Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24 năm 2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.

- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.

- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.

3. Thái độ:

- Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Nội dung bài học.

- HS: Đọc và trả lời câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 11 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1483Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 24 năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 - BÀI 23
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 93 – Văn bản: 
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ ( T1)
 ( Minh Huệ)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
- Nêu cảm nhận của em về thầy giáo Ha Men? Nội dung - Nghệ thuật đặc sắc của bài văn “Buổi học cuối cùng” là gì?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Ho¹t ®éng 2: Đọc hiểu văn bản
- GV HD HS đọc
- Giáo viên cùng 2 học sinh đọc nối tiếp đến hết đoạn trích.
- Gọi HS: Đọc chú thích SGK
- Em hiểu gì về tác giả?
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông .
- Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- Lưu ý học sinh các chú thích sgk
- Đoạn trích có thể chia thành mấy phần? Nội dung của mỗi phần ?
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt
- Yêu cầu: Hướng dẫn các đọc, chú ý thay đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung của từng đoạn 
2. Tìm hiểu chú thích:
a. Tác giả
- Minh Huệ sinh năm 1927 tên khai sinh là Nguyễn Thái, quê Nghệ An.
- Ông làm thơ từ thời kháng chiến chống Pháp.
b. Tác phẩm: 
- Bài thơ Đêm nay Bác Không ngủ là bài thơ nổi tiếng nhất của ông dựa trên sự kiện có thật: trong chiến dịch biên giới 1950, Bác Hồ trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiên đấu cảu bội đội và nhân dân ta.
c. Giải thích từ khó: sgk/54
3. Bố cục: 3P
- Phần 1( 9 khổ đầu): Anh đội viên thức dậy lần 1.
- Phần 2 ( Còn lại): Anh đội viên thức dậy lần 3
II. Phân tích văn bản
1. Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên về Bác
- Lần đâu thức giấc thấy trời đã khuya mà Bác không ngũ, tâm trạng anh đội viên ra sao?
- Anh ngạc nhiên và hết sức băn khoăn.
“ Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao bác vẫn ngồi”
- Và anh đã được chứng kiến hành động gì của Bác ?
- Chứng kiến cảnh Bác Hồ đi “dém chăn” cho các chiến sĩ với những bước chân nhẹ nhàng để họ khỏi giật mình và “đốt lửa cho anh nằm”.
- Khi đó tâm trạng anh đội viên biến đổi ra sao ?
- Anh xúc động vô cùng và thấy mình trong trạng thái mơ màng như nằm trong giấc mộng.
- Vì sao anh lại có tâm trạng đó ?
- Vì anh cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của Bác, cảm nhận được tình cảm rộng lớn của Bác đối với chiến sĩ.
- Sự lớn lao của Bác qua nhận thức của anh đội viên được tác giả diễn tả bằng biện pháp nghệ thuật gì ?
- Nghệ thuật so sánh :
“Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng”
- Trong niềm xúc động vô cùng đó, anh đội viên đã có cảm nghĩ và hành động như thế nào đối với Bác?
- Anh “thổn thức cả nổi lòng” và thốt lên câu hỏi đầy tin yêu và lo lắng đối với Bác (“Bác có lạnh lắm không ?”).
- Anh tha thiết mời Bác đi nghỉ và không yên vì nỗi lo bề bộn trong lòng về sức khoẻ của Bác.
- GV : Câu chuyện đã được đưa đến đỉnh điểm khi lần thứ ba anh đội viên thức dậy.
- Lần thứ ba thức dậy, tâm trạng anh đội viên lại biến đổi. đó là tâm trạng ra sao?
- Khi thấy bác “vẫn ngồi đinh ninh” thì sự lo lắng ở anh đã thành sự “hốt hoảng”. Và anh đã hết sức năn nỉ “vội vàng nằng nặc” mời bác đi ngủ.
- Những câu thơ nào đã thể hiện sư năn nỉ thiết tha của anh đội viên?
- “Mời Bác ngủ bác ơi!”
- “Bác ơi ! mời bác ngủ!”
- Và bác đã nói rõ lý do không ngủ như thế nào với anh ?
- “Bác ngủ không an lòng
 Mong trời sáng mau mau” 
- Điều bác giãi bày giúp anh đội viên nhận thức thêm được gì về Bác ?
- Giúp anh cảm nhận một lần nữa thật sâu xa, thấm thía tấm lòng mênh mông của Bác đối với nhân dân.
- Em có suy nghĩ gì về 2 câu thơ :
“Lòng vui sướng mêng mông
Anh thức luôn cùng Bác”
- Được tiếp cận, được thấu hiểu tình thương và đạo đức cao cả của Bác, anh chiến sĩ đã thầy mình lớn thêm về tâm hồn, tình cảm và được hưởng một niềm hạn phúc thực sự lớn lao. 
- Qua diễn biến tâm trạng của anh đội viên, em hiểu được gì về tình cảm của anh và của mọi người đối với Bác ?
- Đó là tình cảm chân thực của anh đội viên nói riêng, cũng là tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta nói chung đối với Bác. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, là lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được nhận tình yêu và sự chăm sóc của Bác, là niềm tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.
- Vì sao bài thơ không kể về lần thứ 2 anh đội viên thức dậy?
- Điều này cho thấy trong cái đêm ấy anh đã nhiều lần tỉnh thức và lần nào cũng chứng kiến Bác Hồ không ngủ. Từ lần một đến lần thứ 3, tâm trạng và cảm nghĩ của anh mới có sự biến đổi rõ rệt.
Hoạt động 3: Luyện tập
 - Đọc diễn cảm khổ thơ em thích nhất. 
 - Kể lại câu chuyên bằng văn xuôi. 
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
	- Nhắc lại nội dung cơ bản đã học.
5. HDVN:
 - Học thuộc lòng bài thơ. 
 - Sưu tầm các bài thơ viết về Bác. 
 - Đọc lại bài và chuẩn bị tiếp phần còn lại. 
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 94 – Văn bản: 
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ ( T2)
 ( Minh Huệ)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự, miêu tả với yếu tố biểu cảm và các biện pháp nghệ thuật khác được sử dụng trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Kể tóm tắt diễn biến câu chuyện bằng một đoạn văn ngắn.
- Bước đầu biết cách đọc thơ tự sự được viết theo thể thơ năm chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm thể hiện được tâm trạng lo lắng không yên của Bác Hồ; tâm trạng ngạc nhiên, xúc động, lo lắng và niềm sung sướng, hạnh phúc của người chiến sĩ.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS lòng kính yêu lãnh tụ Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
- Đọc thuộc lòng 9 khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
II. Phân tích văn bản
2. Hình tượng Bác Hồ.
- Em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên như thế nào ?
- Hình dáng, tư thế ?
- Cử chỉ, hành động như thế nào ?
- Lời nói của Bác ra sao ?
- Lần đầu thức dậy, anh đội viên thấy Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ mặt “trầm ngâm” như đang suy nghĩ chăm chú về điều gì đó. 
- Lần thứ 3 thức dậy, anh thấy Bác trong tư thế ngồi “đinh ninh”, “chòm râu im phăng phắc”.
- Bác đốt lửa để sưởi ấm cho các chiến sĩ, dém chăn cho từng chiến sĩ.
Þ Thể hiện tình thương, sự chăm sóc ân cần. 
- Lần đầu Bác chỉ nói vắn tắt, khuyên anh đội viên đi ngủ. Đến lần sau, Bác trả lời anh đội viên với câu nói bộc lộ rõ nỗi lòng, sự lo lắng đối với tất cả bộ đội, dân công và nhân dân.
- Qua các chi tiết được miêu tả ở trên, em có suy nghĩ gì về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ?
- Hình ảnh Bác hiện lên giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao
- Gọi học sinh đọc khổ thơ cuối.
- Khổ thơ cuối gợi cho em những suy nghĩ gì ?
- Nêu chân lí lớn lao : Cái đêm Bác không ngủ này là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Đó là “lẽ thường tình” vì tâm hồn, tình cảm của Bác luôn dành tất cả cho toàn thể dân tộc Việt Nam 
3. Đặc sắc về nghệ thụât của bài thơ.
- Bài thơ được làm theo thể thơ gì ?
- Thể thơ 5 chữ (đây là thể thơ xuất phát trong thơ ca dân gian - hát dặm Nghệ Tĩnh)
- Nêu rõ số tiếng trong mỗi dòng thơ, số câu trong mỗi khổ thơ, cách gieo vần trong một khổ thơ và giữa 2 khổ thơ ? 
- Mỗi câu có 5 tiếng, mỗi khổ có 4 dòng. Chữ cuối của dòng cuối mỗi khổ vần với chữ cuối của dòng đầu khổ thơ tiếp theo. Vần trong mỗi khổ thơ thường là vần liền ở chữ cuối dòng 2 và 3. Ngoài ra cũng có những khổ gieo vần cách và không nối vần giữa 2 khổ liền nhau.
- Thể thơ 5 chữ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không ?
- Thể thơ ấy rất thích hợp với bài thơ có yếu tố tự sự như bài thơ này.
- Thống kê các từ láy mà tác giả đã sử dụng ? Những từ láy nào có giá trị tạo hình, từ láy nào có giá trị biểu cảm diễn tả các trạng thái tình cảm, cảm xúc ?
- Từ láy tạo hình : Trầm ngâm, xơ xác, đinh ninh, phăng phắc, lồng lộng.
- Từ láy biểu cảm : Thổn thức, mơ màng, bề bộn, thầm thì, nằng nặc.
III. Tổng kết
- Em hãy nêu những thành công về nghệ thuật bài thơ?
1. Nghệ thuật:
- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc biểu đạt nội dung thông qua một câu chuyện kể.
- Lời lẽ giản dị, chân thành với nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm.
- Nêu giá trị nội dung của bài thơ ?
2. Nội dung:
- Phản ánh tấm lòng yêu thương giản dị mà sâu sắc của Bác đối với quân và dân ta.
- Biểu hiện tình cảm yêu quí cảm phục của người chiến sĩ, của nhân dân đối với Bác.
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/67
* Ghi nhớ : sgk/67
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình hình tượng Bác Hồ trong bài thơ.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố. 
- Đọc diễn cảm khổ thơ em thích nhất. 
- Kể lại câu chuyên bằng văn xuôi. 
5. HDVN	
- Tìm hiểu kĩ hoàn cảnh sáng tác bài thơ. 
- Hoc thuộc lòng bài thơ. Nắm chắc nghệ thuật của bài.
- Sưu tầm các bài thơ viết về Bác. 
- Đọc và nghiên cứu bài Ẩn dụ. 
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 95 –Tiếng Việt: 
ẨN DỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Khái niệm ẩn dụ, các kiểu ẩn dụ.
- Tác dụng của phép ẩn dụ.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép tu từ ẩn dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
- Bước đầu tạo ra được một số kiểu ẩn dụ đơn giản trong viết và nói. 
3. Thái độ: 
- Học sinh thấy được tác dụng và giá trị của phép ẩn dụ.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: 
+ Nội dung bài học.
+ Bảng phụ, phiếu học tập
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
 Thế nào là nhân hoá ? Tác dụng của nhân hoá ?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:
Ngữ liệu và phân tích
I. Bài học
- Cho HS đọc khổ thơ trong SGK
1. Ẩn dụ là gì ?
- Trong khổ thơ, cụm từ “người cha” dùng để chỉ ai ?
- Cụm từ “người cha” dùng chỉ Bác Hồ.
- Vì sao tác giả có thể ví như vậy ?
- Ví Bác với người cha vì có những phẩm chất giống nhau (tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo). 
- Nhờ đâu mà em biết cụm từ “người cha” dùng để chỉ Bác Hồ ?
- Nhờ vào ngữ cảnh khổ thơ và cả bài thơ.
- Giáo viên dẫn một ví dụ : Nhà thơ Tố Hữu viết.
“Bác Hồ, cha của chúng con
 Hồn của muôn hồn  ”
- Cách nói của Tố Hữu và Minh Huệ giống và khác nhau ở chổ nào ?
- Giống : Đều so sánh Bác Hồ với người cha.
- Khác: Minh Huệ lược bỏ vế A, chỉ còn vế B. Tố Hữu không lược bỏ, câu thơ còn nguyên cả 2 vế.
=> Đó là điểm tương đồng và khác biệt giữa ẩn dụ và so sánh, ta gọi ẩn dụ là so sánh ngầm (ẩn kín).
- Dựa vào việc phân tích ngữ liệu trên, em hiểu thế nào là ẩn dụ ?
* Bài học: 
- Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó. 
- Ẩn dụ có tác dụng gì ?
- Tác dụng: Tăng tính hàm súc, gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ : sgk/68
2. Các kiểu ẩn dụ.
- Các từ in đậm trong câu thơ của Nguyễn Đức Mậu được dùng để chỉ những hiện tượng hoặc sự vật nào ?
- “Lửa hồng” : chỉ màu đỏ của hoa Râm bụt
- “thắp” : chỉ sự nở hoa
- Vì sao có thể ví như vậy ?
- Màu đỏ được ví với “lửa hồng” vì chúng có sự tương đồng (màu sắc).
- Sự nở hoa được ví với hành động “thắp” vì chúng giống nhau ở cách thức thực hiện.
- Gọi học sinh đọc câu văn của Nguyễn Tuân.
- “Giòn tan” thường dùng để nêu đặc điểm của cái gì ?
- Giòn tan: Dùng để chỉ tiếng cười.
- Được cảm nhận bằng giác quan nào ?
- Thính giác.
- Nắng có thể dùng thính giác để cảm nhận không ?
- Không
- Vậy cách nói của tác giả có gì đặc biệt ?
- Đây là cách so sánh đặc biệt vì có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác.
- Từ các ngữ liệu đã phân tích, em hãy rút ra các kiểu ẩn dụ thường gặp ?
* Bài học: 
 Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là:
Ẩn dụ hình thức.
Ẩn dụ cách thức.
Ẩn dụ phẩm chất.
- Ẩn dụ chuyển đổi cẩm giác.
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/69
* Ghi nhớ: sgk/69
Hoạt động 3:
II. Luyện tập
- So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau?
- Gọi HS đọc và nêu yêu cầu bài tập.
- GV HD HS Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1: Ý a
+ Nhóm 2: Ý b	
+ Nhóm 3: Ý c
+ Nhóm 4: Ý d
-> Thời gian: 5’
- GV: Gợi ý hai yêu cầu:
Tìm các ẩn dụ
Nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau.
=> Các nhóm trình bày, nhận xét
- GV: Kết luận.
- HS đọc kỹ các câu thơ, tìm các ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Từ thị giác-> cảm giác, thị giác -> thính giác)
- GV: Kết luận.
1. Bài tập 1: SGK/69
- Cách 1: diễn đạt bình thường.
- Cách 2: Sử dụng so sánh tạo cho câu thơ có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách diễn đạt thông thường.
- Cách 3: Có sử dụng ẩn dụ giúp cho sự diễn đạt hay hơn: gợi hình , gợi cảm, hàm súc.
2. Bài tập 2: SGK/70
a. Ăn quả - hưởng thụ thành quả lao động.
 -> tương đồng về cách thức.
+ Kẻ trồng cây - người lao động tạo ra thành quả.
 ->Tương đồng về phẩm chất.
b. mực đen - cái xấu
 + đèn sáng - cái tốt
 ->Tương đồng về phẩm chất.
c. + Thuyền – người đi xa
 + bến - người ở lại
 -> Tương đồng về phẩm chất
d. Mặt trời 1: Tự nhiên
 + Mặt trời 2: Bác Hồ
 -> Tương đồng về phẩm chất
3. Bài tập 3: SGK/70
a. - Thấy mùi: khứu giác -> thị giác.
- Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: Xúc giác -> khứu giác.
b. Ánh nắng chảy đầy vai.
 - Xúc giác -> thị giác.
c. Tiếng rơi rất mỏng
 - Xúc giác -> thính giác.
d. Ướt tiếng cười của bố
 - Xúc giác, thị giác -> thính giác.
- Tác dụng: Giúp cho câu văn (thơ) sinh động, hình ảnh đặc sắc và người đọc có thể cảm nhận sự vật, hiện tượng một cách cụ thể hơn bằng nhiều giác quan.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố. 
 - Ẩn dụ là gì ? các kiểu ẩn dụ ?
 - Sử dụng phép ẩn dụ trong viết bài TLV có tác dụng gì ?
5. HDVN:
 - Nhớ khái niệm ẩn dụ.
 - Làm bài tập 4 sgk/ 70.
 - Biết vận dụng đặt câu, viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép ẩn dụ.
 - Chuẩn bị bài: Luyện nói về văn miêu tả..
Ngày soạn: .//2015 
Ngày giảng 6A: T.../././2015 
Tiết 96 –Tập Làm Văn: 
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Phương pháp làm một bài văn tả người.
- Cách trình bày miệng một đoạn (bài) văn miêu tả: nói dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kỹ năng:
- Sắp xếp những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
- Làm quen với việc trình bày miệng trước tập thể: nói rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm.
- Trình bày trước tập thể bài văn miêu tả một cách tự tin.
3. Thái độ: 
- HS tự tin, tác phong tự nhiên trước đông người.
II. CHUẨN BỊ 
- GV: Nội dung bài học.
- HS: Đọc và trả lời câu hỏi 
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra : 
 - Muốn làm một bài văn miêu tả cần phải có những kĩ năng gì?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2+3: Luyện nói
- GV cho HS đọc các bài tập trong (sgk)
- Tìm hiểu các bài tập và luyện nói
- GV phân tích nhắc lại cho các em phương pháp làm văn miêu tả
- Gọi HS trình bày miệng kết quả đã tìm hiểu
- Cả lớp thảo luận bổ sung 
- Gọi một HS nói lại sau khi đã nhận xét góp ý
- GV kết luận
- Cho HS chuẩn bị 5 phút lên trình bày miệng quang cảnh lớp học trong buổi học cuối cùng
1. Bài tập 1 : ( Luyện nói theo một đoạn văn đã học về tả cảnh)
- Đoạn văn tả cảnh lớp học tập viết 
- Tả theo thứ tự:cảnh lớp học -cảnh tập viết - Tiếng chim bồ câu 
* Dàn ý :
- Lớp học chuyển sang tập viết 
- Cảnh lớp học 
+ Những tờ mẫu mà thầy Ha-Men đã chuẩn bị 
+ Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới xung quanh lớp học
- Cảnh tập viết:
+ HS chăm chú viết,im phăng phắc 
+ Tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy 
+ Những trò nhỏ nhất cặm cụi vạch những nét sổ...
- Trên mái trường chim bồ câu vồ thật khẽ
- Yêu cầu: trình bày lưu loát, thể hiện ngôn ngữ nói, diễn đạt được những ý trọng tâm, câu văn đúng ngữ pháp
- Ở bài tập 2 yêu cầu tả lại hình ảnh thầy giáo Ha-Men trong buổi học cuối cùng ( chú ý làm nổi bật sự khác biệt của thầy so với các buổi học ngày thường)
2. Bài tập 2: (Luyện nói theo một tác phẩm đã học về tả người)
* Dàn ý :
- Mở bài: Thầy Ha-men là một thầy giáo yêu nước, yêu tha thiết tiếng nói của dân tộc. Thầy đã nhắc nhở HS và dân làng hãy ra sức học tập, gìn giữ và bảo vệ tiếng nói của dân tộc trong buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
- Thân bài: 
+ Trang phục trang trọng khác ngày thường 
+ Lời nói dịu dàng,thương yêu không mắng HS, kiên nhẫn giảng giải cho các em đến phút cuối cùng ( qua chi tiết đặc biệt: đối với chú bé Phrăng)
+ Hình ảnh đầy xúc động của thầy vào cuối buổi học
- Kết bài:
+ Hình ảnh đáng khâm phục và đáng kính trọng của thầy không chỉ có tác dụng sâu sắc đối với chú bé phrăng, HS trong lớp và dân làng mà còn la một bài học cảm động và thấm thía với mọi người chúng ta
- GV HD HS luyện nói bài tập 3:
- Yêu cầu: Miêu tả sáng tạo ;tưởng tượng hình ảnh người thầy giáo già gặp lại người HS cũ sau nhiều năm xa cách
3. Bài tập 3: Luyện nói bằng miêu tả sáng tạo của bản thân về tả người
* Lập dàn ý: ( gợi ý)
- Mở bài : Em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ nhân ngày 20-11.
- Thân bài: tập trung tả hình ảnh thầy giáo trong giây phút xúc động gặp lại người học trò cũ của mình 
- Kết bài: em nhớ mãi hình ảnh thầy giáo đáng kính của mẹ 
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố. 	
- GV tổng kết, nhận xét :
 + Ý thức chuẩn bị bài 
 + Khả năng nói trước tập thể 
5. HDVN:
 - Tìm các văn bản miêu tả khác đã học, gạch chân các ý chính và miêu tả bằng lời.
 - Hướng dẫn làm bài tập ở nhà :
 a. Nói về ngày sinh nhật năm ngoái của em. 
 b. Nhớ, nói về một người bạn hay một người thầy cô đã dạy em.
 - Ôn tập chuẩn bị bài kiểm tra văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_6_tuan_25.doc