Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Tuần 9

/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

- Nắm được yêu cầu của đề bài

- Nhận biết cách làm bài đúng đặc trưng của thể loại.

- GDHS ý thức sửa lỗi bài viết.

B/Các bước lên lớp:

 - Ổn định lớp học

 - Tiến trình trả bài

HĐ1: Gv cho hs nhắc lại đề bài- gv ghi bảng (tiết 25)

 Gv nêu đáp án của đề bài (theo đáp án tiết 25)

HĐ2: Gv nhận xét bài làm của hs

 + Về ưu điểm:

- Hs xác định được yêu cầu của đề bài

- Bước đầu làm quen với trắc nghiệm tốt

- Nhớ được các thử thách mà em bé đã vượt qua trong văn bản “Em Bé Thông Minh”.

 + Về khuyết điểm

- Một số hs chưa nêu được ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Nhiều bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều

- Trình bày chưa sạch đẹp

HĐ3: Gv trả bài cho hs và gọi tên ghi điểm vào sổ điểm

C/ Dặn dò: Gv yêu cầu hs về nhà thực hiện lại bài kiểm tra.

 

doc 21 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1425Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c và chép đề lên bảng
	Đề bài: Hãy kể một việc làm tốt của em.
 HĐ2: Gv giám sát hs làm bài.
 HĐ3: Gv thu bài, hs nộp bài.
 HĐ4 Gv nhận xét tiết làm bài kiểm tra.
 C/ Dặn dò: Gv dặn hs về nhà chuẩn bị bài “ THẦY BÓI XEM VOI”/ SGK/ 101
	PHẦN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 - Hs có thể chọn cho mình một việc làm tốt để kể. khi kể chuyện cần thực hiện đầy đủ các bước như sau:
	Về nội dung
	+ Mở bài: (1đ)
 -Giới thiệu chung về việc làm tốt của mình.
	+ Thân bài: (7đ)
- Câu chuyện xảy ra vào thời điểm nào? ở đâu.(1đ)
- Nguyên nhân dẫn đến việc làm tốt.(1đ)
- Diễn biến việc làm tốt của em.(Hs phải kể được theo trình tự nhất định) (4đ)
- Kết quả của việc làm ra sao(1đ)
	+ Kết bàiL (1đ)
 Nêu cảm tưởng của bản thân về việc làm tốt của mình.(1đ)
 Về hình thức trình bày: Bài viết phải trình bày rõ ràng, sạch đẹp, ít mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.(1đ)
*************************************
*************************
Tuần : 10
Tiết : 37
 Văn bản : THẦY BÓI XEM VOI
 ( Truyện ngụ ngôn )
Soạn : 07/11/2015
Dạy : 09/11/2015
A/Mục tiêu cần đạt: Giúp hs hiểu
1Kiến thức: 
 - Nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi.
 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện ngụ ngôn.
 2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu văn bản truyện Thầy bói xem voi.
 - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
 - Biết liên hệ với tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp.
 3. Thái độ:
 Gdhs biết cách nhìn nhận rõ vấn đề.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
giáo viên:
- Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài
- Tìm thêm tư liệu phục vụ cho bài dạy.
 2. học sinh: 
 - Soạn bài theo định hướng của sgk và sự hướng dẫn của giáo viên.
 - Sưu tầm một số truyện cười có nội dung tương tự.
C/ Các bước lên lớp
 1. Ổn định lớp học
 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
 ? Thế nào là truyện ngụ ngôn? Đựa vào các bức tranh sau hãy kể lại câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”. Nêu bài học rút ra từ truyện?
HĐ1: Gv giới thiệu vào bài
 MT: Tạo tâm thế định hướng sự chú ý của học sinh.
 PP: Thuyết trình.
 TG: 1 phút
 Khi tìm hiểu về một sự vật, sự viêc gì, chúng ta cần xem xét chúng một cách toàn diện, tránh phiến diện một bộ phận dẫn đến hiểu lầm và có khi mất mạng, bài học khuyên ta là gi? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ 2: Tìm hiểu chung về văn bản.
 MT: hs đọc, kể nội dung văn bản, tìm hiểu chú thích.
 PP: Đọc phân vai, kể diễn cảm.
 TG : 7 phút
I. Tìm hiểu chung:
 GV : hướng dẫn hs đọc phân vai -> hs đọc.
 GV hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích trong sgk/101.
? Thầy bói? Chuyện gẫu? đòn càn? Quạt thóc?
- Hs nghe – đọc
- Hs tìm hiểu chú thích
 1. Đọc-kể:
 2. Tìm hiểu chú thích:
?Văn bản có thể chia làm mấy phần? Em có nhận xét gì về bố cục đó ?
-Hstl: 
 3. Bố cục: 
Đ 1: từ đầu đến sờ đuôi.
Đ 2: tiếp đến chổi xể cùn.
Đ 3: còn lại.
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm chi tiết văn bản.
 MT:Giúp HS hiểu 
 - Cách xem voi của các thầy bói.
 - Thái độ mỗi thầy bói với ý kiến của các thầy bói khác. 
 PP: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, phân tích.
 TG: 18phút
II. Đọc- hiểu văn bản:
? Theo em truyện có mấy nhân vật? Các nhân vật này đều có chung đặc điểm gì?
- Hstl: Truyện có năm nhân vật, các nhân vật này đều bị mù cả hai mắt, và họ hoàn toàn chưa biết gì về con voi
1/ Cách các thầy xem voi:
- Đặc điểm chung: đều bị mù, chưa biết hình thù con voi.
? Các thầy nảy sinh ý định xem voi trong h/cảnh nào?
- Hstl: nhân buổi ế hàng, vui chuyện gẫu, có voi đi qua.
- Hoàn cảnh: ế hàng, chuyện gẫu, có voi đi qua.
? Cách các thầy xem voi có gì đặc biệt?
- Hstl : cách xem : dùng tay để xem voi, mỗi thầy sờ một bộ phận.
? Các thầy sờ vào những bộ phận nào của voi ?
GV : Con người có 5 giác quan, các thầy đã bị khiếm khuyết giác quan q/trọng nhất trong việc « xem » đó là thị giác. Cuối cùng, các thầy chỉ vận dụng có 1 g/quan để là việc đó là « xúc giác. Vậy là các thầy đã xem voi bằng cách là dùng tay để sơ. Thêm nữa con voi quá toneen tất cả những điều tất yếu đó dẫn đến việc mỗi thầy chỉ sờ vào một bộ phận của con voi.
-Hstl : sờ vòi, sờ ngà, sờ tai, sờ chân, sờ đuôi.
- Cách xem : mỗi thầy dùng tay sờ một bộ phận.
? Sau khi sờ voi, các thầy phán về voi như thế nào ?
-Hstl : con voi nó giống :
+ Tưởng con voi thế nào, nó sun sun như con đỉa
+ không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
+ Đâu có nó bè bè như cái quạt thóc
+ AI bảo ! Nó sừng sững như cái cột đình
+ Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi xể cùn.
2/ Các thầy phán về voi: 
?Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ? Tác dụng ?
GV : Sử dụng từ láy tượng hình, phép so sánh => sự vật trở nên cụ thể và sinh động hơn và có t/dụng tô đậm cái sai lầm về cách xem voi, phán về voi của các thầy bói.
-Hstl : 
+Sờ vòi : nó sun sun như con đỉa.
+Sờ ngà : nó chần chẫn như cái đòn càn.
+Sờ tai : bè bè như cái quạt thóc
+Sờ chân : sừng sững như cái cột đình.
+Sờ đuôi : tun tủn như cái chổi xể cùn.
- Phán về voi: như con đỉa , đòn càn, quạt thóc, cột đình, chổi xể cùn .
Câu hỏi thào luận : ?Tại sao năm thầy đã sờ tận tay vào con voi mà lại có ý kiến trái ngược nhau về nó. Họ đã đúng chỗ nào và sai ở chỗ nào ?
GV : 
-Hstl: + cả năm thầy đều đúng nhưng chỉ đúng với bộ phận cơ thể con voi. (Những hình ảnh miêu tả đầy ấn tượng với những so sánh chính xác).
+Sai lầm: chỉ sờ vào bộ phận của voi mà phán về con voi.
(Hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của năm thầy bói).
- Chỉ biết một bộ phận mà đánh giá tổng thể=> nhận xét chủ quan, phiến diện.
?Thái độ của các thầy ntn khi tả về voi? ?Thái độ đó được thể hiện qua lời nói nào ?
-Hstl : tưởng, hoá ra ; không phải ; đâu có ; ai bảo ; không đúng.
? Nhận xét kiểu câu ? Tác dụng ?
GV : ở đây, truyện có sử dụng biện pháp phóng đại để tô đậm cái sai lầm về lí sự cũng như thái độ của các thầy.ai cũng cho là mình đúng nhất, người sau phản bác ý kiến của người trước để kđ ý của mình k ai chịu ai.
-Hstl : sử dụng hàng loạt câu phủ định nhằm tăng kịch tính câu chuyện=> nhấn mạnh thái bảo thủ, chủ quan của các thầy bói.
- Lời nói thiếu khách quan: KĐ ý kiến của mình, phủ định ý kiến người khác.
? Từ nhận thức sai lầm dẫn đến hậu quả gì ?
Gv : đây là chi tiết khôi hài, gây cười trong truyện.
-Hstl : 
3. Hậu quả : 
 Xô xát, đánh nhau, toác đầu, chảy máu.
?Mượn sự việc này, nhân dân ta muốn khuyên răn điều gì ? 
-GV : cả năm thầy đều có cách xem voi phiến diện : dùng bộ phận để nói toàn thể, trong khi ở trường hợp này cái bộ phận không thể nói cho cái toàn thể. ở đây k chỉ mù về thể chất mà nói đến cái mù về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói.Truyện chế giễu luôn cả các thầy bói và nghề thầy bói một cách nhẹ nhàng, sâu sắc.
-Hstl : không nên chủ quan trong việc xem xét, đánh giá sự vật, sự việc mà cần phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, vừa nghe vừa kết hợp với phân tích, đánh giá, tổng hợp của riêng mình.
 HĐ 4: Tổng kết
 MT: Tìm hiểu nghệ thuật và ý nghĩa của câu chuyện.
 PP: nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.
 TG: 10 phút.
III. Tổng kết:
? Nêu nghệ thuật nổi bật của truyện?
- Hstl:
1. Nghệ thuật:
 Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc:
 - Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước kín đáo.
 - Lặp lại các sự việc.
 - Nghệ thuật phóng đại
?Bài học rút ra từ truyện là gì?
- Gv cho hs thảo luận nhóm.
- gvkl và ghi bảng: truyện là một màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện này để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào chưa tìm hiểu chưa thấu đáo thì k nên thể hiện q/điểm của mình vì k thể nào có đc nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (ht, s/vật, s/việc, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, thấu đáo, kĩ càng. Muốn k/luận đúng về s/vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đón mò mẫm thiếu thực tế,chỉ dẫn đến nhận thức lệch lạc, sai lầm mà thôi. Qua truyện, người xưa còn muốn p/phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này đc gói gọn trong câu thành ngữ : “Thầy bói xem voi”
- Đại diện nhóm trình bày: Sự vật, hiện tượng, rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu chỉ biết một mặt, một khía cạnh mà đã cho rằng đó là toàn bộ sự vật thì sẽ sai lầm. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét một cách toàn diện. phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó và phải phù hợp với hoàn cảnh.
2. Ý nghĩa văn bản:
 Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.
