I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, người lao động.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3. Thái độ:
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu lao động.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
TUẦN 23 - BÀI 21 Ngày soạn: .//2015 Ngày giảng 6A: T.../././2015 Tiết 85 – Văn bản: VƯỢT THÁC ( Trích: Quê nội - Võ Quảng) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, người lao động. - Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích. 3. Thái độ: - Giáo dục tình yêu thiên nhiên, yêu lao động. II. CHUẨN BỊ - GV: Nội dung bài học. - HS: Đọc và trả lời câu hỏi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức: Sĩ số: 6A: 2. Kiểm tra : - Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi. - Truyện đề cao điều gì? Em rút ra bài học gì cho bản thân? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Thiên nhiên đất việt rất phong phú đa dạng bài 19 ta đã tìm hiểu được một vùng thiên nhiên rộng lớn ở cực Nam tổ quốc. Còn hôm nay chúng ta sẻ tìm hiểu về thiên nhiên và con người ở miền Trung qua văn bản Vượt thác Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản - GV HD HS đọc - Giáo viên cùng 2 học sinh đọc nối tiếp đến hết đoạn trích. - Gọi HS: Đọc chú thích SGK - Em hiểu gì về tác giả Võ Quảng ? - GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông . - Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm? - Lưu ý học sinh các chú thích 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12, 13 - Đoạn trích có thể chia thành mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ? I. Tiếp xúc văn bản 1. Đọc, kể tóm tắt - Yêu cầu: Đoạn 1 đọc giọng chậm, êm. Đoạn 2 đọc giọng nhanh hơn, hồi hộp, chờ đợi. Đoạn 3 đọc với giọng nhanh , mạnh. 2. Tìm hiểu chú thích: a. Tác giả - Vỏ Quảng sinh 1920 quê ở Quảng Nam - Là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi b. Tác phẩm: - Văn bản: Vượt thác trích chương XI của truyện Quê nội c. Giải thích từ khó: sgk/39 3. Bố cục: 3P - P1 (Từ đầu ....vượt nhiều thác nước): Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác - P2 (Tiếp ... thác Cổ Cò): Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư - P3 (còn lại): Cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác II. Phân tích văn bản - Cho 1 học sinh đọc phần 1. 1. Bức tranh thiên nhiên. - Cảnh vật ở đây được miêu tả theo tình tự nào ? - Trình tự thời gian và không gian (miêu tả dòng sông và cảnh vật 2 bên bờ theo hành trình ngược dòng sông vượt thác). - Ai là người miêu tả cảnh vượt thác và người đó ở vị trí ra sao ? - Có thể tác giả là người miêu tả cảnh vượt thác. - Vị trí quan sát là ở trên thuyền. - Trình tự miêu tả và vị trí quan sát đó có tác dụng như thế nào ? - Giáo viên tích hợp văn miêu tả - Giúp người đọc hình dung cụ thể được quang cảnh dòng sông Thu Bồn theo hành trình của con thuyền. Mặt khác, với trình tự này, cảnh vật hiện ra vừa phong phú, vừa luôn biến đổi tự nhiên, tạo hứng khởi cho người đọc. - Cảnh dòng sông và 2 bên bờ thay đổi như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền ? - Đoạn ở đồng bằng : Em đềm, hiền hoà, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, quang cảnh 2 bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu bạt ngàn. - Sắp đến đoạn có nhiều thác gềnh : Cảnh vật thay đổi -> vườn tược um tùm, những chòm cổ thụ đứng trầm ngâm, núi cao đột ngột hiện ra - Tìm và phân tích cái hay trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh khi miêu tả? - Cho học sinh làm việc theo nhóm. - Cử đại diện trình bày. - Giáo viên nhận xét, bổ sung. - GV tích hợp với phần Tiếng Việt. - Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được miêu tả? - Là bức tranh thiên nhiên phong phú, đa dạng, tưới đẹp và hùng vĩ. - Cho 1 học sinh đọc phần 2. 2. Hình ảnh dượng Hương Thư và cuộc vượt thác. - Tìm hình ảnh nói lên thác nước dữ, khó vượt ? - “Nước từ trên cao phóng giữa 2 vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn” -> sự liên tưởng độc đáo. - Hình ảnh con thuyền và cuộc vượt thác gợi cho em suy nghĩ gì ? - Gặp thác dữ, con thuyền thật khó bảo. Lúc đầu nó như đứa trẻ nhát gan cứ chực trụt xuống, nhưng sau khi được sự chèo lái vững vàng, khéo léo thì nó trở nên dũng cảm “cố lấn lên để vượt qua thác nước”. - Đoạn trích đã nhắc đến những nhân vật nào ? Ai là người được nhắc đến nhiều nhất ? - Các nhân vật : Dượng Hương Thư, chú Hai, Cù Lao - Dượng Hương thư là người được nhắc đến nhiều nhất. - Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. - Cho học sinh tìm và nêu. - Giáo viên xét, bổ sung. - Để miêu tả hành động của dượng Hương Thư tác giả đã sử dụng những động từ nào? ý nghĩa của những động từ đó? - Các động từ : co, phóng, ghì, trụ. - Đây là những động từ mạnh diễn tả những động tác chèo thuyền vượt thác lão luyện, tài ba đến mức nghệ sĩ và rất dũng cảm của dượng Hương Thư - Chỉ ra cái hay trong cách miêu tả ngoại hình dượng Hương Thư ? - Dùng những hình ảnh so sánh rất độc đáo , gợi ra sự rắn rỏi, khoẻ mạnh, vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng của dượng Hương Thư . - Tác giả so sánh hình ảnh dượng Hương Thư khi vượt thác khác hẳn với hình ảnh dượng Hương Thư lúc ở nhà nhằm mục đích gì ? - Làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh của nhân vật ( vẻ đẹp của một con người lao động bình thường, bình dị ). - Nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác ? - Trong cuộc vượt thác, dượng Hương Thư vừa là người đứng mũi chịu sào quả cảm vừa là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm. - Hãy tìm hai hình ảnh miêu tả về các chòm cổ thủ ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn rồi nêu ý nghĩa và cảm nhận của em về hai cách miêu tả đó? - Hình ảnh nhân hoá ở đầu đoạn văn : chòm cổ thụ như vừa báo trước một khúc sông dữ hiểm, như vừa mách bảo con người dồn nén sức mạnh chuẩn bị vượt thác. - Hình ảnh so sánh kếp hợp nhân hoá ở cuối đoạn: chòm cổ thụ biểu hiện được tâm trạng hào hứng, phấn chấn và mạnh mẽ của con người vừa vượt qua được những thác ghêng nguy hiểm, tiếp tục đưa con thuyền tiến lên phía trước. III. Tổng kết - Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản? 1. Nghệ thuật: - Chọn điểm nhìn thuận lợi cho việc quan sát. - Có trí tưởng tượng phong phú, linh hoạt. - Có cảm xúc với đối tượng miêu tả. - Những thành công về nội dung của văn bản là gì? 2. Nội dung: - Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên, nên cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. - Gọi HS đọc ghi nhớ * Ghi nhớ: sgk/41 Hoạt động 3: Luyện tập - Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản: Văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác. Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4.Củng cố: - Đọc phần đọc thêm. - Cảm nhận của em sau khi đọc xong “Vượt thác”. 5. HDVN: - Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu. - Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên. - Đọc và chuẩn bị bài So sánh. Ngày soạn: .//2015 Ngày giảng 6A: T.../././2015 Tiết 86 – Tiếng Việt: SO SÁNH ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết. 2. Kỹ năng: - Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh sai. - Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức sử dụng so sánh để đặt câu, tạo lập văn bản. II. CHUẨN BỊ - GV: + Nội dung bài học. + Bảng phụ - HS: Đọc và trả lời câu hỏi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Khởi động 1.Tổ chức: Sĩ số: 6A: 2. Kiểm tra : - So sánh là gì? Cho VD? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Ngữ liệu và phân tích * Ngữ liệu 1: A. Bài học: I. Các kiểu so sánh - Gọi HS đọc - Tìm hai phép so sánh ở trong hai khổ thơ đó? - Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. - Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. - Cho HS điền vào mô hình Vế A Phương diện So sánh Từ so sánh Vế B - Những ngôi sao Thức Chẳng bằng mẹ - Mẹ là ngọn gió - Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau ? - Các từ ngữ so sánh khác nhau : “chẳng bằng” và “là” -> Đây là hai kiểu so sánh : + So sánh ngang bằng (là) + So sánh hơn kém (chằng bằng) - Vậy em thấy có những kiểu so sánh thường gặp nào ? - So sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. - Từ đó có thể rút ra mô hình của 2 kiểu so sánh - Mô hình: + A là B + A chẳng bằng B - Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng hoặc không ngang bằng ? - Ngang bằng: Như, tựa - Không ngang bằng: hơn là, kém, không bằng, hơn, khác. - Cho ví dụ ? - So sánh ngang bằng : “Trăm cô gái tựa tiên sa Múa chày đôi với chày ba rập rình” - So sánh hơn kém : “Chẳng bằng con gái con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa” - Gọi HS đọc ghi nhớ 1 * Ghi nhớ: sgk/42 * Ngữ liệu 2: - Cho 1 HS đọc đoạn văn trong SGK. II. Tác dụng của so sánh. - Tìm phép so sánh trong đoạn văn ? - Có chiếc tự mũi tên nhọn, không do dự vẩn vơ - Có chiếc lá như con chim phơi trên đất - Có chiếc lá nhẹ nhàng hiện tại - Có chiếc lá như sợ hãi trở lại cành - Trong đoạn văn trên phép so sánh có tác dụng gì ? - Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc ? - Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết ? - Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả -> Trong đoạn văn trên, nó giúp người đọc hình dung được những cách rụng khác nhau của lá. - Tạo ra những lối nói hàm súc, giúp dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết (người nói) -> Trong đoạn văn trên phép so sánh thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết. - Gọi HS đọc ghi nhớ 2 * Ghi nhớ: sgk/42 B. Luyện tập - HS Đọc và nêu yêu cầu bài tập. - GV Treo bảng phụ ghi ba khổ thơ - Chỉ ra phép so sánh trong khổ thơ? - Phân tích tác dụng gợi hình gợi cảm của phép so sánh mà em thích ? - HS: trình bày - Hoạt động nhóm 1. Bài tập 1: a. So sánh ngang bằng: - Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè b. So sánh không ngang bằng: - Con đi trăm núi ngàn khe/chưa bằng - Con đi đánh giặc mười năm/chưa bằng c. - So sánh ngang bằng: + Anh đội viên mơ màng/như nằm trong - So sánh không ngang bằng + Bóng bác cao lồng lộng/ấm hơn ngọn 2. Bài tập 2: - Những động tác thủ sào,rút sào rập ràng nhanh như cắt - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúcnhư một hiệp sĩ - Những cây to như những cụ già vung tay HS tự phân tích cảm nhận của mình thông qua các so sánh đã tìm được. 3. Bài tập 3: HS tự viết đoạn văn: Hoạt động 4: Củng cố, HDVN 4. Củng cố: - Các kiểu so sánh và tác dụng của so sánh. 5.HDVN: - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh. - Học bài và chuẩn bị chương trình địa phương . Ngày soạn: .//2015 Ngày giảng 6A: T.../././2015 Tiết 87 –Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN TIẾNG VIỆT) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương. 2. Kỹ năng: - Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm địa phương. II. CHUẨN BỊ - GV: Nội dung bài học. - HS: Đọc và trả lời câu hỏi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức: Sĩ số: 6A: 2. Kiểm tra : Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ và phân tích tác dụng của phép so sánh đó ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Bài học - Điền chữ đúng vào các câu sau: - GV HD HS thực hiện - Gọi HS lên chữa - Gọi HS khác nhận xét bổ sung( nếu có) - GV nhận xét - Điền vào chỗ trống trong các đoạn văn sau: - GV HD HS thực hiện - Gọi HS lên chữa - Gọi HS khác nhận xét bổ sung( nếu có) - GV nhận xét - Chữa lại các chữ viết sai từ và sai chính tả cho đúng: - GV HD HS thực hiện - Gọi HS lên chữa - Gọi HS khác nhận xét bổ sung( nếu có) - GV nhận xét - GV đọc - HS viết. -> GV theo dõi chỉnh sửa cho HS 1. Điền chữ đúng vào các câu sau: - Ba tôi ngồi.....ên .....õng.....e....nói.....uyện với chú Tám. - Ai....ồng cây....ả mong ngày có...ái. - Nhà em có cây....anh ....ó rất nhiều quả. - Mai ....làm ....ọn vẹn được bài kiểm tra toán. - ...ưu...uyến; ...òe ...oẹt; ...uyến....áy; ...oang.....oáng. - ...ăn....ỉ;...ịnh...ọt; ...ung....ấu; ....òng....ọc. - ...âu bọ; cái....ẻng; ...ung ...ướng; ...ung kích; ...uất...ắc; ...òng ...ọc. - ...ang...ơn; ...ắc....ối; ...ườm ...à; ...ũ...ượi. - ...áo mác; ...ập...ìu. 2. Điền vào chỗ trống trong các đoạn văn sau: a. Mùa thu,....ương bảng ...ảng tan và còn đọng ...ong ...anh.....ên.....á cỏ mỗi ...ớm mai. Những ...ọt mưa thu cũng ...ịu ...àng, ...e ..ẽ như tiếng bước...ân nhón nhẹ nhàng ...ên thảm ...á khô ...ào ạc, heo may khi cơn ...ó mùa thu ...ô đùa với ...iếc lá vàn ...ơi...ong ...ắng...iều buông từng vạt mỏng. b. Không gì đẹp bằng lá cây vừa tắm mưa ...ong, đang được mặt ...ời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh ...ao đổi hương thơm và tia ...áng. Trong tán lá, mấy cây ...ung và ....ích ...òe huyên ...áo, chim ...ẻ tung hoành, gõ kiến...eo ...ọc thân cây dẻ, mổ ...ách cách ...ên vỏ. Hoa cẩm ...ướng có mùi thơm ...ồng ...ồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa kim hương , vô ....ố bướm ...ập ...ờn ....ông như những tia ...áng ...ập ...òe của đóa đèn hoa ấy. 3. Chữa lại các chữ viết sai từ và sai chính tả cho đúng: a Thuền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuền. b. Gìn vàng dữ ngoọc cho hay Cho đành lòng kẽ chân mây cuối trời. c. Công anh xớm khuê đèn xách đả thành công. d. Suốt ngày nghe mắng chưởi nhưng nó vẫn tươi cười. e. Cho đêm khuê, Mai còn thấy trị trong đèn đọc xách. g. Ghậm một khối căm hờn trong cũi xắt Ta nằm rài chông ngày tháng rần qua h. Dó cẹt kửa, Mai nhỏm giậy đã thấy chăng trênh trếch phía đầu hồi. i. Thuền chúng tôi trèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đỗ ra con sông Cửa Lớn, suôi về Năm Căn. k. Kẽ xớm khuê chài lưới ven sông Kẽ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng. l. Con mèo đang sửi nắng. 4. Chính tả: nghe – viết. a. Thân cọ vút thẳng lên trời hai ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vút dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy trưa hè lấp lóa nắng như rừng mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu. ( Nguyễn Thái Vận, Rừng cọ quê tôi) b. Hôm ấy trên con đường từ rừng về nhà bỗng thấy con đường 24A ( con đường từ Cổ Tuyết, Tam Thanh đi Cẩm Khê) bị đứt ngang. Tiện có cuốc, có dao, đào theo đường nứt, em được một củ sắn vừa to, vừa dài. Nó nhỉnh hơn bắp chân em nhưng dài thì phải nói: đầu chồi thì ở đauù Văn Lang mà đuôi nó thì ở tận làng Cổ Tuyết. Củ sắn to dài là thế nhưng sơ ý. Lúc đào chẳng may nó bị gẫy, vỡ ra làm nhiểu khúc cầm tay chẳng hết, em đành giắt vào cặp váy. Về đến nahf sắn nhét ở cặp váy không ngờ đã bở tung, nứt nở như quả dưa bở. Thật em chảng dám nói ngoa. Hoạt động 4: Củng cố, HDVN: 4. Củng cố. - GV thu một số vở chấm nhận xét . - Tìm một số trường hợp thường sử dụng sai khi phân biệt các phụ âm 5. HDVN : - Lập sổ tay chính tả - Phân biệt các từ dễ viết sai. - Đọc và nghiên cứu bài Phương pháp tả cảnh. - Chuẩn bị cho bài viết văn tả cảnh. Ngày soạn: .//2015 Ngày giảng 6A: T.../././2015 Tiết 88 –Tập Làm Văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH Ở NHÀ. I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Yêu cầu của bài văn tả cảnh. - Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. 2. Kỹ năng: - Quan sát cảnh vật. - Trình bày những điểu đã quan sát về cảnh vật theo một trình tự hợp lí. 3. Thái độ: - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào bài văn tả cảnh. * Tích hợp môi trường: Liên hệ, ra đề tả cảnh liên quan đến môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: Nội dung bài học. - HS: Đọc và trả lời câu hỏi III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức: Sĩ số: 6A: 2. Kiểm tra : - Thế nào là văn miêu tả? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Ngữ liệu và phân tích - GV chia lớp thành 3 nhóm. - HS đọc kĩ 3 đoạn văn tả cảnh trong sgk, tr 45, 46 trả lời câu hỏi: - Nhóm 1: Câu a - Nhóm 2: Câu b - Nhóm 3: Câu c -> Sau đó gọi các nhóm lên trình bày - GV nhận xét bổ sung - Từ Ngữ liệu trên trên, em hãy cho biết muốn tả cảnh cần phải làm như thế nào? - Bố cục của bài văn tả cảnh? Hoạt động 3: - Đọc yêu cầu bài tập 1 và thưc hiện... - HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - HS trả lời câu hỏi -> HS khác nhận xét - GV nhận xét, bổ xung. - Quan sát và tưởng tượng cảnh sân trường để lập dàn ý tả cảnh sân trường? - HS viết văn mở và kết bài - GV đọc một vài đoạn đã hoàn thành, nhận xét. - Đọc văn bản ở bài tập 3 rút ra dàn ý miêu tả? - HS lập dàn ý cho văn bản Biển đẹp -> Trình bày. - GV nhận xét, bổ xung. I. Bài học Phương pháp viết văn tả cảnh * Đoạn văn a : - Tả người chống thuyền vượt thác - Người vượt thác đem hết sức lực, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ (nhờ tả ngoại hình, các động tác) * Đoạn văn b : Tả cảnh sắc vùng sông nước Cà Mau – Năm Căn Trình tự : Từ gần => xa => hợp lý bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông * Đoạn văn c : - Mở đoạn : Tả khái niệm về tác dụng, cấu tạo, sắc màu của luỹ tre làng - Thân đoạn : Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre - Kết đoạn : Tả măng tre dưới gốc * Trình tự miêu tả : - Từ khái quát => cụ thể - Từ ngoài vào trong (không gian) => hợp lí * Ghi nhớ: SGK/47 - Xác định đối tượng miêu tả. - Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu. - Trình bày những điều quan trọng quan sát dựa theo một thứ tự. - Bố cục bài văn tả cảnh: 3 phần: + Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả + Thân bài: Tập tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự. + Kết bài: Phát biểu các hình tượng về cảnh vật đó. II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài tả cảnh. 1. Bài tập 1: a. Có thể tả ngoài vào trong (trình tự không gian) - Có thể tả từ lúc trống vào => hết giờ ( thời gian) b. Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu có thể chọn. - Cảnh h/s nhận đề. Một vài gương mặt tiêu biểu - Cảnh h/s chăm chú làm bài - Cảnh thu bài - Cảnh bên ngoài lớp học : sân trường, gió, cây 2. Bài tập 2: a. Tả cảnh theo trình tự thời gian - Trống hết tiết 2, báo hiệu giừo ra chơi đã tới - H/s các lớp ra sân + Cảnh h/s chơi đùa + Các trò chơi quen thuộc + Góc phía đông, giữa sân + Trống vào lớp. H/s về lớp + Cảm xúc của người viết b. Theo trình tự không gian - Các trò chơi giữa sân, các góc sân - Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động 3. Bài tập 3: a. Mở bài : Biển đẹp b. Thân bài : cảnh đẹp của biển cả trong những thời điểm khác nhau: - Buổi sớm nằng vàng - Ngày mưa rào - Buổi sớm nắng mờ - Buổi chiều lạnh - Buổi chiều nắng tàn, mát dịu - Buổi trưa xế - Biển, trời đổi sắc màu c. Kết bài : * Người viết tả theo mạch cảm xúc, hướng theo con mắt của mình Hoạt động 4: Củng cố, HDVN: 4. Củng cố. - Khắc sâu, ghi nhớ phương pháp làm bài văn miêu tả. 5. HDVN. - Nhớ các bước cơ bản khi làm một bài văn tả cảnh. - Nhớ dàn ý khái quát của bài văn tả cảnh. - Tìm một số bài văn tả cảnh và xác định được dàn ý của những bài văn đó. - Làm bài văn tả cảnh ( ở nhà). VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 - VĂN TẢ CẢNH (Làm ở nhà) A - Mục tiêu cần đạt. Bài viết nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện : - Biết cách làm một bài văn tả cảnh. - Các kĩ năng viết nói chung : diễn đạt, trình bày, chính tả, ngữ pháp. B - Tiến hành kiểm tra. - Cho học sinh ghi đề ra về làm ở nhà. 1. Đề bài : Hãy tả lại cảnh thôn xóm , bản làng em vào một ngày mùa đông. 2. Yêu cầu: - Bài viết đúng thể loại: Miêu tả kết - Bố cục đủ, đúng, rõ ràng. - Chữ sạch, đẹp, đúng chính tả. - Diễn đạt trôi chảy, văn viết hình ảnh, cảm xúc 3. Đáp án chấm bài : a. Mở bài :1,5 điiểm Giới thiệu cảnh cần tả : Cảnh mùa đông ở quê em ( Chú ý cần nêu được cảm nhận chung) b. Thân bài : 7 điểm - Tả lần lượt theo trình tự mình đã định ( VD tả theo trình tự không gian hoặc thời gian ) buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều tối. - Khi tả cần lưu ý tập trung vào quang cảnh thời tiết nổi bật: + Bầu trời xám xịt , + Sương mù dày đặc + Gió đông bắc thổi + Cảm giác về cái lạnh + Cảnh làng xóm chú ý vào hoạt động của con người + Cảnh vật như cây cối , con vật ntn? c. Kết bài : 1,5 điểm - Nêu cảm nhận chung về cảnh mình đã tả , phát biểu cảm tưởng.
Tài liệu đính kèm: