I/ Mục tiêu cần đạt::
Giúp HS
Nắm được khái niệm truyền thuyết.
Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện “ CON RỒNG CHÁU TIÊN”.
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo.
Kể lại truyện.
II/ chuẩn bị:
HS: học bài, đọc và kể lại truyện bằng ngôn ngữ của bản thân, soạn bài theo câu hỏi chuẩn bị.
GV: bài giảng.
II/ Tiến trình tiết dạy:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: Bài soạn của học sinh
3/ Bài mới:
å so sánh thấy rõ màu sắc địa phương. Kể một sinh hoạt văn hóa dân gian mà em biết. HĐ 2: Yêu cầu Hs đại diện tổ trình bày kết quả trao đổi. Hình thức trình bày: - Kể miệng. - Đọc diễn cảm văn bản sưu tầm. - Biểu diễn, giới thiệu trò chơi dân gian. HĐ 3: Tổng kết đánh giá kết quả giờ học chương trình địa phương. Hướng dẫn soạn bài, học bài: Chuẩn bị chương trình thi kể chuyện. Soạn bài “ Bài học đường đời đầu tiên” TUẦN 18 TIẾT 70,71: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN THI KỂ CHUYỆN I/ Mục tiêu cần đạt: Đây là hoạt động ngoại khóa học kỳ I, cần đảm bảo các yêu cầu sau đây: * Thành viên lớp tự giác nhiệt tình tham gia. * Chuẩn bị kĩ để buổi thi tiến hành có kết quả vui tươi, thiết thực và bổ ích. II/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Oån định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của HS 3/ Tổ chức thi kể chuyện: Dự kiến về: Phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức giờ dạy học 1. Kết hợp tổ chức trong toàn khối, kể chuyện là chính kết hợp xen với đọc, ngâm thơ, hát múa. 2. Có hình thức động viên khen thưởng thích đáng kịp thời. Thiết kế nội dung và tiến trình thực hiện: * Chuẩn bị tổ chức dẫn chương trình. * Thành lập BGK, các đề thi, đáp án ( khoảng 4 đến 6 đề ) * Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ. * Nêu yêu cầu thể lệ thi. 3. Tiến hành bốc thăm câu hỏi. 4. Theo dõi thí sinh dự thi, thống nhất đánh giá nhận xét. Chú ý: * Nội dung truyện. * Giọng kể, tư thế kể. * Lời mở, lời kết. * Minh họa nếu có. 5. Giáo viên tổng kết chung phát phần thưởng. TUẦN 18 TIẾT CT: 72 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I I/ Tiếng Việt: ( 2 đ ) 1. Nêu đúng định nghĩa cụm DT ( 0,5 đ ), cho VD đúng ( 0,5 đ ). 2. Vẽ được sơ đồ phân loại cấu tạo của từ ( 1 đ ). II/ Văn Học: ( 3 đ ) 1. Nêu khái niệm truyện ngụ ngôn ( 1 đ ). Kể tên các truyện đã học ( 0,5 đ ). 2. Kể được các sự việc của bà mẹ trong quá trình dạy con (0,5 đ ). Nêu hành động mà em cảm phục, giải thích ( 1 đ ) * Dời đổi chổ ở 3 lần -> Hoàn cảnh có tác động đến tính cách trẻ thơ. * Mua thịt lợn cho con ăn -> Trẻ thơ tri thức mới mở mang thì không nên nói dối. * Cắt đứt tấm vải đang dệt -> Dạy trẻ con về ý chí học tập: vải có thể làm lại, nhưng người hư khó làm lại. III/ Tập Làm Văn: ( 5 đ ) 1/ Yêu cầu chung: Nội dung: Vận dụng được phương pháp làm văn kể chuyện; kể lại sinh hoạt của gia đình em vào tối thứ bảy. Hình thức: Bài làm có đủ 3 phần. Dùng tư,ø đặt câu đúng. Chữ viết rõ ràng. Trình bày đẹp, ít mắc lỗi chính tả 2/ Yêu cầu cụ thể: * Lý do kể, giới thiệu chung về gia đình. * Kể về buổi sinh hoạt gia đình với các thành viên. * Kể tả chân dung ngoại hình, tính cách, tình cảm, hoạt động. * Nêu cảm xúc suy nghĩ của mình đối với gia đình. 3/ Tiêu chuẩn cho điểm: Điểm 5,0:* Đáp ứng các yêu cầu trên * Diễn đạt