Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Thạch Khoán

A. Mục tiêu cần đạt.

- Hiểu thế nào là truyền thuyết.

- Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên với những chi tiết tưởng tượng kì ảo

- HS kể tóm tắt được câu chuyện

- GDHS thái độ yêu quý người dân Việt

1. Kiến thức.

- Định nghĩa truyền thuyết

- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện như nguồn gốc Lạc Long Quân và Âu Cơ, sự sinh nở của Âu Cơ.

2. Kỹ năng.

- Giải thích nguồn gốc của dân tộc ta .

- Tóm tắt được văn bản

- Kể diễn cảm được truyện

 

doc 367 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1496Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Trường THCS Thạch Khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể kết hợp được: vàng
- Bé, oai, nhạt. héo ... là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.
- Vàng: là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối.
3. Kết luận.
 Ghi nhớ SGk - Tr 154.
III. Cụm tính từ.
1. Ngữ liệu.
 Sgk - T155
2. Nhận xét.	
T1
T2
T1
T2
S1
S2
vốn đã
rất
yên tĩnh
nhỏ
sáng
lại
vằng vặc
ở trên không
- Phụ ngữ đứng trước chỉ mức độ, thời gian, sự tiếp diễn.
- Phụ ngữ đứng sau: chỉ vị trí, so sánh, mức độ
3. Kết luận.
 * Ghi nhớ: 
 SGK - tr 155.
IV. Luyện tập.
1. Bài 1-T155: Tìm cụm TT
- Sun sun như con đĩa
- Chần chẫn như caí đòn càn
- Bè bè như cái quạt thóc
- Sừng sững như cái cột đình
- Tun tủn như cái chổi sể cùn
- Các cụm TT này đều có cấu tạo 2 phần: phần trung tâm và phần sau.
2. Bài 2-T156: 
- Các TT đều là từ láy có tác dụng gợi hình ảnh.
- Hình ảnh mà các từ láy ấy tạo ra đều là các sự vật tầm thường, thiếu sự lớn lao, khoáng đạt, không giúp cho việc nhận thức một sự vật to lớn, mới mẻ như con voi.
- Đặc điểm chung của 5 ông thầy bói: nhận thức hạn hẹp, chủ quan
3. Bài 3-T156: 
- ĐT "gợn": Gợi cảnh thanh bình yên ả.
- ĐT "nổi": cho thấy sóng biển rất mạnh.
- Những tính từ là từ láy đi kèm với ĐT càng làm tăng sự mạnh mẽ, đáng sợ tới mức kinh hoàng. Đây là những tính từ tăng tiến diễn tả mức độ mạnh mẽ, thể hiện sự thay đổi thái độ của biển cả (bất bình. giận dữ) trước sự tham lam, bội bạc của mụ vợ. báo trước thế nào mụ cũng bị trả giá.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 - Khái quát bài học.
	- Nhận xét giờ. 
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
_________________________________________
Ngày soạn: 26/11/2014
Giảng: 
	TIẾT 64: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh thấy được những tồn tại của bài viết số 3. Học sinh biết khắc phục những tồn tại đó.
- Củng cố phương pháp kể chuyện (kể người, kể việc) tạo cơ sở để học sinh chuẩn bị viết bài tưởng tượng.
1. Kiến thức.
	- Văn tự sự, kể chuyện đời thường.
2. Kỹ năng.
- Luyện kỹ năng chữa bài viết của bản thân và tham khảo bài viết của bạn. 
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk, bài viết đã chấm.
C. Tiến trình lên lớp.
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 6B - 	
2. Kiểm tra.
	Không kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
	* Hoạt động 2: Nội dung.
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung kiến thức
Đọc lại đề bài, bài viết số 1.
Kiểu đề thuộc thể loại nào?
 Nội dung của đề yêu cầu?
Nhận xét ưu điểm, khuyết điểm qua bài viết của học sinh.
Trả bài cho học sinh nhận được cụ thể kết quả về điểm.
I. Đề bài.
 Kể về những đổi mới ở quê em( có điện, có đường, có trường mới, cây trồng...)
II. Phân tích đề, lập dàn ý.
1. Phân tích đề. 
- Dạng đề: Văn tự sự kể chuyện đời thường.
- Phần trọng tâm: Những đổi mới ở quê em:
+ Những đổi mới thể hiện ở: Điện, đường, trường học, trạm xá, đời sống của người dân....
+ Làm nổi bật sự đổi mới thông qua việc so sánh với thời điểm chưa đổi mới.
2. Lập dàn ý.
a. Mở bài.
Giới thiệu về thầy, cô mà mình quý mến.
b. Thân bài.
Trình bày để người đọc thấy được lí do mà mình quý mến thầy cô đó, thông qua cách kể, giới thiệu về hình dáng, tính cách, cử chỉ, hành động, công tác...
+ Đức tính.
+ Lòng nhiệt tình với học trò, nghề nghiệp.
+ Cử chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm tới học sinh, với đồng nghiệp.
+ Những kỉ niệm ( sự quan tâm) của thầy cô đối với chính mình.
+ Tình cảm của mình đối với thầy cô đó: Thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên trong học tập.
c. Kết bài.
Khái quát cảm xúc của bản thân về người thầy, cô.
III. Nhận xét. 
1. Ưu điểm.
- Một số em hiểu đề, khi viết bài đi đúng vào trọng tâm của bài viết, lựa chọn được những đối tượng, những khía cạnh hợp lí để làm nổi bật vấn đề.
- Một số bài viết bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ, ít mắc lỗi chính tả hoặc ngữ pháp: Tĩnh, Thùy Linh.
- Bài văn mạch lạc, lưu loát, biết lồng cảm nghĩ, ước mơ của bản thân trước quang cảnh quê hương mình đổi mới.
2. Nhược điểm.
- Một số bài viết trình bày các ý lộn xộn, lủng củng, mạch văn và diễn đạt không rõ ràng, chưa làm nổi bật trọng tâm vấn đề.
- Chữ viết xấu, chưa thành tự, chưa định hình được cách viết văn. Có em còn viết hoa tùy tiện (Trọng), tẩy xóa bài lem nhem:Thương, Mạnh, Trọng, Linh, 
- Trình bày bẩn, sai nhiều lỗi chính tả: Ngọc, Hải.
- Một số em viết sơ sài, chưa có bố cục rõ ràng, bài viết bỏ dở : Hải, Phùng Hương.
IV. Trả bài, chữa lỗi.
- Trả bài cho học sinh, yêu cầu học sinh kiểm tra về lỗi chính tả và ngữ pháp sau đó sửa vào bài.
- Gọi điểm vào sổ nếu học sinh không có thắc mắc. 
* Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà.
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết trả bài.
- Kiểm tra lại việc sửa lỗi của Hs.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Viết lại bài ở nhà.
+ Viết lại những đoạn đã mắc lỗi trong bài viết.
	+ Xem lại phần kể chuyện tưởng tượng.
 + Chuẩn bị tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
	_________________________________________
	Ngày 01 tháng 12 năm 2014
 Tổ chuyên môn ký duyệt tuần 16
Nguyễn Thị Kim Yến
___________________________________________________________________
Ngày soạn: 03/12/2014
Giảng:
Tuần 17
TIẾT 65: THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
___Truyện trung đại Việt Nam - Hồ Nguyên Trừng___
A. Mục tiêu cần đạt.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện.
- Hiểu thêm cách viết truyện trung đại.
1. Kiến thức.
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2. Kỹ năng.
- Đọc - hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị Thái y lệnh trong truyện.
- Kể lại được truyện.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích. 
C. Tiến trình lên lớp.
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: - 6B 
2. Kiểm tra.
Từ truyện "Mẹ hiền dạy con", em rút ra điều gì về cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử?
