Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 năm 2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khỏt vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.

- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.

- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.

- Xác định ý nghĩa của truyện.

- Kể lại được truyện.

 

doc 12 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1336Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 3 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 - BÀI 3
Ngày soạn: 25/08/2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 9 - Văn bản: 
SƠN TINH - THUỶ TINH
(Truyền thuyết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khỏt vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết.
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kì lạ, hoang đường.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện.
- Xác định ý nghĩa của truyện.
- Kể lại được truyện.
3. Thái độ
- Nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: 
+ SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.
+ Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Học Sinh: 
+ SGK, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể lại và nêu ý nghĩa của truyền thuyết : "Thánh Gióng"
	- Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?	
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới:
 "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" là thần thoại cổ đã được lịch sử hóa, trở thành một truyền thuyết tiêu biểu trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. 
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- GV nêu yêu cầu đọc
- Nêu các sự việc chính trong truyện?
- Có thể lược bớt 1 sự việc hoặc thay đổi trình tự các sự việc được không? Tại sao? 
- HS đọc phần chú thích Tr.33
- Các từ 1,2,3,4,5,6,7 có nguồn gốc từ ?
- Truyện chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
I.Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể:
 (Chú ý ngữ âm, ngữ điệu đọc)
- Vua Hùng kến rể
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn
- Vua Hùng thách cưới
- Sơn Tinh đến trước cưới được vợ
- Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Hai bên giao chiến hàng mấy tháng, Thuỷ Tinh thua rút về.
- Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh.
2. Tìm hiểu chú thích: 
- Giải thích từ khó : 1,3,4.
- SGK/33
3. Bố cục: 3 phần
- P1( Từ đầu ..."một đôi "): Vua Hùng thứ 18 kén rể
- P2(Tiếp..."rút quân"): Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai vị thần
- P3(Còn lại): Sự trả thù hàng năm của Thuỷ Tinh
II. Phân tích văn bản
- Trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai ?
- Nhân vật chính được miêu tả như thế nào ?
- Nêu nhận xét của em về các chi tiết miêu tả 2 thần ?
- Vua Hùng ra điều kiện kén rể như thế nào ?
- Có ý kiến cho rằng qua việc đưa ra lễ vật, chúng ta đã ngầm đoán hiểu được ý của vua cha. Em thấy thế nào ?
- Chính điều kiện có phần thuận lợi nên.... Đứng trước kết quả đó Thuỷ Tinh có thái độ, hành động như thế nào?
- Cảnh Thuỷ Tinh giương oai diễn võ, hô gió gọi mưa làm bão tố ngập trời thật là dữ tợn gợi cho em hình dung ra hiện tượng gì? Hình ảnh Thuỷ Tinh tượng trưng cho điều gì?
- Trước cơn ghen nổi trời của Thuỷ Tinh, Sơn Tinh đã đối phó như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của truyện ?
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ?
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ sgk/34
1. Giới thiệu nhân vật và sự việc tạo tình huống:
* Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
Sơn Tinh
Thuỷ Tinh
-Thần nuí Tản Viên
-vẫy tay về phía Đông ........,vẫy tay về phía tây,.....
- chúa vùng non cao
-Chúa miền biển 
-gọi gió ....hô mưa...
- Chúa miền nước thẳm..
=> Kì dị, oai phong với những chi tiết rất kì lạ.Nhiều tài lạ, đều xứng đáng là rể vua Hùng.
2. Vua Hùng kén rể và việc giao tranh giữa 2 vị thần .
- Điều kiện: Người vừa có tài, vừa dâng lễ vật sớm. Lễ vật trang nghiêm, giản dị, quý hiếm, kỳ lạ, nhưng mang tính truyền thống.
Þ Vua Hùng ngầm chọn Sơn Tinh bởi lễ vật chủ yếu là sản vật của rừng núi.
- Sơn Tinh lấy được Mị Nương.
- Thuỷ Tinh đùng đùng nổi giận, nổi ghen quyết đánh Sơn Tinh cướp lại Mị Mương.
- Thuỷ Tinh với những trận cuồng phong là hình ảnh kỳ ảo hoá cảnh lũ lụt vẫn thường xảy ra hàng năm ở châu thổ sông Hồng. Đó là một hiện tượng tự nhiên đã được giải thích một cách ngây thơ, lý thú.
- Sơn Tinh không hề run sợ, quyết liệt, kiên cường chống trả và đã thắng.
Þ Tượng trưng cho sức mạnh và tinh thần của người Việt cổ trước thiên tai.
3. Kết truyện 
- Giải thích hiện tượng lũ lụt miền Bắc Bộ.
- Mơ ước con người chiến thắng, chinh phục thiên nhiên.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
- Giải thích hiện tượng mưa gió, bão lụt;
- Phản ánh ước mơ của nhân dân ta muốn chiến thắng thiên tai, bão lụt.
- Ca ngợi công lao trị thuỷ, dựng nước của cha ông ta.
2. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng hình tượng nghệ thuật kì ảo mang tính tượng trưng và khái quát cao.
* Ghi nhớ: sgk/34
Hoạt động 3: Luyện tập
- Kể diễn cảm
- Liên hệ từ xưa đến nay về việc xây dựng, củng cố đê điều, cấm chặt phá rừng ..
- Viết đoạn văn ngắn về 2 nhân vật.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được miêu tả qua những chi tiết kỳ ảo nào?
- Tình cảm của nhân dân dành cho nhân vật nào? Vì sao em biết?
- Ý nghĩa tượng trưng của hai nhân vật?
5. HDVN:
- Học bài, đọc, kể lại tác phẩm
	- Hoàn chỉnh viết đoạn văn về 2 nhân vật
	- Soạn: Nghĩa của từ
Ngày soạn: 26/08/2014.
Ngày giảng 6A: T..././ ... /2014 
Tiết 10 – Tiếng Việt: 
NGHĨA CỦA TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Khái niệm nghĩa của từ.
- Cách giải thích nghĩa của từ.
2. Kỹ năng:
- Giải thích nghĩa của từ.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết.
- Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập.
- Có ý thức giữ gìn sựu trong sáng của tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: 
+ SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.
+ Bảng phụ
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là từ mượn? Khi nào dùng từ mượn? (Nguyên tắc mượn từ) 
	 - Làm bài tập 3,4
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới:
 Nghĩa của từ là gì? Làm cách nào để giải thích được đúng nghĩa của từ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời những câu hỏi đó. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ngữ liệu và phân tích
- Học sinh đọc Ngữ liệu. GV ghi Ngữ liệu lên bảng
+ Em hãy cho biết mỗi chú thích trên gồm mấy bộ phận? (mấy phần )
+ Bộ phận nào nêu lên nghĩa của từ?
- HS Thảo luận trả lời.
- Giáo viên giới thiệu về bộ phận hình thức và nội dung của từ ? 
+ Vậy nghĩa của từ là gì ? 
Giáo viên: Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Nội dung bao gồm: sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ. 
- Học sinh đọc lại các chú thích đã dẫn ở phần 1 . 
- rong mỗi chú thích ở phần 1, nghĩa của từ đã được giải thích bằng cách nào ? 
Giáo viên: Như vậy có hai cách chính để giải thích nghĩa của từ. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị; đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích? 
Hoạt động 3
- Học sinh đọc- suy nghĩ . 
- Giáo viên hỏi – HS trả lời . 
- Học sinh thảo luận nhóm
- Làm vào bảng phụ – GV nhận xét . 
- Học sinh thảo luận nhóm
làm bảng phụ – GV nhận xét . 
- Học sinh đọc- suy nghĩ . 
- Giáo viên hỏi – HS trả lời
- Cách giải nghĩa từ “ mất “ như nhân vật Nụ có đúng không ?
I. Bài học
1. Nghĩa của từ là gì?
- Tập quán : Thói quen của một cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống được mọi người làm theo . 
- Lẫm liệt : Hùng dũng, oai nghiêm . 
- Nao núng : lung lay không vững lòng tin 
=> Các từ “tập quán” “lẫm liệ” “nao núng” là bộ phận hình thức. Các phần giải nghĩa là phần nội dung . 
* Ghi nhớ ( SGK/35 ) 
2. Cách giải thích nghĩa của từ 
- Tập quán : Đưa ra khái niệm mà từ biểu thị . 
- Lẫm liệt ,nao núng: đưa ra từ đồng nghĩa 
* Ghi nhớ ( SGK/35 ) 
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1 sgk/36
- Trượng: Đơn vị đo bằng thước TQ cổ (3,33m)
- Hoảng hốt: Sợ sệt, cuống quýt
2- Bài tập 2 sgk/36
- Học hành: Học và luyện tập để có hiểu biết và có kỹ năng
- Học lỏm: Nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo
- Học hỏi: Tìm tòi, hỏi han để học tập
- Học tập: Học văn hóa có thầy, có chương trình
3- Bài tập 3 sgk/36: Điền từ
- Trung bình: ở vào giữa bậc thang đánh giá
- Trung gian: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa 2 bộ phận, 2 giai đoạn, 2 sự việc 
- Trung niên: Đã qua tuổi thanh niên nhưng chưa già
4- Bài tập 4: sgk/36 Giải nghĩa từ 
- Giếng: Hố đào thẳng đứng sâu trong lòng đất để lấy nước . 
- Rung rinh: chuyển động qua lại, nhẹ nhàng . 
- Hèn nhát: Thiếu can đảm 
5. Bài tập 5: sgk/36 
- Mất: theo cách hiểu của Nụ : không biết ở đâu ? 
- Mất: Theo cách hiểu thông thường, không còn được sở hữu.
6. Bài tập Vận dụng: 
Từ “ngoan cường” nào dùng đúng?
a/ Bọn địch dù chỉ là đám tàn quân nhưng rất ngoan cường chống trả từng đợt tấn công của bộ đội ta. (S)
b/ Trên điểm chốt, các chiến sỹ ngoan cường chiến đấu, chống trả từng đợt tấn công của địch. (Đ)
c/ Lan rất ngoan cường trong lao động. (S)
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- Hệ thống kiến thức cơ bản
	 - HS đọc lại ghi nhớ.
5. HDVN:
- Học và làm bài tập
- Xem trước : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
Ngày soạn: 27/08/2014.
Ngày giảng 6A: T..././ . /2014 
Tiết 11 – Tập làm văn:
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ (T1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
2. Kỹ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự,
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề tài cụ thể.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập.
II.CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tự sự là gì? Tác dụng của phương thức tự sự? 
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới:
 Sự việc và nhân vật là hai yếu tố cơ bản của tự sự. hai yếu tố này có vai trò quan trọng như thế nào, có mối quan hệ ra sao để câu chuyện có ý nghĩa? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Ngữ liệu và phân tích
- Gọi HS đọc Ngữ liệu:
- Em hãy chỉ ra các sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong các sự việc trên?
- Trong các sự việc trên có thể bớt đi sự việc nào được không? Vì sao?
- Các sự việc được kết hợp theo quan hệ nào? Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy được không?
- Trong chuỗi các sự việc ấy, Sơn Tinh đã thắng Thủy Tinh mấy lần?
Hãy tưởng tượng nếu Thủy Tinh thắng thì sẽ ra sao?
( Nếu TT thắng thì đất bị ngập chìm trong nước, con người không thể sống và như thế ý nghĩa của truyện sẽ bị thay đổi)
- Qua việc tìm hiểu các sự việc, em hãy rút ra nhận xét về trình tự sắp xếp các sự việc?
Chỉ ra các yếu tố sau trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
- Việc do ai làm? (nhân vật) 
( Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Việc xảy ra ở đâu? (địa điểm) 
( ở Phong Châu)
- Việc xảy ra lúc nào? (thời gian) 
( Thời vua Hùng)
- Vì sao lại xảy ra? (nguyên nhân) 
( Vua Hùng kén rể, TT ko lấy được Mỵ Nương)
- Xảy ra như thế nào? (diễn biến)
 ( Diễn biến: cả 7 sự việc)
- Kết quả ra sao? (kết quả) 
( Sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, sự việc sau là kết quả của sự việc trước)
- Theo em có thể xoá bỏ yếu tố thời gian và địa điểm được không?
( Không thể được vì cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết).
- Nếu bỏ điều kiện vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Vì sao? 
( Không thể bỏ việc vua Hùng ra điều kiện vì không có lí do để hai thần thi tài)
- 6 Yếu tố trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có ý nghĩa gì?
( 6 yếu tố tạo nên tính cụ thể của truyện)
- Theo em đặc điểm của sự việc trong văn tự phải đảm bảo những yếu tố nào?
- Hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
 (5 nhân vật)
- Ai là người làm ra sự việc? 
- Người làm ra sự việc: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Ai được nói đến nhiều nhất? 
( Người nói đến nhiều nhất: Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Ai là nhân vật chính? 
( Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thủy Tinh)
- Ai là nhân vật phụ? 
( Vua Hùng, Mị Nương, Lạc hầu)
- Nhân vật phụ có cần thiết không? Có bỏ đi được không?
( Nhân vật phụ không thể bỏ đi được).
- Nhân vật trong văn tự sự có vai trò gì?
- Các nhân vật được thể hiện như thế nào?
GV chốt: Đó là dấu hiệu để nhận ra nhân vật đồng thời là dấu hiệu ta phải thể hiện khi muốn kể về nhân vật.
- Em hãy gọi tên, giới thiệu tên, lai lịch, tài năng, việc làm của các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
- GV sử dụng bảng phụ để HS điền và nhận xét
I. Bài học: Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự:
1. Sự việc trong văn tự sự:
- Sự việc mở đầu: 1
- Sự việc phát triển: 2,3,4
- Sự việc cao trào: 5,6
- Sự việc kết thúc: 7
-> Trong các sự việc trên, không bớt được sự việc nào vì nếu bớt thì thiếu tính liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích rõ.
- Các sự việc được kết hợp theo quan hệ nhân quả, không thể thay đổi. Vì sự việc trước là nguyên nhân việc sau là kết quả
- Sơn Tinh ST đã thắng Thủy Tinh hai lần và mãi mãi. Điều đó ca ngợi sự chiến thắng lũ lụt của Sơn Tinh...
- Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Sự việc trong văn tự sự phải được trình bày cụ thể,chi tiết.
 - Phải đảm bảo được 6 yếu tố: Địa điểm, thời gian, nhân vật thực hiện, nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
2. Nhân vật trong văn tự sự:
- Vai trò của nhân vật:
+ Là người làm ra sự việc
+ Là người được thể hiện trong văn bản.
+ Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tưởng của tác phẩm.
+ Nhân vật Phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
- Cách thể hiện của nhân vật:
+ Được gọi tên
+ Được giới thiệu lai lich, tính tình, tài năg.
+ Được kể việc làm
+ Được miêu tả
Nhân vật
Tên gọi
Lai lịch
Chân dung
Tài năng
Việc làm
Vua Hùng
Vua Hùng
Thứ 18
Không
Kén rể, ra diều kiện
Sơn Tinh
Sơn Tinh
Ở vùng núi Tản Viên
Không
Có tài lạ, đem sính lễ
trước
Cầu hôn, giao chiến
Thủy Tinh
Thủy Tinh
Ở vùng nước thẳm
Không
 Có tài lạ
Cầu hôn, đánh Sơn Tinh
Mị Nương
Mị Nương
Con vua Hùng
Người đẹp
Theo Sơn Tinh về núi
Lạc hầu
Bàn bạc
- Qua phân tích, em hiểu: Sự việc, nhân vật trong văn tự sự là gì? Cách kể nhân vật?
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ (sgk - 38)
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- Hệ thống kiến thức cơ bản
	 - Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
5. HDVN:
- Học và làm bài tập
- Chuẩn bị: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự ( Bài tập)
Ngày soạn: 28/08/2014.
Ngày giảng 6A: T..././ . /2014 
Tiết 12– Tập làm văn:
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ (T2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức
- Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự.
- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
2. Kỹ năng:
- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự,
- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề tài cụ thể.
3. Thái độ:
- Có ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập.
II.CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tóm tắt các sự việc trong Sơn Tinh -Thuỷ Tinh ?
- Vì sao gọi văn bản này là văn tự sự?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Cho HS nhắc lại nội dung kiến thức cơ bản đã học
Hoạt động 3
- Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm?
- Vai trò của các nhân vật?
- HS đọc bài tập.
- Nêu yêu cầu.
- HS làm bài tập vào vở.
- Một HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV ghi bảng
- HS tóm tắt truyện theo sự việc và các nhân vật chính.
- HS đọc yêu cầu bài tập Phần C.
- HS thảo luận nhóm bàn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS đọc BT. Nêu yêu cầu.
- Vậy truyện này có dựa vào một văn bản cụ thể nào không?
(Không, phải hư cấu)
- Có thể kể ra các trường hợp không vâng lời?
(Trèo cây bị ngã.
Tắm sông một mình .
Quay cóp khi kiểm tra.)
- Vậy câu chuyện em định kể có những nhân vật nào?
- Những sự việc gì xảy ra trong câu chuyện của em?
- HS làm ra giấy nháp.
- Trình bày dự định của mình.
- HS nhận xét 
- GV bổ xung.
I. Lý thuyết
1. Sự việc trong tự sự.
2. Nhân vật trong tự sự 
II. Luyện tập: 
1. Bài tập1: 
- Vua Hùng: Nhân vật phụ không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
- Mị Nương: Nhân vật phụ không thể thiếu vì không có nàng thì không có truyện 2 thần xung đột.
- Sơn Tinh: Nhân vật chính, người anh hùng chống lũ lụt của nhân vật việt cổ .
- Thuỷ Tinh : Nhân vật chính, được nói tới nhiều " h/ảnh thần thoại hoá sức mạnh của bão lũ ở vùng châu thổ Sông Hồng.
* Tóm tắt truyện theo sự việc các nhân vật chính:
- Vua Hùng kén rể.
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra sính lễ.
- Sơn Tinh đến trước được vợ, Thuỷ Tinh đến sau nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên biển nước.
- Sơn Tinh không hề nao núng bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi
- Thuỷ Tinh sức đã cạn kiệt đành rút lui.
- Hàng năm Thuỷ Tinh vẫn đem quân đánh Sơn Tinh, nhưng không được đành rút quân về.
* TP được đặt tên “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh ” Vì đó là tên của 2 thần, 2 Nhân vật chính của truyện " không thể đổi các tên khác.
Vì: - Tên thứ 1: Chưa rõ ND chính.
 - Tên thứ 2: Thừa (Hùng Vương, Mị Nương, chỉ đóng vai phụ)
 - Tên thứ 3: Chưa thực hện đầy đủ chủ đề của truyện.
2. Bài tập 2:
HS tưởng tượng ra câu chuyện viết ra giấy nháp những dự đinh sẽ kể về câu chuyện ấy. 
* Xác định sự việc:
- Sự việc gì? Diễn ra ở đâu?
- Diễn biến của câu chuyện ra sao?
Kết thúc như thế nào?
* Xác định nhân vật:
- Những ai tham gia?
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
- Hai yếu tố then chốt trong tự sự là gì?
 - Chỉ ra các yếu tố đó trong truyện “Bánh chưng ,bánh giầy”.
5. HDVN:
- Học và làm bài tập
- Chuẩn bị: Sự tích Hồ Gươm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_6_tuan_3.doc