tốt, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. * Bố cục chặt chẽ nội dung phong phú. Điểm 4,0:* Đáp ứng phần lớn yêu cầu nêu trên. * Bố cục chặt chẽ, nội dung khá phong phú. * Diễn đạt khá, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. Điểm 2,5:* Nội dung còn sơ lược. * Bố cục rõ ràng. * Diễn đạt trôi chảy, không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1,0:* Nội dung quá sơ sài, bố cục lộn xộn. * Diễn đạt lủng củng. Điểm 0,0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. TUẦN 19 TIẾT CT: 73,74 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN ( Trích Dế Mèn phiêu lưu ký ) (Tô Hoài ) I/.Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh hiểu sơ lược về “ Dế mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, được tái bản nhiều lần ở Việt Nam và dịch ra nhiều thứ tiếng ở nước ngoài. “ Bài học đường đời đầu tiên” trích Từ chương I, nói về một chú dế mèn cường tráng, mạnh khoẻ, kiêu ngạo. Rèn luyện kỹ năng tìm chi tiết trong tác phẩm văn xuôi. Giáo dục đức tính khiêm tốn, biết học hỏi, biết hối hận khi mình làm sai. II/. Chuẩn bị: Giáo viên : Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, chân dung Tô Hoài. Học sinh : Đọc kỹ văn bản, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. III/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Oån định: 2/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG HĐ 1: Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm: I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm: HS đọc chú thích , nêu những hiểu biết của mình về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký. 1/ Tác giả: Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. Sinh năm 1920 GV cho HS xem chân dung Tô Hoàivà giới thiệu một số tác phẩm nổi tiếng của Tô HoàI: (Võ sĩ Bọ Ngựa, Vợ chồng A phủ ) Ông lớn lên ở quê ngoại thuộc tỉnh Hà Đông, nay thuộc quận Cầu Giấy Hà Nội.. GV giới thiệu thêm cho HS về tác phẩm DMPLK Dế Mèn phiêu lưu ký là truyện đồng thoại được sáng tác với hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu: tưởng tượng và nhân hóa 2/ Tác phẩm: -“Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ chương I của tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu ký” HĐ 2: Đọc và tìm hiểu bố cục: II/ Bố cục: GV hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu bố cục Dế mèn tự tả chân dung mình: giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang, nhấn giọng các tính từ, động từ miêu tả Đối thoại: Mèn giọng trịch thượng, Choắt yếu ớt, rên rẫm, chị Cốc tức giận HS kể tóm tắtsự việc Dế Mèn trêu chọc chị Cốc -> hại Choắt phải chết. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể. Văn bản có thể chia thành mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn. 1/ “ Bởi tôi thiên hạ rồi” Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn. 2/ “ câu chuyện đầu tiên” Bài học đường đời đầu tiên. “ chao ôi, làm lại được” Câu liên kết. HĐ 3: Tìm hiểu văn bản III/ Tìm hiểu văn bản: Em hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn. 1/ Bức chân dung tự họa của Dế Mèn: * Ngoại hình: Càng mẫm bóng Vuốt cứng, nhọn hoắt Cánh áo dài tận chấm đuôi. Đầu to nổi từng tảng. Răng đen nhánh. Râu dài uốn cong. Qua những chi tiết về ngoại hình em thấy Dế Mèn là chàng dế như thế nào? => DM là chàng dế thanh niên cường tráng khỏe mạnh. Khi