 GV: trong c/sống ta gặp rất nhiều trường hợp (đb ở những người trẻ tuổi) đánh giá về sự vật, h/tượng hay con người một cách sai lầm, phiến diện. Vd: l/đạo một cơ quan k đánh giá hết năng lực của n/viên để phân công công việc cho phù hợp gây thệt hai cho sản xuất, một bạn chỉ nhìn vào một sai lầm mà phủ nhận tất cả những mặt tốt còn lại,
Củng cố:
Câu 1: Truyện “TBXV” là truyện kể như thế nào?
A. Có tính chất gây cười.
B. Vừa gây cười vừa phê phán một thói quen xấu.
C. Đưa ra bài học về cách xem xét sự vật, hiện tượng.
D. Kể về một câu chuyện thường ngày
Hstl: Câu C
Câu 2: Tìm xem tình huống nào ứng với câu thành ngữ “ Thầy bói xem voi”
A.Cô ấy có mái tóc đẹp, bạn kết luận cô ấy đẹp.
B.Bạn An chỉ vi phạm một lần không soạn bài, lớp trưởng cho rằng bạn ấy học yếu.
C. Một lần em không vâng lời, mẹ trách em và buồn.
D. Bạn em hát không hay, cô giáo nói rằng bạn ấy không có năng khiếu về ca hát.
-Hstl: Tình huống A, B.
Câu 3: Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa truyện “Ếch ngồi đáy giếng” và “Thầy bói xem voi”
 HĐ5: Hướng dẫn về nhà (5phút)
 a) Bài vừa học: 
	- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm truyện theo đúng trình tự các sự việc.
	- Nêu ví dụ về trường hợp đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “ Thầy bói xem voi” và hậu quả của việc đánh giá sai lầm này.
	- Tìm câu ca dao nào chế giễu nghề thầy bói và những người mê xem bói.
 b) Bài sắp học: HDĐT “ LỢN CƯỚI, ÁO MỚI”/ SGK/ 126
************************************
**************************
Tuần : 10
Tiết : 38
Văn bản : HDĐT:	LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
	 (Truyện cười)	
Soạn : 09/11/2015
Dạy : 11/11/2015
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs hiểu
	1. Kiến thức:
	 - Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong Lợn cưới, áo mới.
	 - ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
	 - Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên.
	2. Kĩ năng:
	 - Đọc- hiểu văn bản truyện cười.
	 - Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.
	 - Kể lại câu chuyện.
	3. Thái độ:
 - GDHS tránh xa những thói xấu về việc thích khoe của .
 B / Chuẩn bị của thầy và trò:
	1. Giáo viên:
	 - Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài.
	 - Sưu tầm tranh ảnh ( nếu có), tư liệu phục vụ cho bài dạy.
	2. Học sinh:
	 - Soạn bài theo định hướng của sgk và sự hướng dẫn của cô giáo.
	 - Sưu tầm tranh ảnh, một số truyện cười có nội dung tương tự.
 C/ Các bước lên lớp
	1. Ổn định lớp học:
	2. Kiểm tra bài cũ: TG: 3 phút? Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của truyện “Thầy bói xem voi”? 
HĐ1: Giới thiệu bài mới 
 MT: Tạo tâm thế chú ý cho hs
 PP: Thuyết trình
 TG: 1 phút
 Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người. tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười, có tiếng cười vui hóm hỉnh để mua vui, có tiếng cười châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. hôm nay các em sẽ tìm hiểu truyện “Lợn cưới, áo mới”
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ2: Tìm hiểu chung
 MT: Nắm được khái niệm truyện cười, Hs đọc, kể nội dung văn bản
 PP: Đọc phân vai, kể diẽn cảm, thuyết trình, vấn đáp.
 TG: 8 phút
I/ Tìm hiểu chung :
 ? Em hiểu thế nào là truyện cười? 
-GV: hướng dẫn học sinh đọc phân vai
 ? Em hãy kể lại nội dung câu chuyện?
- GV hướng dẫn Hs tìm hiểu chú thích.
- HS dựa vào chú thích sgk/ 124
- HS nghe -> đọc.
- HS kể chuyện, hs nhận xét bổ sung.
- HS tìm hiểu chú thích.
 1. Khái niệm truyện cười:
 Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong XH.
 2. Đọc, kể:
 HĐ3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết về văn bản
 MT: Giúp hs 
 - Biết được các nhân vật trong truyện.
 - Biết thói khoe của của các nhân vật biểu hiện qua hành vi, lời nói.
 PP: Nêu vấn đề, thuyết trình, phân tích nhân vật, thảo luận nhóm.
 TG:15 phút
II. Đọc-hiểu văn bản:
- GV hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung truyện treo biển.
- Văn bản là một truyện cười dân gian. Theo em truyện cười việc gì?
- HS tìm hiểu theo hướng dẫn của gv.
- Hstl: Truyện cười việc khoe của .
 1. Nhân vật chính trong truyện:
? em hiểu như thế nào là tính khoe của?Tính này theo em tốt hay xấu?
 GV: Đây là thói xấu, thường thấy ở người giàu, nhất là ở những người mới giàu, thích học đòi. Thói xấu này hay biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, cách nói năng, giao tiếp.
- HS : là thói thích tỏ ra cho người ta biết là mình giàu. Đây là một thói xấu.
? Những ai trong truyện này có tính khoe của?
- Hstl: anh có cái áo mới và anh có con lợn cưới.
 Có hai nhân vật: người khoe áo, kẻ khoe lợn: cả hai nhân vật đều lố bịch khoe của, thích học đòi.
? Anh thứ nhất có gì để khoe? 
? Anh thứ hai khoe gì? Theo em, những thứ đó đáng để khoe thiên hạ không? Vì sao?
- Hstl: một cái áo mới may.
- Hstl: một con lợn cưới.
- Hstl: Không đáng khoe, vì rất bình thường?
2. Nhân vật lố bịch và thể hiện thái độ của tác giả dân gian:
? Hai anh đã đem những cái rất bình thường để khoe mình có của. Điều đó có đáng cười không?
- Hstl: Đáng cười vì lố bịch
? Qua sự việc này tác giả dân gian muốn chế giễu, mỉa mai tính gì?
- Hstl: 
- Phê phán, mỉa mai thói khoe của của một số người:
? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nào? Lẽ ra anh phải hỏi thế nào?Gv cho hs thảo luận
- Gv nhận xét và kết luận: Anh khoe của khi nhà đang cóviệc lớn(đám cưới) và chính anh ta là nhân vật chính, lẽ ra anh chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn nào chạy chạy qua đây không?”
- Hs đại diện nhóm trình bày
? Như vậy, trong câu nói của anh có lợn bị thừa ra chữ nào?
- Hstl: Thừa chữ “cưới” , “của tôi”
? Vì sao anh có lợn cố tình hỏi thừa như vây?
- Hstl: Mục đích là khoe lợn chứ không phải tìm lợn; Khoe lợn là khoe đám cưới, tức là muốn khoe của nhà mình.
? Anh áo mới thích khoe của đến mức độ nào? Cái cảnh đợi để khoe áo ấy đáng cười ở chỗ nào?
- Hstl-Gvkl: anh ta đứng từ sáng đến chiều, ra vẻ bực tức vì chả thấy ai hỏi, ai khen cả. Đến khi trả lời người hỏi anh lại còn giơ cả vạt áo ra để khoe. 
? Điệu bộ và lời nói của anh ta có gì khác thường ?
- Hstl: Điệu bộ: “ giơ vạt áo ra”; lời nói: “từ lúc tôi mặc cái áo mới này”
? Lẽ ra anh có áo mới phải trả lời anh có lựơn cưới như thế nào?
- Hstl: “ Không, tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây”
? Vậy cách khoe của của hai anh khoe của được biểu hiện qua những hành vi và lời nói như thế nào?
Gvkl và ghi bảng:
- Hstl: 
 + Biểu hiện qua hành vi: tất tưởi đi khoe lợn cưới; mặc áo mới đứng hóng ở cửa, đợi người khoe áo mới, giơ vạt áo.
 + Biểu hiện qua lời nói: anh khoe lợn hỏi thăm để tìm lợn cưới; anh có áo mới cố tình ghép vào câu trả lời về lợn sổng để khoe áo đang mặc.
