Tuần 16/ Tiết 61.
Phần Tiếng Việt
CỤM ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU.
1. Kiến thức. Giúp học sinh:
- Hiểu được đặc điểm của cụm động từ.
- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.
2. Kĩ năng.
- Sử dụng cụm động từ.
3. Thái độ.
- Học sinh có ý thức tích cực sử dụng động từ, cụm động từ đúng ngữ nghĩa, ngữ pháp.
II. CHUẨN BỊ.
1. Thầy.
- Nghiên cứu sgk, sgv, chuẩn ktkn, tài liệu tham khảo và tài liệu bổ trợ, bảng phụ.
- DKTH: tích hợp ngang với phần văn học qua văn bản: Em bé thông minh, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Treo biển.
2. Trò.
- Đọc trước bài mới và dự kiến trả lời các câu hỏi cuối từng phần bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức : 6A :.; 6B :.; 6C :.
2. Kiểm tra bài cũ.
- GV: Hãy nêu đặc điểm của động từ và cho một ví dụ về động từ ?
- HS: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- VD: Tôi đang đi học. (đi là động từ chỉ hành động đang di chuyển của con người).
15 6C:/.../ 2015 Tuần 25/Tiết 97 Phần tập làm văn LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ I. MUC TIÊU. 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Củng cố phương pháp làm bài văn tả người: lập dàn ý, dựa vào dàn ý để phát triển thành bài nói. - Rèn kĩ năng nói theo dàn bài. 2. Kĩ năng. - Xắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. - Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm. - Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin. 3. Thái độ. - Học sinh có ý thức tích cực sử dụng kĩ năng về văn miêu tả trong nói và viết. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy. - Nghiên cứu sgk, sgv, chuẩn ktkn, tài liệu tham khảo và tài liệu bổ trợ. - DKTH: tích hợp ngang với Văn học phần: bài Buổi học cuối cùng của A. Đô-đê 2. Trò. - Đọc trước bài mới và dự kiến trả lời các câu hỏi cuối từng phần bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức : 6A :............; 6B :..........; 6C :............ 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra kết hợp trong dạy bài mới. 3. Bài mới. *Giới thiệu bài: Để giúp các em biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể lớp, rèn cho các em khả năng diễn đạt, sự tự tin vào bản thân. Đồng thời qua tiết học giúp các em nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - GV: Nêu yêu cầu của giờ luyện nói - GV: Yêu cầu hs đọc các bài tập 1, 2, 3 sgk trang 71 và hướng dẫn HS làm (chia 3 nhóm, mỗi nhóm làm một bài tập) - HS: Trao đổi theo nhóm thời gian 10’, hs phân công trong nhóm, thảo luận thống nhất ý kiến, đại diện nhóm trả lời, hs nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. - GV: nhận xét, bổ sung, kết luận. * Nhóm 1: bài tâp 1 ? Thầy giáo đã chuẩn bị những gì cho giờ tập viết ? ? Không khí lớp học ntn ? ? Học sinh tập viết với thái độ ra sao ? * Nhóm 2: bài tập 2 * Nhóm 3: bài tập 3 1. Bài tập 1. (T/71) - Tả cảnh lớp học qua đoạn văn trên: những tờ mẫu mới tinh treo trước bàn học, trên bảng có viết chữ ‘‘rông’’. - Ai nấy đều chăm chú hết sức và cứ im phăng phắc, tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy... - Cặm cụi vạch những nét sổ, với một tấm lòng, một ý thức nghiêm trang. 2. Bài tập 2. (T/71) Tả chân dung thầy giáo Ha-men: - Dáng người, nét mặt, quần áo thầy mặc lên lớp trong buổi học cuối cùng - Giọng nói, lời nói, hành động. - Cách ứng xử đặc biệt của thầy khi Ph-răng đến lớp muộn. - Tóm lại thầy là người người ntn? - Cảm xúc của bản thân về người thầy. 3. Bài tập 3. (T/71, 72) - Thời điểm và hoàn cảnh gặp lại. - trang phục của thầy giáo khi gặp mặt. - Nét mặt, ứng xử, dáng vẻ của thầy giáo khi gặp lại học trò. - Cử chỉ, lời nói của thầy khi đón nhận tình cảm yêu mến, kính trọng của học trò. - Cảm nhận riêng của em khi chứng kiến cuộc gặp gỡ. 4. Củng cố. - GV củng cố lại Nội dung kiến thức. - Nhận xét giờ học 5 . Hướng dẫn tự học. - Về nhà tập nói lại đề trên lớp Chọn 1 trong các đề sau tập nói : 1. Tả về ngày sinh nhật năm trước của em ? 2. Viết thư cho bạn ở xa tả sự đổi mới của quê em ? 3. Tả về một người bạn thân ? 4. Tự tả về bản thân mình ? - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. **************************************************** Ngày soạn :....././2015 Ngày dạy 6A:. / / 2015 6B:// 2015 6C:/.../ 2015 Tuần 25/Tiết 98 Phần Văn học KIỂM TRA VĂN I. MUC TIÊU. 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Kiểm tra việc nắm bắt kiến thức của học sinh về phần truyện ngắn và thơ Việt Nam, từ đó giúp học sinh củng cố lại những nội dung về phần kiến thức này. 2. Kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức vào làm bài cụ thể, như kĩ năng cảm thụ, phân tích văn thơ, trình bày hiểu biết của mình về các kiến thức văn học đã học - Kĩ năng suy nghĩ và sáng tạo. 3. Thái độ. - Học sinh có ý thức nghiêm túc khi làm bài. II. CHUẨN BỊ. Thầy. - Lập ma trận, ra đề kiểm tra và đáp án. 2. Trò. - Chuẩn bị kiểm tra và kiểm tra. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức : 6A :............; 6B :..........; 6C :............ 2. Ma trận. Tên chủ đề (Nội dung chương...) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL TN TL 1. Sông nước Cà Mau 2. Vượt thác 3. Buổi học cuối cùng - Nhớ được đúng thể loại văn bản sông nước Cà Mau. Số câu 1 Số điểm:0,5đ - Nhớ được tên nhân vật chính trong văn bản Vượt thác. Số câu 1 Số điểm:0,5đ - Hiểu được những suy nghĩ và tâm trạng của Ph-răng trong buổi học cuối cùng. Số câu Số điểm Tỉ lệ % 4. Bức tranh của em gái tôi Số câu: 2 Số đ:1 -Trình bày ngắn gọn được nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản Bức tranh của em gái tôi Sốcâu1 Số đ:1 Sốcâu: 3;Sốđ2=20% Số câu: 1Sốđ:1,5đ . Số câu 1;Sốđ 1,5=15% 5. Bài học đường đời đầu tiên 6. Đêm nay Bác không ngủ - Hiểu được và từ đó rút ra bài học học cho bản thân qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” Số câu: 1Sốđ:3,5đ - Viết được đoạn văn ngắn (6=> 8 câu) miêu tả lại chân dung Bác Hồ trong một đêm không ngủ được. Số câu 1;Sốđ 3,5=35% Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số đ:1,5đ Số câu:1; Số đ:3,5 Số câu:1; Số đ:3 Sốcâu1 Sốđ:3= 30% Tổng số câu: 3TN Tổng số điểm: TN: 2 điểm Tỉ lệ : 20% Tổng số câu: 3 TL Tổng số điểm: 8 điểm Tỉ lệ: 8 điểm = 80 % Tổng số câu 6 Tổng sốđiểm 10 Tỉ lệ 100% 3. Đề và đáp án. ĐỀ BÀI A. Trắc nghiệm : (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1-> câu 3). Câu 1. Văn bản Sông nước Cà Mau thuộc thể loại A. truyện ngắn. B. thơ năm chữ. C. truyện kí. D. truyền thuyết. Câu 2. Nhân vật chính trong văn bản Vượt thác là ai ? A. Người anh trai. B. Thầy Ha-men. C. Dượng Hương Thư. D. Anh đội viên Câu 3. Điền đúng (Đ) hoặc sai (s) vào ô trống ở cuối mỗi nhận xét về suy nghĩ và tâm trạng của Ph-răng trong Buổi học cuối cùng? 1. Ph-răng cưỡng lại suy nghĩ bỏ học đi chơi và vội vã đến trường. 2. Ph-răng là con người chăm chỉ học hành và đạt nhiều thành tích trong học tập. 3. Ph-răng biết hối hận về sự ham chơi và lười học của mình nhưng đã muộn. 4. Ph-răng là kẻ vô tâm không quan tâm đến bất cứ điều gì kể cả việc học tập. B. Tự luận. (8 điểm) Câu 1. Trình bày ngắn gọn nội dung ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản Bức tranh của em gái tôi ? Câu 2. Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên đã trêu chị Cốc và gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Theo em qua việc này Dế Mèn cũng như chúng ta rút ra bài học gì cho bản thân ? Câu 3. Qua đọc - hiểu văn bản Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) miêu tả lại chân dung của Bác Hồ trong một đêm không ngủ bằng lời văn của mình? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM A. Trắc nghiệm: (2 điểm) Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (câu 1-> câu 3, mỗi ý đúng được 0,5 điểm, tổng 1 điểm). Câu 1 2 Đáp án A C Câu 2. (1 điểm). Mỗi nhận xét đúng (Đ) hoặc sai (S) chính xác được 0,5 điểm, tổng 1 điểm. Nhận xét 1 2 3 4 Đáp án Đ S Đ S B. Tự luận. (8 điểm) Câu 1. (1,5 điểm) HS nêu đúng giá trị nội dung (1 điểm), giá trị nghệ thuật (0,5 điểm). - Nội dung: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình. - Nghệ thuật : Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. Câu 2. (3.5 điểm) - Dế Mèn hối hận và sót thương từ đó rút ra bài học đường đời cho mình. (1điểm) - Bài học về thói kiêu căng tự phụ và về tình thân ái. (1 điểm) - Chúng ta rút ra bài học: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy. (1.5 điểm) Câu 3. (3 điểm) - HS viết đúng yêu cầu của đoạn văn miêu tả. (1 điểm) - Tả lại chân dung Bác Hồ trong một đêm không ngủ bằng lời văn của mình. (2điểm) 4. Củng cố. - GV thu bài và nhận xét giờ làm bài kiểm tra. 5. Hướng dẫn tự học. - Về nhà xem lại bài và kiểm tra bài viết ở nhà tiết sau thầy sẽ trả bài viết ở nhà cho các em. ************************************************** Ngày soạn :....././2015 Ngày dạy 6A:. / / 2015 6B:// 2015 6C:/.../ 2015 Tuần 25/Tiết 99 Phần Tập làm văn TRẢ BÀI LÀM VĂN TẢ CẢNH Ở NHÀ I. MUC TIÊU. 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Đánh giá bài viết của học sinh và rút kinh nghiệm sửa sai. Chất lượng giảng dạy của giá viên. - Nhận ra ưu khuyết điểm trong bài viết của mình, biết cách sửa chữa trong bài làm lần sau. 2. Kĩ năng. - Làm được bài văn tả cảnh, xây dựng được tình tiết, lời văn cũng như bố cục. 3. Thái độ. - Tuân thủ các bước làm bài văn miêu tả, rút kinh nghiệm cho bài làm lần sau. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy. - Chấm chữa bài cụ thể đánh giá cho điểm. 2. Trò. - Ôn tập kiến thức về văn miêu tả III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức : 6A :............; 6B :..........; 6C :............ 2. Kiểm tra bài cũ. - Không kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài: Ở tiết 88 các em đã tiến hành viết bài tập làm văn tả cảnh với hình thức làm ở nhà. Để giúp các em nhận ra những lỗi sai trong bài làm của mình, đồng thời giúp các em củng cố về phương pháp viết văn tả cảnh. Hôm nay cô giáo trả bài cho các em. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - GV: Yêu cầu HS nhắc lại yêu cầu đề bài - GV: Chép đề lên bảng ? Hãy nêu yêu cầu của đề bài (hình thức + nội dung) ? Với đề bài trên chùng ta sẽ đi xây dựng các ý cần có trong bài như thế nào ? - HS: thảo luận nhóm bàn 5’, hs phân công trong nhóm suy nghĩ độc lập, thảo luận thồng nhất ý kiến, cử đại diện nhóm trình bày, hs khác nghe nhận xét, bổ sung - GV: nhận xét, bổ sung, kết luận. ? Em hãy nhắc lại dàn bài của bài văn miêu tả gồm mấy phần là những phần nào ? ? Với các ý trên em hãy sắp xếp thành dàn bài cho hợp lí ? ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phần bài ? - GV nhận xét và khái quát bài làm của học sinh. - GV thống kê những lỗi điển hình mà hs mắc phải trong bài làm như về chính tả và về câu (trên bảng phụ). -> Yêu cầu học sinh nhận xét và sửa chữa -> GV nhận xét, bổ sung và kết luận. - GV trả bài cho học sinh và yêu cầu 2 học sinh lập thành một nhóm nhận xét chéo bài làm của nhau -> học sinh chỉ ra các lỗi trong bài làm của nhau -> học sinh tự chữa bài làm của mình. - GV: đọc - bình một số bài viết tốt của học sinh. A. TÌM HIỂU CHUNG I. TÌM HIỂU ĐỀ VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ. 1. Đề bài. - Tả hình ảnh cây Đào khi tết đến, xuân về. 2. Yêu cầu. - Kiểu bài: Miêu tả (tả cảnh) - Nội dung: Tả hình ảnh cây Đào khi tết đến, xuân về - Yêu cầu: Tả cây Đào - Kĩ năng: Miêu tả. - Hình thức: văn viết trong sáng, bố cục chia làm ba phần, dùng từ chính xác, diễn đạt rõ ràng, viết đúng chính tả, bài viết sạch đẹp. II. TÌM Ý VÀ XÂY DỰNG DÀN BÀI. 1. Tìm ý. - Giới thiệu cây Đào trồng ở đâu? Vào dịp nào? (ý 1) - Lần lượt tả vẻ đẹp của cây hoa theo trình tự quan sát ở nhiều góc nhìn và thời điểm khác nhau (ý 2) - Tả vẻ đẹp của cây Đào (màu của hoa, lá, cành, thân, kết hợp với các phép so sánh, ẩn dụ, nhận hóa) (ý 3) - Nhận xét suy nghĩ về vẻ đẹp của cây hoa, trái hay của thú trồng và chơi hoa (ý 4) 2. Dàn bài. - Gồm 3 phần : MB, TB, KB. - Mở bài (ý1) - Thân bài (ý 2, 3) - Kết bài (ý 4) - Các phần bài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. B. NHẬN XÉT VÀ SỬA CHỮA I. NHẬN XÉT. 1. Nội dung. a) Ưu điểm - Đa số các em xá định đúng yêu cầu của đề, đúng về nội dung. - Đa số các em đã biết có sử dụng phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ trong bài văn miêu tả của mình. b) Tồn tại - Bài viết còn sơ sài, diễn đạt lủng củng, chưa xác định rõ bố cục của bài. - Viết không đúng kiểu bài 2. Hình thức. a) Ưu điểm - Một số bài trình bày sạch đẹp, xác định đúng bố cục, trình bày bài khoa học. - Viết đúng bố cục bài văn miêu tả. b) Tồn tại - Nhiều bài trình bày còn cẩu thả, bẩn, còn gạch xóa nhiều, gạch đầu dòng và si lỗi chính tả, lẫn lộn các phụ âm đầu. II. CHỮA MỘT SỐ LỖI ĐIỂN HÌNH. 1. Lỗi chính tả. - Viết hoa tự do. - Viết sai các phụ âm đầu dễ lẫn : b với v, ch với tr, n với l.. 2. Lỗi về câu. - Diễn đạt lủng củng, câu văn sai như thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ trong câu, câu văn không có dấu chấm, phẩy để ngắt nghỉ.. III. TRẢ BÀI KIỂM TRA. IV. ĐỌC – BÌNH. 4. Củng cố. - GV nhắc lại các bước cần thiết để tiến hành bài văn miêu tả. 5. Hướng dẫn tự học. - Về nhà tiếp tục sửa lỗi trong bài viết lần sau. - Chuẩn bị: Lượm, Mưa và dự kiến trả lời các câu hỏi cuối bài. ***************************************************** Ngày soạn././ 2015 Ngày dạy 6A:. / / 2015 6B:// 2015 6C:/.../ 2015 Tuần 25/Tiết 100 Phần văn học Văn bản: LƯỢM (Tố Hữu) I. MUC TIÊU. 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật Lượm. - Nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài Lượm. - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm. 2. Kĩ năng. - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể 4 chữ có sự kết hợp của các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại). - Đọc - hiểu bài thơ sự kết hợp của các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. - Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ. 3. Thái độ. - Học sinh có ý thức về niềm yêu mến, cảm phục. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy. - Nghiên cứu sgk, sgv, chuẩn ktkn, tài liệu tham khảo và tài liệu bổ trợ. - DKTH: tích hợp ngang với Tiếng Việt phần: từ láy, hoán dụ, miêu tả, tự sự, biểu cảm 2. Trò. - Đọc trước bài mới và dự kiến trả lời các câu hỏi cuối phần bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức : 6A :............; 6B :..........; 6C :............ 2. Kiểm tra bài cũ. - GV: Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản : “Đêm nay Bác không ngủ”. - HS: Qua câu chuyện về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch, bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân, dồng thời thể hiện tấm lòng yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. - Bài thơ sử dụng thể thơ năm chữ, có nhiều vần liền thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp miêu tả, kể với biểu cảm, có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài: Thiếu nhi Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tiếp bước cha anh, người nhỏ chí lớn, trung dũng, kiên cường mà luôn luôn hồn nhiên, vui tươi. Lượm là một em bé - đồng chí nhỏ như thế. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức ? Dựa vào chú thích * sgk em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tố Hữu? - GV: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ, giọng đọc nhanh. - GV: Đọc mẫu rồi gọi hs đọc tiếp đến hết và nhận xét cách đọc của hs. ? Kể lại câu chuyện bằng văn xuôi ? - GV: Hướng dẫn HS kể và hướng dẫn HS giải thích từ khó. ? Bài thơ thuộc thể thơ nào ? ? Xác định thể loại của bài thơ ? ? Bài thơ có thể chia thành mấy đoạn ? 3 đoạn Đ1: Từ đầu -> cháu đi xa dần Đ2: Tiếp -> hồn bay giữa đồng Đ3: còn lại ? Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ cuối cùng của hai chú cháu được miêu tả ntn qua các chi tiết về: - Hình dáng ? - Trang phục ? - Cử chỉ ? - Lời nói ? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật Lượm qua đoạn thơ trên ? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ? ? Qua những lời thơ miêu tả Lượm như thế em thấy Lượm là một chú bé có những đặc điểm nào ? ? Những lời thơ nào miêu tả Lượm làm nhiệm vụ ? ? Theo em, lời thơ nào gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc ? - ‘‘Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo’’ ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ở lời thơ này ? ? Cái chết của Lượm được miêu tả qua các chi tiết thơ nào ? - GV: Cái chết đổ máu, nhưng lại miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa đồng quê thơm hương lúa. ? Cái chết ấy, sự hi sinh ấy gợi cho em tình cảm, suy nghĩ gì và tình cảm của nhà thơ đối với Lượm ? - GV: Vừa xót thương, vừa cảm phục, một cái chết dũng cảm nhưng nhẹ nhàng, thanh thản - Những lời thơ cuối cùng được lặp lại những lời thơ mở đầu miêu tả hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, đầy sức sống ? Theo em, điều đó có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện cảm nghĩ của nhà thơ ? - HS: Lượm sống mãi trong tâm trí nhà thơ, Lượm còn mãi với cuộc đời, linh hồn bé nhỏ ấy đã hóa thân vào non sông, đất nước. - GV: Bình Điều đó thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của những con người như Lượm. Nhưng đó còn là khát vọng của nhà thơ về một cuộc sống thanh bình, không còn chiến tranh để trẻ thơ được sống hồn nhiên, hạnh phúc, những lời thơ cuối cùng vì thế không chỉ diễn tả tình cảm trìu mến, mà còn day dứt niềm xót thương và ước vọng hòa bình cho trẻ em. Đó là ý nghĩa nhân đạo xâu xa của bài thơ này. ? Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ ? - HS đọc ghi nhớ. - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 về nhà I. TÌM HIỂU CHUNG. 1. Tác giả. (1920 - 2002) - Tên khai sinh Nguyễn Kim Thành, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam. 2. Văn bản. - Thể thơ: 4 chữ - Thể loại: Tự sự - Bố cục: 3 đoạn II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN. 1. Hình ảnh Lượm trước khi hi sinh. - Hình dáng: Bé loắt choắt, chân thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, cười híp mí, má đỏ bồ quân. - Trang phục: Cái sắc xinh xinh, ca lô đội lệnh. - Cử chỉ : ‘‘Như con chim chích Nhảy trên đường vàng’’ - Lời nói : ‘‘Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà’’ - Thể thơ 4 chữ, nhịp nhanh, dùng nhiều từ láy. - > Hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm, nhanh nhẹn, yêu đời. 2. Hình ảnh Lượm trong khi làm nhiệm vụ và sự hi sinh - Tình cảm của nhà thơ. ‘‘Bỏ thư vào bao Thư đề thượng khẩn Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo...’’ - Dùng động từ, tính từ, miêu tả chính xác hành động dũng cảm của Lượm và sự ác liệt của chiến tranh. - ‘‘Một dòng máu tươi Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng’’ -> Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người, nhà thơ đau xót, tiếc thương, trân trọng. III. TỔNG KẾT. * Ghi nhớ (sgk- T77) IV. LUYỆN TẬP. 1. Học thuộc lòng bài thơ. 2. Viết một đoạn văn ngắn miêu tả một chuyến đi cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. 4. Củng cố. - GV củng cố lại Nội dung kiến thức; Nhận xét giờ học. 5 . Hướng dẫn tự học. - Về nhà học thuộc lòng bài thơ và viết đoạn văn theo yêu cầu. - Chuẩn bị : Hoán dụ và dụ kiến trả lời các câu hỏi cuối từng phần bài. ************************************************* KIỂM TRA CHÉO GIÁO ÁN THÁNG 2 .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày KT..../..../ 2015 Người kiểm tra Ngày soạn :....././2015 Ngày dạy:6A././ 2015 6B./../ 2015 6C:/./ 2015 Tuần 26/Tiết 101. Phần văn học Văn bản: MƯA (Hướng dẫn đọc thêm) (Trần Đăng Khoa) I. MUC TIÊU. 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Hiểu, cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và tư thế của con người được miêu tả trong bài thơ. - Hiểu được nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở bài thơ. - Yêu con người, yêu quê hương, đất nước. 2. Kĩ năng. - Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do. - Đọc - hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả. - Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hóa, ẩn dụ có trong trong bài thơ. - Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản. 3. Thái độ. - HS có ý thức về tình yêu thiên nhiên, làng quê Việt Nam. II. CHUẨN BỊ. 1. Thầy. - Nghiên cứu sgk, sgv, chuẩn ktkn, tài liệu tham khảo và tài liệu bổ trợ. - DKTH: tích hợp ngang với Tiếng Việt phần: từ láy, hoán dụ, miêu tả, tự sự, biểu cảm. 2. Trò. - Đọc trước bài mới và dự kiến trả lời các câu hỏi cuối phần bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức : 6A :............; 6B :..........; 6C :............ 2. Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài: Mưa rào mùa hạ là một hiện tượng thiên nhiên thường gặp ở làng quê nước ta. Từ góc sân và khoảng trời nhà mình, làng Điền Trì- huyện Nam Sách, Hải Dương, chú bé thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa đã cảm nhận trận mưa rào ntn? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - GV giành khoảng 7’, hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu văn bản qua hệ thống câu hỏi và yêu cầu bên dưới. - HS suy nghĩ độc lập trả lời các câu hỏi ở mỗi phần. ? Dựa vào chú thích * sgk em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả TĐK ? - GV: Hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc nhanh, hồ hởi, rõ nhịp, vần. - GV: Đọc mẫu rồi gọi học sinh đọc tiếp và nhận xét cách đọc của học sinh. Hướng dẫn học sinh giải thích một số từ khó trong sgk. ? Bài thơ thuộc thể thơ nào ? ? Bài thơ có thể chia thành mấy phần ? - 3 phần: P1: Từ đầu -> trọc lốc P2: Tiếp -> hả hê P3: Phần còn lại * Sau 7’ GV kiểm tra kết quả của hs và ghi tóm tắt nội dung lên bảng, nhấn mạnh từng phần. * HS thảo luận nhóm bàn trong vòng 7’ trả lời các câu hỏi sau: ? Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào ? (Cơn mưa ở vùng Bắc Bộ vào mùa hè). ? Bài thơ đã miêu tả rất sinh động trạng thái và hoạt động của nhiều cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa. Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết miêu tả hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài lúc sắp và trong cơn mưa ? ? Trong bài thơ có sử dụng phép nhân hóa. Em hãy tìm trong bài thơ những lời thơ có sử dụng phép nhân hóa đó và nêu tác dụng của nó ? - HS: phân công trong nhóm -> suy nghĩ độc lập -> thảo luận thống nhất ý kiến -> sau 7’ cử đại diện trả lời -> hs nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. - GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận (ghi tóm tắt nội dung chính lên bảng nhấn mạnh từng phần). * HS tiếp tục thảo luận nhóm bàn trong vòng 5’ trả lời các câu hỏi sau : ? Hình ảnh con người giữa cơn mưa được nhắc đến ở cuối bài thơ là hình ảnh nào ? - Người cha đi cày về ‘‘Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa’’ ? Em có suy nghĩ gì hình ảnh con người trước thiên nhiên về tư thế, sức mạnh và vẻ đẹ
Tài liệu đính kèm: