Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Ngự Hàn - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Em bé thông minh

- Hiểu được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.

- Hình thành kĩ năng kể lại được truyện.

II/ CHUẨN BỊ:

 1. GV: Giáo án, SGK, SGV.

 2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà.

III/ LÊN LỚP:

 1. Ổn định: (1')

 Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp

 2. Kiểm tra bài cũ: (2’)

 GV kiểm tra sự chuẩn bị của các em.

 3. Bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 7 - Nguyễn Thị Ngự Hàn - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	BÀI 7	
Văn bản	Tuần 7 – Tiết 25
EM BÉ THÔNG MINH
(Truyện cổ tích)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Em bé thông minh 
- Hiểu được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Hình thành kĩ năng kể lại được truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. GV: Giáo án, SGK, SGV.
	2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1')
	Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của các em.
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
2’
 Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
 	Tiết trước em tìm hiểu về truyện cổ tích người dũng sĩ, tiết này cũng là thể loại cổ tích em sẽ tìm hiểu về dạng người thông minh. Đây là một câu chuyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo lối “xâu chuỗi” gồm nhiều mẫu chuyện thử thách, và qua đó nhân vật chính bộc lộ tài trí, thông minh của mình. Qua truyện đề cao trí khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phác nhưng không kém phần thâm thuý của nhân dân ta trong đời sống hàng ngày.
15’
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tiếp xúc văn bản.
 à GV gọi HS đọc lại chú thích các từ khó.
à Tiếp tục GV gọi 4 HS lần lượt đọc 4 đoạn (mỗi đoạn kể về một lần thử thách đối với Em bé thông minh).
 (?) Truyện thuộc thể loại gì? 
 Æ Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản.
 Bước 1: Cho HS tìm hiểu câu hỏi 1.
 (?) Ở truyện này ai là nhân vật chính? 
 (?) Em bé thông minh được thử tài thông minh của mình bằng cách nào?
 (?) Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không? 
 GV: Vậy ta tìm hiểu tác dụng của hình thức này (GV sử dụng bằng những câu hỏi nhỏ mang tính gợi mở).
 (?) Câu đố tạo ra thử thách, vậy qua những thử thách về câu đố cho ta thấy Em bé thông minh là người như thế nào?
(?) Nếu bỏ hết các thử tài của Em bé thông minh qua câu đố thì em nhận xét truyện như thế nào? 
 GV diễn giảng: Vì thế việc dùng câu đố nhằm tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. 
 (?) Ví dụ như em mới đọc truyện này lần đầu dừng lại chỗ phần vua ban cho 3 con trâu đực và ra lệnh cho 3 con trâu ấy đẻ ra 9 con trâu con thì cảm cảm thấy thế nào?
 (?) Em đã biết qua những truyện nào cũng dùng hình thức câu đố như thế?
Ê HS đọc:
- Đ1: từ đầu  “về tâu vua”.
 - Đ2: “Nghe chuyện ấy ăn mừng với nhau rồi”.
 - Đ3: “Vua và đình thần  ban thưởng rất hậu”.
 - Đ4: Phần còn lại.
 Ê Cổ tích.
Ê Em bé thông minh.
Ê Bằng cách giải đáp những câu đố.
Ê Rất phổ biến.
- HS trả lời. GV bổ sung, kết luận.
Ê Truyện không còn hay, hứng thú và chẳng còn gọi là truyện nữa vì chẳng có nội dung (cốt truyện). 
Ê Hồi hộp và rất muốn đọc tiếp để xem chuyện gì xảy ra.
Ê Truyện về các Trạng, chuyện Lương Thế Vinh
 I/ Tiếp xúc văn bản:
1. Chú thích: (SGK73)
2. Đọc văn bản: Mạch lạ, rõ ràng, chú ý dấu câu.
3. Thể loại: Cổ tích.
II/ Tìm hiểu văn bản:
 1. Thử tài nhân vật:
 - Thử tài bằng câu đố: là hình thức phổ biến trong truyện cổ tích.
 - Tác dụng:
 + Tạo ra thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. 
 + Nhằm tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. 
 + Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe.
Hết tiết 1
	à GV chuyển sang tiết 2 
Văn bản	Tuần 7 – Tiết 26
EM BÉ THÔNG MINH (TT)
(Truyện cổ tích)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Em bé thông minh 
- Hiểu được một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Hình thành kĩ năng kể lại được truyện.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. GV: Giáo án, SGK, SGV.
	2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1')
	Kiểm tra vệ sinh, sỉ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: (2’)
	GV thông qua.
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 2: Tìm hiểu câu hỏi 2, 3. 
 (?) Sự mưu trí của Em bé thông minh được thử thách qua mấy lần? Đó là những lần nào? 
 (?) Lần đố sau có khó hơn lần trước không? Vì sao?
 (?) Câu hỏi thảo luận: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái ăm? Theo em những cách ấy lí thú ở chỗ nào?
 Æ Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa truyện.
 (?) Qua truyện nhân dân ta muốn đề cao điều gì?
 * HS: Đề cao trí thông minh.
 GV bổ sung, giáo dục HS: Trí thông minh ở đây không phải qua sách vở, cũng không nhằm phủ nhận kiến thức trong sách vở mà là ca ngợi đề cao kinh nghiệm đời sống. Vì vậy, muốn được trí thông minh các em cần phải rèn luyện học tập: học tập từ trường lớp, thầy cô, bạn bè và không thể thiếu từ học tập những quan sát, tích luỹ kinh nghiệm trong đời sống.
 (?) Ví dụ trong lúc rãnh rỗi, khi đọc xong truyện này em thấy tinh thần minh như thế nào?
 à Cuối cùng GV chỉ định HS đọc ghi nhớ.
- HS suy nghĩ trả lời .Đại diện trả lời.
 - HS khác bổ sung, nhận xét. GV kết luận. 
 * HS: Sự mưu trí thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần:
- Lần 1: đáp lại câu đố của viên quan – “Trâu cày một ngày được mấy đường?”
 - Lần 2: đáp lại thử thách của vua đối với dân làng – “nuôi ba câu trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm”
 - Lần 3: cũng là thử thách của vua – “từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn”
 - Lần 4: câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài – “xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài”.
* HS: Lần đố sau khó hơn lần trước, bởi vì:
 - Xét về câu đố: lần đầu là viên quan, hai lần tiếp là vua và lần cuối cùng cậu bé phải “đối đáp” với sứ thần nước ngoài.
 - Tính chất oái ăm của câu đố mỗi lúc một tăng lên. Mặt khác, nó còn bộc lộ ở những đối tượng, thành phần phải giải đố, được thử thách nhưng bất lực, bó tay.
- HS suy nghĩ 5’, đại diện nhóm trả lời.
 - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận.
 * HS: Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố:
 - Lần 1: đố lại viên quan.
 - Lần 2: đê vua tự nó ra sự vô lí của điều mà vua đã đố.
 - Lần 3: cũng bằng cách đố lại.
 - Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.
 Những cách giải đố của cậu bé thông minh lí thú ở chỗ:
 - Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “gậy ông đập lưng ông”.
 - Làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.
 - Những lời giải đố đều không dựa vào kiến thức sách vở, mà dựa vào kiến thức đời sống.
 - Làm cho người ra câu đố, người chứng kiến, người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giải dị và rất hồn nhiên của lời giải.
Ê Vui vẻ, thoải mái
2. Câu đố và cách giải đố: 
 Em bé vượt qua 4 lần thử thách ứng với 4 câu đố:
- Lần 1: câu đố của viên quan – “Trâu cày một ngày được mấy đường?”
 - Lần 2: thử thách của vua đối với dân làng – “nuôi ba câu trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm”
 - Lần 3: cũng là thử thách của vua – “từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn”
 - Lần 4: câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài – “xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài”.
à Lần đố sau khó hơn l
ần trước thể hiện qua người ra câu đố, thành phần phải giải đố nhưng bó tay.
 Cách giải đố:
 - Lần 1: Đố lại viên quan.
 - Lần 2, 3: Để vua nói ra sự vô lí, phi lí của điều vua đã đố.
 - Lần 4: Dùng kinh nghiệm trong đời sống dân gian.
 III/ Tổng kết: 
* Ý nghĩa của truyện:
Ghi nhớ: 
	Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt qua những thách đố oái ăm, ), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.
 4. Củng cố: (8’)
	(?) Truyện đề cao điều gì? Thể hiện qua nhân vật nào?
	- GV cho HS đọc phần Đọc thêm “Chưyện Lương Thế Vinh”.
 5. Dặn dò: (2’)
	- Đọc lại truyện, xem nội dung, học thuộc phần ghi nhớ.
	- Tập kể diễn cảm truyện này.
	- Soạn trước bài TV tt “Chữa lỗi dùng từ (tt)”.
	. Đọc nội dung trong SGK.
	. Làm theo yêu cầu sách đề ra.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1/. Muïc ñích chính cuûa truyeän Em beù thoâng minh laø gì?
	a. Gaây cöôøi.	
	b. Pheâ phaùn nhöõng keû ngu doát.
	c. Khaúng ñònh söùc maïnh cuûa con ngöôøi.	
d. Ca ngôïi, khaúng ñònh trí tueä, taøi naêng con ngöôøi.
2/. Chieán thaéng cuûa em beù coù ñöôïc söï giuùp ñôõ cuûa thaàn linh khoâng?
	a. Khoâng ñöôïc thaàn linh giuùp ñôõ.
	b. Thaàn linh giuùp ñôõ baèng caùch maùch baûo hoaøn toaøn.
	c. Thaàn linh giuùp ñôõ moät phaàn.
	d. Thaàn linh giuùp ñôõ nhöng ngöôøi nghe khoâng nhaän thaáy.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiếng việt	Tuần 7 - Tiết 27 
CHỮA LỖI DÙNG TỪ(tt)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
	- Nhận ra những lỗi thông thường về nghĩa của từ.
	- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
	- Hình thành kĩ năng viết câu, đoạn văn không mắc những lỗi về từ.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. GV: Giáo án, SGK, SGV.
	2. HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1')
	Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
	(?) Kể tóm tắt truyện Em bé thông minh?
	à Tuỳ trường hợp GV cho điểm.
	(?) Nêu ý nghĩa của truyện?
	* HS: Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt qua những thách đố oái ăm, ), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. (10đ)
 3. Bài mới:
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1’
 Æ Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
 	Tiết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm nguyên nhân cũng như cách sửa chữa 1 số lỗi dùng từ không đúng chổ trong một ngữ cảnh cụ thể.
15’
15’ 
Æ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS dùng từ đúng nghĩa.
 GV cho HS đọc lần lượt từng câu.
 (?) Câu hỏi thảo luận: Chỉ ra những lỗi dùng từ trong các câu a. b. c.
 à Nếu HS không phát hiện được - gợi ý cho các em về cách hiểu của mình về nội dung cả câu, rồi trên cơ sở hiểu cả câu mà tìm từ dùng sai nghĩa. Nghĩa đúng của các từ trên là như sau:
 a. Yếu điểm: điểm quan trọng.
 b. Đề bạt: cữ giữ chức vụ cao hơn (thường do cấp có thẩm quyền cao quyết định mà không phải do bầu cử).
 c. Chứng thực: xác nhận là đúng sự thật.
 Dựa trên cơ sở của việc phân tích nghĩa của từ bị dùng sai, hướng dẫn các em sửa lỗi. 
 (?) Thay các từ đã dùng sai bằng từ khác.
 (?) Điểm còn yếu kém, hạn chế ta thường gọi là gì? 
 (?) Chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết để giao cho làm giữ chức vụ nào đấy thì gọi là gì?
 (?) Trông thấy tận mắt sự việc nào đó xảy ra ta dùng từ gì để biểu thị?
 à GV mở rộng cho HS.
 (?) Nêu nguyên nhân mắc phải những lỗi trên?
 (?) Hướng khắc phục như thế nào?
 Æ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
 BT1. GV gọi HS đọc Bt1.
 - GV gọi 2 HS lên bảng làm 5 câu này.
 BT2. GV cho HS đọc nhẩm lại bài, cho các em 2’ để làm, sau đó gọi 1 HS lên bảng ghi ra từ đã chọn. 
 GV giảng dạy thêm câu c: Các em phải chú ý dùng ở 2 từ có âm gần giống nhau: bâng khuâng, băn khoăn:
 - Băn khoăn: không yên lòng vì có những điều phải nghĩ suy, lo liệu.
 - Bâng khuâng: có những cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, gây ra trạng thái như hơi ngẩn ngơ.
 BT3. GV gọi 1 HS đọc lại yêu cầu và các đoạn a, b, c. 
 (?) Chữa lỗi dùng từ trong các câu đó?
- HS suy nghĩ 4’. Đại diện nhóm trả lời.
 - Nhóm khác bổ sung.GV nhận xét,chỉnh sửa. 
 * HS: Những từ lỗi: 
 	a. Dùng sai từ yếu điểm.
 	b. = = đề bạt
 	c. = = chứng thực.
- HS suy nghĩ có thể qua sự gợi ý của GV.
Ê nhược điểm.
Ê là bầu. 
Ê chứng kiến.
Ê Nguyên nhân: 
 - Không biết nghĩa.
 - Hiểu sai nghĩa.
 - Hiểu nghĩa không đầy đủ.
- HS suy nghĩ trả lời. GV bổ sung.
- HS khác quan sát, nhận xét.
 - GV bổ sung, kết luận.
- HS suy nghĩ trả lời. HS khác nhận xét.
- HS suy nghĩ chỉnh sửa.
 - GV bổ sung, nhận xét.
 I/ Dùng từ đúng nghĩa:
* Xét các câu a, b, c – SGK75
1. Chỉ ra lỗi các câu sau: 
a. Dùng sai từ yếu điểm.
 b. Dùng sai từ đề bạt.
 c. Dùng sai từ chứng thực.
2. Sửa lại:
 a. Thay từ yếu điểm bằng nhược điểm.
 b. Thay đề bạt bằng từ bầu.
 c. Thay từ chứng thực bằng chứng kiến.
 3. Nguyên nhân mắc lỗi: 
 - Không biết nghĩa.
 - Hiểu sai nghĩa.
 - Hiểu nghĩa không đầy đủ.
 4. Hướng khắc phục:
 - Không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng.
 - Khi chưa hiểu rõ thì tra từ điển.
 II/ Luyện tập:
1. Các kết hợp đúng:
 - Bản tuyên ngôn.
 - Tương lai xán lạn.
 - Bôn ba hải ngoại.
 - Bức tranh thủy mặc.
 - Nói năng tùy tiện.
 2. Chọn từ thích hợp: 
 a. Khinh khỉnh.
 b. Khẩn trương.
 c. Băn khoăn.
3.
 a. Thay từ đá bằng đấm hoặc thay từ tống bằng tung.
 ... tống một cú đấm vào bụng.
 ... tung môt cú đá vào bụng
 b. Thay từ thực thà bằng thành khẩn; thay từ bạo biện bằng ngụy biện.
 c. Thay tinh tú bằng tinh túy.
 4. Củng cố: (5’)
	(?) Nêu nguyên nhân các em thường mắc lỗi khi dùng từ và hướng khắc phục?
 5. Dặn dò: (2’) 
	- Xem lại bài.
	- Học lại các văn bản, chuẩn bị cho tiết kiểm tra Văn.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Văn bản	Tuần 7 - Tiết 28
KIỂM TRA VĂN
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS tổng hợp kiến thức đã học về phần văn bản.
II/ CHUẨN BỊ:
	1. GV: Đề, đáp án.
	2. HS: Giấy, viết, học bài sẵn ở nhà.
III/ LÊN LỚP:
 1. Ổn định: (1')
	Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp
 2. Kiểm tra: (1’)
	GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Tiến hành: (40’)
	- GV yêu cầu HS làm bài trật tự, không quay cóp, trao đổi.
	- GV trả lời thắc mắc của HS trong phạm vi cho phép.
	- GV phát đề cho HS.
(ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KÈM THEO)
4. Thu bài: (2’)
	GV thu bài, nhận xét tiết kiểm tra, phê sổ đầu bài.
 5. Dặn dò: (1)
	- Bước đầu về nhà xem lại văn bản và tự đánh giá bài làm của mình.
	- Soạn bài TLV tt “Luyện nói kể chuyện”
	. Đọc các nội dung trong SGK.
	. Làm theo yêu cầu sách.
Ngày soạn:
Ngày dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 7 - Nguyễn Thị Ngự Hàn - Trường THCS Huỳnh Hữu Nghĩa.doc