Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 11 - Bùi Thị Hòa - THCS Đạ Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện“Chân, tay, tai , mắt, miệng”.

 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Đặc điểm thể loại ngụ ngôn trong văn bản “Chân, tay, tai , mắt, miệng”.

 - Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.

 - Phân tích hiểu ngụ ý của truyện.

 - Kể lại được truyện.

3. Thái độ:

 - Biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1597Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 11 - Bùi Thị Hòa - THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 11	 Ngày soạn: 26/10/2014
Tiết: 41	 	 Ngày dạy: 28/10/2014
Văn bản:
 Hướng dẫn đọc thêm: CHÂN , TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
 	 - Truyện ngụ ngôn -
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện“Chân, tay, tai , mắt, miệng”.
 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Đặc điểm thể loại ngụ ngôn trong văn bản “Chân, tay, tai , mắt, miệng”.
 - Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kĩ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
 - Phân tích hiểu ngụ ý của truyện.
 - Kể lại được truyện.
3. Thái độ: 
 - Biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Đọc hiểu văn bản, phát vấn, phân tích.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Bài cũ: 
 - Kể tên những truyện ngụ ngôn đã học? Những truyện đó cho em bài học kinh nghiệm gì ở đời?
3. Bài mới: 
 - Chân, tay, tai mắt miệng là các bộ phận của cơ thể người, giúp cơ thể người hoạt động. Tác giả dân gian đã mượn mối quan hệ thống nhất này để giáo dục chúng ta điểu gì? Bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Giới thiệu chung 
GV: Nhắc lại thế nào là truyện ngụ ngôn? 
GV: Giảng giải thêm: Truyện chân, tay, tai, mắt, miệng 
GV: Nêu nội dung khái quát của truyện? 
Đọc hiểu văn bản 
GV: Hướng dẫn HS đọc chú ý, giọng cô Mắt ấm ức, cậu chân, cậu tay bực bội, đồng tình, Bác tai Ba Phải, giọng hối hận của 4 người khi nhận ra sai lầm của mình. 
- Giải các từ khó trong quá trình phân tích. GV: Truyện có bao nhiêu nhân vật? Em hãy tóm tắt truyện
HS: Tóm tắt
GV: Nêu các sự việc chính của truyện?
HS: Nêu sự việc mở đầu, nguyên nhân, diễn biến kết quả.
GV gợi ý: Chân, tay, tai mắt, miệng đang sống hoà thuận với Lão Miệng, bỗng xảy ra chuyện gì? 
GV: Ai là người phát hiện ra vấn đề, như vậy có hợp lý không? Vì sao? 
HS: Không, vì mỗi người đều có một công việc riêng.
GV: Tại sao cả nhóm không để Lão Miệng được thanh minh? Nhận xét những lời buộc tội của lão Miệng? Vì sao? 
HS: Vì họ nghĩ lão Miệng xưa nay sung sướng, không phải làm gì mà vẫn có ăn. Lời buộc tội cũng có lý, nhưng phiến diện, một chiều. Vì công việc của lão Miệng là ăn, nhai.
GV: Sự nhất trí của cả nhóm nói lên được điều gì? Hậu quả của việc làm trên như thế nào? Ai là người nhận ra được hậu quả đó? 
HS: Chỉ biết mình mà không biết đến công lao của người khác.
GV: Lời nói của Bác tai với cô mắt, cậu chân, cậu tay có ý nghĩa gì? Tại sao cả bọn lại đồng tình với ý kiến của bác tai? 
HS: Nhận ra lồi lầm và sửa chữa lỗi lầm.
GV: Khi lão Miệng có ăn trở lại thì cả bọn như thế nào? em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các bộ phân trong cơ thể? 
GV: Qua hình ảnh của các bộ phân trong cơ thể với sự hoạt động và mối quan hệ giữa chúng, em có suy nghĩ gì về tác động qua lại giữa những người trong một tập thể một xã hội? 
HS: Trả lời
GV: Câu truyện em rút ra bài học gì? 
Đọc ghi nhớ SGK 
Hướng dẫn tự học
Mỗi kiến thức Tiếng Việt đã học cần nắm khái niệm, cho ví dụ, đặt câu.
Rèn các kĩ năng làm bài tập. Tham khảo các dạng bài tập đã được làm trên lớp và hướng dẫn về nhà.
I. Giới thiệu chung:
- Thể loại: truyện ngụ ngôn
- Đề tài: mượn các bộ phận cơ thể để nói chuyện con người.
II. Đọc hiểu văn bản: 
1. Đọc – tìm hiểu chú thích: 
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần 
- P1: Từ đầu . “kéo nhau về”: Chân, Tay, Mắt, Tai, Miệng so bì, tị lạnh với lão Miệng.
- P2: Tiếp theo . “để bàn”: Hậu quả của việc quyết định.
- P3: Còn lại : Sự hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
b. Phân tích:
b1. Sự việc chính của truyện:
Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay Bác Tai
Lão Miệng
- Cho rằng họ làm việc cực nhọc mà không được hưởng thụ 
-> Chỉ biết mình mà không biết đến công lao của người khác 
- Không lao động
->Mệt mỏi rã rời; mắt lờ đờ; chân tay không nhấc nổi 
- Bác Tai nhận ra sai lầm, cả bọn đã làm trở lại .
- Chẳng làm gì cả, ngồi ăn không 
- Không có ăn
- Có ăn 
-> Tất cả đều khoan khoái trở lại 
à Mỗi bộ phận có một chức năng riêng và có tác động qua lại lẫn nhau.
b2. Bài học rút ra: 
- Mỗi cá nhân phải có đóng góp cho cộng đồng khi họ thực hiện chức năng nhiệm vụ cho bản thân mình.
- Hành động ứng xử của mỗi người tác động đến chính họ và tập thể.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật: 
- Ẩn dụ ( mượn các bộ phận của cơ thể để nói chuyện con người).
b. Nội dung: 
* Ý nghĩa: Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đầng.Vì vậy mỗi thành viên không thể sống đơn độc tách biệt mà cần đoàn kết nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tôn ftaij và phát triển.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện tập kể diễn cảm truyện theo đúng trình tự sự việc.
- Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
* Bài mới: Chuẩn bị bài “Cụm danh từ”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 11	 Ngày soạn: 26/10/2014
Tiết: 42	 	 Ngày dạy: 28/10/2014
Tiếng Việt:
CỤM DANH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được đặc điểm của cụm danh từ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Nghĩa của cụm danh từ.
 - Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ.
 - Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
 - Ý nghĩa của phụ ngữ trước và sau cụm danh từ.
2. Kĩ năng: 
 - Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
3. Thái độ: 
 - Nói viết đầy đủ ý nghĩa nhớ sử dụng cụm danh từ.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Phát vấn, phân tích cấu tạo, thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Danh từ chỉ sự vật có mấy loại?
 - Cho biết cách viết danh từ riêng tên người, tên địa lí Việt Nam? Viết từ: Lâm Đồng, Nguyễn Ái Quốc, Đạ Long, nước Pháp, Đức.
3. Bài mới:
 - Danh từ là những từ chỉ tên người, vật, khái niệm, hiện tượng. Đi theo danh từ là những từ nào, bổ sung ý nghĩa gì thì tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Tìm hiểu chung
HS: Đọc vd sgk
GV: Các từ in đậm bổ sung nghĩa cho từ nào, bổ sung nghĩa gì?
HS: Từ in đậm bổ sung nghĩa cho từ: ngày, vợ chồng, túp lều
GV: nghĩa của danh từ rộng hay hẹp hơn nghĩa của cụm danh từ.
HS: Trả lời.
GV: Cụm danh từ là gi?
HS: Trả lời ghi nhớ sgk
Vậy cấu tạo của cụm danh từ như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua mục 2
HS: Đọc ví dụ SGK/117 
GV: Hãy xác định các cụm danh từ trong ví dụ trên ?
GV: Liệt kê các danh từ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên và điền vào bảng? 
HS: Từ ngữ phụ thuộc đứng trước DT: cả, ba, chín . Có thể là
+ Phụ ngữ chỉ số lượng: mọi, các, từng, những, mỗi, hai, ba, ...
+ Phụ ngữ chỉ toàn thể: tất cả, hết thảy, toàn bộ, toàn thể,...
- Từ ngữ phụ thuộc đứng sau DT: ấy, nếp. đực, sau 
Gv gợi ý mô hình để Hs dễ điền
phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
S1
S2
Số
lượng
Đơn vị tính toán (chủng loại kquát )
đối tượng tính toán (cụ thể ).
Đặc điểm
Vị trí
HS thảo luận nhóm: 4 phút
GV: Nhận xét
GV: Phần cấu tạo của cụm danh từ cần nhớ những gì ? 
HS: Đọc to ghi nhớ SGK 
Luyện tập
Bài 1+ 2
- Hs: đọc yêu cầu
- Hs: Làm việc theo nhóm 4 người, trả lời
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Bài 3
- Hs: Đọc yêu cầu. 
- Gv gợi ý: tìm danh từ trước sau đó thêm phần trước là số từ, lượng từ, phần sau thêm vị trí, địa điểm và đặt câu.
Hướng dẫn tự học
- Tìm các cụm danh từ có trong truyện ếch ngồi đáy giếng.
-Chuẩn bị bài số từ và lượng từ. Đọc bài tìm hiểu thế nào là lượng từ và số từ?
I. Tìm hiểu chung:
1. Cụm danh từ là gì?
a. Ví dụ: sgk/116 
- Từ in đậm bổ sung nghĩa cho các danh từ: ngày, vợ chồng, túp lều
-> Cụm DT là tổ hợp những từ do DT với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.
- Nghĩa các cụm danh từ hẹp hơn so với danh từ: túp lếu<một túp lều<một túp lều nát
b. Ghi nhớ: SGK1/117
2. Cấu tạo của cụm danh từ: 
a. Ví dụ: sgk/117 
- Cụm danh từ: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu đực ấy, chín con, cả làng, năm sau.
*Liêt kê và phân loại:
- Từ ngữ phụ thuộc đúng trước, chia làm 2 loại:
+ Số lượng: ba, chín
+ Toàn thể: cả
- Từ ngữ phụ thuộc đúng sau: nếp, đực, sau, ấy
* Điền vào mô hình
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
t1
t2
s1
s2
làng
ấy
Ba 
thúng
gạo
nếp 
Ba
con 
trâu
đực 
Ba
con 
trâu
ấy 
Chín
con
năm
sau
Cả
làng 
- Mô hình cụm danh từ:
Phần trước
(phụ ngữ trước)
Phần trung tâm
(Danh từ)
Phần sau
(phụ ngữ sau)
KH: t1, t2
KH: t1, t2
KH: s1, s2
b. Ghi nhớ 2: SGK /117
II. Luyện tập: 
Bài 1,2: Tìm cụm danh từ, điền vào bảng
Phần
 trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
t1
t2
s1
s2
một
người
chồng
thật xứng đáng
một
lưỡi
búa
của cha để lại
một
con
yêu tinh
ở trên núi, có nhiều phép lạ
Bài 3: Điền phụ ngữ thích hợp vào chỗ trống
- Chàng vứt luôn song sắt ấy xuống nước.
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình.
- Lần thứ ba, vẫn thanh sắt cũ mắc vào lưới.
III. Hướng dẫn tự học:
*Bài cũ:
- Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
-Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ.
*Bài mới: soạn bài “Luyện nói kể chuyện”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 11	 Ngày soạn: 29/10/2014
Tiết: 43	 	 Ngày dạy: 31/10/2014
Tập làm văn:
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể, ngôi kể trong văn tự sự.
 - Biết trình bày, diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân. 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
 - Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
 - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng: 
 - Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
3. Thái độ: 
 - Mạnh dạn, tự nhiên khi đững trước đám đông.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 - Thuyết trình, làm việc nhóm, phát vấn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gv kiểm tra việc lập dàn bài ở nhà của các nhóm. Gv sửa cho HS để các em có hướng kể trong bài luyện nói.
3. Bài mới: 
 - Gv kể một câu chuyện của bản thân trong lần về quê và chuyển ý: Vừa rồi các em đã câu chuyện của cô và hằng ngày các em cũng được mghe được đọc rất nhiều mẫu chuyện. Vậy các em có thể kể chuyện cho người khác nghe được không? Tiết học hôm nay các em sẽ làm quen với công việc này nhé? 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
Củng cố kiến thức:
- Nhắc lại cho Hs các kiến thức về thể loại, chủ đề, ngôi kể, dàn bài.
Dàn bài: Gv chia nhóm theo tổ, cho Hs chọn đề và lập dàn bài trước ở nhà.
GV: Lên lớp Gv gọi 4Hs của 4 nhóm đọc dàn bài của nhóm mình.
Luyện nói:
GV: Yêu cầu cụ thể khi luyện nói: to, rõ ràng, tự nhiên, nhìn thẳng vào mọi người. Gv lập ban giám khảo để chấm điểm cho các nhóm.
HS: Ngồi theo nhóm, cùng kể cho nhau nghe trong vòng 5 phút. GV theo dõi kịp thời uốn nắn trước tổ.Lưu ý bám sát dàn bài tập làm văn tham khảo SGK. Gọi mỗi tổ một đđại diện lên trình bày trước lớp?
HS: Cả lớp nhận xét, bổ sung, chấm điểm. Gv chấm điểm
GV: Nhận xét chung về tiết luyện nói kể chuyện:Về sự chuẩn bị, về kết quả và quá trình tập nói của HS,Về cách nhận xét bạn nói của HS.
Hướng dẫn tự học
- Về nhà cần mạnh dạn kể chuyện cho bạn bề, những người xung quanh nghe.
- Nhớ lại đề và bài viết số 2. 
I. Củng cố kiến thức:
Tự sự: Là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
Sự việc: Trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể.
Nhân vật: Trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc, được thể hiện trong văn bản.
Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn dặt ra trong văn bản.
- Dàn bài gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vât, sự việc.
Thân bài: Kể diễn biến các sự việc.
Kết bài: Kết cục của sự việc.
Ngôi kể: Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
Ngôi thứ 3: Khi gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể giấu mình.
Ngôi thứ nhất: Người kể xưng “tôi”
II. Luyện nói trên lớp: 
1. Đề bài:
a. Kể về một chuyến về quê. 
b. Kể về một chuyến ra thăm thành phố.
2. Lập dàn bài: ( chuẩn bị ở nhà)
3. Luyện nói:
* Yêu cầu:
- Nói to, rõ để mọi người đều nghe . 
- Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người
- Cách trình bày bài nói phải mạch lạc, trôi chảy. 
- Nội dung: Bài nói bám sát yêu cầu của đề bài. 
- Thái độ: Tự nhiên, thoải mái. 
* Đọc bài tham khảo sgk/112
III. Hướng dẫn tự học:
*Bài cũ: Dựa vào bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình.
*Bài mới: Trả bài viết số 2
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 11	 Ngày soạn: 30/10/2014
Tiết: 44	 	 Ngày dạy: 01/11/2014
Tập làm văn:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Học sinh biết làm bài văn tự sự kể về mẹ.
- Bài viết có bố cục ba phần, xác định đúng nội dung của từng phần.
- Phát hiện lỗi và sử lỗi trong bài viết của mình.
B. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Chấm bài, nhận xét chi tiết, soạn giáo án, sách văn mẫu.
- Học sinh: Đọc lại truyện để nhận lại hạn chế của mình, chuẩn bị viết lại bài.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện HS
 - Lớp 6A2: Sĩ sốVắng(PKP.)
2. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới :
 - Các em có nhớ đề bài viết số 2 không? Hôm nay cô sẽ trả bài cho các em. Các em cần chú ý để nhận ra ưu điểm và hạn chế của mình trong bài viết này nhé. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV&HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Đề bài
GV: gọi HS nhắc lại đề.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
Tìm hiểu đề, tìm ý
GV: Phát vấn HS để tìm hiểu ý.
Nhận xét ưu khuyết điểm
- Gv nhận xét chung:
* Ưu điểm : 
* Hạn chế 
Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
(Xem bản sửa lối cuối giáo án)
Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
Đọc bài mẫu:
(GV đọc bài của Nhi, Lệ)
Ghi điểm, thống kê chất lượng:
I. Đề bài: 
Em hãy kể về một người mà em yêu thương.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý
(Xem PPCT tiết 35-36)
III. Dàn ý:
(Xem PPCT tiết 35-36)
IV. Nhận xét ưu khuyết điểm:
1. Ưu điểm:
- Phần lớn các em chọn được người em yêu thương để kể.
- Lời văn chân thật, nhớ được những việc làm, lời nói cụ thể.
2. Khuyết điểm:
- Sai lỗi chính tả nhiều 
- Chép văn mẫu 
- Nhiều bài trình bày không đúng bố cục.
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
(Xem bản sửa lối cuối giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
VII. Đọc bài mẫu:
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng:
(Xem cuối giáo án)
* Hướng dẫn tự học
Bài cũ: Hoàn thành bài viết vào vở
Bài mới: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự- kể chuyện đời thường. Hướng dẫn bài viết số 3
- Đọc bài, tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường.
* Sửa lỗi sai cụ thể:
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa sai
- Ngàng da, mắt đen long lang
- Mẹ nấu cơm chờ chúng em ăn một gia đình
- Trên đời của em
- Chúc chị sống lâu trăm tuổi 
- Còn nhỏ cậu thường dạy em
xống, xức khỏe,dọng, diệu dàng, giọn cơm 
- Chép các văn bản không liên quan đến đề bài.
- Khi cha em mười mấy tuổi rồi thì cha em mất
- Chúng em đã thành người mẹ 
- Lỗi dùng từ
- Lời văn
- Chính tả
- Lỗi kiến thức
- làn da, đen long lanh
- Mẹ nấu cơm xong chờ cả nhà ăn cùng
- Trong cuộc đời của em.
- Chúc chị sức khỏe, hạnh phúc, thành công... 
- Khi em còn nhỏ, Cậu... 
- sống, sức khỏe, giọng, dịu dàng, dọn cơm. 
- Cha mất khi em mười 15 tuổi
- Mẹ là người tuyệt vời nhất
Bảng thống kê điểm
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
6a2
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 11 - Bùi Thị Hòa - THCS Đạ Long.doc