Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện

- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức

- Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản

- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại

- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.

- Kể lại được truyện

3. Thái độ

- Có ý thức đoàn kết, không tị nạnh nhau

C. PHƯƠNG PHÁP:

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 11 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 25/10/2014
Tiết PPCT: 41 Ngày dạy: 28/10/2014
Văn bản: HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
CHÂN, TAY,TAI, MẮT, MIỆNG.
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện 
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản
- Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Kể lại được truyện
3. Thái độ
- Có ý thức đoàn kết, không tị nạnh nhau
C. PHƯƠNG PHÁP:
 Vấn đáp.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: 1P
Lớp 6A4: Vắng
Lớp 6A5: Vắng :.
Phép.,KP:
Phép,Kp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại chuyện “ Thầy bói xem voi”Nêu ý nghĩa truyện?
3. Bài mới: 
Trong cuộc sống, mỗi chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau, nương tựa vào nhau để cùng tồn tại. Vì sao lại có thể khẳng định như vậy, qua văn bản mà chúng ta sẽ học hôm nay sẽ giải đáp điều đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
 * HOẠT ĐỘNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 2P
Nhắc lại thế nào là truyện ngụ ngôn? GV giảng giải thêm: Truyện chân, tay, tai, mắt, miệng 
Nêu nội dung khái quát của truyện? 
HOẠT ĐỘNG 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 35p
GV hướng dẫn HS đọc chú ý, giọng cô Mắt ấm ức, cậu Chân, cậu Tay bực bội, đồng tình, bác Tai ba phải, giọng hối hận của 4 người khi nhận ra sai lầm của mình 
Gv gợi ý cho hs tìm hiểu văn bản
(?) Truyện có mấy nhân vật? Theo em nhiệm vụ của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng làm gì? Cuộc sống lúc đầu của họ ra sao?
(?) Vì sao Chân, Tay, Tai, Mắt lại so bì với lão Miệng ? 
(?) Vì sao lão Miệng chỉ ăn không, bốn thành viên đã làm gì ? 
(?) Cuối cùng họ đã nhận ra điều gì? Kết quả ra sao? Truyện đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? 
(?) Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện vừa học ? Ý kiến riêng của em về bài học này? 
Các bộ phận trong truyện chính là những ai trong cuộc sống?
Giáo dục cho HS tinh thần tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong mọi việc, không tị nạnh, mất đoàn kết.
Tích hợp phị đạo hs yếu kém: Luyện đọc và rèn luyện chính tả.
* 
 HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Mỗi kiến thức Tiếng Việt đã học cần nắm khái niệm, cho ví dụ, đặt câu.
Rèn các kĩ năng làm bài tập. Tham khảo các dạng bài tập đã được làm trên lớp và hướng dẫn về nhà.
- Đọc trước các ví dụ trong SGK và trả lời các câu hỏi để tìm hiểu về cụm danh từ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Truyện với các nhân vật là các bộ phận trong cơ thể con người để nói chuyện con người 
Năm nhân vật trong truyện là 5 bộ phận trên cơ thể con người đã được nhân hoá độc đá
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc-hiểu chú thích
 2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 3 phần 
b.Phân tích:
b.1 Giới thiệu nhân vật 
- Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng: các bộ phận cơ thể của con người 
à Mỗi thành viên làm một việc, tình cảm rất thân thiết 
b.2 Tình huống truyện 
- Chân, Tay, Tai, Mắt thấy lão Miệng chỉ “ngồi ăn không”
à Bốn thành viên bàn nhau đình công không làm cho lão miệng ăn nữa 
b.3. Kết quả 
- Tất cả đều cảm thấy mệt mỏi 
- Mỗi người làm một việc, không ai tị ai
à Mỗi người cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó nhau để cùng tồn tại và phát triển.
 3. Tổng kết: 
a. Nghệ thuật
b.Nội dung.
- Ý nghĩa: Truyện là bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng.Vì vậy mỗi thành viên khồng thể sống đơn độc mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó với nhau để cùng tồn tại.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Bài cũ
- Đọc kĩ truyện tập kể diễn cảm truyện theo đúng trình tự sự việc.
- Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.
Bài mới: Cụm danh từ
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 11 Ngày soạn: 25/10/2014
Tiết PPCT: 42 Ngày dạy: 28/10/2014
Tiếng việt: CỤM DANH TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm được đặc điểm của cụm danh từ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Nghĩa của cụm danh từ
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từo0
- Y nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm dannh từ
2. Kĩ năng
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ
3. Thái độ
- GD HS sử dụng cụm danh từ trong khi giao tiếp
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 Phát vấn – Diễn giảng – Quy nạp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1. Ổn định lớp: 1p 
Lớp 6A4: Vắng
Lớp 6A5: Vắng :.
Phép.,KP:
Phép,Kp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu qui tắc viết danh từ riêng, cho VD ?
3. Bài mới: 
Cụm danh từ là gì, chức năng của cụm danh từ trong câu ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 :TÌM HIỂU CHUNG 
(?)Tìm danh từ trong các câu sau ?
 (?)Những từ in đậm làm rõ nghĩa cho những từ nào?
(?) Những từ ấy thuộc loại từ nào? 
(?) Vậy nhắc lại cho cô cụm danh từ là gì?
(?) Cách nói túp lều,1 túp lều cái nào rõ nghĩa hơn ?
 (?) Một túp lều nát làm rõ nghĩa cho túp lều ở khía cạnh nào?
à Vị trí không gian
 (?) Xác định CN-VN trong ví dụ trên?Tìm DT ?
(?) Chủ ngữ có cấu tạo ntn? 
(?) Từ đó, em so sánh nghĩa và cấu tạo của danh từ so với cụm danh từ.
(?) Đặt một số câu trong đó có cụm danh từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ.
- Vận dụng cho HS làm BT1/118.
Cấu tạo của cụm danh từ
(?) Trong ví dụ trên có những cụm danh từ nào?
(?) Trong những cụm danh từ trên, em hãy xác định danh từ trung tâm
(?) Vậy những từ bổ trợ đứng trước, đứng sau là gì?
- GV diễn giảng về ý nghĩa và cấu tạo của những phụ ngữ trong cụm danh từ
(?) Một cụm danh từ thông thường gồm mấy phần?
- GV diễn giảng về ý nghĩa của các kí hiệu trong sơ đồ cấu tạo cụm danh từ 
(?) Điền các cụm danh từ đã tìm được ở ví dụ vào mô hình cụm danh từ?
(?) Vậy chúng ta cần nhớ điều gì về cấu tạo của cụm danh từ?
 HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN TẬP 
Bài 1+ 2
- Hs: đọc yêu cầu
- Hs: Làm việc theo nhóm 4 người, trả lời
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
Bài 3
- Hs: Đọc yêu cầu. 
- Gv gợi ý: tìm danh từ trước sau đó thêm phần trước là số từ, lượng từ, phần sau thêm vị trí, địa điểm và đặt câu.
* HOẠT ĐỘNG 3 : 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Tìm các cụm danh từ có trong truyện ếch ngồi đáy giếng.
 - Chia các nhóm chuẩn bị và viết bài trước ở nhà để tiết sau luyện nói.Kể về một chuyến về thăm quê.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Cụm danh từ là gì?
Ví dụ 1
a. hai vợ chồng ông lão đánh cá
b. một túp lều nát trên bờ biển
à danh từ + một số từ ngữ phụ thuộc =>Cụm danh từ
Ví dụ 2:
- túp lều / một túp lều nát 
- một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biểu
® Cụm DT có nghĩa đầy đủ, cấu tạo phức tạp hơn danh từ
Ví dụ 3: 
a. Các học sinh lớp 6 / đang tập thể dục.
b. Người đoạt giải nhất trong cuộc thi ấy/ là bạn học sinh lớp 6.
® Cụm DT hoạt động trong câu giống như DT (làm CN)
2. Cấu tạo của cụm danh từ:
- Gồm 3 phần: phần trước, trung tâm, phần sau.
a. Ví dụ 
- Ba thúng gạo nếp 
 Sl DT
 - Ba con trâu ấy
 sl DT 
- Năm bạn học sinh lớp 6A3
 SL DT
- Cái áo màu xanh.
 DT đđ 
è Các từ ngữ phụ có thể đứng trước và đứng sau danh từ 
b. Mô hình cụm danh từ : 
Phần trước
Phần T. tâm
Phần Sau
 T( số lượng) 
 Danh từ
S(vị trí, đặc điểm, t/c) 
Ba 
Ba Chín
 Cả 
Làng 
thúng gạo 
Con trâu 
Con trâu 
Năm
Làng 
 ấy
 nếp 
 đực 
 ấy
 sau 
 Ghi nhớ: SGK 
II. LUYỆN TẬP
BAÌ 1+2
Phần trước 
Phần trung tâm
Phần sau 
T2 t1 
T1 T2
S1 S2 
 một
 một
 một
người chồng 
lưỡi búa 
con yêu tinh 
Thật xứng đáng 
Của cha để lại 
Ơ trên núi có nhiều phép lạ. 
Bài 3: Đặt câu với cụm danh từ:
- Danh từ: Học sinh, thầy giáo, mẹ, cha, Đà Lạt
- Đặt câu: 
+ Những học sinh đang vui chơi.
+ Hai cô gái đang qua đường.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ:
- Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
-Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ.
Bài mới: Luyện nói kể chuyện
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 11 Ngày soạn: 28/10/2014
Tiết PPCT: 43 Ngày dạy: 31/10/2014
Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự; chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Biết trình bày, diễn đạt để kể câu chuyện của bản thân.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự.
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2. Kĩ năng
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
3. Thái độ
- GD HS tự tin, bình tình khi nói trình bày một vấn đề trước tập thể.
C. PHƯƠNG PHÁP: 
 Thực hành – Nhận xét
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: 1P-Kiểm diện học sinh
Lớp 6A4: Vắng
Lớp 6A5: Vắng :.
Phép.,KP:
Phép,Kp.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- KT sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: 
- Trong tiết học này, chúng ta sẽ thực hành luyện nói về văn tự sự để rèn luyện kĩ năng xây doing một bài văn tự sự cũng như rèn luyện sự tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1 : TÌM HIỂU CHUNG 
 Gọi HS nhắc lại vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói
(?) Khi kể có thể kể bằng những ngôi kể nào?
(?) Dàn bài của một bài văn tự sự gồm mấy phần? 
HOẠT ĐỘNG 2 :  
THỰC HÀNH LUYỆN NÓI 
GV cho HS 10 phút chuẩn bị để bổ sung, hoàn chỉnh lại dàn bài và từng nhóm lên nói theo sự phân công
- Dành khoảng 15’, chia tổ để HS kể cho nhau nghe à GV theo dõi, nhận xét sơ lược
GV yêu cầu một nhóm cho 1 HS lên bảng viết đề bài và dàn ý, 1 HS khác lên trình bày.
- GV nhận xét và cho điểm ( Nội dung: 5 Đ, Hình thức: 5 Đ)
(?) Qua các phần trình bày của bạn, em thấy để trình bày tốt trước đám đông, cần phải làm gì? 
- GV nhận xét chung cho HS làm bài tham khảo SGK tr 112)
- GV nhận xét chung, sau đó cho HS đọc bài tham khảo SGK tr 112
* HOẠT ĐỘNG 3 : 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Về nhà cần mạnh dạn kể chuyện cho bạn bề, những người xung quanh nghe.
- Nhớ lại đề và bài viết số 2. 
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1.Yêu cầu 
a. Hình thức:
 + To rõ, mạch lạc , thay đổi ngữ điệu khi cần.
 + Tư thế tự nhiên, tự tin, biết quan sát lớp khi nói.
 b. Nội dung: Nói đúng yêu cầu của đề. 
II. THỰC HÀNH LUYỆN NÓI
Đề bài :
 Kể lại một chuyến về thăm quê
1. Lập dàn bài (10’)
 + Mở bài 
- Lí do về thăm quê? về với ai? nhân dịp nào ?
+ Thân bài 
- Chuẩn bị lên đường về quê
- Quang cảnh chung của quê hương
- Những người gặp đầu tiên trong làng 
- Gặp họ hàng, ruột thịt
- Gặp những người bạn xưa cùng tuổi 
- Dạo chơi quanh làng cùng bạn 
+ Kết bài 
Chia tay, cảm xúc về quê hương 
2. Luyện nói 
- Kể theo tổ (10’)
- Kể trước lớp (20’)
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Bài cũ : Viết bài làm hoàn chỉnh vào vở bài tập
* Bài mới: Trả bài viết số 2
E. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 11 Ngày soạn: 28/10/2014
Tiết PPCT: 44 Ngày dạy: 31/10/2014
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Qua tiết trả bài cho hs thấy được những ưu điểm và khuyết điểm khi làm một bài Văn tự sự bằng cách kể của mình. Từ đó hs phát huy và khắc phục 
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Chấm bài, sửa lỗi trong bài làm của HS, thống kê điểm 
2. Học sinh
- Xem lại bi lm của mình, sửa lỗi
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
Lớp 6A4: Vắng
Lớp 6A5: Vắng :.
Phép.,KP:
Phép,Kp.
2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại đề bài viết số 2.
3. Bài mới: 
Sau khi làm bài kiểm tra bài TLV số 02 chúng ta rất hồi hộp về kết quả bài làm của mình. Tiết học này sẽ cho chúng ta biết cụ thể chất lượng bài làm của bản thân và quan trọng hơn đây là cơ hội để các em nhận ra và có hướng khắc phục những hạn chế trong bài làm của mình. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*Hoạt động 1: :Hướng dẫn hs phân tích đề
 - GV ghi đề bài lên bảng – 1 hs đọc lại đề .
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý:
Nhắc lại các bước khi làm bài văn tự sự?
GV: Dựa vào đề ra, hãy xác định kiểu bài?
Theo em, vấn đề cần kể ở đây là gì? Đề bài yêu cầu người viết phải làm gì? Vì sao em biết?
 - HS trả lời, Gv nhận xét, đồng thời gạch chân những từ quan trọng.
- Lưu ý HS: Khi tìm hiểu đề phải đọc kĩ, gạch chân những từ quan trọng.
- Liên hệ giáo dục HS.
? Theo em, bài văn này cần đảm bảo những ý cơ bản nào?
- HS trả lời, Gv chốt ý
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs xây dựng dàn ý :
* Thảo luận: ? Bài văn này cần trình bày theo mấy phần ? Nêu nội dung chính của từng phần ?
- Đại diện 1 nhóm trình bày nhóm khác nhận xét, bổ sung .
- Gv thu vở soạn của 2 HS để chấm, ghi điểm; nhận xét kết quả thảo luận và chiếu dàn ý để HS tham khảo
Hoạt động 4: Nhận xét ưu- khuyết điểm:
Ưu điểm
a. Hình thức 
- Có 1 số hs trình bày sạch sẽ, cẩn thận ít sai lỗi chính tả , không viết tắt, viết hoa tùy tiện ,bố cục rõ ràng
b. Nội dung :
- Nắm vững thể loại và phương pháp làm bài 
- Biết sắp xếp các bố cục và biết dùng lời văn của mình khi kể .
- Sáng tạo các chi tiết rất phù hợp nêu cảm nghĩ về nhân vật và chung cho cả truyện 
- Phần lớn các em chọn được người em yêu thương để kể.
- Lời văn chân thật, nhớ được những việc làm, lời nói cụ thể
* Tồn tại: 
a. Hình thức 
- Một số trình bày cẩu thả, viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả, viết tắt, viết hoa tùy tiện ,bố cục chưa rõ ràng 
b. Nội dung 
- Chưa nắm vững văn tự sự và phương pháp làm một bài văn tự sự ,chưa biết dùng lời văn của mình để kể ,diễn đạt còn yếu ,bài làm sơ sài , kể còn yếu, chưa nêu cảm nghĩ .
- Một số em còn lạc đề,kể về người bạn thân.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể:
- Gv treo bảng phụ ghi vd phần văn bản sai của hs .
* Thảo luận:
 *Câu hỏi :
 . Hãy chỉ ra lỗi sai của ví dụ trên?(Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn)
 . Sửa lại các lỗi sai vừa phát hiện. 
.Quan sát vd, phát hiện những lỗi sai ở ví dụ trên? và sửa lại cho đúng ?
-GV lần lượt hướng dẫn HS nhận xét kết quả thảo luận; chốt ý, tích hợp với bài Cách làm bài văn tự sự; Chữa lỗi dùng từ; Lựa chọn trật tự từ .
Liên hệ giáo dục các em.
* Hoạt động 6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
- GV hướng dẫn, HS thực hiện
* Hoạt động 7: Đọc bài mẫu:
 Đọc bài của Trà My
Hoạt động 8: Ghi điểm, thống kê chất lượng
( Xem cuối giáo án)
*HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Hoàn thành vào vở soạn
- Đọc bài, tìm hiểu đề và cách lập dàn ý cho bài văn kể chuyện đời thường.
I.Đề bài:
Em hãy kể về một người thân trong gia đình em ( Bố,mẹ)
II. Tìm hiểu đề, tìm ý:
1.Tìm hiểu đề:
a. Kiểu bài : Văn tự sự
b. Vấn đề tự sự : Kể lại ngắn gọn một truyền thuyết đã học.
c. Yêu cầu về nội dung : Đảm bảo đủ nội dung chính của bài
III.Dàn ý:(Xem TCT 35,36) 
IV. Nhận xét ưu – khuyết điểm:
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể: 
( Xem cuối giáo án)
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài:
VII. Đọc bài mẫu:
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ: Hoàn thành bài viết vào vở
* Bài mới: Luyện tập xây dựng bài văn tự sự- kể chuyện đời thường. Hướng dẫn bài viết số 3
Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa lại
- Mẹ em có đôi mắt tròn xeo long lanh như hai hòn bi
- Tính tình đẹp
- Dùng sai từ
- Dùng sai từ
- Mẹ em có đôi mắt tròn xoe như hai hòn bi
- Tính tình hiền dịu
Thống kê điểm
Lớp 
Điểm 9-10
Điểm 7-8
Điểm 5-6
Điểm 3-4
Điểm 0-2
6A4
6A5
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 11 - Nguyễn Thị Na - THCS Liêng Trang.doc