3. Bài mới.
	Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức nhất do đó cũng được tôn vinh nhất là nghề dạy học và nghề làm thuốc. Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” của Hồ Nguyên Trừng nói về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghể nghiệp nhưng quan trọng hơn là giàu tấm lòng nhân đức
	* Hoạt động 2: Đọc, hiểu văn bản	
Hoạt động của thầy & trò.
Nội dung cần đạt
- GV gọi hs đọc bài.
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Giải thích chú thích 9,10,16,17
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
 ( Thứ nhất) 
Kể theo thứ tự nào?
 ( Trình tự diễn biến sự việc)
- Bố cục của truyện?
Nhân vật chính trong truyện là nhân vật nào?
- Qua phần giới thiệu, em biết gì về ông?
 Việc lương y họ Phạm được vua Trần Anh Vương phong chức quan thái y lệnh chứng tỏ ông là người thầy thuốc như thế nào?
- Vì sao lương y họ Phạm lại được người đương thời trọng vọng.
- Theo em, tình huống đặc biệt xảy ra với vị lương y họ Phạm là gì?
- Em có nhận xét gì về tình huống đó?
- Đứng trước tình huống đó thì lương y họ Phạm có cách giải quyết ra sao?
- Điều gì được thể hiện qua lời đối đáp của ông với qua Trung sứ?
 GV: Câu trả lời chứng tỏ nhân cách và bản lĩnh đáng khâm phục của ông: quyền uy không thắng nổi y đức; tính mệnh của người bệnh quan trọng hơn bản thân; sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử
- Thái độ của vua Trần Anh Vương trước cách xử sự của thái y?
- Qua đó, em thấy nhà vua là người như thế nào?
- Kết thúc truyện, người viết muốn nói với chúng ta điều gì?
 * Hoạt động 3: Luyện tập
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Đọc, kể:
2. Chú thích:
- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374-1446)
- "Nam ông mông lục" là tập truyện kí viết bằng chữ Hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung Quốc sau khi bị bắt.
- Giải thích từ khó
3. Thể loại và bố cục: 
- Thể loại: Truyện trung đại Việt Nam 
Bố cục: 3 phần
- Mở truyện: từ đầu đến trọng vọng
- Thân truyện: tiếp đến mong mỏi
- Kết truyện: đoạn còn lại.
II. Đọc, tìm hiểu nội dung văn bản.
1. Mở truyện:
- Cụ tổ bên ngoại của Trừng
- Họ: phạm
- Tên: Bân
- Chức vụ: Thái y lệnh
Þ Tài giỏi, 
- Có tấm lòng yêu thương người bệnh.
2. Thân truyện:
- Tình huống: Giữa cứu người dân lâm trọng bệnh với phận làm tôi.
Þ Đây là tình huống thử thách gay go đối với y đức.
- Phạm thái y: không chần chừ, quyết ngay một đường: "Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống...vương phủ."
Þ Coi trọng tính mạng của người bệnh hơn cả tính mạng của mình.
- Không chịu khất phục quyền uy.
- Vua Trần Anh Vương:
+ Lúc đầu tức giận
+ Sau ca ngợi
Þ Một vị vua anh minh
3. Kết truyện:
Hạnh phúc lâu dài chân chính của gia đình vị lương y.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật.
Ghi chép chuyện thật, xoáy vào tình huống gay cấn.
2. Nội dung.
Ca ngợi phẩm chất của thái y họ Phạm.
* Ghi nhớ:
 SGK- Tr 165
IV. Luyện tập.
1. Đọc lời thề của Hi pô cơ rát, so sánh nội dung được ghi trong lời thề ấy với nội dung y đức được thể hiện ở nhân vật Thái y lệnh.
2. Bài tập 2: SGK
3. Bài tập 3: Kể lại truyện theo ngôi kể thứ nhất. của Thái Y lệnh.
	* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 - Khái quát bài học.
	- Nhận xét giờ. 
5. Hướng dẫn về nhà:
 -	Học bài.
 - Kể tóm tắt được truyện.
 	- Nắm được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
	____________________________________
Ngày soạn: 03/12/2014
Giảng:	
	TIẾT 66: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. Mục tiêu cần đạt.
- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng việt.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp.
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức về cấu tạo của tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.
2. Kỹ năng.
- Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn: chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn.
- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
 - Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích. 
C. Tiến trình lên lớp.
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: - 6B
2. Kiểm tra.
Vẽ mô hình cụm TT? Đặt câu với cụm tính từ đó?
3. Bài mới.
	* Hoạt động 2: Nội dung
Hoạt động của thầy & trò.
Nội dung cần đạt
Gv hướng dẫn học sinh vẽ mô hình cấu tạo từ Tiếng Việt .
 Giúp học sinh hệ thống kiến thức bằng cách lần lượt trình bày khái niệm từ và nêu ví dụ. 
Gv tổ chức cho học sinh ôn tập bằng việc kiểm tra miệng, đàm thoại:
 Kể tên các từ loại, cụm từ loại đã học ?
 Nêu khái niệm từ loại, cụm từ, cho ví dụ ?
 Phân loại từ và cấu tạo cụm từ ?
 ?Mô hình cấu tạo từ, vai trò của các bộ phận trong mô hình cụm từ ?
* Hoạt động 3: Luyện tập
Phần I: Lý thuyết.
 I. Cấu tạo từ và nghĩa từ Tiếng việt .
1. Cấu tạo từ . 
- Từ đơn.
-Từ phức: + Từ ghép.
 + Từ láy.
2. Phân loại từ theo nguồn gốc .
- Từ thuần Việt.
-Từ mượn: + Tiếng Hán.
 + Ngôn ngữ khác.
II. Từ loại và cụm từ.
1. Danh từvà cụm danh từ.
a. Danh từ
 - Danh từchỉ đơn vị
 +Danh từchỉ đơn vị quy ước.
 + Danh từchỉ đv ước chừng.
 + Danh từchỉ đv chính xác.
- Danh từchỉ đơn vị tự nhiên.
Danh từchỉ sự vật.
 + Danh từchung
 + Danh từriêng
Cụm danh từ
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
Lượng từ
Số từ
Danh từchỉ đơn vị
Danh từchỉ sự vật
Tính từ
chỉ từ
2. Động từ và cụm động từ.
+ Động từ tình thái: Dám, toan, định
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái: đi. học, làm
* Cụm động từ:
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
Quan hệ thời gian
Sự tiếp diễn tương tự
Sự khẳng định hay pđịnh
 Động từ.
Chỉ địa điểm, hướng, thời gian, nguyên nhân, kết quả, mục đích, phương tiện
3. Tính từ và cụm tính từ .
+ TT chỉ đặc điểm tương đối.
+ TT chỉ đặc điểm tuyệt đối.
Phụ trước
Trung tâm
Phụ sau
Quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự
 Tính từ 
Chỉ đặc điểm, quan hệ so sánh
4. Số từ, lượng từ, chỉ từ.
* Số từ: - Số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự .
* Lượng từ : - Chỉ lượng ít hay nhiều .
* Chỉ từ : - Xác định vị trí sv trong không gian và xác định vị trí sv trong thời gian.
II : Bài tập.
Bài 1. Cho các từ mang nghĩa gốc sau: Chân, mặt, quả, mắt, tay, lá. Hãy tìm các từ chuyển nghĩa từ các từ trên.
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
Chân
Chân trơi, chân tường, chân núi
Mặt
Mặ biển, mặt trời, mặt bàn...
Quả
Quả tim, quả núi... 
Mắt
Mắt bão, mắt na, mắt cây....
Tay
Tay tre, tay vịn cầu thang....
Lá
Lá phổi, lá gan, lá lách...
Đầu
Đầu súng, đầu giường, đầu máy....
Mũi
Mũi dao, mũi kiếm, mũi tàu, mũi đất......
Bài 2. Trong hai trường hợp sau, trường hợp nào có thể điền danh từ tự nhiên vào chỗ trống? Tại sao?
a) Em rất quý mèo nhà em.
b) Tự bao giờ đến giờ. Mèo cứ xơi chuột mãi nên chuột mới đẻ ra là đã sợ mèo rồi.
Þ a có thể điền loại từ.
 B không hàm chỉ số lượng nên không có danh từ đơn vị.
Bài 3. Phát triển các từ sau thành cụm từ và đặt câu: bàn, bảng, phấn, hoa, đẹp, sạch sẽ, đọc, viết, suy nghĩ.
VD: Tôi rất thích viết .
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 - Khái quát bài học.
	- Nhận xét giờ. 
5. Hướng dẫn về nhà:
Hoàn thiện bài tập.
Ôn tập chuẩn bị thi học kì I
	________________________________________
Ngày soạn: 03/12/2014
Giảng:
TIẾT 67+ 68: KIỂM TRA HỌC KỲ I
A. Mục tiêu cần đạt.
- Qua giờ kiểm tra hệ thống hoá được kiến thức đã học về Tiếng Việt tập làm văn, văn học.
- Đánh giá được khả năng nhận thức, ghi nhớ bài học của mỗi học sinh.
- Rèn ý thức tự giá, nghiêm túc làm bài cũng như kỹ năng làm bài tổng hợp.
B. Đề bài và điểm số.
	THIẾT KẾ MA TRẬN
Phạm vi kiến thức
Các mức độ cần đạt
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Văn bản
Số câu: 3
Số điểm: 0,75 Tỷ lệ: 7,5%
Số câu: 3
Số điểm: 0,75
Tỷ lệ: 7,5%
Số câu: 6
Số điểm:1,5
Tỷ lệ: 15%
Tiếng Việt
Số câu: 3
Số điểm: 0,75 Tỷ lệ: 7,5%
Số câu: 2
Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 6
Số điểm:3,25
Tỷ lệ: 32,5%
Tập làm văn
Số câu: 1
Số điểm: 0,25
Tỷ lệ: 2,5%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu: 2
Số điểm:5,25
Tỷ lệ: 52,5%
Tổng cộng
Số câu: 6
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu : 6
Số điểm: 1,5
Tỷ lệ: 15%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỷ lệ: 50%
Số câu :14
Số điểm: 10
Tỷ lệ:100%
I. Đề bài.
Phần trắc nghiệm(3điểm)
Câu 1: Đặc điểm chủ yếu của truyền thuyết để phân biệt với thần thoại là:
A. Nhân vật là thần thánh hoặc là người.
B. Nhân vật và hành động của nhân vật không có màu sắc thần thánh.
C. Gắn liền với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
D. Truyện không có yếu tố hoang đường, kì ảo.
Câu 2. Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” thuộc thể loại:
 	A. Truyền thuyết B. Cổ tích.
 	C. Ngụ ngôn. D. Truyện cười.
Câu 3. Chủ đề của truyện “Thạch Sanh” là:
 	 A. Đấu tranh xã hội. B. Đấu tranh chống xâm lược.
 	 C. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên. D. Đấu tranh chống cái ác.
Câu 4: Mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” là:
 	 	 A. Gây cười. 
 B. Khẳng định sức mạnh của con người 
 	 	 C. Phê phán những kẻ ngu dốt. 
 D. Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian.
Câu 5: Nối nội dung cột A với nội dung cột B sao cho phù hợp.
A
B
Nối
1. Con Rồng, cháu Tiên
A. Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy
1 - 
2. Bánh chưng, bánh giầy
B. Ngợi ca người anh hùng làng Gióng
2 - 
3. Sơn Tinh, Thủy Tinh
C. Giải thích suy tôn nguồn gốc giống nòi
3 -
4. Thánh Gióng
D. Giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
4 -
5. Sự tích Hồ Gươm
5 -
Câu 6: Truyện: “Treo biển” phê phán:
	A. Người có tính tham lam. B. Những kẻ hay khoe khoang.
	C. Người thiếu chủ kiến khi làm việc. D. Những kẻ cơ hội, kiêu kăng
Câu 7: Hãy xác định xem dòng nào sau đây chỉ gồm toàn các từ láy?
A. Lom khom, vội vàng, khúc khích, tất tưởi, đi đứng.
B. Lom khom, sung sướng, khanh khách, lung linh.
C. Tươi tốt, lom khom, đẹp đẽ, tướng tá, đi lại.
