Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 7 - Lê Thị Thanh

1. Mục tiêu: Giúp HS

 1.1. Kiến thức:

- HS biết đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm “Em bé thông minh”.

 -HS hiểu được cấu tạo xu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đ vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt. Hiểu và cảm nhận được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

 1.2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

- Trình by những suy nghĩ, tình cảm về một nhn vật thơng minh.

- Kể lại một cu chuyện cổ tích.

 1.3. Thái độ:

Giáo dục HS tính ham hiểu biết, lòng ham muốn phát triển tài năng, trí tuệ.

2. Trọng tâm: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện cổ tích sinh hoạt “Em b thơng minh”.

3. Chuẩn bị:

 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bố cục văn bản, cu hỏi thảo luận

 3.2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà

4. Tiến trình:

4.1 Ổn định tổ chức v kiểm diện HS:

Lớp 6A5:

4.2. Kiểm tra miệng:

 

doc 12 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1556Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 7 - Lê Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
EM BÉ THÔNG MINH
 ( Truyện cổ tích )
Bài 7 Tiết: 25, 26	
Tuần dạy: 7 
Ngày dạy: 
1. Mục tiêu: Giúp HS 
 1.1. Kiến thức:
- HS biết đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm “Em bé thơng minh”.
	-HS hiểu được cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt. Hiểu và cảm nhận được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng khơng kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự cơng bằng của nhân dân lao động.
 1.2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thơng minh.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
 1.3. Thái độ: 
Giáo dục HS tính ham hiểu biết, lòng ham muốn phát triển tài năng, trí tuệ.
2. Trọng tâm: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện cổ tích sinh hoạt “Em bé thơng minh”.
3. Chuẩn bị:
 3.1. Giáo viên: Bảng phụ ghi bố cục văn bản, câu hỏi thảo luận
 3.2. Học sinh: Soạn bài trước ở nhà
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện HS: 
Lớp 6A5: 
4.2. Kiểm tra miệng: 
Câu 1: Nêu phẩm chất Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên? Nêu ý nghĩa truyện cổ tích Thạch Sanh? (8đ)
Đáp án: 
- Phẩm chất Thạch Sanh: Thật thà, dũng cảm, mưu trí, tài năng, không tham lam, nhân đạo, yêu hoà bình. (4đ)
- Ý nghĩa: Thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí và lí tưởng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân về sự chiến thắng của con người chính nghĩa, lương thiện. (4đ)
Câu 2: Truyện “Em bé thơng minh” là truyện gì?(2đ)
Đáp án: Truyện “Em bé thơng minh” là truyện cổ tích
 4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
	Hoạt động 1: Vào bài:
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam cịn có một loại truyện rất lý thú về các nhân vật tài giỏi thông minh. Qua đĩ ta thấy trí khơn dân gian vơ cùng sâu sắc, hĩm hỉnh mà “Em bé thông minh” là một trong những điển hình.
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản:
- GV hướng dẫn đọc: Giọng vui, hóm hỉnh, rõ ràng, mạch lạc. Cần diễn cảm lời đối thoại của nhân vật, chú ý những câu hỏi và trả lời của em bé với vua, quan
GV đọc mẫu, gọi HS đọc - nhận xét 
- Giáo viên nhận xét chung, sửa sai 
- GV hướng dẫn HS kể, gọi HS kể.
- HS nhận xét cách kể
? Em bé thơng minh là câu truyện kể về nhân vật nào?
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ ngữ khó SGK/73	
	 Hoạt động 3: Phân tích văn bản	
? Truyện Em bé thơng minh được chia làm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?
-GV treo bảng phụ: 
* Bố cục: 3 phần
-Phần 1: Từ đầu -> “thật lỗi lạc”: vua tìm người tài
-Phần 2: Tiếp -> “láng giềng”: Các cuộc thách đố và sự mưu trí của em bé
-Phần 3: cịn lại: Kết quả sự việc
? Sự thơng minh của em bé được thể hiện qua mấy lần?
4 lần
GV chia lớp 4 nhĩm, thảo luận 4 phút
GV treo bảng phụ ghi nội dung thảo luận:
Nhĩm 1,2: Các câu đố qua 4 lần, đĩ là những câu đố nào? Do ai ra? Em cĩ nhận xét gì về mức độ của các câu đố?
Nhĩm 3: Em bé đã dùng cách gì để giải đố?
Nhóm 4:Theo em cách giải đố của em bé cĩ gì lí thú?
Đại diện nhĩm trình bày, nhĩm khác nhận xét, bổ sung – GV chốt:
Nhĩm 1,2: 
Lần 1: Trâu cày 1 ngày được mấy đường? (viên quan ra, so sánh với cha cậu bé)
Lần 2: Nuơi 3 trâu đực trong 1 năm đẻ chín con (vua ra, so sánh với dân làng)
Lần 3: Từ một con chim sẻ làm 3 mâm cỗ thức ăn (vua ra, thách đố với chính câu bé)
Lần 4: Sâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài (sứ thần, so sánh với cả một vương triều)
Nhĩm 3: 
Lần 1,3: em đố lại:
- “Ngựa của ơng đi một ngày mấy bước?”
- Đưa một cây kim địi rèn 3 cây kim để xẻ thịt chim
Lần 2: Dùng kế “gậy ơng đập lưng ơng”: em bé đã tạo ra tình huống để tự vua nĩi ra sự vơ lí, phi lí trong câu đố của mình.
Lần 4: Lấy con kiến càng cột chỉ lại để ở một đầu, cịn đầu kia bơi mỡ -> kiến sẽ bị sang-> xâu được chỉ 
(Kinh nghiệm đời sống dân gian:
“Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ”)
Nhóm 4: Cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ:
? Qua đĩ ta thấy trí thơng minh của cậu bé như thế nào?
GV mở rộng: 
Cách giải đố của em bé cũng là cách rất phổ biến trong truyện cổ tích. Trong đĩ câu đố đĩng vai trị quan trọng trong việc thử tài, tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất.
 Hết tiết 1 chuyển sang tiết 2
? Trong truyện em thấy cĩ chi tiết nào tưởng tượng hoang đường khơng? Em bé tự giải đố hay cĩ ai giúp đỡ hướng dẫn?
- Trong truyện khơng sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo. Em bé đã vận dụng trí thơng minh của mình để tự giải đố. (Đặc điểm của truyện cổ tích sinh hoạt: thường ít hoặc không có yếu tố kì ảo, cốt truyện gần với đời sống thực)
?Sự thơng minh ấy bắt nguồn từ đâu?
-Từ kinh nghiệm của đời sống thực
?Vậy em cĩ nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của truyện?
HS thảo luận bàn (3 phút)
Đại diện trình bày - nhận xét
GV chốt:
?Em hãy nêu ý nghĩa của truyện?
HS thảo luận bàn 3 phút
Đại diện trả lời – nhận xét
GV sửa chữa, bổ sung
? Cuộc đấu trí của em bé thông minh xoay quanh những vấn đề gì?
- Xoay quanh chuyện đường cày, bước chân ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến vàng 
-> Truyện tiêu biểu cho trí khôn và sự thông minh được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế.
Từ câu đố của viên quan, vua, sứ giả đến những lời đối đáp của em bé đều tạo ra những tình huống bất ngờ, thú vị. Nội dung yêu cầu của phần đố và đáp đem lại tiếng cười vui vẻ. Em bé thông minh tài trí hơn người nhưng hồn nhiên, ngây thơ trong sự đối đáp.
? Em hãy tổng kết lại nội dung, nghệ thuật của truyện?
Hoạt động 4:Luyện tập
?Em hãy kể một câu chuyện nói về em bé thông minh?
HS kể như truyện Lương Thế Vinh, Trạng Quỳnh
I. Đọc - hiểu văn bản:
 1. Đọc:
 2. Kể:
 3. Chú thích:
Em bé thơng minh là truyện cổ tích kể về nhân vật thơng minh. 
II. Phân tích văn bản:
1. Sự thơng minh của em bé: 
- Mức độ của những câu đố mỗi lúc một khĩ khăn hơn, ối oăm hơn.
- Em bé đã giải đố một cách rất thơng minh, mưu trí:
 + Đẩy thế bí của mình về người ra câu đố
 + Tạo tình huống để người ra câu đố tự thấy điều phi lí trong câu đố của mình
 + Dùng kinh nghiệm trong đời sống thực tế để giải đố.
-> Chứng tỏ trí thơng minh hơn người của cậu bé.
2. Nghệ thuật:
- Dùng câu đố - tạo ra tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất
- Cách giải đố của em bé tạo nên tiếng cười hài hước
- Câu chuyện hấp dẫn, lí thú
3. Ý nghĩa văn bản:
- Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong cuộc sống.
 Ghi nhớ sgk/72
III. Luyện tập:
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu1: Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần ? Tại sao nói cách giải đố của em bé là thông minh, lí thú?
Đáp án câu 1: 4 lần. Cách giải đố của em bé lí thú ở chỗ:
+ Đẩy thế bí của mình về người ra câu đố
 	 + Tạo tình huống để người ra câu đố tự thấy điều phi lí trong câu đố của mình
 + Dùng kinh nghiệm trong đời sống thực tế để giải đố.
-> Chứng tỏ trí thơng minh hơn người của cậu bé.
Câu 2: Qua truyện Em bé thông minh, em học hỏi được những điều gì?
Đáp án câu 2: Em học tập được việc hình thành và phát triển trí thông minh của mình: dựa vào kinh nghiệm đời sống, học tập lẫn nhau.Học nên tư duy, phát biểu ý kiến 
(GV giáo dục HS)
	 4.5. Hướng dẫn HS tự học:
*Đối với bài học ở tiết học này:
- Đọc và kể ngắn gọn câu chuyện Em bé thông minh
- Học nội dung phân tích
- Học thuộc ghi nhờ ( SGK/72 )
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Soạn bài Chữa lỗi dùng từ (tt): 
- Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
- Tác hại của lỗi này và cách chữa
- Làm phần luyện tập vào vở bài tập 
Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
-Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: 	
CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tt)
Bài 7 Tiết : 27
Tuần dạy: 7
Ngày dạy : 	
1. Mục tiêu: Giúp HS:
 1.1. Kiến thức:
	- HS biết thế nào là lỗi dùng từ không đúng nghĩa
	- HS hiểu cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa
	1.2. Kỹ năng: 
- Nhận biết từ dùng không đúng nghĩa
- Dùng từ chính xác, tránh lỗi về nghĩa của từ
	1.3. Thái độ: Giáo dục ý thức dùng từ cho HS. 
2. Trọng tâm: Dùng từ không đúng nghĩa
3. Chuẩn bị: 
 3.1. Giáo viên : Bảng phụ ghi ví dụ sgk, bài tập kiểm tra miệng, bài tập phần củng cố
 3.2.Học sinh : Soạn bài trước ở nhà
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện HS: 
Lớp 6A5: .
 4.2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thế nào là lỗi lặp từ? Nêu cách chữa? (8đ)
Đáp án: 
- Lỗi lặp từ là trường hợp dùng một từ ngữ nào đó nhiều lần khiến nội dung diễn đạt rườm rà, khó hiểu.
- Có hai cách chữa:
 + Cách 1: Bỏ bớt từ bị trùng lặp
 + Cách 2: Thay thế nó bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa.
Câu 2: GV treo bảng phụ: Tìm từ thay thế phù hợp cho từ lặp trong đoạn văn sau: ( 2 đ )
Vừa mừng vừa sợ, Lí Thông không biết làm thế nào. Cuối cùng, Lí Thông truyền cho dân mở hội hát xướng mười ngày để nghe ngóng .
 Đáp án : Thay từ Lí Thông bằng đại từ hắn
	 4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: Vào bài:
Ở tiết trước chúng ta đã phân biệt được hai lỗi cơ bản trong cách dùng từ, tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một lỗi nữa. Đó là lỗi dùng từ không đúng nghĩa – Đây cũng là một trong những lỗi thường gặp.
Hoạt động 2: Dùng từ không đúng nghĩa
GV treo bảng phụ, ghi VD ở SGK/75
Gọi HS đọc lại ví dụ .
? Ở câu a điều người viết muốn thông báo là sự việc gì?
-Lớp 6B đã có những tiến bộ vượt bậc so với năm cũ nhưng vẫn còn một số khuyết điểm/ điểm yếu.
? Để chỉ những thiếu sót/ khuyết điểm người viết đã dùng từ “yếu điểm”. Vậy yếu điểm là gì?
Yếu điểm: điểm quan trọng nhất
? Cách dùng từ như thế là đúng hay sai?
sai (dùng sai nghĩa của từ)
? Dùng từ nào mới chính xác?
 - Nhược điểm (điểm yếu): điểm, nơi yếu kém
? Trong câu b, đề bạt nghĩa là gì?
Đề bạt: Cấp có thẩm quyền cử một người nào đó giữù chức vụ khác hoặc cao hơn.
? Đặt trong ngữ cảnh b, thì từ đề bạt dùng đúng chưa? Nếu chưa hãy chữa lại cho đúng?
- Đề cử : Tập thể đơn vị chọn người để giao chức vụ bằng cách bỏ phiếu tín nhiệm hoặc biểu quyết.
? Từ chứng thực nghĩa là gì?
-Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật
? Đặt trong ngữ cảnh c đúng chưa?
Không đúng
GV giới thiệu thêm: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – một nhà thơ tiêu biểu của văn thơ Trung đại, lúc này đã bị mù. Đây là câu nhận định về bài thơ “Chạy Tây” của ông.
? Từ nào chỉ tận mắt thấy sự việc đó xảy ra?
- chứng kiến
Trên đây là những lỗi của việc dùng từ không đúng nghĩa	 
 ? Vậy muốn dùng từ đúng nghĩa ta phải làm gì? 
- Muốn dùng từ đúng nghĩa thì ta phải hiểu đầy đủ, đúng nghĩa của từ. Khi chưa hiểu hoặc chưa rõ nghĩa của từ thì ta không nên dùng
? Nêu tác hại của việc dùng từ không đúng nghĩa?
? Cách nào để dùng từ đúng nghĩa nhất?
- Tra từ điển là cách tốt nhất để hiểu nghĩa của từ. Ngoài ra ta còn có thể đọc sách, báo, học tập lẫn nhau để không ngừng nâng cao vốn từ vựng của mình.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Gọi HS đọc BT1,2,3.	 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- GV cho HS thảo luận nhóm.
	- Nhóm 1 : Bài tập 1
	- Nhóm 2 : Bài tập 2	
 - Nhóm 3: Bài tập 3: câu a, c
 - Nhóm 4 : Bài tập 3: câu b
- Thảo luận 5 phút
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý cơ bản:
+ bản: tờ giấy, tập giấy có chữ hoặc hình vẽ mang nội dung nhất định
+ bảng: vật có mặt phẳng, thường làm bằng gỗ dán những gì cần nêu cho mọi người xem
+ xán lạn: rực rỡ, huy hoàng
+ bôn ba: đi hết nơi này sang nơi khác, chịu nhiều vất vả để lo công việc
+ thủy mặc: lối vẽ chỉ dùng mực tàu
Tùy tiện: không làm theo nguyên tắc
Tự tiện: làm theo ý thích của mình
Bạo biện: làm cả những việc lẻ ra người khác làm dẫn đến kết quả không tốt
Ngụy biện: cố ý dùng những lời lẽ bề ngoài có vẻ là đúng nhưng thật ra là sai để xuyên tác sự thật hoặc bảo vệ ý kiến sai trái của mình
Tinh tú: sao
Tinh túy : phần tinh khiết...
I. Dùng từ không đúng nghĩa:
a. Yếu điểm -> điểm yếu, khuyết điểm
b. Đề bạt ->đề cử, bầu
c. chứng thực -> chứng kiến
* Tác hại: Dùng từ không đúng nghĩa làm cho lời văn diễn đạt không chuẩn xác, không đúng với ý định diễn đạt của người nói, viết, gây khó hiểu.
II. luyện tập:
1.Bài tập 1:
bản (tuyên ngôn)
(tương lai) xán lạn
Bôn ba (hải ngoại)
(bức tranh) thủy mặc
2.Bài tập 2:
 a. khinh khỉnh
 b. khẩn trương
 c. băn khoăn
3. Bài tập 3:
a/ tống -> tung
b/ bạo biện -> ngụy biện
 thành thực -> thành khẩn
c/ tinh tú -> tinh túy
 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: GV treo bảng phụ:
Bài tập: Cho biết các câu sai mắc lỗi gì? Chữa lại cho đúng?
a. Mùa xuân về, tất cả cảnh vật như chợt bừng tỉnh sau khi ngủ đông dài dằng dẵng.
b. Việc diễn thuyết một số từ ngữ, điển tích trong giờ học tác phẩm văn học trung đại là vô cùng cần thiết đối với việc học môn ngữ văn của học sinh .
Đáp án: - Các câu trên mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa
 - Chữa lại: A. dằng dẵng -> đằng đẵng
 B. diễn thuyết - > diễn giảng
 4.5. Hướng dẫn HS tự học:
	* Đối với bài học ở tiết này: 
- Học bài, nắm các lỗi sai trong dùng từ thường gặp để tránh.
- Hoàn thành các bài tập vào vở BTNV.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: chuẩn bị kiểm tra Văn ( giấy kiểm tra, viết ):
Nội dung học để kiểm tra:
 - Định nghĩa: truyền thuyết, truyện cổ tích
 - Tóm tắt được các truyện đã học
 - Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa các văn bản: 
+ Thánh Gióng
+ Sơn Tinh-Thủy Tinh
+ Sự tích Hồ Gươm
+ Thạch Sanh
+ Em bé thông minh
5. Rút kinh nghiệm:
- Nội dung: 	
- Phương pháp: 	
-Sử dụng đồ dùng và thiết bị dạy học: 	
 KIỂM TRA VĂN
Bài 7 Tiết : 28
Tuần dạy: 7
Ngày dạy: 	
 I. Mục tiêu đề kiểm tra: 
- Củng cố kiến thức đã học thuộc 2 thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích cho HS. Qua đó hệ thống hóa kiến thức phần văn học ở những văn bản trọng tâm.
- Đánh giá chất lượng học tập của học sinh từ tuần 1 đến tuần 7
II. Hình thức đề kiểm tra: 
 - Hình thức kiểm tra: tự luận 
 - Cách tổ chức kiểm tra: HS làm bài cá nhân tại lớp trong thời gian 45 phút
III. Thiết lập ma trận: 
 Mức độ
Tên 
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Đọc – hiểu 
Truyền thuyết
- Trình bày được định nghĩa về thể loại truyền thuyết. Kể tên một văn bản truyền thuyết đã học.
-Trình bày được giá trị nội dung, nghệ thuật truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.
Viết đoạn văn thể hiện tình cảm yêu thích một nhân vật bất kì trong các văn bản đã học. Nêu rõ lí do yêu thích nhân vật ấy.
Số câu: 2
Số điểm : 5
Truyện 
cổ tích
- Bài học rút ra từ truyện cổ tích Thạch Sanh
Số câu: 1
Số điểm : 3
Số câu: 1
Số điểm : 2
Tổng cộng
Số câu: 2
Số điểm: 5 Tỉ lệ: 50%
Số câu: 1
Số điểm: 3 Tỉ lệ:30%
Số câu: 1
Số điểm: 2 Tỉ lệ:20%
Số câu: 4
Số điểm: 10
 Tỉ lệ: 100%
IV. Biên soạn đề kiểm tra:
 Câu 1: Thế nào là truyền thuyết? Kể tên một văn bản mà em đã học ở thể loại này. (2đ)
 Câu 2: Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh? (3đ)
 Câu 3: Qua văn bản Thạch Sanh, em rút ra bài học gì cho mình? (3đ) 
 Câu 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện tình cảm của em về một nhân vật bất kì trong các văn bản đã học. Nêu rõ lí do vì sao em yêu thích nhân vật ấy. (2đ)
V. Hướng dẫn chấm, biểu điểm: 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
-Định nghĩa: 
 + Truyền thuyết là loại truyện văn học dân gian, kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử. 
 + Truyện sử dụng những yếu tố hoang đường, tưởng tượng, kì ảo
 + Thể hiện thái độ của người xưa về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
-Ví dụ: HS nêu đúng 1 văn bản truyền thuyết đã học.
2đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Câu 2
- Nội dung:
 Qua cuộc giao tranh giữa hai vị thần, truyện giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt cổ.
- Nghệ thuật: 
 + Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh.
 + Tạo sự việc hấp dẫn. Dẫn dắt, kể chuyện, lôi cuốn, sinh động.
3 đ
1.5 đ
1.5 đ
Câu 3
Bài học rút ra từ văn bản Thạch Sanh:
- Học các phẩm chất: Thật thà, dũng cảm, mưu trí, không tham lam, nhân đạo, yêu chuộng hòa bình. 
 -> yêu cái thiện
- Phê phán: sự dối trá, xảo quyệt, tham lam, độc ác, chiến tranh phi nghĩa. 
 -> ghét cái ác
3 đ
2đ
1đ
Câu 4
HS biết viết thành một đoạn văn ngắn đúng yêu cầu câu hỏi, tình cảm trong sáng, chân thành, chọn nhân vật yêu thích có ý nghĩa, nêu rõ lí do (điều tốt) của nhân vật để lại.
2 đ
Cộng
10 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 7 - Lê Thị Thanh.doc