Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 7 - Vi Thị Thơm - THCS Đạ Long

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích “ Em bé thông minh”

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1. Kiến thức:

 - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện của tác câu chuyện.

 - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.

 - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.

 2. Kĩ năng

 - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.

 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.

 - Kể lại một câu chuyện cổ tích.

 3. Thái độ

 - Nỗ lực học hỏi để có thêm kiến thức từ cuộc sống.

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1456Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 7 - Vi Thị Thơm - THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần :7	 Ngày soạn: 28/09/2014
 Tiết PPCT: 25, 26	 	 Ngày dạy: 01/10/2014
Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích “ Em bé thông minh”
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1. Kiến thức: 
 - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện của tác câu chuyện.
 - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
 - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
 2. Kĩ năng
 - Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
 - Kể lại một câu chuyện cổ tích.
 3. Thái độ
 - Nỗ lực học hỏi để có thêm kiến thức từ cuộc sống.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, phân tích, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 Lớp 6A1: SSVắng(PKP..)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Những chiến công mà Thạch Sanh lập nên là gì? Qua các chiến công ấy, em thấy Thạch Sanh là người thế nào??
 3. Bài mới: 
 Trong một số truyện cổ tích, các em đã thấy những con người bất hạnh, thiệt thòi thường được sự hỗ trợ của thần tiên để đấu tranh giành lấy hạnh phúc. Đó là ước mơ về lẽ công bằng của người xưa. Nhưng người xưa cũng sớm hiểu rằng không thể trông chờ vào việc may, phép lạ để mà có cuộc sống vui tươi, no ấm. Con người cần phát huy sức mạnh của mình trong đó có nguồn trí tuệ thông minh vô cùng quý giá tìm ẩn trong mỗi con người. Truyện “Em bé thông minh” hôm nay sẽ nói lên điều đó.
*Bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1:GIỚI THIỆU CHUNG:
- Gv giới thiệu về mô típ nhân vật em bé thông minh trong câu truyện.
Hoạt động 2: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
- Gv định hướng giọng đọc, đọc mẫu – gọi hs đọc lại văn bản 
(?) Viên quan đã làm gì để thực hiện lệnh của vua là đi tìm nhân tài ?
(?) Hình thức câu đố để thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không?
(?) Tác dụng của hình thức thử tài này?
(?) Sự thông minh, mưu trí của em bé được thử thách qua mấy lần. Hãy kể ra? 
(?) Trong mỗi lần thử thách, em bé đã dùng những cách gì để giải những câu đố oái ăm. Theo em những cách ấy lý thú ở chỗ nào?
(?) Câu hỏi của viên quan có gì khó giải đáp?
HẾT TIẾT 25 CHUYỂN QUA TIẾT 26:
(?) Lần 2, khi nhà vua thử tài em bé, lệnh vua ban ra có gì kỳ quặc?
(?) So với lần thứ nhất thì tính chất của lần thử thách này như thế nào? Thời điểm chuẩn bị giải đáp câu đố, so với lần trước thì lần thứ hai có gì khác nhau?
(?) Trong lần thử thách thứ hai, em thấy thái độ của em bé có gì mâu thuẫn với thái độ của cả làng
(?)Em bé đã dùng cách gì để xử trí trước câu đố của nhà vua
(?) Phân tích sự khôn ngoan của em bé trong lần giải đố này
(?) Vậy cách giải đố này lý thú ở chỗ nào?
(?) Lần thứ 3 em bé đã tỏ rõ tài trí của mình như thế nào?
(?) Trong lần thử thách này Có phải vua thử tài dọn cổ của em bé không?
(?) Như vậy để lẩn tránh cái bí em đã làm cách nào? Em hãy kể ra chỗ lý thú của nó?
(?) Lần thử thách cuối cùng em thấy có điều gì bất ngờ?
(?) Vì sao mà sứ giả nước láng giềng sang đây?
(?) So với ba lần thử thách trước, lần này tính chất cuộc thử thách có gì khác?
(?) Qua 4 lần thử thách và giải đáp em thấy em bé là người ntn ?
- GV khái quát và cho HS rút ra ghi nhớ
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
- HS học thuộc phần ghi nhớ.
-Xem lại đề bài kiểm tra TLV số 1.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc, tìm hiểu chú thích:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Hình thức câu đố :
- Nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất 
- Tạo tình huống cho câu chuyện phát triển 
- Gây hứng thú, hồi hộp cho người nghe và người đọc .
b. Sự mưu trí, thông minh của em bé 
* Lần 1:
 - Trâu cày một ngày được mấy đường.
 - Ngựa của ông đi một ngày đuợc mấy bước.
à Giải câu đố bằng cách đố lại viên quan, đẩy viên quan vào thế bí .
* Lần 2: 
- Nuôi làm sao cho ba con trâu đực đẻ thành chín con.
- Giống đực làm sao mà đẻ được.
à Chỉ ra sự vô lí của nhà vua
*Lần 3
- Một con chim sẻ dọn thành ba cỗ thức ăn.
- Rèn cái kim may thành con dao.
® Chỉ ra sự vô lí của nhà vua.
*Lần 4: 
-Sâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc.
-Bắt con kiến càngkiến sang.
® Dựa vào kinh nghiệm dân gian.
=> Em bé thông minh, tài giỏi hơn người, rất có bản lĩnh: cả 4 lần thử thách em đều vượt qua xuất sắc làm rạng danh đất nước.
3. Tổng kết: 
a. Nghệ thuật:
b. Nội dung:
*.Ý nghĩa văn bản:
- Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian
- Tạo ra tiếng cười.
4.Luyện tập :
Kể diễn cảm truyện.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
*Bài cũ:
- Yêu cầu hs kể lại truyện diễn cảm
- Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua
- Kể tên những nhân vật thông minh mà em biết.
*Bài mới:
- Chuẩn bị tiết : “Trả bài TLV số 1.”
E. RÚT KINH NGHIỆM:
........
........
**********************************
Tuần :7	 Ngày soạn: 30/09/2014
 Tiết PPCT: 27	 	 Ngày dạy:03/10/2014
Tập Làm Văn: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Qua tiết trả bài giúp cho HS thấy được những ưu điểm và khuyết điểm khi làm bài văn tự sự bằng lời văn của mình. Từ đó có hướng khắc phục những ưu nhược điểm. 
 - Qua đó củng cố phương pháp làm bài văn tự sự, rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự. 
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
 - Chấm bài, sửa lỗi trong bài làm của HS, thống kê điểm. 
2. Học sinh
 - Lập dàn bài, xem lại bài làm của mình, sửa lỗi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện học sinh
 Lớp 6A1: SSVắng(PKP..)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài soạn của HS.
3. Bài mới: 
*Giới thiệu bài: Tiết học trước chúng ta đã cùng nhau làm bài TLV số 1, để các em có thể nhận ra những tồn tại trong bài làm của mình, chuẩn bị tốt hơn cho bài viết tiếp theo, chúng ta cùng nhau bước vào bài học ngày hôm nay:
*Bài học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HĐ1: Nhắc lại đề
Gv yêu cầu Hs nhắc lại đề và viết đề lên bảng
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu đề, tìm ý
GV phát vấn Hs để tìm hiểu đề
* HĐ3: Hướng dẫn xây dựng dàn ý
- Hs lên khá lên bảng viết dàn ý sơ lược
- Gv treo dàn ý mẫu 
* HĐ4: Nhận xét ưu - khuyết điểm:
- Gv nhận xét chung ưu – khuyết điểm của Hs
- Hs nghe rút kinh nghiệm
* HĐ5: Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
* HĐ6: Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiêp tục sửa bài
* HĐ7: Đọc bài mẫu
- Gv đọc bài của Thêu, Xuyn.
* HĐ8: Ghi điểm, thống kê chất lượng ( Xem cuối giáo án) 
Hướng dẫn tự học
- Hoàn thành bài viết vào vở
- Chuẩn bị bài mới: Luyện nói kể chuyện
I. Đề bài : Kể một truyện truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
II. Tìm hiểu đề, tìm ý: (Xem tiết PPCT tiết 19,20)
III. Dàn ý: (Xem tiết PPCT tiết 19,20)
IV. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
1. Ưu điểm: 
- Biết cách làm một bài văn tự sự.
- Chọn được truyện truyền thyết đã học đẻ kể, không lạc đề
- Lời kể xen biểu cảm chân thật.
2. Khuyết điểm:
- Sai lỗi chính tả nhiều
- Trình bày không đúng bố cục.
- Viết hoa tùy tiện.
- Bài viết còn sơ sài, sắp xếp ý lộn xộn, diễn đạt lủng củng.
V. Hướng dẫn sửa lỗi sai cụ thể
VI. Phát bài, đối chiếu dàn ý, tiếp tục sửa bài
VII. Đọc bài mẫu
VIII. Ghi điểm, thống kê chất lượng
* HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
* Bài cũ:
- Hoàn thành bài viết vào vở
* Bài mới: Soạn bài “ Luyện nói kể chuyện”
HƯỚNG DẪN SỬA LỖI SAI
Phần văn bản sai
Nguyên nhân sai
Sửa sai
- Thánh Dóng, đứng giậy, dộng dãi,
- Xau đó, xáng xớm, Xơn Tinh
- Tràng trai, bánh trưng, chỗi dậy, chuyền thuyết
- Kết của, tổ cuốc
- Câu chiện, không bết, bao nhiu, quần óa.
- sơn tinh, thủy tinh, hùng vương, mị nương, phù đổng thiên vương, lang liêu.
- Em là truyện thích nhất Thánh Gióng, Gióng thành ngay tráng sĩ khi vươn vai mình.
- Nhầm lẫn gi/d/r
- Nhầm lẫn s/x
- Nhầm lẫn ch/tr
- Nhầm lẫn c/q/k
- Nhầm lẫn các nguyên âm uê/ iê, oa/ao
- Không viết hoa tên riêng
- Diễn đạt không rõ nghĩa
- Thánh Gióng, đứng dậy, rộng rãi.
- Sau đó, sáng sớm, Sơn Tinh.
- Chàng trai, bánh chưng, trỗi dậy, truyền thuyết.
- Kết quả, tổ quốc
- Câu chuyện, không biết, bao nhiêu, quần áo.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh, Hùng Vương, Mị nương, Phù Đổng Thiên Vương, Lang Liêu.
- Em thích nhất là truyện Thánh Gióng, Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ. 
*THỐNG KÊ ĐIỂM:
Lớp
Sĩ số
Điểm >= 5
Điểm 8 => 10
Điểm dưới 5
Điểm 0 => 3
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
6A1
D. RÚT KINH NGHIỆM
..
..
	**********************************
 Tuần :7	 Ngày soạn: 30/09/2014
 Tiết PPCT: 28	 	 Ngày dạy: 02/10/2014
Văn bản: KIỂM TRA VĂN
I. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình học kì I môn ngữ văn 6 theo nội dung các văn bản đã học. Nhằm đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản của học sinh.
 - Giúp hs vận dụng kiến thức về văn bản để viết một đoạn văn.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
 Hình thức: Tự luận + trắc nghiệm
 Cách tổ chức kiểm tra: cho hs làm bài kiểm tra trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN.
 - Liệt kê tất cả chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình ngữ văn 6, kì I.
 - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận
 - Xác định khung ma trận.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Đọc – hiểu văn bản
- Chủ đề 
- Thể loại
- Nhân vật
- Ý nghĩa 
- Chi tiết thần kì
- Mục đích
Số câu: 
Số điểm:
3
1.5
3
1.5
6
3
Tiếng Việt
Giải nghĩa từ
Số câu:
Số điểm:
 1
 2
 1
 2
Tạo lập
văn bản
- Kể tóm tắt truyện
Số câu:
Số điểm:
 1
 5
1
5
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
 3
1.5
 4
3.5
1
5
8
10
IV. BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN
I. Trắc nghiệm: (3.0) Khoanh tròn đáp án mà em cho là đúng:
 Câu 1: Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện: 
A. Truyền thuyết.	 B. Cổ tích.	 C. Thần thoại.	D. Truyện cười.
Câu 2: Nhân vật chính trong truyện “Em bé thông minh” là ai?
A. Nhà vua.	 B. Viên quan. C. Em bé.	D. Người nông dân.
Câu 3: Truyện nào sau đây viết về người anh hùng đánh giặc cứu nước?
A. Bánh chưng, bánh giầy.	 B. Thánh Gióng.
C. Thạch Sanh. 	 D. Em bé thông minh. 
Câu 4: Nội dung ý nghĩa của truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” là: 
A. Giải thích, suy tôn nguồn gốc dân tộc.	 B. Lòng tự hào dân tộc.
C. Giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy.	 D. Giải thích hiện tượng mưa lũ.
Câu 5: Chi tiết nào dưới đây không phải là chi tiết thần kỳ trong truyện “Thạch Sanh”?
A. Lưỡi búa.	 B. Cây đàn thần.
C. Niêu cơm.	 D. Bộ cung tên vàng.
Câu 6: Mục đích chính của truyện “Em bé thông minh” là gì?
A. Phê phán những kẻ ngu dốt.
B. Khẳng định sức mạnh của con người.
C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người.
D. Chứng minh tư tưởng “Ở hiền gặp lành”.
II. Tự luận: ( 7.0 điểm)
Câu 1: Em hãy giải nghĩa từ : “Tập quán”, “Nao núng”? (2.0 điểm)
Câu 2: Viết đoạn văn (12 - 15 câu) tóm tắt một truyện truyền thuyết mà em đã học? (5.0 điểm)
V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
 I. Trắc nghiệm: ( 3.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0.5 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
B
D
A
C
 II. Tự luận :(7.0 điểm)
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
Giải nghĩa từ:
- Tập quán: Thói quen của một cộng đồng địa phương, dân tộc được hình thành từ lâu trong đời sống.
- Nao núng: Lung lay, không vững lòng tin ở mình nữa.
(1.0 điểm)
(1.0 điểm)
Câu 2
* Yêu cầu kĩ năng
- Đúng hình thức của đoạn văn, đảm bảo số câu quy định.
- Biết sử dụng lời văn giới thiệu nhân vật và sự việc.
* Yêu cầu kiến thức: 
- Kể lại truyện theo trình tự trong sách giáo khoa hoặc theo trình tự hợp lí.
- Chọn lọc nhân vật, sự việc chính để kể.
- Đảm bảo nội dung của lời văn giới thiệu nhân vật và sự việc.
VD: Tóm tắt truyện Thánh Gióng từ 12 – 15 câu
Chọn lọc được các sự việc chính của chuyện để kể.
+ Giới thiệu nguồn gốc xuất thân: ra đời kì lạ, ba tuổi mà không biết nói biết cười.
+ Đáp lời kêu gọi đánh giặc Ân của sứ giả.
+ Yêu cầu nhà vua sắm vũ khí để đánh giặc.
+ Lớn nhanh như thổi nhờ cơm gạo của nhân dân.
+ Vươn vai trở thành tráng sĩ, xông pha ra trận, đánh tan giặc Ân.
+ Roi sắt gãy, nhổ tre đánh giặc.
+ Đánh giặc xong bay về trời.
(1.0 điểm)
(4.0 điểm)
VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
..
..
	**********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 7 - Vi Thị Thơm - THCS Đạ Long.doc