D. Hoàng hôn, hậm hực, mềm mỏng, léo nhéo, lừ đừ.
Câu 8: Các từ dưới đây từ mượn là:
	A. Bầu trời	B. Gia chủ	
C. Nghỉ phép 	D. Cánh đồng
Câu 9: Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể là:
	A. Mỗi 	B. Từng
	C. Cả	D. Các
Câu 10: Các từ “ kia , ấy, đó, nọ” là những:
	A. Chỉ từ	B. Động từ	 
C. Danh từ	 D.Tính từ
Câu 11: Tính từ là: 
	A. Là những từ chỉ trạng thái, hành động của sự vật
	B. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
	C. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động trạng thái
	D. Là những từ đi kèm với danh từ để chỉ về số lượng
Câu 12: Điều không đúng đối với thể văn tự sự:
	A. Văn tự sự có nhân vật chính, nhân vật phụ.
	B. Văn tự sự phải kể những chuyện chính xác, khoa học, có thật.
	C. Văn tự sự có thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết thúc.
	D. Văn tự sự có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Phần tự luận(7điểm)
Câu 1 (2 điểm).
	Lần lượt gạch chân dưới :
	A. Cụm động từ: Bạn Nam đang chạy thể dục. 
	 B. Cụm danh từ: Quê em có một cánh đồng lúa chín vàng tươi.
	 C. Cụm tính từ: Sọ Dừa cũng thông minh khác thường. 
 D. Số từ: Trường em có một trăm bảy mươi chín học sinh.
Câu 2(5 điểm)
	 Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
II. Điểm số.
Thang điểm 10.
C. Đáp án chi tiết và điểm từng phần.
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
Phần trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
C
B
D
D
1- C, 2-A
4 -B, 5- D 
C
B
B
C
A
C
B
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Phần tự luận
Câu 1
 Lần lượt gạch chân dưới :
A. Cụm động từ: Bạn Nam đang chạy thể dục. 
 B. Cụm danh từ: Trước mắt em là một cánh đồng lúa chín vàng tươi.
C. Cụm tính từ: Sọ Dừa cũng thông minh khác thường. 
D. Số từ: Trường em có một trăm bảy mươi chín học sinh.
Gạch chân đúng :
A. Bạn Nam đang chạy thể dục.
B. Quê em có một cánh đồng lúa chín vàng tươi.
C. Sọ Dừa cũng thông minh khác thường. 
D. Trường em có một trăm bảy mươi chín học sinh.
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
 Kể chuyện 10 năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.
 Më bµi: 
- 10 năm nữa là năm nào? lúc đó em bao nhiêu tuổi? Đang đi học hay đi làm? 
- Em về thăm trường dịp nào? 
 Thân bài: 
- Tâm trạng trước khi về thăm.
- Cảnh trường, lớp sau 10 năm có gì đổi thay: Cảnh lớp học, sân tập, vườn chơi.
- Gặp gỡ các thầy cô giáo cũ, mới; bác bảo vệ, cô văn thư như thế nào
- Gặp lại bạn cũ, kỉ niệm bạn bè và hỏi thăm cuộc sống hiện nay.
 Kết bài: 
- Phút chia tay lưu luyến.
- Ấn tượng sâu đậm về lần thăm trường: Cảm động, yêu thương, tự hào.
Yêu cầu:
 - Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.
 - Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần.
- Đảm bảo nội dung, lời kể sinh động, hấp dẫn.
0,5 đ
4 đ
0,5 đ
D. Tiến hành kiểm tra.
1. Tổ chức:
	Sĩ số: 6B
2. Kiểm tra
 	 	Sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới:
- GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra và giao đề cho học sinh.
- Hs làm bài dưới sự bao quát của giáo viên.
	- Gv cho các em hs thu bài.
 	- Nhận xét giờ viết bài của H/s
E. Hướng dẫn về nhà.
- Nhận xét ý thức làm bài của học sinh.
- Chuẩn bị tiết: Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện. 
______________________________________
	 Ngày 10 tháng 12 năm 2014
Tổ chuyên môn ký duyệt đầu tuần 17
Nguyễn Thị Kim Yến
___________________________________________________________________
Ngày soạn: 10/12/2014
Giảng:
Tuần 18 + 19
TIẾT 69: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN
 THI KỂ CHUYỆN
A. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh biết kể lại một câu chuyện.
- Rèn kỹ năng diễn đạt.
- Lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động ngữ văn. Giáo dục cho học sinh 
lòng yêu thích văn chương, yêu Tiếng Việt, tập sáng tác văn thơ.
1. Kiến thức.
- Văn học dân gian đã học trong chương trình..
2. Kỹ năng.
- Kể chuyện.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Kể chuyện. 
C. Tiến trình lên lớp.
	* Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Sĩ số: - 6B 
2. Kiểm tra.
Kể tên các truyện dân gian đã học theo thể loại?
3. Bài mới.
	* Hoạt động 2: Nội dung
Hoạt động của thầy & trò.
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 3: Luyện tập
Kể một câu chuyện đã học mà em thích nhất?
 Học sinh có thể kể bất cứ truyện gì - Do học sinh sáng tác hay truyện sưu tầm được, miễn là học sinh thích thú, tâm đắc.
 Các truyện tỏ ra có công phu sưu tầm ở địa phương, trên báo chí nên được đánh giá cao hơn là truyện có sẵn trong sách giáo khoa.
Học sinh dựng hoạt cảnh.
I. CHUẨN BỊ:
- Cử người dẫn chương trình.
- Chuẩn bị đề thi, đáp án
 (Khoảng từ 4-> 6 đề).
- Chuẩn bị vài tiết mục xen kẽ.
- Nêu yêu cầu, thể lệ thi.
- Tiến hành bốc thăm câu hỏi.
- Chú ý:
+Nội dung truyện phải chính xác, đầy đủ các chi tiết chính.
+ Lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, biết ngừng đúng chỗ, biết kể diễn cảm có ngữ điệu.
+Tư thế đàng hoàng, tự tin, mắt nhìn thẳng vào mọi người, tiếng nói đủ nghe, không lí nhí trong cổ họng và cũng không gào khi không cần thiết.
+ Có lời mở, lời kết.
+ Người kể chuyện hay, hấp dẫn là người biết làm chủ câu chuyện, thể hiện ở những điểm: thuộc truyện, hiểu truyện, biết kể chuyện ( kể tự nhiên, liền mạch, có ngữ điệu, biết nhấn mạnh, biết diễn cảm, biết ngừng đúng chỗ để gây chú ý, không kể thừa), gây được ấn tượng tốt đẹp cho người nghe.
II.THI KỂ CHUYỆN:
1. Kể các chuyện đã học trong SGK:	
- Truyền thuyết.
- Cổ tích.
- Ngụ ngôn.
- Truyện cười.
- Truyện trung đại.
2. Kể chuyện ngoài chương trình:
-Yêu cầu:	
+Kể rõ ràng, rành mạch.
+Phát âm đúng.
+Có ngữ điệu.
+Biết mở đầu trước khi kể và cảm ơn người nghe.
II.TẬP DỰNG HOẠT CẢNH:
-Tổ 1: Dựng hoạt cảnh về truyền thuyết.
-Tổ 2: Dựng hoạt cảnh về ngụ ngôn.
-Tổ 3: Dựng hoạt cảnh về truyện cổ tích.
-Tổ 4: Dựng hoạt cảnh về truyện cười.
* Hoạt động 4: Củng cố, hướng dẫn về nhà
4. Củng cố: 
 - Nhận xét giờ thi kể chuyện. Cho điểm những bạn kể tốt.
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Ôn toàn bộ kiến thức phần ngữ văn đã học.
+ Chuẩn bị bài : Chương trình ngữ văn địa phương.
______________________________________
Ngày soạn: 10/12/2014
Giảng:	
	TIẾT 70: CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG 
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS:
- Nắm được một số truyện kể dân gian trên quê hương Phú Thọ ( đặc biệt là truyện cười và truyện cổ tích ) .
- Hiểu được ý nghĩa khác nhau của các câu chuyện Bầy voi truyền thuyết và Xôi dẻo.
B. Chuẩn bị.
- Giáo án, sgk.
- Phương pháp: Đọc, phân tích. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan_6.doc