miêu tả hình dáng Dế Mèn tác giả đã sử dụng từ loại gì? ( tính từ ) Là chàng dế thanh niên cường tráng như thế DM có những hành động như thế nào? * Hành động: Đi đứng oai vệ, làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung râu. Cà khịa với tất cả mọi người. Quát mấy chị Cào Cào. Đá ghẹo anh Gọng Vó. Từ những hành động trên DM có ý nghĩ như thế nào? * Yù nghĩ: DM tưởng mình có thể đứng đầu thiên hạ. GV cho HS tóm tắt đoạn hai 2/ Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: Dế Choắt được miêu tả như thế nào? Khi xây dựng hình ảnh DM và Dế choắt tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ( Đối lập ) * Thái độ của DM đối với DC Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt? Gọi choắt là chú mày. Khinh thường Dế choắt. Không quan tâm giúp đỡ. Tìm những chi tiết miêu tả tâm lý và thái độ của DM trong việc trêu chị cốc dẫn tới cái chết của Dế Choắt? * Thái độ của DM trước cái chết của DC: Bàng hoàng hốt hoảng trước hậu quả không lường trước được. Dế Choắt đã nói gì với DM trước khi chết? Trước câu nói của DC, DM như thế nào? GV liên hệ giáo dục HS Aên năn, hối hận và bất ngờ trước lời khuyên của DC. Qua tất cà những sự việc trên DM đã rút ra bài học gì cho mình? * Bài học: “ Ởû đời vào mình đấy” Bài học này có ý nghĩa như thế nào? ( giúp DM trưởng thành ) HĐ 4: Hướng dẫn HS tổng kết: IV/ Tổng kết: Qua đoạn trích em thấy được Dế Mèn là chàng dế như thế nào? Ghi nhớ SGK Hình ảnh những con vật được miêu tả như thế nào? Có giống với chúng trong thực tế không? Có những đặc điểm nào con người gán cho chúng? Người ta gọi đó là phép tu từ gì? HĐ 5: Luyện tập HS đọc phân vai BT 2/ 11 . BT 1/ 11 HS về nhà làm. Hướng dẫn học bài soạn bài: Học bài: Nắm được hình dáng và hành động cuả DM. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Soạn bài: Phó từ Đọc và trả lời câu hỏi SGK, tìm hiểu BT 1,2/ 13, 14 TUẦN 19 TIẾT CT: 75 PHÓ TỪ I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Nắm được khái niệm Phó từ. Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa chính của Phó từ. Rèn luyện kỹ năng đặt câu có chứa các phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau II/. Chuẩn bị: Giáo viên : nội dung bài giảng Học sinh : Đọc kỹ văn bản, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. III/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra: Bức chân dung tự họa của Dế Mèn được miêu tả như thế nào? Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm phó từ I/ Phó từ là gì? BT 1/ 12: những từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? a) đã đi b) soi gương được ( ĐT ) ( ĐT ) cũng ra rất ưa nhìn (ĐT ) ( ĐT ) vẫn chưa thấy to ra ( ĐT ) ( TT) thật lỗi lạc rất bướng ( TT ) ( TT ) Từ được bổ nghĩa thuộc từ loại gì? Những từ đã, cũng, vẫn, rất nếu đứng riêng một mình bản thân chúng có nghĩa không? Vì sao? Chúng là những hư từ phải đi kèm với động từ tính từ mới có nghĩa phó từ. Vậy phó từ là gì? Phó từ là những hư từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. VD: Tôi // đang học bài. Nó //ù đã đi. Cuốn sách // rất đẹp. HĐ 2: Phân loại phó từ II/ Các loại phó từ: Tìm phó từ bổ sung ý nghĩa cho các từ in đậm a) lắm, b) đừng, vào, c) không, đã, đang Điền những phó từ đã tìm được ở phần I,II vào bảng phân loại: 1/ Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Bổ sung ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ tính từ như: Yù nghĩa Đứng trước Đứng sau Thời gian đã, đang Mức độ thật, rất lắm Tiếp diễn,tương tự cũng, vẫn Phủ định Không,chưa Cầu khiến đừng Kết quả,hướng vào, ra Khả năng được * Quan hệ thời gian:đã, đang, từng, mới, sắp, sẽ * Mức độ: rất, quá, cực kỳ, hơi, khí, khá * phủ định, khẳng định: không, chẳng, chưa, có * Sự tiếp diễn tương tự: cũng, vẫn, đều, nữa, cứ, còn, nữa, cùng * Phủ định, khẳng định:không, chưa, chẳng, có * Sự cầu khiến: hãy, đừng , chớ 2/ Phó từ đứng sau động từ tính từ: * Mức độ: lắm, quá, cực kỳù * Khả năng: được * Kết quả và hướng: mất, được, đi, vào, ra HĐ 3: Luyện tập: BT 1/ 14,15: Tìm phó từ và cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ: a/ * đã -> thỡi gian, * không còn -> không – phủ định, còn – sự tiếp diễn tương tự. * đã -> thời gian, đều -> sự tiếp diễn tương tự. * đương, sắp -> thời gian, lại -> tiếp diễn tương tự, ra -> kết quả và hướng. * cũng -> tiếp diễn tương tự, sắp -> thời gian * đã -> thời gian * cũng -> tiếp diễn tương tự, sắp -> thời gian b/ * đã -> thời gian, được -> kết quả. BT 2/ 15: viết đoạn văn tả cảnh DM trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt,có dùng phó từ và cho biết phó từ đó dùng để làm gì: Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, DM cất giọng đọc một câu thơ cạnh khóe rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực đi tìm kẻ dám trêu mình. Không thấy DM nhưng chị cốc trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc trút cơn giận lên đầu Dế Choắt Hướng dẫn học bài soạn bài: Học bài: Nắm khái niệm phó từ là gì? Các loại phó từ. Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn miêu ta.û Đọc và trả lời câu hỏi trang 15. TUẦN 19 TIẾT CT: 76 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ I/ Mục tiêu cần đạt: Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả, trước khi đi sâu vào một số thao tác chính nhằm tạo lập loại văn bản này. Nhận diện được những bài văn miêu tả. Hiểu được tình huống nào thì người ta dùng văn miêu tả. Rèn luyện kỹ năng nhận diện bài văn, đoạn văn miêu tả. II/ Chuẩn bị: GV: Nội dung bài giảng. HS: Bài soạn. III/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra: Phó từ là gì? Đặt câu với phó từ bổ sung ý nghĩa về kết quả và hướng. Các loại phó từ? Đặt câu với phó từ chỉ thời gian và mức độ. 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG HĐ 1: hướng dẫn HS tìm hiểu các tình huống I/ Thế nào là văn miêu tả: GV gọi HS đọc mục 1 ở sách giáo khoa. GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận ; nhiệm vụ của các nhóm là tìm ra các tình huống phải dùng văn miêu tả , rút ra khái niệm về văn miêu tả. HS thảo luận xong, đại diện các nhóm trình bày. HS nhận xét, bổ sung Vậy em hiểu thế nào là văn miêu tả? GV chốt ý Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh làm cho những cái đo ùnhư hiện lên trước mắt người đọc, người nghe. HS đọc BT ở mục 2/ 15 Gọi HS lên bảng làm HS nhận xét, bổ sung Đoạn 1 :tả Dế Mèn với đặc điểm to khoẻ, cường tráng. Đoạn 2 : tả Dế Choắt với các đặc điểm : người gầy gò, yếu đuối, cánh ngăùn củn, râu cụt Yêu cầu cơ bản đối với người viết văn miêu tả? II/ Yêu cầu trong văn miêu tả: Trong văn miêu tả năng lực quan sát của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nhất. HS nhắc lại ghi nhớ SGK HĐ 2: Luyện tập: GV chia lớp làm 6 nhóm thảo luận BT 1/ 17 SGK: Mỗi đoạn miêu tả ở trên tái hiện lại điều gì ? Hãy chỉ ra những đặc điểm nổi bật của sự việc, con người và quang cảnh đã được miêu tả trong 3 đoạn văn trên ? * Đoạn 1: Tả chú dế mèn vào độ tuổi” thanh niên cường tráng”. Đặc điểm nổi bật to khoẻ và mạnh mẽ. * Đoạn 2: Tái hiện lại hình ảnh chú bé liên lạc. Đặc điểm nổi bật: Chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên. * Đoạn 3: Miêu tả một vùng bãi ven ao, hồ ngập nước sau khi mưa. Đặc điểm nổi bật: Thế giới sinh vật sống động, ồn ào, huyên náo BT 2/ 17: a/ Nhữõng đặc điểm nổi bật của mùa đông: * Lạnh lẽo và ẩm ướt, có gió bấc; Đêm dài, ngày ngắn * Bầu trời luôn âm u: như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù * Cây cối trơ trọi khẳng khiu: lá vàng rụng nhiều * Mùa của hoa: mai, đào, mận, hoa hồng và nhiều loài hoa khác chuẩn bị cho mùa xuân đến. b/ Có thể nêu vài đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ như: * Sáng và đẹp; * Hiền hậu và nghiêm nghị; * Vui vẻ và lo âu, trăn trở. Hướng dẫn học bài, soạn bài Học bài: * Nắm thế nào là văn miêu tả? * Yêu cầu trong văn miêu tả? Soạn bài: Sông nước Cà Mau Đọc kỹ văn bản: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục * Aán tượng chung ban đầu của tác giả về thiên nhiên vùng Cà Mau ra sao? * Sông ngòi kênh rạch vùng Cà Mau ra sao? * Chợ Năm Căn như thế nào? TUẦN 20 TIẾT CT: 77 SÔNG NƯỚC CÀ MAU (Trích : Đất rừng phương Nam) Đoàn Giỏi I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của thiên nhiê sông nước Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước. Rèn luyện kỹ năng phân tích, cảm thụ những nét đặc sắc của một đoạn văn miêu tả với ngôn ngữ bình dị mà phong phú. II/ Chuẩn Bị: * Giáo viên : Soạn giáo án, chân dung Đoàn Giỏi. * Học sinh : Đọc kỹ văn bản, trả lời các câu hỏi ở sách giáo khoa. III/ Tiến trình tiết dạy : 1/. Ổn định : 2/. Kiểm tra: * Phó từ là gì? Đặt câu có sử dụng phó từ và cho biết đó là loại phó từ nào? * Nêu các loại phó từ. 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG HĐ 1: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung về văn bản: I/ Tìm hiểu chung: GV hướng dẫn HS đọc: đọc giọng đều , hăm hở, nhấn mạnh các tên riêng. Dựa vào chú thích em hãy nêu vài nét về tác giả. 1/ Tác giả: Đoàn Giỏi ( 1925 - 1989) . Quê ở tỉnh Tiền Giang Oâng viết văn từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 2/ Tác phẩm: Sông Nước Cà Mau được trích từ tác phẩm nào ? -“ Sông Nước Cà Mau” được trích từ chương XVIII của truyện “ Đất rừng phương Nam” Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn. 3/ Bố cục: 1. “ Càng đổ dần đơn điệu: Ấn tượng chung về cảnh sông, nước Cà Mau. 2. “ Từ khi nước đen” Miêu tả, thuyết minh về sông ngòi vùng Cà Mau. 3. “ Thuyền chúng tôi Cà Mau” Cảnh chợ Năm Căn HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết: II/ Tìm hiểu văn bản: HS quan sát đoạn 1: Em hãy hình dung ra vị trí miêu tả của người miêu tả ở đâu ? Vị trí ấy có gì thuận lợi ? truyện được kể theo ngôi nào? Aán tượng ban đầu của tác giả về vùng sông nước Cà Mau như thế nào? 1/ Aán tượng chung ban đầu về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau: Qua những giác quan nào? * Không gian rộng lớn mênh mông: Nhũng từ ngữ hình ảnh nào làm nổi rõ màu sắc riêng biệt của vùng đất ấy? Sông ngòi kênh rạch bủa giăng chi chít. Màu xanh bao trùm trời, nước, cây lá. Aâm thanh rì rào triền miên. -> Dễ gợi cảm giác đơn điệu. Loại từ nào được sử dụng nhiều trong đoạn văn? Tác dụng? Tác giả sử dụng nghệ thật gì? => Nghệ thuật: Ta ûxen kể liệt kê, điệp từ và hệ thống tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác. HS quan sát đoạn 2: 2/ Sông ngòi kênh rạch vùng Cà Mau: Tìm những danh từ riêng trong đoạn văn. Tại sao em biết chúng là danh từ? Tại sao người miền này đặt tên đất tên sông, kênh, rạch như thế? Thiên nhiên tự nhiên hoang dã, con người sống rất gần gũi với thiên nhiên Qua cách đặt tên em có nhận xét gì về thiên nhiên nơi đây? Đặt tên đất, tên sông theo đặc điểm riêng biệt. Sông Năm Căn được miêu tả như thế nào? Sông Năm Căn: * Sông rộng hơn ngàn thước. * Nước ầm ầm chảy ra biển * Cá bơi hàng đàn đen trũi Trên bờ sông Năm Căn như thế nào? - Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Trong đoạn văn trên ngoài kiểu văn bản miêu tả, tác giả còn sử dụng kiểu văn bản gì nữa? => Sử dụng động từ, cụm động từ và tính từ để miêu tả, thuyết minh.û HS quan sát đoạn 3: 3/ Chợ Năm Căn: Những chi tiết hình ảnh nào về chợ Năm Căn thể hiện được sự trù phú , tấp nập và đông vui của vùng sông nước Cà Mau? Sự trù phú: cảnh rộng lớn, tấp nập,hàng hóa phong phú, thuyền bè san sát. Sự độc đáo của chợ Năm căn thể hiện ở chi tiết nào? Sự độc đáo: * Họp chợ trên sông nước như những khu phố nổi. * Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của nhiều dân tộc khác nhau. Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả chợ Năm Căn? => Nghệ thuật: quan sát, liệt kê,tả, kể. HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết III/ Tổng kết: Qua văn bản em có cảm nhận gì về vùng sông nước Cà Mau? Ghi nhớ SGK HS đọc phần ghi nhớ HĐ 4: Luyện tập BT 1,2/ 23 SGK Đọc thêm -> cảm nhận của em về vùng đất được miêu tả trong đoạn văn. Hướng dẫn học bài soạn bài: Học bài: Aán tượng ban đầu của tác giả về vùng sông nước Cà Mau như thế nào? Sông ngòi kênh rạch vùng Cà Mau ra sao? Chợ Năm Căn được miêu tả như thế nào? Soạn bài:So sánh Đọc kỹ và trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. Đọc và tìm hiểu phần bài tập. TUẦN 20 TIẾT 78 SO SÁNH I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh Nắm được khái niệm và cấu tạo của So Sánh. Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những So Sánh đúng, tiến đến tạo những So Sánh hay. Rèn luyện kỹ năng sử dụng phép So Sánh trong khi nói, viết hợp lý. II/ Tiến trình tiết dạy: 1/ Oån định: 2/ Kiểm tra: Aán tượng ban đầu của tác giả về quan cảnh thiên nhiên vùng cà Mau như thế nào? Sông ngòi kênh rạch vùng Cà Mau ra sao? Chợ Năm Căn được miêu tả như thế nào? 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP NỘI DUNG HĐ 1:Tìm hiểu khái niệm so sánh GV cho HS thảo luận I/ So sánh là gì? GV gọi HS đọc ví dụ a, b ở sách giáo khoa Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu a, b sau đây ? Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật sự việc nào được so sánh với nhau ? Vì sao có thể so sánh như vậy ? So sánh các sự vật, sự việc với nhau để làm gì ? GV gọi HS trình bày, nhận xét. a.Trẻ em như búp trên cành. GV chốt ý b.Rừng đước dựng lên như hai dãy trường t
Tài liệu đính kèm: