1/. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau.
3. Thái độ: GDHS trong một tập thể không được so bì, tỵ nạnh, ngược lại cần nương tựa, gắn bó, đoàn kết với nhau.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
III. CHUẨN BỊ:
. GV: Tài liệu tham khảo, bảng phụ
. HS: Nghiên cứu đề bài và soạn bài.
IV.TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện
.2. Kiểm tra miệng:
Kể lại truyện Thầy bói xem voi. Qua truyện, em rút ra được bài học gì ?
* Trả lời:
- HS kể lại truyện
- Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện
Bài 11 - Tiết 45 CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG Truyện ngụ ngôn Tuần 12 Văn bản 1/. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống. 2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau. 3. Thái độ: GDHS trong một tập thể không được so bì, tỵ nạnh, ngược lại cần nương tựa, gắn bó, đoàn kết với nhau. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. - Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống. III. CHUẨN BỊ: . GV: Tài liệu tham khảo, bảng phụ . HS: Nghiên cứu đề bài và soạn bài. IV.TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện .2. Kiểm tra miệng: Kể lại truyện Thầy bói xem voi. Qua truyện, em rút ra được bài học gì ? * Trả lời: - HS kể lại truyện - Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện 3. Tiến trình bài học * Giới thiệu bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một số bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Không hiểu điều sơ đẳng này, các nhân vật trên đã bất bình với lão Miệng, đã đình công và chịu hậu quả đáng buồn, may mà còn kịp thời cứu được.Đó chính là nội dung truyện ngụ ngôn quen thuộc và thú vị này. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: 10p GV hướng dẫn đọc Chú ý đọc đúng giọng của mỗi nhân vật: cô Mắt ấm ức, Chân, Tay bực bội, bác Tai ba phải, giọng hối hận của bốn người khi nhận ra sai lầm của chính mình. HS đọc Hoạt động 2: 20p Hướng dẫn tìm hiểu văn bản ? Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Cách đặt tên các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì? - HS trả lời ? Tại sao gọi là cô Mắt, cậu Châu, cậu Tay và lão Miệng? - Đó là biện pháp nhân hóa, ẩn dụ thường gặp trong truyện ngụ ngôn ? Đang sống giữa bốn người với lão Miệng bổng xảy ra chuyện gì? Ai là người phát hiện ra vấn đề? - Cô Mắt là người phát hiện ra sự bất hợp lý trong cách phân chia công việc và hưởng thụ giữa bốn người. ? Phát hiện này có hợp lý không? Vì sao? - Phát hiện này của cô Mắt rất hợp lý, bởi mắt vốn để nhìn, quan sát ? Thái độ của cậu Chân, cậu Tay, bác Tai như thế nào ? - Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đồng tình nhất trí * Giải thích các từ hăm hở, nói thẳng ? Tại sao cả nhóm không để cho lão Miệng thanh minh? - Cả nhóm hăm hở kéo đến gặp lão Miệng nói thẳng vào mặt lão sự ấm ức bấy lâu nay, hoàn toàn bị bất ngờ, bị áp đặt, lão Miệng ngạc nhiên nhưng không được thanh minh, giải thích đành cam chịu. ? Kết quả của việc làm vội vã trên như thế nào? - Lão Miệng bị bỏ đói, cả bốn người đồng tâm không chịu làm việc, chỉ một thời gian ngắn sau đã thất rõ hậu quả. ? Cách tả từng bộ phận cơ thể, từng nhân vật có gì lý thú? - HS trả lời ? Lời nói của bác Tai với Mắt, Chân, Tay có ý nghĩa gì? - Bác Tai nhận ra sai lầm đầu tiên ? Truyện được kết thúc như thế nào ? Bài học cuối cùng được rút ra từ câu chuyện là gì ? - Trong một tập thể, một cộng đồng xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó, nương tựa vào nhau để sống, để cùng tồn tại và phát triển . - So bì, tỵ nạnh, nhỏ nhen là những tính xấu cần tranh, cần phê phán HS đọc ghi nhớ Hoạt động 3: 5pLuyện tập Học sinh nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể các truyện ngụ ngôn đã học I. Đọc, tìm hiểu chú thích: II. Tìm hiểu văn bản: 1/. Nguyên nhân và tình huống truyện: - Cô Mắt phát hiện ra sự bất hợp lý trong cách phân chia công việc và hưởng thụ - Cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đồng tình nhất trí " Tình huống truyện được mở ra 2/. Hành động và kết quả: - Cả nhóm đến gặp lão Miệng nói thẳng vào mặt lão sự ấm ức bấy lâu. - Cả bốn người không chịu làm việc, lão Miệng bị bỏ đói + Chân, Tay, Mắt mệt mõi, chán chường + Lão Miệng nguệch ra, xám ngắt 3/. Bài học ngụ ngôn: * Ghi nhớ Sgk / 116 III. Luyện tập: +Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần . Mượn chuyện về loài vật .. (chú thích « - SGK trang 100) + HS liệt kê tựa bài của các bài đã học : Eách ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo , Chân-tay-tai-mắt-miệng +Đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn là : -Phê phán cái sai, cái không đúng của cá nhân . -Khuyên mọi người phải : Mở rộng tầm hiểu biết, cách xem xét sự vật một cách toàn diện, phải đoàn kết trong cuộc sống và mọi công việc . 4.Tổng kết 1. Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng cho ta bài học gì ? * Trả lời: - Trong một tập thể, một cộng đồng xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó, nương tựa vào nhau để sống, để cùng tồn tại và phát triển . - So bì, tỵ nạnh, nhỏ nhen là những tính xấu cần tranh, cần phê phán 2. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng: A. Muốn nghỉ ngơi không muốn làm việc. B. Không yêu thương nhau. C. Tị nạnh. 5. Hướng dẫn HS tự học: - Học ghi nhớ, nội dung ghi tập. - Chuẩn bị: Treo biển, Lợn cưới áo mới + Đọc và soạn bài Sgk / 124-127 V. RÚT KINH NGHIỆM: Bài 12 - Tiết 46 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Tuần 12: Tiếng Việt I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Giúp HS: Nắm lại kiến thức đã học về từ loại, xác định được danh từ, cụm danh từ 2.Kỹ năng: Luyện kỹ năng làm bài tập, chữa lỗi dùng từ 3. Thái độ: HS có thái độ cẩn thận, nghiêm túc khi làm bài II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Làm bài III. CHUẨN BỊ: . GV: Đề - Đáp án. . HS: Học bài - Giấy viết IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy, viết làm bài của HS 3. Bài mới: Tiến hành kiểm tra A. Ma trËn ®Ò kiÓm tra Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng thấp Vận dụng thấp TN TL TN TL TN TL TN TL Cấu tạo từ C1 0,5đ C2 0,5đ 2 1đ Nghĩa của từ C3 0,5đ 1 0,5đ Danh từ C4 0,5đ C5 1đ 2 1,5đ Cụm danh từ C6 3đ C7 4đ 2 7đ Tổng 2 1đ 3 2đ 1 3đ 1 4đ 7 10 B. §Ò bµi I. TRẮC NGHIỆM: (3đ) Câu 1.Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành khái niệm sau: (0,5đ) a. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về .. được gọi là từ ghép. b. Những từ phức có quan hệ .giữa các tiếng được gọi là từ láy. Câu 2. Hãy gạch chân các từ láy trong đoạn văn sau; (0,5đ) “ Trăng đã lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm cát trắng đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thâm thẫm. Dưới ánh trăng lấp lánh, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát phẳng lì “ Câu 3. Từ "sừng sững" : gợi tả dáng đứng vững một chỗ của vật to lớn, chắn ngang tầm nhìn.Từ trên được giải thích bằng cách nào? (0,5đ) A.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Đưa ra từ đồng nghĩa C. Đưa ra từ trái nghĩa Câu 4. Trong các danh từ riêng sau đây từ nào viết chưa đúng qui tắc ? hãy viết lại cho đúng? (0,5đ) 1. Đan Mạch, Thuỵ điển, Hung Ga Ri, Hà thị Thu Trang 2. Thành phố Hồ Chí Minh, Lê-Nin, Các-Mác, Ăng-Ghen. Câu 5: II. TỰ LUẬN(7đ) Câu 6. Cho các danh từ : Học sinh, giáo viên a. Mỗi từ phát triển thành ba cụm danh từ (1,5đ) b. Chép các cụm danh từ ấy vào mô hình cụm danh từ. (1,5đ) Câu 7. Viết một đoạn văn ngắn (3-7câu) giới thiệu về gia đình em. Gạch chân cụm danh từ trong đoạn văn đó. (4đ) C. ĐÁP ÁN + BIỂU CHẤM Câu Đáp án Điểm Trắc nghiệm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 a. nghĩa ; b. láy âm Từ láy : lấp loáng, sừng sững, thâm thẫm, lấp lánh, lăn tăn, mơn man ý A Viết lại các từ : 1.Thuỵ Điển, Hung ga ri, Hà Thị Thu Trang 2.Lê-nin, Các-mác, Ăng-ghen. DT chỉ sự vật : Ngày xưa, miền, đất, Lạc Việt, Bắc Bộ, nước, thần , nòi, rồng, con trai, Long Nữ, tên , Lạc Long Quân" DT chỉ đơn vị : vị 0,5 0,5 0,5 0.5 1 Tự luận Câu 1 Câu 2 Mỗi cụm danh từ đúng, chép đúng vào mô hình được 1 điểm Hs viết được đoạn văn giới thiệu được về gia đình trong đó có các cụm danh từ, chỉ ra được cụm danh từ. Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng. 3 4 4.Tổng kết GV thu bài 5. Hướng dẫn HS tự học: - Chuẩn bị: Số từ và lượng từ + Soạn bài Sgk / 128-129 V. RÚT KINH NGHIỆM: : Bài 12 - Tiết 47 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2 Tuần 12 Tập làm văn I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Biết tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu đã nêu trong sách giáo khoa. - Tự sửa chữa các lỗi trong bài làm văn của mình và rút kinh nghiệm 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tự sửa bài làm của bản thân và có thể sửa bài làm của bạn. 3. Thái độ: HS có ý thức làm bài tốt hơn ở các bài viết sau. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Nhận xét ưu khuyết điểm của HS. III. CHUẨN BỊ: . GV: Chấm bài, ghi nhận lỗi . HS: Xây dựng dàn ý theo đề bài đã làm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: 1/. Dàn ý một bài văn kể chuyện gồm mấy phần ? 2/. Khi kể chuyện có thể kể theo thứ tự nào ? 3.. Tiến trình bài học * Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Nêu đề bài HS nhắc lại đề bài, GV ghi bảng Hoạt động 2: Tìm hiểu đề ? Đề có mấy yêu cầu ? Yêu cầu làm gì ? - Kể chuyện - Thầy giáo hay cô giáo - Em quý mến Hoạt động 3: Xây dựng dàn ý ? Mở bài em sẽ giới thiệu như thế nào về thầy, cô của mình ? ? Phần thân bài em kể các sự việc gì ? " HS kể các sự việc ? Kết bài em nêu những gì ? Hoạt động 4: Nhận xét và sửa lỗi * Ưu điểm: Biết làm bài văn kể chuyện có bố cục ba phần, một số em làm bài có ý khá nhưng diễn đạt chưa hay. * Khuyết điểm: Các em còn nhầm lẫn giữa kể chuyện và miêu tả, chưa kể được kỹ niệm sâu sắc với thầy, cô. Sai lỗi chính tả quá nhiều. GV ghi từ sai lên bảng (một số lỗi điển hình) yêu cầu HS sửa lại cho đúng 1. Lỗi chính tả: Từ sai Sửa lại - dại học dạy học - giản dại giảng dạy - song xong - khuông mặc khuôn mặt - dóc dáng vóc dáng - êm lặng im lặng 2. Lỗi dùng từ, viết câu: - Dáng đi mềm mại " nhẹ nhàng - giọng nói thướt tha " dịu dàng - Thầy em có mái tóc đen óng ả " Thầy em có mái tóc đen 3. Các lỗi khác: Mở bài không giới thiệu được thầy giáo hay cô giáo, bài làm quá sơ sài, chưa có sự đầu tư suy nghĩ Hoạt động 5: Hướng khắc phục Cần xây dựng bài viết có đủ bố cục ba phần, làm ngoài nháp trước, kiểm tra các lỗi cẩn thận trước khi nộp bài. Hoạt động 6: Đọc bài văn hay Hoạt động 7: Trả bài cho học sinh GV phát bài cho HS I. Đề bài: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến II. Tìm hiểu đề: - Kể chuyện - Thầy giáo hay cô giáo - Em quý mến III. Dàn ý: 1/. Mở bài: Giới thiệu thầy cô giáo đã dạy em lớp mấy ? Trường nào ? 2/. Thân bài: - Giới thiệu khái quát về hình dáng, tính tình. - Cách dạy của thầy, cô. - Lời nói, tình cảm đối với học trò. - Kỹ niệm với thầy, cô làm em nhớ mãi. 3/. Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với thầy, cô. IV. Nhận xét và sửa lỗi: 1/. Nhận xét: 2/. Sửa lỗi: V. Hướng khắc phục: VI. Đọc bài văn hay: VII. Trả bài cho học sinh: 4.Tổng kết Khi kể chuyện về thầy cô giáo, có thể vận dụng yếu tố miêu tả nhưng không nên quá lạm dụng. 5. Hướng dẫn HS tự học: - Xem lại dàn ý. - Chuẩn bị: Luyện tập xây dựng bài tự sự – Kể chuyện đời thường + Lập dàn bài Kể về những đổi mới ở quê em V. RÚT KINH NGHIỆM: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ – KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG Bài 11- Tiết 48 Tuần 12 Tập làm văn I. MỤC TIÊU: .1 Kiến thức: Giúp HS: - Hiểu được các yêu cầu của bài làm văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự. - Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường. - Chủ đề, dàn bài, ngôi kể, lời kể trong kể chuyện đời thường. 2. Kỹ năng: Luyện kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, chọn ngôi kể, thứ tự kể phù hợp với đề bài. 3. Thái độ: Học sinh có ý thức xây dựng dàn bài trước khi làm một bài văn. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Thực hành luyện tập. III. CHUẨN BỊ: . GV: bảng phụ HS: Nghiên cứu đề bài và lập dàn bài. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1.. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của học sinh 3. Tiến trình bài học GV giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: 5p HS làm quen với đề Tập làm văn kể chuyện đời thường GV: Kể chuyện đời thường là kể về những câu chuyện hằng ngày từng trãi qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại ấn tượng, cảm xúc nào đó. Một trong những yêu cầu hàng đầu của kể chuyện đời thường là nhân vật và sự việc phải hết sức chặt chẽ, hiện thực, không nên bịa đặt, thêm thắt tùy ý. GV cho HS đọc các đề bài Sgk / 119 GV hỏi về phạm vi, yêu cầu của đề. HS trả lời, GV uốn nắn Hoạt động 2: 15p Theo dõi cách làm một đề Tập làm văn kể chuyện đời thường HS đọc câu 2 GV gọi HS đọc phần tìm hiểu đề, sau đó rút ra những ý chính. - Kể chuyện đời thường, người thật, việc thật - Kể về hình dáng, tính tình, phẩm chất của ông - Biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em HS đọc phần phương hướng làm bài, rút ra những ý chính - Không tùy tiện nhớ gì kể nấy - Không nhất thiết phải xây dựng thành câu chuyện có tình tiết chặt chẽ - Giới thiệu chung về ông - Một số việc làm, thái độ đối xử của ông với mọi người trong gia đình, với em - Tập trung cho một chủ điểm nào đó HS đọc bài tham khảo ? Bài làm có sát với đề, dàn bài đã lập không ? Vì sao? ? Phần thân bài nêu lên mấy ý lớn? nhắc đến người thân mà nhắc đến ý thích của người ấy có thích hợp không ? " HS trả lời, GV nhận xét ? ý thích của mỗi người có giúp ta phân biệt người đó với người khác không ? ? Bài tham khảo đã nêu đươc chi tiết đáng chú ý nào về ông? " HS trả lời ? Tóm lại, kể chuyện về một nhân vật cần chú ý đạt những gì? " Kể được đặc điểm của nhân vật, hợp với lứa tuổi, có tính khí, ý thích riêng, có chi tiết, việc làm đáng nhớ, có ý nghĩa. Hoạt động 3: 20p Lập dàn bài cho một đề văn kể chuyện đời thường Mỗ HS phải làm dàn bài sơ lược, GV thu bài và cho nhận xét, biểu dương những dàn bài khá, giỏi I. Đề bài: Kể chuyện về ông hay bà của em. 1. Tìm hiểu đề: - Kể chuyện đời thường, người thật, việc thật 2. Phương hướng làm bài: - Không tùy tiện nhớ gì kể nấy - Không nhất thiết phải xây dựng thành câu chuyện có tình tiết chặt chẽ - Giới thiệu chung về ông - Một số việc làm, thái độ đối xử của ông với mọi người trong gia đình, với em - Tập trung cho một chủ điểm nào đó 3. Tìm hiểu dàn bài và bài viết tham khảo: 4. Lập dàn bài: Kể về những đổi mới ở quê em a. Mở bài: Ai đi xa lâu có dịp trở về hẳn phải ngỡ ngàng vì những đổi mới chóng mặt ở quê em b. Thân bài: - Quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, lặng lẽ - Hôm nay đổi mới toàn diện, nhanh chóng + Những con đường, ngôi nhà mới + Trường học, trạm xá, ủy ban xã, câu lạc bộ, sân bóng, + Điện đài, ti vi, xe máy + Nếp làm ăn, sinh hoạt c. Kết bài: Quê em trong tương lai ? 4.. Tổng kết: Câu nào dưới đây thích hợp nhất cho phần mở bài khi viết bài văn kể chuyện về một người bạn mới quen ? a. Lan có hai bím tóc đen dài, dể thương b. Lan là người bạn mới quen của em c. Bạn rất sẳn lòng giúp đỡ những bạn khác d. Ở nhà, Lan là một người chị đảm đang * Đáp án: b 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại dàn bài và lập dàn bài cho các đề Sgk / 119. - Chuẩn bị: Viết bài Tập làm văn số 3 ( Tham khảo các đề bài trong SGK) V. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: