Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 năm 2015

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 -Củng cố kiến thức về truyền thuyết,nắm được nội dung-nghệ thuật chính của hai văn bản đã học;nhớ được nhân vật và sự kiện xuất hiện trong văn bản

 -Nắm chắc khái niệm từ; cấu tạo từ

 -Hiểu được thế nào là giao tiếp,văn bản;nắm được các kiểu văn bản thông dụng

 2. Kĩ năng:

 -Tái hiện kiến thức

 -Đọc- kể tóm tắt văn bản “Con Rồng cháu Tiên” “Bánh chưng bánh giầy”

 -Làm bài tập nhận biết, phân biệt từ đơn với từ phức ,từ ghép với từ láy

 -Bài tập nhận biết văn bản và các phương thức biểu đạt

 3. Thái độ:

 -Yêu thích các truyền thuyết mang đậm màu sắc của dân tộc Việt Nam

 -Tầm quan trọng của từ tiếng Việt, các văn bản và phương thức biểu đạt

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 2 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 2
Ngày soạn: /08/2015
Ngày giảng: 6A1: 6A2:
TIẾT 1:
ÔN TẬP BÀI 1
VĂN BẢN “CON RỒNG ,CHÁU TIÊN” “BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY”
TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT
GIAO TIẾP VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 -Củng cố kiến thức về truyền thuyết,nắm được nội dung-nghệ thuật chính của hai văn bản đã học;nhớ được nhân vật và sự kiện xuất hiện trong văn bản
 -Nắm chắc khái niệm từ; cấu tạo từ
 -Hiểu được thế nào là giao tiếp,văn bản;nắm được các kiểu văn bản thông dụng
 2. Kĩ năng:
 -Tái hiện kiến thức
 -Đọc- kể tóm tắt văn bản “Con Rồng cháu Tiên” “Bánh chưng bánh giầy”
 -Làm bài tập nhận biết, phân biệt từ đơn với từ phức ,từ ghép với từ láy
 -Bài tập nhận biết văn bản và các phương thức biểu đạt
 3. Thái độ:
 -Yêu thích các truyền thuyết mang đậm màu sắc của dân tộc Việt Nam
 -Tầm quan trọng của từ tiếng Việt, các văn bản và phương thức biểu đạt
II.Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 -SGK, Hệ thống câu hỏi ngữ văn 6, Dạng bài tập nâng cao
 -Soạn Giáo án, tài liệu khác
 2. Học sinh:
 -Ôn tập ở nhà theo hướng dẫn của GV
 -SGK,Vở ghi
III.Tiến trình lên lớp:
Ổn định tổ chức:
 6A1: 6A2:
 2. Kiểm tra: (Kết hợp trong quá trình học)
 3. Bài mới:
 Để giúp các em nhớ lai kiến thức đã học ở bài 1 ,tiết học ngày hôm nay cô và các em ôn tập ,củng cố lại kiến thức. Đồng thời vận dụng lí thuyết để làm các bài tập liên quan.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
*HĐ 1: Hướng dẫn ôn tập kiến thức đã học 
GV:Yêu cầu HS nhớ và nhắc lại
->GV chốt kiến thức
GV:Gợi cho HS nhớ lại ND-NT chính của từng VB
->GV chốt kiến thức
GV:Yêu cầu HS nhắc lại
?Có mấy kiểu văn bản thông dung và phương thức biểu đạt tương ứng?
*HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập củng cố kiến thức
?Dựa vào trí nhớ kể tóm tắt lại văn bản “Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng bánh giầy”
GV:Y/cầu HS kể->nhận xét->Đưa ra tóm tắt mẫu
?Lập danh sách từ đơn, từ ghép và từ láy trong hệ thống các từ sau:
 Ông, lao xao, xe máy, ô tô, ăn, ở,hồng hào, con trai, lạ thường,chơi, chạy,hồi hộp, mắt, bấy giờ,sạch sẽ, ti tỉ, núi cao, xinh đẹp, xinh xinh, nhà , nhà cửa, núi sông, con mèo, chắt chiu,thiệt thòi, khỏe mạnh, bấp bênh
?Trong đoạn văn sau đây từ nào là từ ghép,từ nào là từ láy? Vì sao?
“Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ.Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền.Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ”
(Cây bút thần)
?Tìm từ láy có vần eo , vần êu? Với mỗi vần hãy đặt đặt câu với một từ láy.
? Xác định kiểu văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng đối với các tình huống sau:
+ Chủ nhà tả căn nhà mình mong muốn để kiến trúc sư thiết kế
+Bày tỏ tình cảm yêu mến với thầy giao chủ nhiệm lớp 6A
+Kể lại buổi đi chơi chiều hôm trước cho bạn nghe
+Giới thiệu hình dáng, màu sắc và cấu tạo của chiếc tivi mới
+Đánh giá , bình luận câu tục ngữ:“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn’
+Lớp 6A viết đơn đề nghị nhà trường sửa hệ thống điện trong lớp học.
I. Bài học:
 1. Ôn tập lí thuyết:
 a.Văn bản “Con Rồng cháu Tiên”, “Bánh chưng bánh giầy”
 *Định nghĩa truyền thuyết:
-Truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện trong lịch sử quá khứ
-Có yếu tố tưởng tượng kì ảo
-Thể hiện thái độ đánh giá của nhân dân
 *Nội dung – nghệ thuật:
-Văn bản “Con Rồng cháu Tiên”:
-NT: Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
-ND:Giải thích suy tôn nguồn gốc dân tộc; đoàn kết thống nhất của dân tộc Việt
-Văn bản “Bánh chưng bánh giầy”
-NT:Nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian
-ND:Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy;đề cao lao động;tục thờ cúng tổ tiên của người Việt
 b. Từ - cấu tạo từ tiếng Việt:
 *Khái niệm từ:
Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu
 *Từ đơn, từ phức:
-Từ đơn:từ gồm 1 tiếng
-Từ phức:từ gồm 2 tiếng trở lên
 +Từ ghép:ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa
 +Từ láy:ghép các tiếng có quan hệ láy âm
 c. Kiểu văn bản-phương thức biểu đạt:
-6 kiểu VB: Tự sự ,miêu tả ,biểu cảm,nghị luận,thuyết minh, HCCV.
II. Luyện tập :
 1. Bài tập 1:
*Văn bản “Con Rồng cháu Tiên”:
 Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.
Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
*Văn bản “Bánh chưng bánh giầy”:
 Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách bảo, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.
Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.
2. Bài tập 2:
-Từ đơn:ông, ăn, ở, chơi, chạy, mắt, nhà.
-Từ ghép:xe máy. Ô tô, con trai, lạ thường, bấy giờ, núi cao, xinh đẹp, nhà cửa, núi sông, con mèo, khỏe mạnh
-Từ láy: hồng hào, hồi hộp, sạch sẽ, ti tỉ, xinh xinh, chắt chiu, thiệt thòi, lao xao, bấp bênh
3.Bài tập 3:
-Từ ghép: Mã Lương, tiếp tục, gió bão, mây đen, trái núi, chiếc thuyền, chôn vùi, lớp sóng, hung dữ.
->Từ có hai tiếng , ghép với nhau, tạo nên từ có nghĩa, kết hợp chặt chẽ về mặt nghĩa
-Từ láy: mù mịt, dữ dội ngả nghiêng
->Từ có hai tiếng trở lên, khi tách tiếng chỉ có một tiếng có nghĩa, về mặt hình thức láy âm (phụ âm đầu m, d, ng)
4 .Bài tập 4:
-Vần “eo”: meo meo, eo éo, heo héo, lèo tèo, cheo veo, vèo vèo
->Đặt câu với từ láy “vèo vèo”: Xe máy đi vèo vèo trên đường
-Vần “êu”: yêu yếu, lêu lêu, êu êu. Bêu dếu
->Đặt câu với từ láy “yêu yếu”: Ông thấy yêu yếu trong người
5. Bài tập 5:
-Kiểu văn bản:
 +Miêu tả
 +Biểu cảm
 +Tự sự
 +Thuyết minh
 +Nghị luận
 + Hành chính công vụ
 4. Củng cố:
-Khát quát kiến thức trọng tâm của bài 1
-Nhận xét mức độ nhận biết và kiến thức của HS
 5. Hướng dẫn về nhà:
-Ôn lại toàn bộ kiến thức bài 1
-Xem trước kiến thức bài 2: phần văn bản,tiếng Việt và tập làm văn
Ngày 24/08/2015
Duyệt của tổ trưởng
Lê Thị Vân
Tuần: 3
Ngày soạn: /08/2015
Ngày giảng: 6A1: 6A2:
TIẾT 2: 
 ÔN TẬP BÀI 2:
VĂN BẢN THÁNH GIÓNG
 TỪ MƯỢN
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 -Củng cố kiến thức về nội dung, nghệ thuật của văn bản “Thánh Gióng”
 -Nắm rõ về từ mượn, biết cách sử dụng từ mượn
 -Hiểu biết cơ bản nhất về văn tự sự
 2. Kĩ năng:
 -Dựa trên sự kiện chính kể tóm tắt văn bản “Thánh Gióng”
 -Nhận biết từ mượn và sử dụng từ mượn hợp lí
 -Nhận biết văn bản tự sự
 3. Thái độ:
 -Ôn tập bài tốt
 -Tầm quan trọng nắm bắt nội dung văn bản Thánh Gióng, bộ phận từ mượn trong kho tang ngôn ngữ, đặc điểm chung nhất của văn bản tự sự.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 - Giáo án, SGK, SGV
 - Tài liệu tham khảo
 2. Học sinh:
 -SGK, Vở ghi
 -Ôn lại bài ở nhà
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định tổ chức:
 6A1: 6A2: 
 2. Kiểm tra:
Sự chuẩn bị của học sinh
 3 . Bài mới:
 Trong tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em ôn tập lại một số kiến thức đã học ở bài 2. Thông qua các bài tập sẽ giúp các em củng cố và ghi nhớ kiến thức được tốt hơn.
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
*HĐ 1: Hướng dẫn ôn tập kiến thức đã học 
? Nhắc lại nội dung nghệ thuật của văn bản Thánh Gióng?
?Những sự viêc chính trong văn bản Thánh Gióng?
?Nhắc lại khái niệm từ mượn đã học?Từ mượn chia làm mấy bộ phận?
? Nhắc lại tự sự là gì? Ý nghĩa của tự sự?
*HĐ 2: Hướng dẫn làm bài tập củng cố kiến thức
? Kể tóm tắt văn bản Thánh Gióng dựa trên sự việc chính?
GV: Yêu cầu HS hoàn thành vào vở.
? Sắp xếp các cặp từ sau đây thành cặp từ đồng nghĩa và gạch dưới các từ mượn: mì chính, trái đất, hi vọng, pianô, gắng sức, hoàng đế, đa số,chuyên cần, bột ngọt, nỗ lực, địa cầu, vua, mong muốn, số đông, dương cầm, siêng năng.
? Trong các cặp từ đồng nghĩa sau đây, từ nào là từ mượn, từ nào không phải là từ mượn? phụ nữ - đàn bà, nhi đồng - trẻ em, phu nhân - vợ. 
? Tại sao “ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam” không thể đổi thành “Hội liên hiệp đàn bà Việt Nam”; “Báo Nhi đồng” không thể đổi thành “ Báo trẻ em”; “Thủ tướng và phu nhân” không thể đổi thành “Thủ tướng và vợ”?
?Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em?
GV: Gợi ý:
-Nắm được các sự việc chính
- Tự hóa thân vào một trong những nhân vật của truyện để kể lại câu truyện sẽ mang lại sự tin cậy cao( Thánh Gióng, Hai vợ chồng ông lão, sứ giả, một người hàng xóm của Gióng)
-Phải linh động trong diễn biến câu chuyện, tránh dập khuôn máy móc như trong văn bản nhưng phải bám sát cốt truyện.
-Vận dụng khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng và cảm nhận của bản than để viết.
I. Bài học:
 1. Ôn tập lí thuyết:
 a.Văn bản Thánh Gióng:
 -NT:
 +Kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn
 +Chi tiết tưởng tượng, kì ảo
 -ND:
 +Thể hiện ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước
 +Ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm
 -Những sự việc chính trong văn bản Thánh Gióng:
 +Sự ra đời của Thánh Gióng
 +Thánh Gióng nhận trách nhiệm đánh giặc
 +Thánh Gióng được nuôi lớn lên
 +Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân và bay về trời
 +Vua ban tặng và lập đền thờ Thánh Gióng
 b.Từ mượn :
 - Từ mượn: Từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị sự vật, hiện tượng mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị.
 -Hai bộ phận :Từ mượn tiếng Hán, Từ mượn(tiếng Pháp , Anh, Nga)
 c.Tìm hiểu chung về văn bản tự sự:
 -Tự sự : trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện một ý nghĩa
 -Ý nghĩa của phương thức tự sự:
Giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ khen chê
II. Luyện tập :
 1. Bài tập 1:
 Vào đời vua Hùng Vương thứ sáu.ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão tuy chăm chỉ ,phúc đức nhưng mãi mà chưa có con. Một hôm bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân to, về thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu con trai khôi ngô. Điều kì lạ là tuy đã lên ba tuổi, cậu bé chẳng biết đi mà cũng chẳng biết nói cười.Giặc Ân xuất hiện ngoài bờ cõi, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đi đánh giặc. Cậu lớn bổng lên. Cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa may xong đã chật, bà con phải góp cơm gạo nuôi cậu. Giặc đến, cậu bé vươn vai thành một tráng sĩ, mặc giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gẫy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường đánh tan quân giặc.Giặc tan, Gióng một mình một ngựa trèo lên đỉnh núi rồi bay thẳng lên trời. Nhân dân lập đền thờ, hàng năm mở hội làng để tưởng nhớ. Các ao hồ, những bụi tre đằng ngà vàng óng đều là những dấu tích về trận đánh của Gióng năm xưa.
2. Bài tập 2:
-Cặp từ đồng nghĩa: mì chính-bột ngọt, trái đất-địa cầu, hi vọng-mong muốn,, piano-dương cầm, gắng sức-nỗ lực, hoàng đế -vua, đa số-số đông, ,chuyên cần- siêng năng
 3. Bài tập 3: 
-Từ mượn: phụ nữ, nhi đồng, phu nhân
-Từ không phải từ mượn:đàn bà, trẻ em,
vợ.
-Không thể đổi từ từ Hán Việt sang từ thuần Việt trong trường hợp này vì sẽ làm mất đi sắc thái trang trọng , lịch sự, tôn kính và làm tăng sắc thái tao nhã, giảm sắc thái thô tục cho đối tượng được nhắc tới.
4. Bài tập 4:
HS: Tự làm dưới sự hướng dẫn của GV
 4. Củng cố:
 - Khát quát lại kiến thức cần ghi nhớ ở bài 2
 5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài
 - Xem trước kiến thức bài 3
Ngày 31/ 08/ 2015
Duyệt của tổ trưởng
Lê Thị Vân

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tu_chon_van_6_tuan_23_tu_lam.doc