I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- HS biết kể lại một câu chuyện có ý nghĩa.
- HS biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý.
2 Kỹ năng:
Xây dựng bài văn có đầy đủ bố cục ba phần.
3. Thái độ:
HS làm bài nghiêm túc.
II.NỘI DUNG HỌC TẬP:
Viết bài
III. CHUẨN BỊ:
GV: Soạn đề - đáp án
HS: Chuẩn bị các đề Sgk / 99
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra việc chuẩn bị giấy làm bài của HS
3. Tiến trình bài học
Tiến hành kiểm tra
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (VĂN TỰ SỰ) Bài 9 - Tiết 37, 38 Tu ần 10 Tập làm văn I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - HS biết kể lại một câu chuyện có ý nghĩa. - HS biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý. 2 Kỹ năng: Xây dựng bài văn có đầy đủ bố cục ba phần. 3. Thái độ: HS làm bài nghiêm túc. II.NỘI DUNG HỌC TẬP: Viết bài III. CHUẨN BỊ: GV: Soạn đề - đáp án HS: Chuẩn bị các đề Sgk / 99 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy làm bài của HS 3. Tiến trình bài học Tiến hành kiểm tra HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Chép đề bài lên bảng. GV ghi đề, HS ghi vào giấy kiểm tra Hoạt động 2: GV nêu yêu cầu về nội dung, hình thức, thái độ đối với học sinh trong giờ viết bài. Nội dung: (GV Gợi ý sơ qua để HS làm bài ) + Xác định kiểu văn bản cần tạo lập? + Lập ý ? + Lập dàn ý một bài văn gồm có mấy phần ? Hình thức: - Học sinh cần xác đinh đúng yêu cầu của đề bài. - Bài làm có bố cục rõ ràng, logic -Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng chính tả. Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực. -Thể hiện được kiến thức của bài văn tự sự Hoạt động 3 : HS viết bài - Mở bài: Giới thiệu thầy, cô bằng lời văn hay (2 điểm), được (1 điểm), khá (1.5 điểm). Tùy theo mức độ học sinh mà giáo viên trừ điểm. - Thân bài: Kể về thầy,cô ít nhất phải có những ý như phần thân bài đã nêu (6 điểm) - Kết bài: Kết bài hay, lời văn trao chuốt (2 điểm) I. Đề bài: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến. II. Dàn ý: 1/. Mở bài: Giới thiệu thầy, cô giáo: tên, tuổi, dạy em lớp mấy, trường nào, 2/. Thân bài: - Giới thiệu khái quát về hình dáng, tính tình - Cách dạy của thầy, cô - Lời nói, tình cảm đối với học trò - Kỹ niệm với thầy, cô làm em nhớ mãi 3/. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với thầy, cô 4.Tổng kết - Giáo viên thu bài - Nhận xét giờ làm bài 5. Hướng dẫn HS tự học: - Chuẩn bị: Luyện nói kể chuyện Lập dàn bài luyện nói trên lớp cho một trong bốn đề SGK trang 111 - Tiết sau: Văn bản Ếch ngồi đáy giếng (Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong SGK) V. RÚT KINH NGHIỆM: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG (Truyện Ngụ Ngôn) Bài 10 - Tiết 39 Tuần 10 Văn bản I/. MỤC TIÊU: 1/. Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được thế nào là truyện ngụ ngôn. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng. - Biết liên hệ nội dung truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp. 2/. Kỹ năng: - Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh cảnh thực tế. - Rèn kỹ năng kể chuyện ngụ ngôn (nói). 3/. Thái độ: Học sinh tích cực học tập để mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”. III. CHUẨN BỊ: GV: Tài liệu tham khảo, Tranh. HS: Đọc kĩ văn bản, nghiên cứu soạn bài. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: 1/. Qua truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, em hãy cho biết: Mụ vợ là người như thế nào? Nêu suy nghĩ của em về nhân vật Mụ vợ? (4đ) 2/. Hãy nêu ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?(4đ) ( HS soạn bài, làm BT đầy đủ 2đ) * Trả lời: 1/. - Mụ vợ: tham lam, bội bạc HS nêu suy nghĩ về nhân vật Mụ vợ. 2/. Truyện sử dụng những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện, sự đối lập giữa các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường. Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu ra bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc. 3. Tiến trình bài học: * Giới thiệu bài: Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể lọai truyện kể dân gian được mọi người ưa thích .Truyện ngụ ngôn mà chúng ta sắp tìm hiểu sẽ giúp các em hiểu những đặc điểm và giá trị chủ yếu của lọai truyện này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: 3p Tìm hiểu định nghĩa truyện ngụ ngôn HS đọc chú thích dấu sao trang 100 ? Em hiểu thế nào là truyện ngụ ngôn ? - Kể bằng văn xuôi, văn vần (cốt truyện) - Có nhân vật - Ngụ ý GV: giải thích: (ngụ:hàm chứa kín đáo,ngôn: là lời nói) Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích 10p GV hướng dẫn đọc, đọc mẫu một đoạn ? Cho biết thứ tự kể và ngôi kể của truyện ? - Kể theo thứ tự trước sau, ngôi thứ ba Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản 25p ? Nhân vật chính của truyện là ai ? - Nhân vật Ếch HS thảo luận nhóm, thời gian 7 phút Nhóm 1,2: - Nêu hoàn cảnh sống của ếch ? Vì sao ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể ? - Từ môi trường sống nhỏ bé, tầm nhìn về thế giới hạn hep đã hình thành tính cách gì ở ếch ? Nhóm 3,4: Do đâu ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp ? Nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ếch ? Nhóm 5,6: Từ lối sống và cái chết của ếch, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Các nhóm lần lượt trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét, chốt ý 1. – Ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xung quanh nó chỉ có vài loài vật nhỏ bé. Ếch cất tiếng kêu ồm ộp làm các con vật kia hoảng sợ " Môi trường, thế giới sống nhỏ bé, tầm nhìn về thế giới và các sự vật xung quanh hạn hẹp, hình thành tính cách chủ quan, kêu ngạo. Sự chủ quan, kêu ngạo đã thành thói quen, thành bệnh của nó 2. Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp vì một lần ra khỏi giếng. Quen thói cũ, nó nhâng nháo, chả thèm để ý đến xung quanh. 3. Dù môi trường sống có hạn hep, khó khăn,vẫn phải cố gắng mở rộng sự hiểu biết của mình, không được chủ quan, kêu ngạo, coi thường xung quanh. Những ai không nhận thức rõ giới hạn của mình sẽ nhận lấy thất bại thảm hại. * Liên hệ GDMT: sự thay đổi môi trường sống. (phải nhìn nhận để thích nghi với môi trường mới) * Liên hệ giáo dục học sinh: Từ lối sống và cái chết của ếch, em có suy nghĩ gì về lối sống của bản thân ? - Phải học tập để mở rộng sự hiểu biết của mình, học tập ở sách vở, bạn bè, mọi người xung quanh. - Khiêm tốn, tự biết mình, biết sự cạn hẹp và yếu kém của mình, không được huênh hoang, khoác lác, tránh thùng rỗng kêu to. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tổng kết- 3p ? Mượn chuyện này, dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì ? -GV: Kết cấu ngắn gọn, Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” dân gian muốn khuyên chúng ta trong cuộc sống phải mở rộng tầm nhìn không nên chủ quan, kiêu ngạo. HS đọc ghi nhớ Giải thích thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng - Sự hiểu biết cạn hep, chủ quan, kiêu ngạo ? Sử dụng thành ngữ này trong lúc nói, viết như thế nào cho phù hợp ? " HS trả lời Tìm từ loại danh từ trong tiêu đề Ếch ngồi đáy giếng " HS thực hiện I. Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Xem Sgk / 100 II. Đọc, tìm hiểu chú thích: III. Tìm hiểu văn bản: 1/. Nhân vật Ếch: - Ếch sống lâu ngày dưới đáy giếng - Môi trường sống nhỏ bé, tầm nhìn về thế giới hạn hẹp " Chủ quan, kêu ngạo - Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp là do nó “nhâng nháo”, chả thèm để ý đến xung quanh. 2/. Bài học rút ra từ truyện: - Phải học tập để mở rộng tầm hiểu biết. - Không được chủ quan, kiêu ngạo III. Tổng kết: * Ghi nhớ Sgk / 101 4.Tổng kết 1/- Truyện ngụ ngôn thiên về chức năng nào ? a. Phản ánh cuộc sống b. Giáo dục con người c. Tố cáo xã hội d. Cải tạo con người và xã hội * Đáp án: b 2/- Nêu nội dung khái quát của truyện? * Trả lời: Truyện rút ra những bài học bổ ích . Phải khiêm tốn không nên kiêu ngạo chủ quan coi thường người khác 5. Hướng dẫn HS tự học: - Học ghi nhớ, nội dung ghi tập - Làm BT2. - Chuẩn bị: Văn bản Thầy bói xem voi + Soạn trước bài theo câu hỏi Sgk trang 101-103 V. RÚT KINH NGHIỆM: : : THẦY BÓI XEM VOI Truyện Ngụ Ngôn Bài 10 - Tiết 40 Tuần 10 Văn bản I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. - Hiểu được nôi dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi. - Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo. 2. Kỹ năng: - Biết liên hệ nội dung truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế phù hợp. - Rèn kỹ năng kể chuyện ngụ ngôn (nói). 1.3/. Thái độ: Học sinh biết nhìn nhận, xem xét, đánh giá sự việc một cách toàn diện. II.NỘI DUNG HỌC TẬP: Nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”. III. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: Tranh thầy bói xem voi 3.2. HS: Đọc kĩ văn bản, nghiên cứu soạn bài. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT DỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện .2. Kiểm tra miệng: 1/. Thế nào là truyện ngụ ngôn ? 2/. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng và nêu bài học được rút ra từ truyện này ? * Trả lời: 1/. Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. 2/. Học sinh kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Bài học: Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Truyện ngụ ngôn quen thuộc đến nỗi tên truyện trở thành thành ngữ dân gian để chế giễu sự việc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu câu chuyện như thế. Đó là “ Thầy bói xem voi”. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: 10P Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích - Đọc đúng giọng thoại của năm ông thầy bói GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp theo - Đọc các chú thích 3,4,5,6,8 Hoạt động 2: 25P Tìm hiểu văn bản ? Thầy bói là ai ? - Người làm nghề chuyên đoán việc lành, dữ cho người ta. Thầy bói thường là người mù. ? Các thầy bói xem voi bằng cách nào ? - Dùng tay sờ, mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi. Sờ được bộ phận nào thì phán về hình thù con voi như thế ấy, tưởng đó là toàn bộ con voi. ? Thái độ các thầy khi phán về voi như thế nào ? (xem như thế nào và phán về voi như thế nào ?) - Voi sun sun như con đỉa - Voi chần chẫn như cái đòn càn - Voi bè bè như cái quạt thóc - Voi sừng sững như cái cột đình - Voi tun tủn như cái chổi sể cùn ? Tác giả dùng loại từ nào để miêu tả về voi ? - Từ láy và nghệ thuật so sánh ? Mục đích của việc sử dụng nghệ thuật này ? - Gây hứng thú cho người đọc ? Năm thầy bói được sờ voi thật và mỗi thầy cũng nói được một bộ phận của con voi, nhưng không thầy nào nói đúng về voi. Sai lầm của họ là ở chỗ nào ? - Sai lầm của họ là mỗi thầy chỉ sờ vào một bộ phận của con voi mà đã tưởng đó là toàn bô con voi. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện: dùng bộ phận để nói toàn thể, trong khi cái bộ phận không thể nói cho cái toàn thể. Trong cuộc họp ai cũng hăm hở nói nhận xét của mình và cự lực phản bác ý kiến của người khác. ? Truyện kết thúc như thế nào ? Có hợp lý không ? - Dùng lời không xong tất nhiên cuộc họp phải đi đến tan vỡ sau cuộc đánh nhau, dùng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay để áp đặt chân lý do mình khám phá. - Kết thúc truyện thật hợp lý, thật buồn cười nhưng cũng để lại cho ta bài học. Ai đúng, ai sai, sai ở chỗ nào, vì sao. ? Có ý kiến cho rằng cả năm thầy bói đều đúng, cả năm thầy bói đều sai. Ý kiến của em thế nào? - Cả năm thầy bói đều đúng, nhưng chỉ đúng với từng bộ phận của cơ thể con voi. Cả năm thầy bói cũng đều sai vì dùng cái bộ phận để nói cái toàn thể. Hình dáng con voi là tổng hợp nhận xét của năm thầy. ? Qua truyện em rút ra được bài học gì ? - Sự vật hiện tượng rộng lớn gồ nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau, muốn kết luận đúng về sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. Có thế thì mới tránh được sai lầm Thầy bói xem voi - Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó Hoạt động 3: 3P Hướng dẫn HS tổng kết. - Qua câu chuyện nhân dân ta muốn gửi gấm điều gì ? HS đọc ghi nhớ I. Đọc, tìm hiểu chú thích: II. Tìm hiểu văn bản: 1/. Nhân vật thầy bói: - Xem voi bằng cách sờ bằng tay, mỗi thầy chỉ sờ vào một bộ phận của con voi. - Mỗi thầy đều kiên quyết lời phán của mình về voi là đúng. 2/. Bài học rút ra từ truyện: - Muốn kết luận đúng về sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện. - Phải có cách xem xét sự vật phù hợp với sự vật đó III. Tổng kết: * Ghi nhớ Sgk / 103 4.Tổng kết - Cách xem voi và nhận xét về voi của năm ông thầy bói có điểm gì giống nhau ? a. Xem voi bằng cách dùng tay thay mắt. 1 Đúng 1 Sai b. Tìm hiểu vội vã, phiến diện. 1 Đúng 1 Sai c. Phủ nhận hoàn toàn ý kiến của người khác để khẳng dịnh ý kiến của mình 1 Đúng 1 Sai 5. Hướng dẫn HS tự học: - Học ghi nhớ, nội dung ghi tập - Chuẩn bị: Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng + Soạn trước bài theo câu hỏi Sgk trang 114 - 116 V/. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: