụng được chỉ từ trong khi nói và viết.
B. Chuẩn bị: 
	+ Giáo viên : Soạn bài; Phiếu hoạt động nhóm; Máy tính; đèn chiếu; phân nhóm học tập.
	+ Học sinh : Học bài; hình thành nhóm học tập.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động:
1. Tổ chức: 6A :.	6B 
2. Kiểm tra: 	 
Câu hỏi: Các cụm từ : “ông vua no”; “Viên quan ấy”; Cánh đồng làng kia”; “ nhà no” thuộc cụm từ gì?
	A. Cụm danh từ.
	B. Cụm độngt ừ.
	C. Cụm tính từ.
	D. Phó từ.
 Nêu cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ?
 Đáp án:	 - Chọn ý A: Là cụm danh từ.
	 - Cấu tạo đầy dủ của cụm danh từ gồm 3 phần: Phụ trước-Trung tâm-Phụ sau
 3. Bài mới: 
* HĐ2: Hình thành kiến thức mới:
* Ngữ liệu
-Hs đọc đoạn văn tìm các từ in đậm ? Các từ in đậm đó bổ xung ý nghĩa cho từ nào ?
- Em hãy đọc các từ và các cụm từ . Sau đó so sanh và rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm ?
HS theo dõi ngữ liệu 
*. Ngữ liệu: 1& 3/sgk/Tg137
- Đọc 2 đoạn văn bản! Nghĩa của các từ ấy , no trong 2 đoạn văn có điểm nào giống và điểm nào khác các trường hợp đã phân tích ?
Qua phân tích em hãy cho biết thế nào là chỉ từ ?(thảo luận) 
* Ngữ liệu a. Các từ nọ, kia, ấy trong các cum từ “Ông vua nọ”, “làng kia”, “nhà no”, “viên quan ấy” giữ vai trò gì?
* Ngữ liệu 4a/sgk/Tg137
 Cuộc chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.
 Đó là điều chắc chắn.
 ( Hồ Chí Minh)
- Xác định chỉ từ trong đoạn văn và cho biết chỉ từ giữ chức vụ gì?
* Ngữ liệu 4b/sgk/t137
 Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày tết làm bánh chưng, bánh giầy.
 ( Bánh chưng,bánh giầy)
- Xác định chỉ từ trong câu trên!Cho biết chỉ từ giữ vai trò gì?
*HS đọc ghi nhớ!
- GV chuyển mục
*HĐ3: Luyện tập
*HS đọc nội dung bài tập và hoạt động theo nhóm.
- Trong các câu đã dẫn ở phần một . Chỉ từ đảm nhiệm chức vụ gì ?
Tìm chỉ từ trong câu a. b và xác định chức vụ của chúng ?
*HS hoạt động cá nhân
Tìm chỉ từ ? Thay các cụm từ in đậm bằng những chỉ từ thích hợp và giải thích vì sao ?
*HS Hoạt động cá nhân!
- Có thể thay các chỉ từ trong đoạn dưới đây bằng những từ , cụm từ nào không ?
-Rút ra nhận xét về tác dụng của chỉ từ ?
 Viết một đoạn văn ngắn từ ba đến 5 câu với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng chỉ từ.
I: Bài học 
1. Chỉ từ là gì ?
a/ Các từ in đậm : nọ , ấy , kia , 
 Ông vua nọ 
 Viên quan ấy 
 Làng kia 
 Nhà nọ 
è Bổ sung ý nghĩa cho các từ đứng trước đó 
b/ So sánh ý nghĩa 
 Vế 1 Vế 2
 ong Vua ông vua no 
 viên quan viên quan ấy 
 làng làng kia 
 nhà nha nọ 
 K
Không xác định rõ vị trí của sự vật trong không gian và thời gian nào
Đã nói rõ hơn. Các từ nọ, kia, ấy chỉ vào sự vật, xác định rõ vị trí của sự vật trong không gian và thời gian. 
c/ So sánh các cặp
 Viên quan ấy Hồi ấy 
 nha nọ đêm no 
K
Sự định vị về không gian
Sự định vị về thời gian
* Ghi nhớ 1: Học thuộc lòng sgk 137
2. Hoạt động của chỉ từ trong câu 
a/ Chỉ từ : nọ , ấy , kia 
è Chỉ từ làm phụ ngữ sau của danh từ 
b/ Chỉ từ là: Đó trong câu: Đó là một điều chắc chắn 
è Chỉ từ làm thành phần chủ ngữ 
 Từ: “đấy” giữ vai trò làm chỉ từ xác định về thời gian.
è Chỉ từ làm trạng ngữ 
* Ghi nhớ 2
Học thuộc lòng sgk 138
II. Luyện tập 
Bài tập số 1/sgk/138
a/ Hai thứ bánh ấy à Định vị sự vật trong không gian làm phụ ngữ sau cho cụm từ 
b/ Đấy , đây : Định vị sự vật trong không gian 
 Làm chủ ngữ 
c/ Nay : Định vị sự vật trong thời gian 
 Làm trạng ngữ 
Bài tập số 2/sgk/138.139
- Chân núi Sóc Sơn = Đấy 
- Bị lửa thiêu cháy = Ấy 
è Viết như vậy khỏi bị lập từ 
Bài tập số 3/sgk/139
Không thay được 
è Chỉ từ có vai trò rất quan trọng , chúng có thể chỉ ra những sự vật , thời điểm khó gọi thành tên , giúp người nghe (đọc) định vị được các sự vật , thời điểm trong chuỗi sự vật hoặc trong dòng thời gian vô tận 
Bài tập nâng cao:
Đoạn mẫu:
 Mùa hè năm nay, lớp tôi tổ chức đi tham quan công viên nước Hồ Tây. Đo là một kỉ niệm tuyệt vời. Vì ai từng đến thăm công viên ấy dù chỉ một lần thì khó có thể quên được.
*HĐ 4: Củng cố, HDVN:
4.Củng cố: GV dùng máy chiếu toàn bộ nội dung kiến thức trọng tâm của bài.
	- Chỉ từ là gì ? Hoạt động của chỉ từ trong câu 
5. HDVN: 
	- Học thuộc ghi nhớ.
	- Làm bài tập 1(d)
	- Viết một đoạn văn ngắn từ ba đến 5 câu với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng chỉ từ.
	- Lập dàn ý đề số 5! Bài luyện tập kể chuyện tưởng tượng.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_6_T5356.doc