A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.
- Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa.
- Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa”.
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài;
- Học sinh: Học bài; Soạn bài theo hướng dẫn.
Soạn: 04/12/2011 Giảng: 6a.. 6b:. Tiết 59: HDĐT: CON HỔ CÓ NGHĨA (Truyện trung đại Việt Nam) A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Đặc điểm thể loại truyện trung đại. - Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện Con hổ có nghĩa. - Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa. 2. Kỹ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại. - Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “Con hổ có nghĩa”. - Kể lại được truyện. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, nghiên cứu, soạn bài; - Học sinh: Học bài; Soạn bài theo hướng dẫn. C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: * HĐ 1: Khởi động 1. Ổn định: 6a:..; 6b:.. 2. Kiểm tra: - Kể diễn cảm một truyện cổ tích? - So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười? 3. Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ 2: Đọc hiểu văn bản - Gọi hai HS đọc và kể tóm tắt truyện - Đọc định nghĩa truyện trung đại trong SGK trang 143 - Giáo viên nhấn mạnh thêm: Truyện thuộc loại tự sự, có hai thành phần chủ yếu: cốt truyện, nhân vật - Được chia làm nhiều loại: ngắn, dài, vừa, Nôm, Nôm khuyết danh - Các truyện trung đại hay được nhắc đến: / Lĩnh nam chính quái lục / Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ / Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm) - Học sinh đọc các chú thích khác trong SGK Tr 143 Có thể đặt lại nhan đề cho câu chuyện được không? - Hai con hổ có nghĩa - Đền ơn đáp nghĩa - Nhân vật chính trong hai văn bản là ai? Cả hai văn bản đều tập chung cho điều gì? (Cái nghĩa của con hổ) - Câu chuyện thứ nhất xảy ra như thế nào? Hổ đã gặp phải điều gì? và đã làm gì để giải quyết việc đó? Hổ đã có hành động gì? ý nghĩa? - Hổ đã cư xử với bà trần ntn? - Qua đó, em thấy tình cảnh của hổ đối với bà đỡ như thế nào? - Nhận xét về kết cấu và nghệ thuật của truyện? - Theo em mượn truyện nghĩa của con hổ, tác giả muốn đề cao điều gì về cách sống của con người? - Câu chuyện thứ hai xảy ra giữa người kiếm củi và con hổ ® Có gì giống với truyện 1? (Cốt truyện: người giúp hổ - hổ trả ơn) - Con hổ gặp phải truyện gì? - Bác tiều đã làm gì để giúp hổ thoát nạn? - Hổ đã trả ơn nghĩa bác tiều ntn? - 2 câu chuyện có sự khác nhau như thế nào? - Nhận xét chung về hai con hổ? - Thử thay đỏi nhân vật không phải hỏ mà là Dê, Nai, Gấu được không? Vì sao? (không. vì ít tác dụng - Hổ là chúa sơn lâm) - Qua truyện tác giả muốn truyền tới con người những bài học đạo đức nào? - Qua truyện em hiểu gì về nghệ thuật viết truyện thời trung đại? - Học sinh đọc ghi nhớ * HĐ 3: Luyện tập - Ăn quả nhớ kẻ trồng cây - Ăn quả trả cục vàng May túi I. Tiếp xúc văn bản: 1. Đọc và kể: - Đọc đúng ngữ điệu, gợi không khí ly kỳ cảm động 2. Tìm hiểu chú thích; - Trung đại là một thuật ngữ có tính chất quy ước để chỉ một thời kì lịch sử và cũng là một thời kì văn học từ thế kỉ X đén cuối thế kỉ XIX được viết bằng văn xuôi chữ Hán Nôm - Đặc điểm trung đại: + Chủ yếu là kể việc ® Gần gũi với thể loại kí + Có khi kể về người thật, việc thật® Gần gũi với sử + Mang tính chất đạo đức giáo huấn rõ nét nên gần với truyện ngụ ngôn + Cốt truyện đơn giản kể theo trình tự thời gian + Nhân vật được thể hiện qua ngôn ngữ, hành động, tâm lý, tâm trạng đơn giản xơ sài + Bên cạnh những chi tiết chân thực lấy từ c/s, truyện trung đại thường sử dụng chi tiết ly kỳ, hoang đường 3. Bố cục: 2 truyện nhỏ nối kết một chủ đề - Con hổ và bà đỡ trần ở dg triều - Con hổ thứ hai và bác tiều mỗ ở Lạng Sơn II. Phân tích văn bản: 1. Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần: - Hổ cái sắp sinh con - Hổ đi tìm bà đỡ trong đêm: Lao tới cõng bà, chạy như bay, xuyên qua bụi rậm gai góc ®Khẩn trương, quyết liệt ®Biểu hiện tình cảm thân thiết của hổ đối với người thân - Hổ: Cõng bà cần tay bà đào bạc tặng bà 10 lạng Vẫy đuôi tiễn bà ®Biết ơn, quý trọng người giúp đỡmình®đó là một con hổ có nghĩa - Nghệ thuật: Nhân hoá hổ như con người => đề cao: / Đền ơn đáp nghĩa / Hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ / Vui mừng khi có con / Lễ phép, thắm tình lưu luyến trong phút chia tay ân nhân 2/ Hổ trả nghĩa bác tiều: - Bị hóc xương, rất đau đớn ® Bất lực không móc được khúc xương nằm sâu trong cổ họng - Bác tiều mỗ chủ động liều mình cứu hổ thoát nạn (Lấy được xương ra) - Hổ trả ơn: đem nai đến nhà đén dụi đầu vào quan tài Đưa dê, lợn đén mỗi dịp giỗ bác ® Ân nghĩa thuỷ chung * So sánh; - Hổ trước đền ơn một lần là xong - Hổ sau đền ơn mãi mãi, đền ơn lúc ân nhân còn sống và cả lúc đã chết® Hổ sống có nghĩa tình sâu nặng báo đáp tận tình 3/ Bài học giáo huấn: - Lòng nhân ái (Yêu thương loài vật, người thân) - Tình cảm thuỷchung (có trước, có sau) - Tình cảm nhân nghĩa (ăn ở tốt với người giúp đỡ mình) ® Con người sống phải có nghĩa III. Tổng kết: - Nghệ thuật: Nhân hoá ẩn Dụ Mượn truyện loài vật để dạy cách làm người - Nội dung: Bài học cho con người * Ghi nhớ: SGK/ 144 IV. Luyện tập: 1/ Tìm một số câu truyện có nghĩa tương ứng? (Cây khế) 2/ Đọc thêm: Bia con Vá - (PBC) * HĐ4: Củng cố, dặn dò: 4. Củng cố: - Giáo viên khái quát, nhấn mạnh về đặc điểm truyện trung đại - Bài học rút ra cho con người 5. HDVN: - Nắm vững cốt truyện, học thuộc ghi nhớ - Kể diễn cảm truyện - Tìm đọc các tài liệu về văn học trung đại - Soạn Mẹ hiền dạy con Soạn: 04/12/2011 Giảng:6a. 6b. Tiết 60: ĐỘNG TỪ A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Khái niệm động từ: + Ý nghĩa khái quát của động từ. + Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ,chức vụ ngữ pháp của động từ). - Các loại động từ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết động từ trong câu. - Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. - Sử dụng động từ để đặt câu. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, soạn giáo án.Bảng phụ - Học sinh: Đọc trước bài; C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: * HĐ 1: Khởi động 1. Ổn định: 6a:..; 6b:.. 2. Kiểm tra: - Danh từ là gì? Phân loại danh từ - Chữa bài tập 3.Bài mới: Giới thiệu bài * HĐ 2: Hình thành kiến thức mới *Ngữ liệuvà phân tích ngữ liệu - Em còn nhớ thế nào là động từ? Cho ví dụ? - Đọc ngữ liệu SGK. Tìm các động từ có trong câu a, b, c? a. Đi, đến, ra, hỏi b. Lấy, làm, lễ c. Treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề Þ chỉ hành động, trạng thái - Tìm sự khác biệt giữa động từ và danh từ? + Cho một số danh từ: Nhà, đất, cây, tay (1) và một số động từ: Học, làm, đi (2) Þ kết hợp với: đã, sẽ đang (1) hay (2) kết hợp được? + Đặt câu với động từ Em/ đang học bài Học tập / là nghĩa vụ hàng đầu của học sinh - Phân tích ngữ pháp để xác định chức vụ ngữ pháp của DT và ĐT trong câu? - Đọc và sắp xếp các động từ vào bảng phân loại? SGK Tr 146 (GV dùng bảng phụ) - Động từ được phân loại như thế nào? - Hai loại động từ. Tìm thêm những từ có những đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên * HĐ 3: Luyện tập: - Hãy tìm và phân loại các động từ trong truyện “Lợn cưới - áo mới” - Phân loại các động từ tìm được I. Bài học 1. Đặc điểm của động từ - Động từ: là từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật VD: Đi, đứng, cười, nói Danh từ: - Không kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, chớ, đừng - Thường làm chủ ngữ - Làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước - Kết hợp với từ chỉ SL Động từ - Kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang, chớ, đừng® cụm động từ. - Làm vị ngữ trong câu - Khi làm chủ ngữ: mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, chớ, đừng. - Không kết hợp từ chỉ SL * Ghi nhớ: SGK trang 146 2. Các loại động từ chính - Gồm 2 động từ chính: + Động từ tình thái: Thường đòi hỏi các động từ khác đi kèm VD: dám, toan, định, đừng -> Trả lời các câu hỏi: Làm sao? Thế nào? + Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: không đòi hỏi động từ đi kèm VD: Đi, chạy, cười -> Trả lời câu hỏi: Làm gì? - Gồm 2 loại nhỏ: + Động từ chỉ hoạt động + Động từ chỉ trạng thái * Ghi nhớ 2: SGK trang 146 III. Luyện tập: Bài 1 - Các động từ: Có, khoe, may, đem ra, mặc, đứng, hóng, đợi, đi, khoe, thấy, hỏi, tức, chạy, giơ, bảo, mặc - Phân loại + Động từ chỉ tình thái: Mặc, có, may, khen, thấy, bảo, giơ + Động từ chỉ trạng thái: Tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi * HĐ4. Củng cố, dặn dò: 4. Củng cố: - Giáo viên hệ thống, khái quát những nội dung cơ bản của tiết học 5. HDVN: - Nắm vững bài học, thuộc 2 ghi nhớ - Bài tập về nhà: 2, 3 SGK trang 147 - Đọc trước bài: Cụm động từ Soạn: 4/12/2011 Giảng: 6A:. 6B:. Tiết 61: CỤM ĐỘNG TỪ A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh: 1. Kiến thức - Nghĩa của cụm động từ. - Chức năng ngữ pháp của cụm động từ. - Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ. - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ. 2. Kỹ năng: - Sử dụng cụm động từ. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: Đọc, nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ mô hình cụm động từ; soạn giáo án. - Học sinh: Học kỹ bài "Động từ" Đọc trước bài "Cụm động từ" C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học: * HĐ 1: Khởi động 1. Ổn định: 2. Kiểm tra: - Nêuđặc điểm của động từ và các loại động từ? - Cách nhận biết động từ? Chữa bài tập 2/ 3. Bài mới: Giới thiệu bài: * HĐ 2: Hình thành kiến thức mới * Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu 1. NL1: " Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người" - Các từ ngữ in đậm bổ sung ý nghĩa cho động từ nào? =>bổ sung ý nghĩa cho các Đ.từ: Đi, ra, hỏi. - Các phụ ngữ của động từ: + Đã, nhiều nơi ® đi + Cũng, những câu đố oái oăm ®ra - Nếu lược bỏ những từ in đậm có được không? Vì sao? (câu bị lược bỏ phụ ngữ: Viên quan đi, đến đâu quan cũng ra) -> không có nghĩa, không hiểu được. - Tìm 2 động từ, phát triển thành cụm động từ, thành câu? + Cắt® đang cắt cỏ ngoài đồngÞ Em đang cắt cỏ ngoài đồng + Bổ® bổ củi ngoài sânÞ Bố em bổ củi ngoài sân - Hãy nhận xét về chức năng ngữ pháp của động từ, cụm động từ trong các câu trên - Tìm một số động từ và cụm động từ khác? - Hướng dẫn học sinh vẽ mô hình cụm động từ dựavào mô hình cụm danh từ? GV hướng dẫn HS vẽ mô hình cấu tạo của cụm ĐT đã đi nhiều nơi và cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người - Cụm động từ trên gồm mấy bộ phận? là những bộ phận nào? - Em hãy vẽ mô hình của cụm động từ? Ghi nhớ 2: SGKTr148 HS đọc và học thuộc - Cho thêm các ví dụ điền vào mô hình (phần "tài liệu tham khảo Tr 208 SGV * HĐ 3: Luyện tập -Hãy tìm các cụm động từ trong các câu ? - Sắp xếp các cụm động từ trên vào mô hình ? - Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ in đậm trong đoạn văn? (BT 3) I. Bài học 1/ Cụm động từ là gì? - Gồm các bộ phận: + Các động từ trung tâm + Phụ ngữ đứng trước + Phụ ngữ đứng sau Þ Cụm động từ * Vai trò của phụ ngữ - Bổ sung ý nghĩa cho động từ: Rõ ràng, cụ thể - Nhiều khi không thể thiếu * Chức năng ngữ pháp của cụm ĐT so với động từ: - Động từ làm vị ngữ trong câu - Cụm động từ cũng làm vịngữ trong câu Þ Cụm động từ hoạt động trong câu như một động từ (có thể làm vị ngữ; khi làm chủ ngữ thì mất khả năng kèm theo các phụ ngữ trước) Ghi nhớ 1: SGK trang 148 2/ Cấu tạo của cụm động từ - Mô hình: SGK III. Luyện tập Bài 1: (Tr 148) a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà b. - yêu thương Mị Nương hết mực - muốn kén cho con c. - đành tìm cách giữ sứ thần - để có thì giờ - đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ Bài 2: HS thực hiện Bài 3: -Phụ ngữ chưa đứng trước các động từ: biết, trả lời® Mang ý nghĩa phủ định tương đối - Phụ ngữ không đứng trước các động từ: biết, đáp®mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối * HĐ4: Củng cố, dặn dò: 4. Củng cố: - Học sinh đọc lại 2 ghi nhớ - Giáo viên khái quát, nhấn mạnh những kiến thức cơ bản 5. HDVN: - Nắm vững bài học, ghi nhớ; làm bài tập 4 (Tr 149)
Tài liệu đính kèm: