Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 19

Mục tiêu

 Tiếp tục giúp học sinh củng cố ôn luyện các kiến thức về văn miêu tả

 Nắm được phương pháp làm bài văn miêu tả

 Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả

 Tiến trình lên lớp

* Tổ chức: Lớp 6

* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh

* Bài mới

 

docx 22 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1643Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
	Tiết 31 CHỦ ĐỀ 3: VĂN MIÊU TẢ
Mục tiêu
 Tiếp tục giúp học sinh củng cố ôn luyện các kiến thức về văn miêu tả
 Nắm được phương pháp làm bài văn miêu tả
 Rèn kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Trong văn miêu tả, tưởng tượng, so sánh, nhân hoá đóng vai trò như thế nào?
 Học sinh đọc yêu cầu bài tập trên bảng phụ, thảo luận5 phút, trình bày, nhận xét, Giáo viên chốt và đưa ra một cách làm:
1, Vào buổi sáng mùa hè, bác mặt trời thức dậy rất sớm. Mới 6 giờ sáng đã nhìn thấy khuôn mặt hồng hào của bác sau rặng tre
2, Nắng vàng như rót mật xuống cánh đồng
3, Chị gió nô đùa trên đòng lúa
4, Vườn vải chín đỏ đầy như mâm xôi gấc
5, Cây phượng vĩ đầu ngõ khoác chiếc áo mới
6, Ve kêu râm ran, ngân vang bài ca mùa hè
7, Mọi người ra đòng làm việc nhộn nhịp
Học sinh viết trong thời gian 5 phút, gọi một vài em đọc, học sinh khác nhận xét bổ sung, Giáo viên nhận xét và dưa ra một vài đoạn để các em tham khảo:
- Dòng sông chảy quanh co, uốn lựon như dải lại đào vắt qua ngôi làng yêu dấu của em.
- Vào mùa hè, nước sông đỏ ngầu như mặt người say rượu.
- Mùa thu đến, dòng sông lại hiền hoà trong mát như bà mẹ đem dòng sữa ngọt ngào nuôi lớn đàn con.
Học sinh viết trong thời gian 10 phút, gọi một vài em đọc, học sinh nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung.
I, Lí thuyết
- Làm cho sự vật được miêu tả trở nên nổi bật, sinh đọng , có hồn. Trong quá trình viết văn miêu tả luôn phải biết tưởng tượng, so sánh , nhân hoá sự vật để bài văn hấp dẫn, thuyết phục người nghe, người đọc.
II, Bài tập
Bài 1
 Nếu phải viết bài văn tả cảnh buổi sáng mùa hè trên quê hương em, em sẽ lựa chọn các hình ảnh tiêu biểu nổi bật nào? Hãy viết các câu văn miêu tả các sự vật đó có chứa biện pháp so sánh hoặc nhân hoá. 
Bài 2
 Hãy viết tiếp các câu văn miêu tả cảnh dòng sông quê em trng đó có sử dụng phép so sánh, nhân hoá.
-Dòng sông chảy quanh co, uốn lượn như
- Vào mùa hè, nước sông 
- Hai bên bờ , bãi ngô, lúa xanh non trông như 
- Con đê sừng sững
- Tàu thuyền đi lại tấp nập 
- Những đêm trăng dòng sông
- Sông dúng là một bà mẹ
Bài 3:
Dựa vào bìa tập 2, hãy viết một bài văn ngắn tả cảnh dòng sông quê em.
Củng cố
 Khi viết văn miêu tả, cần chú ý điều gì? 
 Hướng dẫn: Học bài
 Làm các bài tập ở lớp
********************************
	Tiết 32 CHỦ ĐỀ 3: VĂN MIÊU TẢ
Mục tiêu
 Giúp học sinh nắm được phương pháp làm bài văn miêu tả.
 Biết cách lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
 Rèn kĩ năng làm bài văn miêu tả. 
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
 ? Trình bày dàn ý một bài văn miêu tả?
? Nêu các bước làm bài văn miêu tả?
- Tìm hiểu đề
- Tìm ý, lập dàn ý
- Viết bài
- Đọc và sửa lại
? Hãy thực hiện các bước: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề bài trên?
Học sinh hđ theo nhom , thời gian 7 phút, trình bày, nhận xét , Giáo viên bổ sung
Học sinh viết bài theo nhóm:
 Tổ1 viết phần mở bài
 Tổ 2, 3 viết phần thân bài
 Tổ 4 viết phần kết bài
Thời gian 10 phút, đại diện các nhóm đọc , học sinh khác nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung
I, Lí thuyết
* Dàn ý một bài văn miêu tả:
1, Mở bài: Giới thiệu cảnh định tả( Đó là cảnh nào? ở đâu? ấn tượng chung nhất về cảnh?)
2, Thân bài: Tả cảnh theo một trình tự nhất định( Thời gian hoặc không gian)
3, Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh.
II, Bài tập
Đề bài: Hãy tả quang cảnh một buổi sáng trên biển.
1, Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Miêu tả( tả cảnh)
- Nội dung: tả cảnh buổi sáng trên biển.
2, Tìm ý- lập dàn ý:
* Mở bài: giới thiệu cảnh định tả.( tả cảnh gì? Quan sát vào dịp nào? ở đâu? ấn tượng chung nhất về cảnh?)
* Thân bài:
- Cảnh mặt trời mọc trên biển: Mặt trời như một quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ đội biển nhô lên
 Bầu trời
 Mặt biển
 Sóng biển, gió
 Bãi cát
 Những con thuyền
 Những người đi tắm buổi sáng
- Mặt trời đã lên cao
* Kết bài: Cảm nghĩ: yêu biển, yêu đất nước..
3, Viết bài
4, Đọc và sửa bài
Củng cố
 Nhắc lại trình tự các bước khi làm bài văn miêu tả?
 Hướng dẫn: Học bài
 Làm trọn vẹn bài tập đã làm ở lớp
 Ngày 5 tháng 1 năm 2008
	Tiết 26 CHỦ ĐỀ 3: VĂN MIÊU TẢ
Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn luyện, củng cố các kiến thức về văn miêu tả
 Rèn kĩ năng viết phần mở bài, kết bài, trình tự sắp xếp các chi tiết, hình ảnh trong phần thân bài của bài văn miêu tả. 
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
 ? Nhắc lại yêu cầu phần mở bài, kết bài của bài văn miêu tả?
Phần mở bài cần triển khai như thế nào?
G đưa đề bài lên bảng phụ, học sinh đọc, xác định yêu cầu của đề
 Mỗi tổ viết phần mở bài cho 1 đề trong thời gian 7 phút, đại diện các tổ đọc, nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung.
G tiếp tục yêu cầu 4 tổ, mỗi tổ viết 1 phần kết bài tương ứng với mở bài vừa viết, thời gian 7 phút, Giáo viên gọi 1 số em đọc, nhận xét,G nhận xét bổ sung.
? Viết phần thân bài cần chú ý những gì?
- Tả theo trình tự quan sát từ bao quát đến chi tiết.
 Giáo viên yêu cầu 4 tổ thảo luận nhóm 4 đề bài trên và viết dàn bài chi tiết cho các đề đã được phân công, thời gian 7 phút, đại diện các tổ trình bày, nhận xét,G nhận xét bổ sung.
I, Luyện viết phần mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả
A, Mở bài
Giới thiệu đối tượng cần miêu tả:
- Đó là cảnh gì?
- Đã quan sát ở đâu?
- ấn tượng chung nhất về cảnh?
Đề luyện tập
1, Hãy tả lại cây hoa đào trong dịp Têt đến, xuân về
2, Tả lại quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn .
3, Tả lại quang cảnh vùng sông nước cà Mau qua đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”.
4, Tả lại một cơn mưa rào mà em có dịp quan sát.
B, Kết bài
 Phát biểu cảm nghĩ về cảnh được tả:
-Nêu hoạt động kết thúc việc ngắm cảnh.
- Liên hệ nhiệm vụ bản thân.
II, Luyện viết phần thân bài.
VD: Đề bài 1: Trình tự miêu tả: Từ dưới lên trên:
- Gốc: to xù xì, ...
- Thân, cành màu nâu được uốn thế.
- Lá: xanh non, nhiều chồi non bụ bẫm đang nhú.
- Nụ: hồng hồng, nhỏ như những chiếc cúc áo xinh xắn đơm trên cành.
- Hoa: Năm cánh, màu hồng, cánh mềm mại, mượt như nhung.
- Quang cảnh thiên nhiên xung quanh: nắng, gió, ong, bướm
- ý nghĩa cây hoa đào đối với ngày Tết, mùa xuân của người Việt nam
Củng cố
? Nhắc lại cách làm bài văn tả cảnh?
 Hướng dẫn: Học bài
 Làm hoàn chỉnh các bài tập ở lớp
 Chuẩn bị xem trước văn tả người.
	Tiết 27 CHỦ ĐỀ 3: VĂN MIÊU TẢ
Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn luyện, củng cố, nắm chắc hơn các kiến thức về văn miêu tả người
 Rèn kĩ năng tả người
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Muốn làm tốt bài văn tả người cần phải làm những gì?
? Bố cụ bài văn tả người ?
? ở mỗi phần em cần triển khai như thế nào?
Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận nhóm 3 phút, trả lời, học sinh khác nhận xét, Giáo viên chốt:
- Tả ông ( bà) -> tả chân dung tĩnh.
- Tả em bé tập đi, bạn học sinh đang đá bóng-> Tả người trong tư thế hoạt động.
Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm2 đề, thời gian 5 phút, đại diện các nhóm trình bày, học sinh khác nhận xét, Giáo viên nhận xét bổ sung và chốt
Học sinh đọc và nêu yêu cầu bài tập2, thảo luận theo nhóm 5 phút, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét Giáo viên nhận xét bổ sung, chốt dàn ý hoàn chỉnh.
Học sinh viết phần mở bài và phần kết bài, thời gian 7 phút, đọc, nhận xét, Giáo viên nhận xét
I, Lí thuyết
- Xác định đối tượng miêu tả( là tả chân dung hay tả trong tư thế làm việc)
- Quan sát , lựa chọn chi tiết , hình ảnh nổi bật
- trình bày theo một thứ tự
* Bố cục
A, Mở bài: Giới thiệu người định tả( người đó là ai? Quan hệ như thế nào với em? ấn tượng của em về người đó?)
B, Thân bài: Lần lượt tả:
- Ngoại hình
- Hành động , cử chỉ.
- Lời nói-> làm nổi bật tính cách của đối tượng
C, Kết bài:
 Nêu cảm nghĩ về người được tả( yêu mến, tự hào, yêu thương liên hệ nhiệm vụ bản thân)
II, Bài tập
Bài 1:
1, Trong các đối tượng miêu tả sau, người nào tả chân dung, người nào tả trong tư thế làm việc?
A, tả một em bé tập nói, tập đi.
B, Tả ông ( bà) của em.
C, Tả một bạn học sinh đang chơi đá bóng.
2, Em sẽ lựa chọn những chi tiết tiêu biểu nào để tả 3 đối tượng trên?
Bài 2:
 Từ bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, hãy tả lại chú bé Lượm theo trí tưởng tượng của em.
* Dàn ý:
A, Mở bài:
Giới thiệu Lượm là chú bé làm nhiệm vụ liên lạc trong kháng chiến chống Pháp.
Lượm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
B, Thân bài:
- Hình dáng: nhỏ bé, nhanh nhẹn. Đôi mắt sáng, miệng cười tươi. Mặc bộ quần áo bằng vải ka ki cũ, áo trấn thủ mặc ngoài
- Cử chỉ, hành động: đi nhảy chân sáo, luôn mồm huýt sáo..
- Lời nói: Kể chuyện về những ngày đi liên lạc với giọng hồn nhiên, chân thật. Thích đi công tác
C, Kết bài: Yêu mến, tự hào, cảm phục Lượm.
 Liên hệ bản thân.
* Viết bài:
Viết mở bài và kết bài.
Củng cố
 Nhắc lại phương pháp làm bài văn tả người.
 Hướng dẫn: Học bài
 Xem lại bài 
 Viết hoàn chỉnh bài tập 2
 Xem trước các phép tu từ đẫ học.
Tuần 22
	Tiết 36 CHỦ ĐỀ 3: VĂN MIÊU TẢ
Mục tiêu
 Hướng dẫn học sinh ôn tập về văn miêu tả.
 Rèn kĩ năng làm văn miêu tả qua việc giải một số bài tập
 Tiến trình lên lớp
Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
 Bài mới
Học sinh đọc bài tập trên bảng phụ, suy nghĩ trong thời gian 7 phút, trình bày , Học sinh khác nhận xét, Giáo viên chốt và đưa ra một đáp án.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập trên bảng phụ, trao đổi nhóm 7 phút, trình bày, nhận xét ,G chốt.
Học sinh suy nghĩ , trình bày nhanh, Học sinh khác nhận xét bổ sung.
Bài tập 1: Cho đề văn: Hãy tả lại một ngày mưa mà em đã từng được chứng kiến.
Để làm bài văn này, sẽ dùng những hình ảnh, sự vật sau đây. Em sẽ liên tưởng, so sánh các hình ảnh sự vật ấy với những gì? Hãy điền vào chỗ trống
- Mặt trời đã trốn đi đâu từ bao giờ.
- Bầu trời giận dữ.
- Những hàng cây như được tắm rửa trong trận mưa, nghiêng ngả đùa trong nước mưa.
- Những dãy nhà như khuôn mặt sáng sủa sau lần rửa mặt.
- Xe máy, xe đạp lò dò, giống như đoàn xe lội nước.
- Nước chảy trên đường vào cống nghe ồ ồ như người khổng lồ đang khóc. 
- Không gian mưa rơi trắng như tấm màn mưa.
- Người đi đường kín mít như những nhà tu hành.
Bài tập 2: Cho các từ sau: ngang, khệnh khạng, vun vút, chậm chạp, rung rinh, bệ vệ, đùa giỡn
 Hãy lựa chọn và điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau và cho biết đoạn văn tả cảnh gì? ở đâu? Ngời viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét hay ở chỗ nào?
 “ Một con sao biển đỏ thắm đangbò. Những con tôm hùm mang bộ râu dàibước trên các hòn đá. Một con cua đang bòChỗ nào cũng thấy bao nhiêu vật lạ. Đay là hoa loa kèn mở rộng cánh,dưới nước. Đàn tôm con lao như ruồi. Bác rùa biển, có hai con cá xanh như đôi bướmphía trên mai.
- Các từ điền lần lượt là: chậm chạp, bệ vệ, ngang, rung rinh, vun vút, khệnh khạng, đùa giỡn.
- Đoạn văn trên tả hoạt động của các loài vật dưới đáy biển.
- Người viết có những tưởng tượng, so sánh, nhận xét rất độc đáo, tài hoa, tạo nên những chi tiết hay và thú vị.: 
+ Hoa loa kèn rung rinh trong nước.
+ Đàn tôm con lao vun vút được so sánh với lũ ruồi
+ Bác rùa khệnh khạng, hai con cá xanh như đôi bướm đùa giỡn.
Bài tập 3: Nếu tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì em sẽ chọn những sự việc nào để tả? 
Củng cố
 So sánh, nhận xét, tưởng tượng có vai trò như thế nào trong miêu tả?
 Hướng dẫn: Học bài
 Viết thành văn hoàn chỉnh bài tập 3.
************************
	Tiết 37 CHỦ ĐỀ 3: VĂN MIÊU TẢ
Mục tiêu
 Củng cố cho Học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
 Rèn kĩ năng so sánh, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả.
 Tiến trình lên lớp
Tổ chức: Lớp 6A: Lớp 6B:
 Kiểm tra: bài tập của Học sinh
 Bài mới
Học sinh trao đổi 10 phút, trình bày, nhận xét, Giáo viên cho điểm và đưa ra một cách làm
Học sinh suy nghĩ và làm bài trong thời gian 15 phút, rình bày, nhận xét, Giáo viên chốt.
Học sinh viết thành văn dựa trên những điều đã quan sát được ở bài tập 2.
Bài tập 1: Hãy quan sát và ghi lại đặc điểm lớp học của em? Trong những đặc điểm đó, đặc điểm nào nổi bật nhất?
Đặc điểm lớp học của em:
+ Lớp được quét vôi màu vàng chanh.
+ Cửa lớp bằng gỗ, sơn màu xanh.
+ Cửa sổ làm sen hoa.
+ Chính gĩưa lớp học treo ảnh Bác
+ Bên trái là năm điều Bác Hồ dạy
+ Bên phải là nội qui
+ Bục giảng xây cao ráo
+ Hai dãy bàn ghế mới, màu ghi nhã nhặn
+ Lớp học như ngôi nhà thứ hai thân thương của em.
Bài tập 2: Quan sát bức tranh minh hoạ trong bài “ Sông nước Cà Mau” và ghi lại những điều em đã quan sát được.
+ Đó là một chợ nổi
+ Thuyền bè tấp nập ngược xuôi
+ Mặt sông sôi động
+ Bờ sông trù phú: Những ngôi nhà cao tầng xen giữa những vừon cây xanh mướt.
Bài tập 3: Dựa vào bức tranh trên , hãy tả lại một phiên chợ Năm Căn.
Củng cố
 Khi quan sát cần chú ý điều gì?
 Hướng dẫn: Học bài
 Hoàn thành bài tập 3
 Ngày 2 tháng 2 năm 2009
Tiết 28 CHỦ ĐỀ 4:MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
 Giúp học sinh thông qua chủ đề nắm chắc hơn các kiến thức về một số biện pháp tu từ trong Tiếng Việt.
 Rèn kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của một số biện pháp tu từ đã học.
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Thế nào là so sánh?
?Có mấy kiểu so sánh?
?LấyVd về mỗi kiểu ?
? Nêu mô hình cấu tạo của phép so sánh?
? Tác dụng của phép so sánh?
? Hãy tìm các so sánh đặc sắc trong các văn bản đã học ?
? Hãy phân tích mộtmvài hình ảnh so sánh mà em cho là thú vị?
 Học sinh chuẩn bị trong thời gian 5 phút, trình bày, nhận xét , Giáo viên nhận xét, chốt.
I, Biện pháp so sánh
- So sánh là đối chiếu giữa sự vật này với sự vật khác khi giữa chúng có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Hai kiểu so sánh:
+ so sánh ngang bằng.
+ So sánh không ngang bằng.
- Vế A- từ so sánh- phương diện so sánh- vế B
- Làm sự vật , sự việc được nói đế sinh động , gợi cảm.
- Thể hiện tư tưởng , tình cảm của người viết.
* Bài tập
VD: Trong bài “ Vượt thác”( Võ Quảng) có các hình ảnh so sánh đặc sắc:
1, “ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc”
2, “Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”
3, “ Dượng Hương Thư khác hẳn lúc ở nhà tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ”
-> 3 so sánh liên tiếp khắc hoạ rõ nét ngoại hình khoẻ mạnh, vững chắc, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên. 
* Kiểm tra 20 phút
 Đề bài: Viết bài văn ngắn phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh trong hai câu thơ sau:
 Bóng Bác cao lồng lộng
 ấm hơn ngọn lửa hồng
 ( Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
1, Yêu cầu:
- Thể loại: Văn cảm nhận
- Nội dung: Tác dụng so sánh trong hai câu thơ trong bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”
+ Chỉ ra biện pháp so sánh trong hai câu thơ: Bóng Bác- Ngọn lửa hồng.
- Tác dụng: Làm nổi bật sự lớn lao , cao cả , vĩ đại song cũng rất gần gũi, ấm áp củaBác.
 -> Niềm cảm phục , ngưỡng mộ, yêu thương của anh đội viên đối với Bác kính yêu.
- Hình thức: Viết thành bìa văn ngắn có bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, chữ sạch đẹp, đúng chính tả.
2, Biểu điểm:
Điểm 9, 10: Đáp ứng các yêu cầu trên, văn viết sấng tạo, có cảm xúc.
 7,8 : đảm bảo cơ bản các yêu càu trên, còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt
Điểm 5,6: Đủ yêu cầu về nội dung song còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả .
Điểm3, 4: nội dung sơ sài
Điểm 1, 2: Bài quá yếu
Củng cố
Thu bài
Nhắc lại kiến thức đã học trong giờ.
 Hướng dẫn: Học bài
 Xem trước biện pháp so sánh và sưu tầm những câu văn, câu thơ có sử dụng so sánh để phân tích.
Tiết 29 CHỦ ĐỀ 4:MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
Mục tiêu
 Giúp học sinh ôn luyện , củng cố các kiến thức về phép tu từ nhân hoá.
 Biết nhận diện biện pháp tu từ nhân hoá trong thơ văn.
 Rèn kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp nhân hoá. 
 Tiến trình lên lớp
* Tổ chức: Lớp 6
* Kiểm tra: - Kiểm tra bài tập về nhà của học sinh
* Bài mới
? Nhân hoá là gì?
I, Lí thuyết
1, Khái niệm về nhân hoá.
- Nhân hoá là cách dùng từ ngữ vốn để gọi người, tả hoạt động tình cảm của người để gọi , tả cho vật làm cho thế giới loài vật trở lên sinh động, thể hiện được tâm tư , tình cảm của con người.
2, Các kiểu nhân hoá.
Củng cố
 Hướng dẫn: Học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docxVAN.docx