* Trong hai cách khoe trên, em thấy cách khoe nào lố bịch hơn, đáng cười hơn?
Gv giảng: Cách khoe của anh áo mới thật buồn cười bởi nó hoàn toàn trái với bình thường. Trong đời, người ta có khoe mình một chút cũng chẳng sao. Nhưng vấn đề là anh chàng này thích khoe đến mức bất bình thường. Cái anh ta khoe nào có to tát gì (áo mới), Cách khoe thật kì lạ: đứng hóng ở cửa chờ người khe. Th/gian chờ: mãi từ sang đến chiều. Thật là 1 sự kiên trì hiếm có
- Hstl: Cách khoe của anh áo mới lố bịch hơn, đáng cười hơn vì anh ta đã dồn tâm sức vào một việc chẳng ra gì.
HĐ4: Tổng kết
MT: Tìm hiểu nghệ thuật, ý nghĩa của truyện
PP: Nêu vấn đề, thuyết trình.
 Tg: 8 phút
III. Tổng kết:
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật gây cười của truyện? tình huống truyện như thế nào?
- Hstl: -Tạo tình huống gây cười,cách miêu tả rất lố bịch hành động khoe của của hai nhân vật.Nghệ thuật phóng đại
 1.Nghệ thuật:
 - Tạo tình huống gây cười.
 - Miêu tả hành động, điệu bộ, ngôn ngữ khoe của của hai nhân vật rất lố bịch.
 - Sử dung biện pháp nghệ thuật phóng đại
? Qua câu truyện này em rút ra được bài học gì cho bản thân? Nêu ý nghĩa của truyện?
- Hstl: Truyện chế giễu phê phán những người có tính hay khoe của một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
 2.Ý nghĩa văn bản:
 Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.
HĐ5: Củng cố
MT: Khái quát, khắc sâu kiến thức vừa học.
PP: Nêu vấn đề, thuyết trình.
TG: 5 phút
? Kể diễn cảm câu chuyện? Nêu ý nghĩa câu chuyện
- Hs kể diễn cảm câu chuyện.
Củng cố:
Câu 1: Dòng nào thể hiện đúng nhất của truyện “ Lợn cưới, áo mới”
A. Phê phán kẻ thích khen.
B. Đả kích kẻ k biết làm chủ bản thân.
C. Phê phán mấy anh nhà giàu hợm của.
D. Phê phán kẻ thích khoe của.
- Hstl: câu D
Câu 2: Tiếng cười trong truyện “ Lợn cưới, áo mới”nhằm vào loại người nào?
A. Người giàu có hợm của.
B. Người mới giàu thích khen.
C. Người thích khoe khoang, phô bày.
D. Người nghèo mà lại muốn tỏ ra mình giàu.
- Hstl: câu C
Câu 3: hãy kể câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà có nội dung như truyện “ Lợn cưới, áo mới”
HĐ6: Hướng dẫn tự học (5phút)
 a)Bài vừa học:
	Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.
 b)Bài sắp học: CỤM DANH TỪ/ SGK/ 116
- Cụm danh từ là gì? 
 - Cụm danh từ cấu tạo như thế nào?
**********************************
*************************
Tuần 10
Tiết : 39
 Tiếng Việt: CỤM DANH TỪ 
Soạn: 09/11/2015
Dạy : 11/11/2015
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
	1. Kiến thức:
 	 - Nghĩa của cụm danh từ.
 - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
	 - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
	 - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau.
 2. Kĩ năng:
 Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
	* Thầy soạn bài theo chuẩn kiến thức kĩ năng .
	* Trò soạn bài theo định hướng của giáo viên và sgk/ 116
C/ Các bước lên lớp
	1. Ổn định lớp học:
	2. Kiểm tra bài cũ:(4phút) Vẽ sơ đồ cấu tạo của danh từ? Em hãy nêu những nét khác biệt của danh từ chung và danh từ riêng? Cho ví dụ?
HĐ1: Gíơi thiệu bài mới
 MT: Tạo tâm thế định hướng chú ý cho hs
 PP: Thuyết trình
 TG: 1 phút 	
 Trong câu, danh từ thường kết hợp với từ chỉ số lượng phía trước và một số từ ngữ khác ở phía sau để tạo thành cụm danh từ . Vậy cụm danh từ có những đặc điểm gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về cụm danh từ .
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
 MT: Giúp hs nắm:
 - Khái niệm cụm danh từ.
 - Cấu tạo của cụm danh từ.
 PP: V/đáp, p/ tích mẫu ngôn ngữ, hình thức quy nạp, kĩ thuật động não.
 TG: 20 phút 	
I. Tìm hiểu chung:
B1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu đặc điểm cụm danh từ
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk/116
? Các từ in đậm bổ nghĩa cho những từ nào?
- Hs đọc ví dụ sgk/116
- Hstl: Các từ in đậm bổ nghĩa cho các từ: ngày, vợ chồng, túp lều.
1. Đặc điểm của cụm danh từ:
? Các từ đó thuộc loại từ nào?
- Hstl: đều là danh từ.
GV: Tổ hợp từ bao gồm danh từ và các từ ngữ bổ sung ý nghĩa cho nó được gọi là cụm danh từ.
? Vậy thế nào là cụm danh từ?
Gvkl và ghi bảng:
- Hstl: 
 - Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
 So sánh cách nói trong ví dụ sgk/ 117. ? Em hãy rút ra nhận xét về nghĩa của cụm từ so với nghĩa của cụm danh từ?
Gvkl và ghi bảng:
- Hstl:Nghĩa của cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn nghĩa của danh từ. Khi số lượng của phụ ngữ đi kèm với danh từ càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm danh từ đó càng đầy đủ hơn.
 - Đặc điểm ngữ nghĩa của cụm danh từ: nghĩa của cụm danh từ đầy đủ hơn nghĩa của danh từ.
? Em hãy tìm một DT và phát triển thành cụm DT, đặt câu với cụm DT đó? Nhận xét về vai trò ngữ pháp của cụm DT? Gvkl:
- Hstl: Cô giáo -> cô giáo ấy.
Đặt câu: Cô giáo ấy dạy rất hay.
 - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ trong câu giống như DT.
B2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về cấu tạo của cụm DT.
- Hs tìm hiểu theo hướng dẫn của gv.
2. Cấu tạo của cụm danh từ:
- Gv gọi hs đọc ví dụ trong sgk/117
? Em hãy xác định cụm danh từ trong ví dụ?
- Hs đọc ví dụ sgk/ 117.
- Hstl: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
? Em hãy liệt kê các từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau của danh từ. Và sắp xếp chúng thành loại?
- Hstl: Phụ ngữ đứng trước có hai loại ( cả: chỉ số lượng ước chừng; ba, chín: chỉ số lượng chính xác).
 Phụ ngữ đứng sau có hai loại ( ấy: chỉ vị trí để phân biệt; đực, nếp, sau: chỉ đặc điểm).
- Gv kẻ mô hình cụm danh từ lên bảng và cho hs lên thực hiện theo yêu cầu.
GV lưu ý hs: phần trung tâm của cụm danh từ là một từ ghép sẽ tạo thành trung tâm 1 và trung tâm 2. Phần trung tâm 1 chỉ đơn vị tính toán, chỉ chủng loại khái quát; phần trung tâm 2 chỉ đối tượng cụ thể.
? Vậy cụm DT thường có cấu tạo như thế nào?
 Gvkl và ghi bảng:
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
làng
ấy
ba
thúng
gạo
nếp
ba
con
trâu
đực
ba
con
trâu
ấy
chín
con
năm
sau
cả
làng
 - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ gồm 3 phần:
 + Phần trước: bổ sung cho DT các ý nghĩa về số và lượng 
( thường là số từ, lượng từ).
 + Phần trung tâm: luôn là DT.
 + Phần sau: nêu lên đặc điểm của sự vật mà DT biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian hay thời gian (có thể là DT, ĐT, TT, chỉ từ)
? Nhìn vào cụm DT và cho biết trong cụm DT phần nào không thể vắng mặt? Gvkl và ghi bảng
- Hstl: 
* Lưu ý: Cấu tạo

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN_6_TUAN_9_10.doc