Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 năm 2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức của học sinh về cách kể chuyện

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện học sinh tính độc lập, suy nghĩ và sáng tạo .

3. 127,Thái độ:

- Nghiêm túc, tích cực khi viết bài

II. CHUẨN BỊ

- GV: Đề bài.

- HS: Ôn tập bài.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 13 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13- BÀI 12+13
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
TiÕt 49 + 50 – Tập làm văn:	
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Kiểm tra kiến thức của học sinh về cách kể chuyện
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện học sinh tính độc lập, suy nghĩ và sáng tạo .
3. 127,Thái độ: 
- Nghiêm túc, tích cực khi viết bài
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Đề bài.
- HS: Ôn tập bài.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài:
Ho¹t ®éng 2: Đề bài: 
GV chép đề lên bảng
GV nêu y/c của giờ học, của bài văn
Hoạt động 3
Dựa vào đáp án có thế gợi ý chung
I. Đề bài:
 Kể về sự thay đổi trên quê hương em.
II. Yêu cầu đề bài :
1. Néi dung:
- KiÓu v¨n b¶n: Kể chuyện.
- §èi t­îng: sự thay đổi trên quê hương em.
- Yêu cầu: 
+ Đúng nội dung, bố cục rõ ràng
+ Nêu được những đổi thay cụ thể
+ Tình cảm gắn bó, yêu mến quê hương
2. Kỹ năng
- Vận dụng các thao tác kể , thuật lại
- Chú ý trình bày, chữ viết, liên kết giũa các câu văn, đoạn văn.
- Phải nghiêm túc làm bài
3. H×nh thøc:
- Häc sinh cÇn x¸c ®inh ®óng yªu cÇu của ®Ò bµi.
- Bµi lµm cã bè côc râ rµng, logic, kÕt hîp biÖn ph¸p nghÖ thuËt, yÕu tè miªu t¶.
- Tr×nh bµy s¹ch sÏ, khoa häc, ch÷ viÕt ®óng chÝnh t¶.
III. Học sinh làm bài 
Đáp án- thang điểm:
1. Mở bài: 1 điểm 
- Giới thiệu chung về quê hương em 
2. Thân bài: 7 điểm 
- Quê trong quá khứ (2 điểm)
- Quê đổi mới (4 điểm) 
- Tình cảm (1 điểm) 
3. Kết bài: 1 điểm 
- Cảm nhận về quê hương trong tương lai 
Thang điểm:
- Bài làm đủ ý, diễn đạt lưu loát -> Tối đa.
- Bài làm đủ ý, còn mắc lỗi: 7 -> 8 điểm.
- Còn lại tuỳ mức độ -> cho điểm.
(Điểm trình bày 1 điểm)
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố
- Giáo viên thu bài, nhân xét giờ làm bài.
- Nêu một vài yêu cầu của bài viết
- Học và nắm vững lý thuyết văn tự sự, phương pháp làm bài 
5. HDVN 
- Đọc các bài văn tham khảo
- Lập dàn ý cho các đề văn còn lại.
- Chuẩn bị bài: Treo biển; HDĐT: Lợn cưới –áo mới.
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
TiÕt 51 – Văn bản:	
TREO BIỂN – HDĐT LỢN CƯỚI, ÁO MỚI 
(Truyện cười)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.
- Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong Lợn cưới áo mới.
- Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính chất khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái tự nhiên.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cười 
- Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
- Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.
- Kể lại câu chuyện.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS yêu quý, giữ gìn giá trị văn hoá độc đáo của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra :
- Truyện ngụ ngôn là gì? 
- Kể tóm tắt truyện “Chân, tay .” Và bài học rút ra cho con người là gì? 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống của con người . Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười, có tiếng cười vui hóm hỉnh để mua vui, có tiếng cười châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội . Hôm nay, các em sẽ tìm hiểu hai truyện “ Treo biển”, “Lợn cưới , áo mới”.
Ho¹t ®éng 2: Đọc hiểu văn bản
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc và đọc 1 truyện
- Gọi 2 học sinh đọc truyện
- Em hiểu như thế nào là truyện cười?
- Hiện tượng đáng cười là gì?
- Nhận xét về hình thức truyện cười?
- Kể tên một số truyện cười mà em biết?
- Giải thích từ khó :
- Nhà hàng treo biển để làm gì?
- Nội dung treo biển có bao nhiêu yếu tố? Nội dung ấy có phù hợp với công việc của nhà hàng không? 
- Có mấy ý kiến góp ý về nội dung biển treo trước cửa nhà hàng?
- Tại sao sau mỗi lần có người góp ý, nhà hàng đều nghe theo?
- Chuyện thú vị gây cười ở chỗ nào? Phi lý ngày càng tăng ® không thể có điều phi lý hơn ® vẫn nghe.
- Tiếng cười âm vang nhất, thâm trầm nhất ở chỗ nào? vì sao? (bất ngờ)
- Nếu là em, em sẽ làm như thế nào khi có người góp ý? (cảm ơn, suy nghĩ, giữ nguyên)
- Truyện rút ra bài học gì trong cuộc sống
- GV đọc, gọi học sinh đọc bài
- Truyện có mấy nhân vật? Anh chàng thứ nhất đứng hóng ở cửa nhằm mục đích gì? Anh ta có tính cách gì đặc biệt?
- Người hay khoe thường có biểu hiện gì? may được áo mới có gì to tát, đáng khoe không?
- Điều quan trọng nhất của anh ta giờ đây là gì? Anh ta đứng hóng trong tâm trạng như thế nào?
- Anh mất lợn hỏi thăm như thế nào? trong lời hỏi thăm có từ nào thừa? Vì sao? MĐ là gì?
- Tác giả dân gian dùng nghệ thuật gì? tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy
- Anh đứng “hóng” trả lời như thế nào? cử chỉ? Lời nói của anh ta buồn cười ở chỗ nào? (lẽ ra cần trả lời ngay vào câu hỏi)
- Câu chuyện rút ra bài học gì?
- Goi HS đọc 2 HS đọc ghi nhớ
I. Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể: 
- Yêu cầu: Giọng đọc hài hước, kín đáo.
- Kể tóm tắt truyện
2. Tìm hiểu chú thích: 
* Khái niệm :
- Là loại chuyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xâú trong xã hội
- Truyện cười thường ngắn nhưng vẫn có truyện; kết cấu, mhân vật, ngôn ngữ kể đều phục vụ cho mục đích gay cười
- Phân loại: Truyện hài hước và châm biếm
Trong truyện châm biếm thường nhằm vào hai đối tượng:
+ Giai cấp thống trị: (Quan huyện thanh liêm; Thà chết còn hơn; 
+ Nội bộ nhân dân: Được một bữa thả cửa; Trả lời vắn tắt; Lợn cưới áo mới; Nói khoác gặp nhau
* Giải thích từ khó: sgk/124,126
II. Phân tích văn bản
A. Văn bản: TREO BIỂN
- Treo biển: Giới thiệu, quảng cáo sản phẩm ® bán được nhiều hàng®hình thức phải đẹp, nội dung cần đầy đủ các yếu tố cần thiết
- Nội dung: Ở đây có bán cá tươi
* Gồm 4 yếu tố: 
+ Địa điểm: ở đây
+ Công việc của nhà hàng: có bán
+ Sản phẩm được bán: Cá
+ Chất lượng hàng: tươi
- 4 người với 4 ý kiến khác nhau:
 + Đòi bỏ bổ ngữ 1: tính từ tươi
 + Bỏ trạng ngữ chỉ địa điểm: ở đây
 + Đòi bỏ cả vị ngữ chỉ công việc: có bán
 + Đòi bỏ nốt từ: Cá
Þ 4 người đều có lập luận đanh thép, tự tin, được nói với giọng chất vấn, chê bai của người am hiểu
+ Nhà hàng kém tự tin, ba phải, nghe theo răm rắp lần lượt bỏ đi từng từ Þ vui lòng khách đến
- Yếu tố gây cười: Mỗi lần có người góp ý, nhà hàng không cần suy nghĩ “nghe nói bỏ ngay” ® cười sự không suy xét, ngẫm nghĩ
- Cười vì nhà hàng không hiểu biết những điều viết trên quảng cáo có ý nghĩa gì? treo biển quảng cáo để làm gì?
- Tiếng cười rõ nhất ở cuối truyện: Khi trên biển chỉ còn chữ Cá ® tưởng chẳng còn gì để góp ý nữa ® vẫn có người cho là thừa ® nhà hàng cất biển 
* Ý nghĩa: Tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng
 Bài học: Được người khác góp ý không nên vội vàng hành động theo, làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác
B. HDĐT: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
1. Nội dung:
- Khoe áo: Là người có tính rất thích khoe khoang (người luôn muốn được người khác biết để đuợc nhận những lời khen, sự khâm phục)
- Họ không giấu được ai chuyện gì, chỉ muốn trưng bày tất cả cho thiên hạ biết
- May được áo mới, anh ta hãnh diện, vui
- Mặc áo và đứng “hóng”: chờ người để khoe áo
- Tâm trạng: Háo hức, vui sướng ® tức lắm - vì không khoe được áo mới
=>Tạo tình huống gây cười (thích khoe - mức cao)
- Mất lợn: Hỏi thăm “Có thấy con lợn cưới của tôi” (từ thừa)
+ Khoe đám cưới của mình (buồn cười, lố bịch)
+ Là người thích khoe ghê gớm (tri kỉ gặp nhau ® tạo nên sự ganh đua trong viêc khoe của). Từ “thừa” nhưng với anh ta nhất định phải nói, đáng nói nhất Þ nghệ thuật đối lập: bộ dạng tất tưởi, vội, hốt hoảng >< lời hỏi thăm nặng tính chất khoe khoang
- Anh đứng hóng trả lời: vừa giơ vạt áo vừa nói: “từ lúc tôi mặc cái áo mới.đâu cả”
+ Giơ vạt áo ra để khoe
- Lợn cưới - áo mới ® cả 2 đều hài lòng Þ tiếng cười vui xen lẫn sự chế giễu, phê phán ( cả hai đều không biết mình đáng cười chỗ nào)
2. Ý nghĩa: 
- Phê phán tính hay khoe của
III. Tổng kết:
 - Ghi nhớ: (SGK Tr128)
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Kể diễn cảm 2 truyện đã học
- Em hiểu thế nào là truyện cười?
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố
- GV Hệ thống khái quát nội dung, nghệ thuật cơ bản cần nắm vững
- Học thuộc 2 ghi nhớ SGK 
- Kể diễn cảm 2 truyện cười
5. HDVN 
 - Giá trị nội dung nghệ thuật của truyện cười 
- So sánh truyện cười với tưởng tượng, cổ tích, ngụ ngôn
- Chuẩn bị: Số từ, lượng từ.
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
TiÕt 52 – Tiếng Việt:	
SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Khái niệm số từ và lượng từ :
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ :
+ Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
+ Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị. 
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt .
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra : 
 - Thế nào là danh từ, cụm từ? cho VD? 
 - Nêu cấu tạo mô hình cụm danh từ? 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Trong ngữ pháp tiếng Việt, tuy chưa được sử dụng rộng rãi như danh từ, động từ, tính từ, nhưng số từ và lượng từ cũng được dùng nhiều. Muốn hiểu rõ hơn về hai từ loại này, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào trong câu?
- Các từ được bổ nghĩa thuộc từ loại gì?
- Chúng đứng ở vị trí nào trong cụm từ và bổ sung ý nghĩa gì? 
- Em hiểu thế nào là số từ?
- Từ “Đôi” trong câu a có phải số từ không? Vì sao? 
(Không phải số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị) 
VD: Hãy so sánh:
- Một đôi trâu ® được
- Một đôi con trâu ®Không dùng được
- Tìm thêm một số từ khác như từ đôi
- Hai HS đọc ghi nhớ.
- Chỉ ra các từ in đậm trong câu? Nêu nghĩa của chúng? So sánh có gì giống và khác số từ? 
- Điền mô hình những cụm danh từ có lượng từ 
- Nhìn vào vị trí trong cụm danh từ ® Chia lượng từ như thế nào? ý nghĩa của từng nhóm
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 3
- Đọc và tìm số từ trong bài thơ? Ý nghĩa?
- Các từ in đậm trong câu thơ được dùng với ý nghĩa như thế nào? 
- So sánh điểm giống và khác nhau của từ “từng, mỗi” trong câu? 
I. Bài học: 
1. Số từ: 
Hai ® chàng, 100® ván cơm nếp, 100 ® nệp, chín ® ngà, cựa® trước danh từ 
- Thứ sáu ® Hùng Vương (Sau danh từ) 
- Các từ được bổ nghĩa đều là danh từ
(a) Bổ sung ý nghĩa về số lượng: Trước danh từ
(b) Bổ sung ý nghĩa về thứ tự: Sau danh từ
- Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
+ Khi biểu thị số lượng sự vật® Số từ thường đứng trước danh từ
+ Khi biểu thị thứ tự sự vật®Số từ thường đứng sau danh từ 
- Đôi: Không phải số từ chỉ số lượng mà là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
VD: Tá, cặp, muôn, vạn.. (muôn nỗi, muôn năm)
* Ghi nhớ : SGK Tr128 
2. Lượng từ: 
- Giống số từ: đứng trước DT (cụ thể, chính xác) 
- Khác số từ: 
+ Số từ: Chỉ số lượng hoặc thứ tự sự vật
+ Lượng từ: Chỉ lượng ít, nhiều của sự vật
Phần trước
Trung tâm
Phần sau
tr2
tr1
T1
T2
s1
s2
các
hoàng tử
những
kẻ
thua trận
cả
mấy
vạn
tướng lĩnh
- Phân loại lượng từ: 2 nhóm
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: Cả, tất cả, tất thảy, toàn bộ..
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: các, những, từng, mỗi, mọi 
- Ngoài ra còn có các từ có ý nghĩa, công dụng tương tự như lượng từ: bao nhiêu là, vô số, hàng vạn 
* Ghi nhớ 2: sgk/129
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1: sgk/129 
- Số từ trong bài thơ: Một, hai, ba, bốn, năm.
- Một canh, hai canh, ba canh, năm cánh
 -> Số từ chỉ số lượng
- Canh bốn, canh năm: Số từ chỉ thứ tự
2. Bài tập 2: sgk/129
 Trăm núi, ngàn khe, muôn nỗi tái tê ® đều được chỉ số lượng nhiều, rất nhiều
3. Bài tập 3: sgk/129-130
- Giống nhau: Tách ra từng sự vật, từng cá thể
- Khác: 
+ Từng: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác
+ Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố
- Giáo viên hệ thống, khái quát nhấn mạnh nội dung cơ bản của tiết học 
- Nắm vững bài học, học thuộc ghi nhớ
5. HDVN 
 - Hoàn chỉnh các bài tập, làm thêm các bài tập trong sách bài tập.
- Chuẩn bị bài: Kể chuyện tưởng tượng.
DT chỉ đơn vị

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_6_tuan_13.doc