Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22 năm 2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Tình cảm của người em đối với người anh.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện.

- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.

- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.

- Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn.

3. Thái độ:

- Giáo dục tình cảm gia đình yêu thương gắn bó.

II. CHUẨN BỊ

 

doc 9 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1493Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 22 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 81 – Văn bản: 
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI ( T1)
 - Tạ Duy Anh -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Tình cảm của người em đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tình cảm gia đình yêu thương gắn bó.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
- Nêu nội dung của truyện Sông nước Cà Mau
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài 
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV nêu yêu cầu khi đọc
- GV đọc mẫu một đoạn
- Gọi HS đọc tiếp
- Nhận xét cách đọc của HS
- Em hãy tóm tắt lại tác phẩm.
- Gọi HS đọc phân chú thích * SGK .
- Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Tạ Duy Anh và truyện ngắn " Bức tranh của em gái tôi ".
GV giới thiệu và chốt lại nội dung chính .
- Gọi HS đọc từ đầu đến "có vẻ vui lắm"
- Qua đoạn truyện vừa đọc. Khi thấy mặt em gái hãy bị bôi bẩn, người anh đã làm gì? 
?
- Thái độ người anh được thể hiện qua chi tiết nào khi thấy em hay lục lọi đồ vật? 
- Khi biết em tự chế thuốc vẽ, người anh đã làm gì? Tâm trạng người anh thế nào?
- Nhận xét gì về thái độ của người anh đối với em gái mình? 
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt
* Đọc:
- Yêu cầu: Đọc chậm thể hiện được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật.
* Tóm tắt: Truyện xảy ra trong một gia đình có hai anh em một trai một gái. Cô em gái có tài vẽ nhưng lại thương vẽ dấu moị người. Tình cờ tài năng đó lại được hoạ sỹ Tiến Lê phát hiện. Người anh trai không lấy thế làm mừng mà ngược lại gen tị và đố kị với em gái. Đến khi xem bức tranh của em gái đạt giải chú bé mới nhận ra tính xấu của mình. Tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái toát ra từ bức tranh đã giúp anh trai tỉnh ngộ.
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả
- Tạ Duy Anh sinh 1959, quê ở Hà Tây (nay thuộc Hà Nội )
b. Tác phẩm: “Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của Tạ Duy Anh đạt giải Nhì của báo thiếu niên tiền phong tổ chức với chủ đề "Tương lai vẫy gọi".
c. Giải thích từ khó: sgk/34
II . Phân tích văn bản: 
1. Diễn biến tâm trạng nhận vật người anh:
 a. Từ trước cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ :
- Gọi em là Mèo khi thấy mặt em bị bôi bẩn .
- Khó chịu khi thấy em lục lọi đồ vật.
- Bí mật theo dõi em gái khi thấy em tự pha chế thuốc vẽ .
=> Nhìn em bằng con mắt kể cả, không chú ý, quan tâm .
Hoạt động 3: Luyện tập
- Đọc diễn cảm văn bản.
- Kể tóm tắt lại đoạn trích.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4.Củng cố: 
- Em cảm nhận gì về thiên nhiên và con người vùng cực Nam tổ quốc?
5.HDVN: 
- Học bài theo nội dung phân tích.
- Tóm tắt lại văn bản.
- Chuẩn bị bài: Bức tranh của em gái tôi (T2)
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 82 – Văn bản: 
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI ( T2)
 - Tạ Duy Anh -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Tình cảm của người em đối với người anh.
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuậy kể chuyện.
- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật.
- Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện trong đoạn văn ngắn.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tình cảm gia đình yêu thương gắn bó.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
- Tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài 
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Tìm chi tiết trong truyện thể hiện tâm trạng người anh khi em gái có tài năng hội hoạ? Theo em đó là tâm trạng gì?
- Từ tâm trang đó, người anh đối xử với người em như thế nào? 
- Nhận xét của em về tâm trang ấy?
- Vì sao người anh không thân với em nữa?
- Trước tài năng của em gái, người anh đã hành động như thế nào?
- Tâm trạng của người anh khi đó ra sao?
- Dưới con mắt của người anh, những bức tranh ấy như thế nào? Thái độ của người anh khi xem tranh? Em có nhận xét gì về thái độ của người anh lúc này? 
- Vẻ mặt ngộ nghĩnh của em gái trước kia nay người anh thấy thế nào? 
- Đó là tâm trạng gì? (Ghen tị)
- Thái độ của người anh như thế nào khi nghe tin em gái sẽ tham dự trại thi vẽ quốc tế? 
- Trong niềm vui đạt giải nhất khi em gái lao vào ôm anh, người anh có hành động gì? 
- Quan sát đoạn truyện từ “trong gian phòng ” đến hết và cho biết :
- Bức tranh ấy vẽ về ai? Vẽ như thế nào? Đứng trước bức tranh ấy, người anh có thái độ, cử chỉ như thế nào?
- Vì sao người anh lại sững người, ngỡ ngàng? Vì sao lại hãnh diện? 
- Tại sao người anh lại xấu hổ khi nghe mẹ hỏi “Con có nhận ra con không?” Người anh có tâm trạng gì? 
- Người anh nếu nói với mẹ về bức tranh sẽ nói câu gì? Em hiểu gì về câu nói ấy? 
- Người anh đã nhận ra cách xử sự của mình với em gái có đúng đắn không? 
- Quan sát phần đầu truyện, người em gái được giới thiệu qua những chi tiết nào? (từ lời của người anh)
- Kiều Phương là em bé có nét gì đáng chú ý ở phần 1 của câu chuyện? Sau khi được phát hiện là có tài hội hoạ Kiều Phương có thay đổi gì không trong quan hệ với anh trai và mọi người? Tranh em gái được đánh giá như thế nào? 
- Khi hay tin em mình đạt giải nhất, cô em gái đã có hành động gì với anh 
- Nhận xét gì về nhân vật Kiều Phương ?
- Nêu vài nét về nghệ thuật của truyện ?
- Nêu những thành công về nội dung của văn bản?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3:
II . Phân tích văn bản: 
1. Diễn biến tâm trạng nhận vật người anh:
b. Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện 
- Thấy em có tài năng hội hoạ, cảm thấy thất vọng, mình bất tài, muốn khóc. 
-> Tự tị, mặc cảm .
- Không thân với em như trước nữa, chỉ một lỗi nhỏ cũng gắt um lên 
-> Tự ái, xa lánh em .
Xem trộm tranh của em gái .
Thấy tranh đẹp thì thở dài .
-> Thầm cảm phục em nhưng không công khai, biểu lộ .
- Cảm thấy vẻ mặt em ngộ nghĩnh trước kia nay như chọc tức mình .
-> Ghen tị .
- Không vui khi được tin em tham dự trại thi vẽ quốc tế .
- Đẩy nhẹ em khi em ôm cổ mình trong niềm vui đạt giải .
c. Khi đứng trước bức tranh giải nhất của em gái 
- Giật đứng người, ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, muốn khóc .
- Muốn nói với mẹ rằng không phải con đâu, đấy là tâm hồn, là lòng nhân hậu của em con đấy .
-> Ích kỷ được thức tỉnh và tự nhận ra lỗi lầm của mình .
2. Nhân vật cô gái Kiều Phương 
- Mặt luôn bị bôi bẩn, thích thú lục lọi các đồ vật .
- Tự chế thuốc vẽ .
- Tranh vẽ rất độc đáo .
- Nghe tin đạt giải nhất, lao vào ôm cổ anh muốn cùng anh đi nhận giải .
=> Hồn nhiên, trong sáng, say mê hội họa, nhân hậu .
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật: 
- Kể chuyện bắng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện .
- Miêu tả chân thực diến biến tâm lí của nhân vật.
2. Nội dung: 
 Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp lòng ghen ghét, đố kị.
* Ghi nhớ: sgk/35 
IV. Luyện tập
- Viết 1 đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái 
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- Suy nghĩ của em về nhân vật người anh trong truyện. 
- Hãy nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài học ?
5. HDVN: 
- Đọc kí truyện, nhớ những sự việc chính, kể tóm tắt được truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện .
- Hình dung và tả lại thái độ của những người xung quanh khi có một ai đó đạt thành tích xuất sắc.
- Chuẩn bị bài “Luyện nói ... "
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 83 –Tập Làm Văn: 
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả,
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trinh tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ: 
- HS tự tin, tác phong tự nhiên trước đông người.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
 Trong miêu tả quan sát tưởng tượng so sánh và nhận xét có vị trí như thế nào?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Bài mới
- Gọi một số học sinh đọc phần dàn ý đã chuẩn bị.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV Nhận xét, yêu cầu bổ sung vào dàn ý.
Hoạt động 3
- Cho HS chuẩn bị 7- 10 phút
- Kiều Phương là một em gái hồn nhiên, có tài năng hội hoạ, có tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. Em hồn nhiên ở chỗ luôn vui vẻ, thân thiện với mọi người, mặt luôn tự bôi bẩn, còn miệng thì hát hò vui vẻ thậm chí khi bị anh mắng thì mặt xiụ xuống, miệng dẩu ra trông rất ngộ chứ không bực tức, cãi lại. Cô bé ấy còn có tài năng hội hoạ đặc biệt. Tuy còn rất bé mà đã tự mày mò chế thuốc vẽ. Em vẽ tất cả những gì thân thuộc quanh mình: con mèo vằn, bát múc cơm, mà cái gì vào tranh cũng ngộ nghĩnh, sinh động, đáng yêu
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2
- Cho 1 học sinh đọc bài tập.
- Yêu cầu các nhóm chuẩn bị.
- Gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày trước lớp.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, góp ý.
I. Lý thuyết
- Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói.
- Yêu cầu của việc luyện nói:
 + Dựa vào dàn ý, nói rõ ràng, mạch lạc
 + Nói âm lượng vừa đủ, có ngữ điệu, diễn cảm.
 + Tác phong mạnh dạn tự tin.
II. Luyện nói 
1. Bài tập 1:
a. Miêu tả hình ảnh Kiều Phương:
- Là người có tài năng về hội hoạ rất hồn nhiên và nhân hậu
* Hình ảnh:
- Ngoại hình: nhỏ nhắn, mặt mày và quần áo luôn lấm lem nhọ nồi và các vệt màu
- Lời nói: rất hồn nhiên không hề tỏ ra bực bội khó chịu với người khác 
- Hành động: luôn hoạt bát vui vẻ chăm chỉ với công việc sáng tác tranh. Khi bị rầy la thì xịu xuống một lúc rồi lại véo von ca hát và làm việc 
b. Người anh: 
- Anh của kiều phương là người hẹp hòi ghen tị đố kị trước tài năng của em gái, nhưng anh cũng có phẩm chất tốt đẹp: biết hối hận và biết nhận ra tấm lòng cao đẹp của em gái mình. 
2. Bài tập 2: Miêu tả người anh ,chị hoặc em của mình 
- Ngoại hình?	
- Lời nói? -> Nhận xét? 
- Hành động?
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố. 
 - Nhận xét khả năng vận dụng của HS.
- Nhận xét tác phong trình bày của HS. 
5. HDVN: 
	- Ôn lại kiến thức về văn miêu tả.
- Xác định đối tượng miêu tả cụ thể, nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
	- Đọc và chuẩn bị tiếp phần còn lại -> Giờ sau luyện nói tiếp.
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 84 –Tập Làm Văn: 
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH 
VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả,
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp các ý theo một trinh tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ: 
- HS tự tin, tác phong tự nhiên trước đông người.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
 - Ngoài năng lực quan sát, người viết văn miêu tả cần có năng lực gì nữa?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2+3: Luyện tập
- HS trình bày trước lớp dựa theo gợi ý trong SGK:
- Đó là một đêm trăng như thế nào?
(nhận xét)
- Đêm trăng đó có gì đặc sắc, tiêu biểu:
 + Bầu trời
 + Đêm
 + Vâng trăng
 + Cây cối
 - Tìm những hình ảnh tưởng tượng, so sánh để cảnh đêm trăng đẹp và sinh động.
- GV đọc “ Vầng trăng quê em” ( trang 31 sách “ Văn miêu tả” “ Trăng lên” (trang 36 sách đã dẫn)
- HS miêu tả theo gợi ý trong SGK:
+ Mặt trời
+ Bầu trời
+ Mặt biển
+ Sóng biển 
+ bãi cát
+ Những con thuyền 
- GV đọc “ Hừng đông mặt biển” ( trang 45 sách văn miêu tả) “ Biển đẹp” ( Trang 91)
- Học sinh được quan sát bức tranh vẽ về đề tài mùa thu ( Dựa theo bài Thu Điếu của nhà thơ Nguyễn Khuyến)
- Bức tranh vẽ cảnh gì? ( Mùa nào? ở đâu?)
- Hình ảnh nào giúp con nhận ra điều đó? (ao, cây, lá, bầu trời, không khí...)
- Tìm những hình ảnh so sánh, liên tưởng hợp lý để miêu tả bức tranh thu.
- HS chuẩn bị 7- 10 phút. Đại diện của tổ lên trình bày.
- GV: đọc bài “ Thu Điếu” để minh hoạ thêm.
II. Luyện nói ( Tiếp)
3. Bài tập 3: Miêu tả đêm trăng:
- Đó là một đêm trăng tròn ( trăng rằm ) rất đẹp.
- Bầu trời là một tấm áo màu xám nhạt với những bông hoa sao li ti.
- Mặt trăng tròn vành vạnh như chiếc cúc áo bằng bạc đính khéo léo trên chiếc áo da trời.
- Bóng trăng lồng bóng cây in bóng xuống mặt đất như hàng ngàn đốm hoa lửa đang nhảy nhót.
- Làng xóm huyền ảo hơn, sang trọng hơn trong ánh sáng dịu dàng, lan toả của trăng đêm.
4. Bài tập 4: Miêu tả cảnh bình minh trên biển:
- Mặt trời như lòng đỏ quả trứng gà.
- Bầu trời như chiếc đĩa bạc.
- Mặt biển đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.
- Bãi cát phẳng lặng như một chiếc khăn kim tuyến khổng lồ vắt ngang bờ biển.
5. Bài tập 5 . Miêu tả cảnh mùa thu (theo tranh vẽ):
- Bức tranh vẽ cảnh mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Mặt nước trong veo như tấm gương phản chiếu sắc trời xanh biếc.
- Bầu trời trong xanh, cao vời vợi kiêu hãnh trong chiếc áo choàng màu ngọc bích trang điểm những đốm hoa mây trắng.
- Ngõ trúc như những chú rắn lục uốn mình quanh thôn xóm.
- Lá vàng chao theo chiều gió như những chiếc thuyền nhỏ ngoài biển khơi xa xôi chập chờn thu sóng nước.
- Không gian đều hiu quạnh, vắng, man mác buồn.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố. 
 - Nhận xét khả năng vận dụng của HS.
- Nhận xét tác phong trình bày của HS. 
5. HDVN :
	 - Ôn lại kiến thức về văn miêu tả.
- Xác định đối tượng miêu tả cụ thể, nhận xét về đối tượng và làm rõ nhận xét đó qua các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
	- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
	- Đọc và chuẩn bị bài Vượt thác.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tuan_22.doc