Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Giai Xuân

 1. Ổn định lớp:(1)

 2. Kiểm tra bài cũ: kt sgk, tập ghi .

 3. Bài mới:

 Giới thiệu: ( 1 ) Mỗi người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc chúng ta cũng bắt nguồn từ một truyền thuyết huyền ảo Con Rồng Cháu Tiên.

 

doc 122 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Giai Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àu đó có ý nghĩa gì ?
( MãLương đã vẽ tranh dem bán để sống qua ngày. Em không ỷ vào bút thần, vẫn ham lao động , sáng tạo.). 
- Mã Lương có vẽ cho tên địa chủ không?
- Thái độ của Mã Lương đối với tên địa chủ như thế nào?
- Mã lương đã đối phó với hắn như thế nào ? Kết quả ra sao?
( - Vẽ bánh ăn, lò để sưởi , vẽ thang, ngựa để chạy chốn, vẽ cung tên để kết liễu đời kẻ thù bạo ngược, tự tay tiêu diệt tên địa chủ ).
- Mã Lương đã để lộ bút thần như thế nào ?
- Mã Lương có vẽ theo ý của nhà vua không? Thái độ của Mã Lương đối với vua như thế nào ?
- Mã Lương đã trừng trị tên vua độc ác như thế nào ?
 GV cho HS xem tranh minh hoạ .
- Em có nhận xét gì về những lần thử thách mà Mã Lương đã trải qua ?
0. Tác giả dân gian đã để nhân vật trải qua nhiều tình huống thử thách từ thấp đến cao . Lần thử thách sau khó hơn lần thử thách trước. Theo đó phẩm chất của nhân vật ngày càng bộc lộ rõ hơn: từ chỗ không vẽ cho tên địa chủ đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của vua , từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chỗ chủ động diệt kẻ ác lớn nhất để trừ hoạ cho mọi người. Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần lên để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí .
0. Để tiêu diệt kẻ ác, ngoài sự dũng cảm và cây bút thần thôi chưa đủ sức mà cần phải có thêm sự thông minh, mưu trí nữa.
- Em hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì Mã Lương đã vẽ?
(- Giúp đỡ người tốt , trừng trị kẻ tham lam , độc ác.
 - Cây bút thần đã trở thành vũ khí lợi hại giúp Mã Lương chiến đấu và chiến thắng tên địa chủ và tên vua độc ác ,tham lam .)
- Qua những chi tiết này nhân dân muốn thể hiện ước mơ gì?
( - công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật).
- Mục đích của tài năng nghệ thuật là gì theo quan niệm của tác giả dân gian? 
( Phục vụ cho nhân dân , cho chính nghĩa,cái thiện , chống lại cai ác).
- Công lí xã hội ở đây là gì ? ( Những người chăm chỉ , tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng , kẻ dộc ác tham lam bị trừng trị ).
- Theo em những chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm hơn cả ?
( - Cây bút thần và khả năng kì diệu:
 + Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương.
 +Có những khả năng kì diệu.
 + Chỉ ở trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, chủ ý của người vẽ. Còn ở trong tay kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại.
+ Cây bút thần giúp đỡ người nghèo, trừng trị kẻ ác , thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người ).
0. Học truyện cổ tích là học tưởng tượng , ước mơ, học nhìn xa trông rộng. Xưa con người muốn thể hiện ước mơ muốn bay lên cung trăng, bay được như chim , bơi như cá , đến các vì sao  Những ước mơ đó ngày nay đã trở thành sự thật.
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện ?
Gọi 2 Hs nhắc lại ghi nhớ.
 HĐ 3: - Qua câu chuyện này , em hãy cho biết tài năng do đâu mà có? Mục đích của tài năng nghệ thuật là gì ?
- Câu chuyện thể hiện ước mơ gì của tác giả dân gian?
- Em hãy nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích , nêu tên các truyện em đã học ?
Đọc – chú thích văn bản : 
Từ khó : 1, 2, 3, 4, 7, 8 ( sgk/ 85 ) 
II. Đọc – hiểu văn bản.
1/ Mã Lương và cây bút thần:
-Mồ côi cha mẹ từ nhỏ , sống nghèo khổ , vất vả .
- thích học vẽ, mơ ước có 1 cây bút vẽ.
- Mã Lương say mê học vẽ và khổ công rèn luyện- ý chí kiên trì , hiếu học đáng khâm phục.
- Mã Lương nằm mơ và được thần cho cây bút thần sau 1 ngày lao động mệt mỏi.
- Tài năng của Mã Lương là sự kết hợp của sự say mê, khổ công ren luyện.
- Cây bút thần giúp Mã Lương có điều kiện thể hiện tài năng giúp đời.
2/ Mã Lương sử dụng bút thần :
a. Mã Lương vẽ cho người nghèo:
- Vẽ cày, cuốc, đèn, thùng nước những công cụ hữu ích cho mọi nhà.
b. Mã Lương và những kẻ tham lam, độc ác :
* Mã Lương và tên địa chủ:
- Không vẽ cho tên địa chủ.
-Khảng khái không nghe lời dụ dỗ, không sợ sự doạ nạt.
-Vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ.
* Mã Lương với tên vua :
-mã Lương rất căm ghét vua, không muốn vẽ cho hắn.
- Làm trái với yêu cầu của vua: vẽ cóc ghẻ, gá trụi lông thay cho rồng phượng.
- Vẽ biển cả , thuyền ,sóng dữ để chôn vùi vua.
* GHI NHỚ: ( sgk/ 85)
 4/- Củng cố (5’)Kể tĩm tắt truyện 
 5/ Hướng dẫn học bài: ( 2’ )
- Học thuộc ghi nhớ , xem lại bài ghi.
- Kể diễn cảm truyện này .
- Soạn bài : Ông lão đánh cá và con cá vàng . SGK. Tr. 91. 
Tiết 31 : Tiếng Việt. 
1. Ổn định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Em hãy nêu những nguyên nhân dùng từ sai , hướng khắc phục?
So sánh nghĩa của 2 cặp từ sau và đặt câu 
a/ kiên cố – kiên quyết ( Bền vững chắc chắn – quyết một lòng )
b/ truyền tụng – truyền đạt ( Được ca ngợi và truyền từ đời này sang đời khác – Làm cho người khác nắm được để chấp hành)
Kiểm tra bài tập ở nhà .
 3. Bài mới :
 Giới thiệu bài : Danh từ là một trong những từ loại chính trong hệ thống từ loại . Trên cơ sở những kiến thức đã học về danh từ đã học ở bậc Tiểu học ,hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm và các nhóm danh từ .
Phương pháp
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 :
Gọi HS đọc mục I.1 SGK . GV đưa ví dụ lên bảng .
- Em hãy xác định danh từ trong cụm danh từ “ ba con trâu ấy ” ?
- Xung quanh danh từ trong cụm danh từ này có những từ nào ? Những từ đó chỉ về cái gì ? 
- Danh từ có khả năng kết hợp với những từ nào ?
-Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn ?
- Các danh từ này chỉ về cái gì ?( Người ,vật , hiện tượng , khái niệm  )
- Danh từ có thể kết hợp với những từ nào ? Để làm gì ? 
- Em hãy đặt câu với các danh từ mới tìm được trong ví dụ ?
 Gọi HS lên bảng đặt câu .
- Các danh từ trong câu giữ chức vụ gì ?
Gọi HS đọc ghi nhớ .
HĐ 2 :
- GV đưa ví dụ lên bảng .
Gọi HS đọc mục II.1 .
- Nghĩa của các danh từ in đậm có gì khác các danh từ đứng sau ?
HS thảo luận , phát biểu .
- Em hãy thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng các từ khác rồi rút ra nhận xét .
- Trường hợp nào đơn vị tính đếm , đo lường thay đổi ? vì sao?
- Trường hợp nào đơn vị tính đếm ,đo lường không thay đổi ?vì sao?
HS thảo luận ,phát biểu.
Gv đọc câu hỏi 3 SGK . HS thảo luận ,phát biểu . 
Gv chốt lại ý chính . Gọi 2 HS đọc ghi nhớ .
HĐ 3 : 
 Gọi HS đọc bài tập 1 . Nêu yêu cầu của bài tập .. Gọi vài HS đứng tại chỗ liệt kê các danh từ chỉ sự vật và đặt câu với các danh từ ấy .
 Gọi HS dọc bài tập 2. Cho HS suy nghĩ 2 phút ,gọi 2 HS lên bảng làm .Cả lớp theo dõi ,nhận xét .
Bài 3 , 4 HS làm ở nhà .
GV đưa thêm bài tập bổ trợ .
- Cho nhóm loại từ : ông , anh , gã, thằng , tay , viên và danh từ : thư kí để tạo thành các tổ hợp : ông thư kí, anh thư kí, gã thư kí 
Hãy nhận xét việc dùng các loại từ có tác dụng gì ?
I. Đặc diểm của danh từ :
1. Xác định danh từ :
- Danh từ : con trâu .
2.- Từ “ba” chỉ số lượng đứng trước .
- Từ “ấy” là chỉ từ đứng sau .
3. Các danh từ khác trong câu : Vua,làng ,thùng , gạo , nếp 
4. Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng đứng trước các từ : này , ấy , đó  ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ .
5. Đặt câu : 
- Làng tôi sau luỹ tre .
- Đây là thùng gạo nếp .
 * Ghi nhớ ( sgk tr. 86 )
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật :
1/ Phân loại danh từ :
- Các danh từ in đậm:con, viên, thúng, tạ à chỉ đơn vị để tính đến người vật đứng trước .
- Các danh từ : trâu , quan , gạo , thóc àchỉ sự vật đứng sau .
2. Thay thế các danh từ in đậm :
- Con trâu à Chú trâu 
- Viên quan à Ông quan 
à đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi vì nó là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên ( loại từ )
- Thúng gạồ rá gạo 
-Tạ thóc à (tấn ) cân thóc 
àđơn vị tính đếm , đo lường thay đổi vì nó là danh từ chỉ đơn vị chính xác .
3. - Có thể nói : Ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước chừng , không chính xác .
 - Không thể nói : Sáu tạ thóc rất nặng vì các từ “sáu , tạ” là những từ chỉ số lượng chính xác cụ thể .
* tr. 87)Ghi nhớ (SGK 
III. Luyện tập :
1/ Một số danh từ chỉ sự vật : bàn , ghế, gà, chó, 
2/ Liệt kê các loại từ : 
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người : ông , bà, cô, bác , chu , dì , cháu ,
b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái , bức , tấm, chiếc , quyển , pho , bộ , tờ,
3/ Liệt kê các danh từ : 
 a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác : mét, gam, lít , kg , héc ta, hải lí , dặm ,
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: nắm, mớ , vốc , đàn , thùng , thúng , đấu , gang , đoạn ,
Tác dụng : Thể hiện thái độ tình cảm của người nói ,người viết đối với đối tượng được miêu tả.
 4/- Củng cố (3’)tr. 87)Ghi nhớ (SGK 
 5/-.Hướng dẫn học bài : (2’)
- Học thuộc hai ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập 3,4,5.
- Xem trước bài Danh từ (tt) tr.108. 
 Tiết : 32 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
i/- Oån định lớp : KTSS
II/- Kiểm tra bài cũ : Thông qua.
III/- Bài mới : 
Giới thiệu : Trong cuộc sống giao tiếp là vấn đề hết sức quan trọng, làm sao ta có thể tự tin, nhanh nhẹn khi giao tiếp với người khác, hoặc đám đông? Bài học hôm nay giúp các em một phần nào đó về hoặc động giao tiếp.
Phương pháp
Nội dung ghi bảng
-Kiểm tra việc chuẩn bị của các em.
-Ghi dàn bài chung lên bảng.
-Các tổ thảo luận theo dàn bài đã soạn.
-Gọi một số HS lên bảng nói trước lớp.
- GV uốn nắn, sửa chữa.
- Nhắc HS nói to, rõ.
- Phong cách tự nhiên.
- Cho HS đọc bài tham khảo.
Dàn bài chung
a.Tự giới thiệu bản thân
- MB: Lời chào và lí do tự giới thiệu.
- TB: + Tên ,tuổi
 +Gia đình gồm những ai.
 + Công việc hàng ngày.
 + Sở thích và nguyện vọng.
-KB: Cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe.
b. Kể về gia đình mình
-MB : Lời chào các bạn
-TB : + Giới thiệu chung về gia đình.
 + Kể về Bố, Mẹ.
 + Kể về anh. Chị. Em
-KB : Tình cảm của em đối với gia đình.
IV/- Củng cố: Nêu bố cục và nội dung từng phần của bài văn tự sự
V /-Hướng dẫn học bài:
- Xem lại dàn bài, làm thành bài văn hoàn chỉnh.
- Đọc và chuẩn bị bài “ Cây bút thần”
* Rút kinh nghiệm :
Duyệt của tổ
Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
	Tuần 9 ( Tiết 33-à 36 ) 
 Bài 8 - 9 
 A/ Kết quả cần đạt :
Nắm được ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. 
Hiểu được nội dung , ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng . Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu , đặc sắc trong truyện. Kể lại được truyện này. 
Nắm được các cách kể chuyện theo một thứ tự nào đó. 
 B. Chuẩn bị: bảng phụ . 
 C. Tiến trình hoạt động dạy – học : 
	Tiết 33: Văn bản.
 ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
 ( Truyện cổ tích của A. Pu- skin ).
 ( Hướng dẫn học thêm )
1. Ổn định lớp : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (5’)
- Em hãy cho biết Mã Lương học vẽ như thế nào, đạt được kết quả gì ? 
- Mã Lương sử dụng bút thần vào những việc gì ?
- Cây bút thần khác với vật thần kì khác như thế nào?
- Theo em, chi tiết nào trong truyện là lí thú và gợi cảm nhất? Vì sao ?
- Nêu ý nghĩa của truyện ?
 3. Bài mới :
 Giới thiệu : (1’) “Xưa có một ông già với vợ,
 Ở bên bờ biển cả xanh xanh
 	 Xác xơ một túp lều tranh
 Băm ba năm trọn một mình bơ vơ
 Chồng chuyên đi quăng chài thả lưới 
 Vợ ở nhà kéo sợi , xe dây”
 ( Hoàng Trung Thông dịch )
Đây là mấy câu thơ mở đầu truyện cổ tíchthơ của nhà thơ Nga vĩ đại A. Pu – skin,tác giả nhiều trường ca,truyện cổ tích tuyệt diệu.” Ông lão đánh cá và con cá vàng “( 1833) được xây dựng từ một truyện cổ tích Nga quen thuộc nhưng A. Pu –skin đã gia công sáng tạo nhiều .
Phương pháp
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 : (26’)
Hướng dẫn đọc : Giọng kể có kịch tính , phân biệt rõ các tình huống truyện, lời các nhân vật : mụ vợ, ông lão , cá vàng .
GV phân vai cho HS đọc .
- Tóm tắt lại câu chuyện ?
( Ngày xưa trên bờ biển nọ có hai vợ chồng ông lão đánh cá rất nghèo. Một hôm, ông lão ra biển đánh cá , kéo lưới ba lần mà ông chỉ bắt được một con cá vàng . Con cá xin tha mạng và xin trả ơn nhưng ông lão không đòi gì . Về nhà mụ vợ biết chuyện bắt ông lão ra biển năm lần để yêu cầu cá vàng thực hiện những đòi hỏi của mụ vợ. Nhưng đến lần cuối cùng cá vàng lấy lại tất cả những gì đã cho , hai vợ chồng ông lão lại trở về cảnh sống như xưa .
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó , tác giả A. Pu- skin.
HĐ 2 : GV cho HS xem tranh .
 - Phẩm chất của ông lão đánh cá được thể hiện như thế nào ở đầu truyện ?
( - Là người hiền lành , tốt bụng. Ba lần kéo lưới mới bắt được cá vàng nhưng ông lại thả cá ra kèm những lời chúc tốt đẹp ) .
- Ông lão ra biển gọi cá vàng mấy lần ? ở mỗi lần ông lão nêu yêu cầu gì của mụ vợ ?
- Em có nhẫn xét gì về những đòi hỏi của mụ vợ ?
- Những đòi hỏi nào có thể chấp nhận được ?
- Những đòi hỏi của mụ được sắp xếp theo trình tự nào ?
( Những đòi hỏi của mụ vợ đi từ thấp đến cao, từ vật chất tới danh vọng , địa vị à lòng tham khôn đáy ).
- Việc kể lai những lần ông lão ra biển gọi là biện pháp gì ? Nêu tác dụng của biện pháp đó ?
- Thái độ và hành động của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ như thế nào ?
( Ông lão phục tùng vô điều kiện những yêu cầu của mụ vợ . Ông chỉ can ngăn vợ một lần khi mụ đòi làm nữ hoàng à Ông lão là người nhu nhược . Chính tính nhu nhược đã tiếp tay cho cái ác , cho quyền lực của mụ vợ và gây ra tai vạ cho ông lão ). 
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng , cảnh biển thay đổi như thế nào?
HS phát biểu .
- Tại sao biển có những phản ứng như thế ?
- Sự phản ứng của biển là phản ứng của ai ? Em có nhận xét gì về sự phản ứng đó ?
- Em có nhận xét gì về long tham, sự bội bạc của mụ vợ ?
- Sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng tăng lên như thế nào ?
- Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng ?
- Mụ vợ đã bội bạc với ai ?( với chồng , cá vàng )
0. Với cá vàng mụ chẳng có công lao gì mà lại dòi hưởng thụ tất cả một cách vô lí . Với ông lão, mụ không hề tỏ ra tôn trọng, biết ơn . Mụ coi chồng như tên đầy tớ già làm theo ý muốn của mụ .
- Mụ vợ tuy cũng là người lao động nghèo khổ , nhưng lại mang trong mình bản chất của giai cấp nào ?
 Yếu tố nào khiến mụ càng lên nước ?- HS thảo luận.
( - Mụ mang trong mình bản chất của giai cấp bóc lột , thống trị tham ác , chà đạp lên mọi tình cảm, đạo đức. Tìm mọi cách và bằng mọi giá đạt danh vọng tột đỉnh và ước muốn ngông cuồng , rắp tâm thống trị cả thế giới này . Qua nhân vật mụ vợ, tác giả muốn chứng minh rằng cái xấu, cái ác , cái bội bạc ngày càng được thể lên ngôi khi có thêm bạn đồng minh , được tiếp tay bởi sự nhu nhược , dễ mềm lòng, thoả mãn, cam chịu ) .
0. Các yếu tố là tham lam , tàn nhẫn, độc ác , lại có quyền hành trong tay giúp mụ được thể lên nước , hoành hành ngang ngược , chẳng coi ai ra gì . Cái mụ cần là lòng tham vô đáy phải luôn luôn lập tức được thoả mãn .
- Gọi HS đọc kết thúc truyện .
- Em có nhận xét gì về cách kết thúc của truyện ?
( - Kết thúc truyện rất độc đáo , theo lối vong tròn . Trước đây, gia cảnh nhà ông lão thế nào thì nay lại trở về như thế, chứ không theo lối có hậu như truyện cổ tích khác. 
- Đó là sự trừng trị thích đáng đối với mụ vợ.Vì đang sống trong tột đỉnh của danh vọng, quyền lực phút chốc chỉ còn lại cái máng lợn sứt mẻ và túp lều xiêu vẹo ) .
- Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay tội bội bạc ? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng ? – HS thảo luận nhóm phát biểu. GV nhận xét .
( - Cá vàng trừng trị mụ vợ cả hai tội , nhưng tội bội bạc lớn hơn. 
- Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng cá vàng : lòng biết ơn, lòng tốt, cái thiện. Trừng trị thích đáng kẻ tham lam ,bội bạc ) .
0. Cá vàng tượng trưng cho khả năng kì diệu của con người, có thể làm ra, thoả mãn nhiều yêu cầu, ước muốn. Cá vàng thể hiện lòng biết ơn sâu nặng đối với tấm lòng nhân hậu, bao dung. Năm lần ông lão ra biển gọi cá vàng thì bốn lần cá đáp ứng . Điều đó chứng tỏ sự rộng lượng của cá nhưng mọi việc đều có giới hạn của nó .
-Những bài học rút ra từ truyện này ?
( -Lòng biết ơn sâu nặng những người nhân hậu, bao dung.
 - Bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, dộc ác, bội bạc .
 - Không thể thoả hiệp, cam chịu hay nhu nhược mà phải tích cực đấu tranh chống lại mọi cái ác, cái xấu để tồn tại và khẳng định giá trị của chính mình.).
- Nêu những đặc sắc nghệ thuật chủ yếu của truyện ?
( - Tương phản, đối lập.
 - Trùng lặp và tăng cấp.
 - Mơ và thực, kì diệu hoang đường và bình thường, giản dị.
 - Kết cấu vòng tròn, mở ) .
 Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
H D 2: (10’)
Gọi HS đọc bài tập 1. Cho HS thảo luận nhóm 2 phút. Gọi đại diện nhóm phát biểu . GV nhận xét.
I. Đọc- chú thích văn bản .
 ( SGK. Tr.95,96.).
II. Đọc- hiểu văn bản :
1. Năm lần ông lão ra biển theo yêu cầu của mụ vợ:
- Lần 1: đòi máng lợn mới.
-Lần 2: đòi một cái nhà rộng.
-Lần 3: muốn làm nhất phẩm phu nhân.
-Lần 4: muốn làm nữ hoàng.
- Lần 5: muốn làm Long Vương , bắt cá vàng hầu hạ và làm theo ý muốn của mụ.
* Tác dụng của phép lặp là tăng tiến , gây sự chú ý cho người đọc, làm nổi bật tính cách nhân vật.
2. Cảnh biển thay đổi :
- Lần 1: biển gợn sóng êm ả .
- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3: biển xanh nổisóng dữ dội .
- Lần 4: biển nổi song mù mịt.
- Lần 5: một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, biển nổi sóng ầm ầm.
àSự phản ứng của biển ngày một dữ dội, đó cũng chính là phản ứng của nhân dân trước lòng tham vô độ của mụ vợ.
3. Lòng tham của mụ vợ :
-L òng tham không đáy , muốn có mọi thứ của cải, danh vọng, quyền lực .
- Sự bội bạc của mụ vợ ngày càng tăng :
+ Mắng chồng : đồ ngốc.
+ Quát to : đồ ngu .
+ Mắng như tát nước vào mặt : đồ ngu, ngốc sao ngốc thế .
+ Nổi trận lôi đình: tát vào mặt ông lão , đuổi đi .
+ Nổi cơn thịnh nộ : bắt ông lão đến .
àSự bội bạc ngày càng tệ hại không thể dung tha 
* Ghi nhớ ( SGK ).
* Luyện tập : 
1. – Trong truyện cổ tích thần kì xét chung , nhân vật chính là nhân vật tích cực không bao giờ là nhân vật phản diện .
-Hai nhân vật: ông lão và con cá vàng đại diện cho cái thiện, lòng tốt. Riêng con cá vàng đại diện cho công lí của nhân dân. Hai nhân vật này đối lập với mụ vợ .
 4/- Củng cố (3’)* Ghi nhớ ( SGK ).
5/-Hướng dẫn học bài : (2’)
- Học thuộc ghi nhớ, xem lại bài ghi. Kể diễn cảm truyện.
- Soạn bài : Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi .
Tiết 34 – 35 : Tập làm văn 
 NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
1. Ổn định lớp (1’)
2. Bài mới : (1’) Trong bài này chúng ta tìm hiểu nội dung:
- Khi kể chuyện ,người kể đứng ở những ngôi nào ?
- Vì sao có khi người kể xưng “tôi” ,có khi không ? Khi xưng “tôi” tác giả và người kể có phải là một không?
- Khi kể chuyện (miệng,viết), tác giả nên chọn ngôi kể như thế nào ?
Phương pháp
Nội dung ghi bảng
HĐ 1 : (25’)
Gọi HS đọc đoạn văn mở đầu giới thiệu ngôi kể.
- Ngôi kể là gì? 
- Khi người kể xưng “tôi” thì đó là ngôi thứ mấy ?
- Khi nhười kể giấu mình gọi sự vật bằng tên của chúng , kể như người ta kể thì gọi là ngôi thứ mấy? 
Gọiï HS đọc đoạn 1 SGK tr. 88 .
- Đoạn 1 được kể theo ngôi nào ? 
- Người kể gọi tên các nhân vật là gì ? Gạch dưới tên gọi ấy .
( Vua, đình thần,thằng bé, hai cha con , sứ nhà vua , ho ï, chim sẻ, em bé, cha , mình,s ứ giả).
- Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó ?
+ Người kể chuyện có xuất hiện không? Có biết ai kể không?
+ Người kể biết được những chuyện gì ?
0. Lúc đầu anh ta ở cung vua, biết được ý nghĩ của vua và đình thần, đặc biệt là ý định của vua muốn thử tài thằng bé thêm một lần nữa. Tiếp theo, người kể đã có mặt ở công quán để chứng kiến cảnh hai cha con đang ăn cơm thì có sứ giả nhà vua đến và nghe lời đáp của em bé. Cuối cùng người kể lại có mặt ở cung vua để biết rằng “ vua nghe nói, từ đó mới

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_ngu_van_6_HK1.doc