A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi.
- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Phân tích các nhân vật trong đọan trích.
- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả
3. Thái độ:
- Biết cư xử đúng mực trong cuộc sống, nhận lỗi và sửa lỗi khi phạm sai lầm.
C. PHƯƠNG PHÁP:
+ Đọc diễn cảm – Tóm tắt văn bản
+ Phân tích – Giảng bình – Tích hợp
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Tuần: 19 Ngày soạn: 29/12/2014 Tiết PPCT: 73,74 Ngày dạy: 02/12/2015 Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Tô Hoài) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu nội dung, ý nghĩa của Bài học đường đời đầu tiên - Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. - Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. - Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. - Phân tích các nhân vật trong đọan trích. - Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả 3. Thái độ: - Biết cư xử đúng mực trong cuộc sống, nhận lỗi và sửa lỗi khi phạm sai lầm. C. PHƯƠNG PHÁP: + Đọc diễn cảm – Tóm tắt văn bản + Phân tích – Giảng bình – Tích hợp D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 6A........ Vắng:........... Phép:.................................. Không phép:...................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở và phần chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Gần 70 năm trôi qua kể từ ngày tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu ký ra đời. Tác phẩm đó vẫn là niềm say mê của hàng triệu, hàng triệu trẻ em trên Trái đất. Câu chuyện đưu ta tới một thế giới loài vật sống động, cho ta làm quen với chú Dế Mèn đáng yêu, với ước mơ, lí tưởng và khát vọng tốt đẹp của Dế Mèn. Tiết học hôm nay ta sẽ cùng tìm hiểu một phần tác phẩm đó với đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TIẾT: 73 * Hoạt động 1: Giới thiệu chung - GV gọi HS đọc chú thích * trong SGK (?) Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí. - GV khái quát những nét chính * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - GV hướng dẫn cách đọc (?) Tác giả chọn ngôi kể thứ mấy? Bằng lời của nhân vật nào? Tác dụng của nó? (?) Em hãy xác định phương thức biểu đạt chủ yếu ở đoạn văn 1 và 2. (?) Đọc lại đoạn văn 1 và tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của Mèn. (?) Em nhận thấy Dế Mèn tự tả chân dung của mình với giọng điệu ntn? Dế Mèn rất lấy làm “hãnh diện với bà con” về vẻ đẹp của mình. (?) Để khắc hoạ hình ảnh Dế Mèn, tác giả đã sử dụng một hệ thống tính từ đặc sắc. Em hãy tìm và thay thế một số tính từ bằng từ đồng nghĩa rồi rút ra nhận xét. (?) Tính cách của Dế Mèn được miêu tả qua các chi tiết nào về hành động, ý nghĩ? (?) Dế Mèn tự nhận mình là “tợn lắm”, “xốc nổi” và ngông cuồng”. Em hiểu những lời đó của Dế Mèn ntn? (?) Từ đó em hãy nhận xét về nét đẹp và chưa đẹp trong hình dáng, tính tình của Dế Mèn. GV bình, chốt TIẾT: 74 (?) Mang tính kiêu căng vào đời, Dế Mèn đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời? ( Thuật lại diễn biến sự việc) (?) Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh, tính nết của Dế Choắt. (?) Em có nhận xét gì về thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt trước và sau khi xảy ra sự việc? Nhóm thảo luận Hung hăng, ngạo mạn sau thì hoảng sợ, hèn nhát (?) Thái độ đó đã tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn? (?) Sau tất cả các sự việc đã gây ra, nhất là sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã tự rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Theo em, bài học ấy là gì? (?) Em có nhận xét gì về cách viết về loài vật của Tô Hoài trong tác phẩm này? Thử so sánh với cách viết về loài vật trong các truyện ngụ ngôn đã học. (?) Từ những điều phân tích trên, em hãy rút ra ý nghĩa, nội dung và đặc điểm nghệ thuật của bài văn? * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học: Học thuộc Ghi nhớ + nhớ một số chi tiết tiêu biểu + tập kể tóm tắt - Soạn bài : Sông nước Cà Mau I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tác giả - Tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm 1920, quê ở Hà Nội. - Viết văn từ trước CMT8, có khối lượng tác phẩm rất phong phú, đa dạng. 2.Tác phẩm: trích từ chương I của truyện Dế Mèn phiêu lưu kí (1941). II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1. Đọc- hiểu chú thích 2. Tìm hiểu văn bản a. Phương thức biểu đạt: Kể kết hợp với miêu tả. b. Phân tích: b.1. Nhân vật Dế Mèn * Hình dáng - Đôi càng mẫm bóng - Những cái vuốt ở chân cứ cứng dần và nhọn hoắt. - Đôi cánh dài kín xuống tận chấm đuôi. - Đầu to, rất bướng - Hai cái răng đen nhánh. - Râu dài rất đỗi hùng dũng. à Dùng hàng loạt tính từ để gợi tả vẻ đẹp cường tráng, khỏe mạnh rất ưa nhìn của Dế Mèn. * Hành động, ý nghĩ - Dám cà khịa với bà con trong xóm. - Quát mấy chị Cào Cào - Ngứa chân đá anh Gọng Vó. à Tính hung hăng, khinh thường, ngạo mạn đối với mọi người. * Bài học đường đời đầu tiên: - Dụ dỗ Dế Choắt trêu chị Cốc. - Trêu Chị Cốc bằng những lời lẽ hỗn láo, xấc xược mà không nghĩ tới hậu quả. - Dế Choắt bị chị cốc mổ chết. - Dế Mèn rất hối hận, suốt đời. à Cái chết của dế choắt đã để lại bài học đầu tiên cho dế Mèn: Sự hung hăng, xốc nổi, coi thường mọi người sẽ hại mình và người khác. 3.Tổng kết a. Nghệ thuật: - Kể kết hợp miêu tả để xây dựng hình tượng Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ b.Nội dung: * Ý nghĩa văn bản: Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Học thuộc Ghi nhớ + nhớ một số chi tiết tiêu biểu + tập kể tóm tắt * Bài mới: Soạn bài : “Sông nước Cà Mau” E. RÚT KINH NGHIỆM: .------------------------------------------ & ------------------------------------------- Tuần: 19 Ngày soạn: 31/12/2014 Tiết PPCT: 75 Ngày dạy: 03/01/2015 Tiếng việt: PHÓ TỪ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được các đặc điểm của “ Phó từ”. - Nắm được các loại phó từ B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Khái niệm phó từ: + Ý nghĩa khái quát của phó từ + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ - Các loại phó từ 2. Kĩ năng: - Nhận biết phó từ trong văn bản - Phân biệt các loại phó từ - Sử dụng phó từ để đặt câu 3. Thái độ: - Yêu quý, giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 6A........ Vắng:........... Phép:.............. Không phép:................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở và phần chuẩn bị bài của HS 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Động từ, tính từ có thể kết hợp với những từ nào để có thể tạo thành cụm động từ, cụm tính từ? Những từ đó được gọi là gì, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung. (?) Ở HKI, các em đã được tìm hiểu kĩ về hai loại cụm từ là cụm động từ và cụm tính từ. Em hãy nhắc lại đặc điểm về khả năng kết hợp của 2 loại cụm từ này có gì giống nhau? - Gọi HS đọc mục I.1/12 và trả lời câu hỏi: (?) Các từ đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? (?) Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? (?) Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết phó từ là gì? (?) Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ in đậm trong các ví dụ trên. (?) Em hãy phân loại các phó từ vừa tìm được theo các dấu hiệu ý nghĩa chỉ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn, sự phủ định, và điền vào bảng phân loại trong SGK. (?) Dựa vào bài làm trên em hãy cho biết phó từ có mấy loại? Đó là những loại nào, bổ sung những ý nghĩa gì? * GV hệ thống hoá kiến thức và gọi HS đọc to phần Ghi nhớ/14 * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1 Tìm phó từ trong những câu sau đây và cho biết mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì? Bài tập 2 Thuật lại sự việc Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết thảm thương của Dế Choắt bằng một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu. Chỉ ra các phó từ được dùng trong đoạn văn ấy và cho biết em dùng phó từ đó để làm gì? * Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học Học thuộc phần Ghi nhớ + xem lại các bài tập đã làm Tập đặt câu có dùng phó từ Soạn bài: So sánh I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Phó từ là gì? Ví dụ: I.1/12 a/ đã đi nhiều nơi cũng ra những câu đố oái oăm vẫn chưa thấy có người nào thật lỗi lạc. b/ soi gương được và rất ưa nhìn rất bướng. à Các từ đi kèm, bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ gọi là Phó từ Ghi nhớ( sgk) 2. Các loại phó từ` Ví dụ: a/ - tôi chóng lớn lắm Cái cây này lớn quá. Đẹp quá, à Phó từ đứng sau ĐT-TT. b/ - Anh đừng trêu Không trông thấy tôi nhưng đang loay hoay trong cửa hang Quá giỏi, rất thông minh, hơi khó à Phó từ đứng trước ĐT-TT Ghi nhớ: SGK II. LUYỆN TẬP Bài tập1 - đã, đương, sắp: chỉ quan hệ thời gian - không: chỉ sự phủ định - còn, đều, cũng, lại: chỉ sự tiếp diễn tương tự - ra: phó từ chỉ kết quả và hướng - được: phó từ chỉ kết quả Bài tập 2 - HS đọc kĩ lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên để nắm được các chi tiết liên quan đến chủ đề của đoạn văn sẽ viết III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Học thuộc phần Ghi nhớ + xem lại các bài tập đã làm - Tập đặt câu có dùng phó từ * Bài mới: Soạn bài: “So sánh” E. RÚT KINH NGHIỆM: .------------------------------------------ & ------------------------------------------- Tuần: 19 Ngày soạn: 31/12/2014 Tiết PPCT: 76 Ngày dạy: 03/01/2015 Tập làm văn: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ. A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả - Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả. - Nhận diện và vận dụng văn miêu tả trong khi nói và viết. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Mục đích của miêu tả - Cách thức miêu tả 2. Kĩ năng: - Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả. - Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả. 3. Thái độ: - Yêu thích thể loại văn này và vận dụng tốt trong đời sống. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ lớp: Lớp: 6A....... Vắng:........... Phép:.............. ..Không phép:.............................................. 2. Kiểm tra bài cũ: Ở cấp I các em đã học về văn miêu tả, vậy miêu tả là gì ? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài Trong lời kể của dế Mèn có yếu tố gì? ( HS: Có yếu tố miêu tả qua một số từ như: mẫm bóng, cứng dần và nhọn...). vậy những từ đó là miêu tả, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về thể lạo văn miêu tả. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu chung - Gọi HS đọc 3 tình huống trong SGK/15 - HS thảo luận để trả lời cho mỗi tình huống (?) Em hãy nêu một số tình huống khác tương tự và rút ra nhận xét thế nào là văn miêu tả? (?) Trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, có hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt rất sinh động. Em hãy chỉ ra hai đoạn văn đó. (?) Hai đoạn văn đó giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật gì của hai chú dế? (?) Để thể hiện được tất cả những đặc điểm của đối tượng được miêu tả, theo em người viết phải có năng lực gì? * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập Đoạn văn 1: - Tái hiện hình ảnh của Dế Mèn. - Những đặc điểm nổi bật: càng mẫm bóng, vuốt cứng và nhọn, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ Đoạn thơ 2: - Tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc - Đặc điểm nổi bật: một chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên, đáng yêu... Đoạn văn 3: - Tái hiện khung cảnh ao hồ ngập nước sau cơn mưa - Đặc điểm nổi bật: một thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo, a) Đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến - Thời tiết: lạnh lẽo và ẩm ướt, gió bấc, mưa phùn - Bầu trời: âm u, xám xịt như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù - Cây cối trơ trọi, khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều * HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học. - Tập viết đoạn văn miêu tả (chủ đề tự chọn) - Soạn bài:Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Thế nào là văn miêu tả? Ví dụ 1: Các tình huống a/ Tình huống 1: tả con đường và ngôi nhà. b/ Tình huống 2: tả cái áo cụ thể (màu sắc, họa tiết, vị trí) c/ Tình huống 3: tả chân dung lực sĩ: người có cơ bắp, cường tráng Ví dụ 2: Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” a/ Dế Mèn: Chàng dế thanh niên cường tráng. b/ Dế Choắt: Chú dế ốm yếu à Giúp người đọc (nghe) hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, hiện tượng, con người 2. Ghi nhớ: sgk II. LUYỆN TẬP Bài tập 1/ 16 Đoạn văn 1: - Tái hiện hình dáng của Dế Mèn. - Làm nổi bật đặc điểm: to khỏe, mạnh mẽ, cường tráng(càng mẫm bóng, vừa lia qua.) Đoạn thơ 2: - Tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc - Đặc điểm nổi bật:nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên, đáng yêu... Đoạn văn 3: - Tái hiện khung cảnh ao hồ ngập nước sau cơn mưa. - Đặc điểm nổi bật: thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo, Bài tập 2: Đề luyện tập a) Đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến - Thời tiết: lạnh lẽo và ẩm ướt, gió bấc, mưa phùn - Bầu trời: âm u, xám xịt như thấp xuống, ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù - Cây cối trơ trọi, khẳng khiu, lá vàng rụng nhiều III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: * Bài cũ: Học thuộc Ghi nhớ - Tập viết đoạn văn miêu tả (chủ đề tự chọn) * Bài mới: Soạn bài: “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” E. RÚT KINH NGHIỆM: .------------------------------------------ & -------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: