Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 8

I. Mục tiêu cần đạt: Hs cần nắm.

 A. Mức độ cần đạt.

-Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.

-Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.

 B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng.

 1. Kiến thức: Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

 2. Kỹ năng:

-Lập dàn bài kể chuyện

-Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lý, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện càm xúc. Phân biệt lời người kể chuyện và nhân vật nói trực tiếp.

II. Chuẩn bị: Gv: Soạn giáo án theo CKT, SGK, SGV. - Hs: Soạn bài, SGK.

III.Hoạt động dạy & học.

HĐ 1: Ổn định lớp: ss

HĐ 2: Kiểm tra bài cũ:

1.Em bé thông minh đã trải qua mấy lần thử thách? Nêu các lần thử thách?

2. Em bé thông minh đã trả lời câu đố của vua bằng cách nào?

HĐ 3: Giới thiệu bài mới:

 

docx 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8(4/10 – 9/10)
Ngày soạn: 28/9 Ngày dạy: 5/10 Lớp : 61	
TIẾT 29 Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu cần đạt: Hs cần nắm.
 A. Mức độ cần đạt.
-Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
-Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
 B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng.
 1. Kiến thức: Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2. Kỹ năng: 
-Lập dàn bài kể chuyện
-Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lý, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện càm xúc. Phân biệt lời người kể chuyện và nhân vật nói trực tiếp. 
II. Chuẩn bị: Gv: Soạn giáo án theo CKT, SGK, SGV. - Hs: Soạn bài, SGK.
III.Hoạt động dạy & học.
HĐ 1: Ổn định lớp: ss 
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ: 
1.Em bé thông minh đã trải qua mấy lần thử thách? Nêu các lần thử thách?
2. Em bé thông minh đã trả lời câu đố của vua bằng cách nào?
HĐ 3: Giới thiệu bài mới:
HĐ 4: Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
I. Củng cố kiến thức
1.Nhắc lại kiến thức đã học về văn tự sự?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại. . . 
II. Thực hành bài luyện tập.
1.Giáo viên chia nhóm Hs thảo luận 
+ Mỗi nhóm chọn một bài hay nhất . 
+ Mỗi nhóm cử một em nói hay nhất . 
+ tập luyện nói ở tổ .
2.Hs trình bày trước lớp và nhận xét 
- Đại diện từng nhóm lên bảng trình bày . 
- HS thảo luận 
– GV nhận xét:
+Ưu điểm:
+Hạn chế:
Điều chỉnh các bài nói của bản thân theo gợi ý 
I. Củng cố kiến thức.
-Nhắc lại những kiến thức đã học về văn tự sự. 
-Xác định yêu cầu của bài luyện nói kể chuyện: sắp xếp các sự việc trong truyện theo một trình tự hợp lý để kể, bám sát nội dung đề yêu cầu; ngữ điệu phú hợp nhân vật và diễn biến câu chuyện.
II. Chuẩn bị lập dàn ý các đề bài.
1. Đề 1 : Tự giới thiệu về bản thân. 
*Yêu cầu nêu được:
a.MB: Lời chào và lý do tự giới thiệu.
b.TB:
-Tên, tuổi, vài nét về hình dáng.
-Giới thiệu gia đình gồm những ai?
-Công việc hằng ngày của bản thân, gia đình.
-Vài nét về tính tình, sở thích, ước mơ.
c.KB: Lời cảm ơn người nghe . . . 
2.Đề 2: Kể về gia đình mình . 
*Yêu cầu cần nêu:
a. MB: Lý do kể. Giới thiệu chung về gia đình.
b. TB: 
-Kể về các thành viên trong gia đình: Ông, Bà, Bố, Mẹ, Anh, Chị, em,.
-Với từng người, lưu ý kể, tả một số ý.
-Chân dung ngoại hình, tính tình, Tính cách, tình cảm, hoạt động, công việc hằng ngày, . . .
C. KB: Tình cảm của mình với gia đình 
III. Luyện nói trên lớp : 
- Nói to, rõ để mọi người đều nghe . 
- Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng , mắt nhìn vào mọi người . 
IV.Củng cố HD tự học ở nhà. 
1.Hướng dẫn tự học: Lập dàn bài nói một câu chuyện kể, tập nói.
2.Củng cố: Thông qua bài tập. 
3. Dặn dò: Học bài và soạn bài:Cây bút thần.
4. Gv tự rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 29/9 Ngày dạy: 5/10 Lớp :61 
Tiết: 30 Văn bản: CÂY BÚT THẦN
	(Truyện cổ tích Trung Quốc)
I. Mục tiêu cần đạt: Hs cần nắm.
 A. Mức độ cần đạt.
-Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần. 
 B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng.
 1. Kiến thức:
-Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người.
-Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kỳ.
-Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật. 
 2. Kỹ năng: 
-Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
-Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong truyện. 
-Kể lại câu chuyện.
II. Chuẩn bị: Gv: Soạn giáo án theo CKT, SGK, SGV. - Hs: Soạn bài, SGK.
III.Hoạt động dạy & học.
HĐ 1: Ổn định lớp: ss 
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ: 
1. Cho biết ý nghĩa của truyện Em bé thông minh?
2. Qua truyện Em bé thông minh em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả?
HĐ 3: Giới thiệu bài mới:
HĐ 4: Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
I. Tìm hiểu chung.
-Đọc rõ ràng, đúng yêu cầu,. . . . . .
1. Cây bút thần là truyện cổ tích của nước nào? Nhân vật thuộc kiểu nào?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: 
2.Tìm hiểu bố cục văn bản?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Mở truyện theo công thức: Ngày xưa, người ta kể rằng
-Thân truyện: 
+Mã Lương dốc lòng học vẽ, được thần thưởng bút thần.
+Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân.
+Mã Lương dùng bút thần trừng trị địa chủ và vua ác.
-Kết truyện: Mã Lương lại về sống và vẽ giữa lòng dân.
II. Đọc - hiểu văn bản.
 A. Nội dung:
1.Tài năng của Mã Lương được khắc họa như thế nào? Kiểu nhân nào?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật:
-Có tài năng kì lạ.
-Đặc điểm tiêu biểu của nhân vật là có một tài năng kì lạ, nổi bật nào đó và luôn dùng tài năng đó để làm việc thiện, chống lại cái ác
-Thạch Sanh, chàng bắn giỏi, lặn giỏi, chữa bệnh giỏi trong truyện “Ba chàng thiện nghệ”
=> Mã Lương thuộc kiểu nhân vật người mồ côi, thông minh.
 2.Quan niệm của nhân dân về nghệ thuật như thế nào?Tài năng của Mã Lương ra sao?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Mã Lương vẽ rất giỏi, giống như thật.
+Thực tế: là sự say mê, cần cù chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.
+Thần kì: thần cho cây bút => nguyên nhân này tô đậm, thần kì hóa tài vẽ của Mã Lương. Mặt khác đây cũng là sự ban thưởng xứng đáng cho người say mê, có tâm, có tài, có chí, khổ công luyện tập.
=> Hai nguyên nhân này quan hệ chặt chẽ với nhau. Thần cho Mã Lương cây bút chớ không cho vật gì khác và chỉ có Mã Lương chứ không phải ai khác . 
3. Ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, hạnh phúc ra sao?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Tác giả dân gian đã để nhân vật trải qua nhiều tình huống thử thách, từ thấp đến cao. Lần sau khó khăn, phức tạp hơn lần trước. Phẩm chất của nhân vật ngày càng rõ hơn. Mã Lương như được trao sứ mệnh vung bút thần để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lý.
HẾT TIẾT 30
 B. Nghệ thuật:
C. Ý nghĩa văn bản.
I. Tìm hiểu chung.
1. Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật tài năng. 
2.Chú thích: SGK tr.84. 
3. Bố cục văn bản:
*Đoạn 1: từ đầu lấy làm lạ=> Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần.
-Đoạn 2: tiếp theo vẽ cho thùng=> Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
-Đoạn 3: tiếp phóng như bay=> Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
-Đoạn 4: tiếp lớp sóng hung dữ=> Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua hung ác, tham lam.
-Đoạn 5: còn lại=> những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần.
II. Đọc - hiểu văn bản.
A. Nội dung.
1. Tài năng của Mã Lương.
-Mã Lương nhà nghèo, mồ côi, em rất ham học vẽ=> học vẽ mọi nơi mọi lúc và được bút thần.
 2. Quan niệm của nhân dân về mục đích nghệ thuật chân chính.
- Mã Lương vẽ cày, cuốc, đèn cho người nghèo => phục vụ nhân dân, vẽ cho người nghèo, công cụ đồ dùng hằng ngày.
3.Ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, hạnh phúc.
- Mã Lương dùng bút thần để chống lại tên địa chủ và tên Vua tham lam độc ác=> Mã Lương rất căm ghét tên địa chủ và tên Vua tham lam, độc ác
B.Nghệ thuật. 
C.Ý nghĩa văn bản.
IV.Củng cố HD tự học ở nhà. 
1. Hướng dẫn tự học: Đọc kỹ truyện, kể diễn cảm truyện theo đúng trình tự các sự việc.
2. Củng cố: Tóm tắt được truyện 
3. Dặn dò: Đọc lại truyện và kể được truyện. Học bài và soạn bài: Cây bút thần (tt)
4. Gv tự rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 29/9 Ngày dạy: 6/10 Lớp :61 
Tiết: 31 Văn bản: CÂY BÚT THẦN(tt)
	(Truyện cổ tích Trung Quốc)
I. Mục tiêu cần đạt: Hs cần nắm.
 A. Mức độ cần đạt.
-Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần. 
 B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng.
 1. Kiến thức:
-Quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người.
-Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kỳ.
-Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật. 
 2. Kỹ năng: 
-Đọc-hiểu văn bản truyện cổ tích thần kỳ về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
-Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong truyện. 
-Kể lại câu chuyện.
II. Chuẩn bị: Gv: Soạn giáo án theo CKT, SGK, SGV. - Hs: Soạn bài, SGK.
III.Hoạt động dạy & học.
HĐ 1: Ổn định lớp: ss 
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ: 
1. Tóm tắt truyện Cây bút thần?
2. Qua truyện Cây bút thần em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả?
HĐ 3: Giới thiệu bài mới:
HĐ 4: Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
I. Tìm hiểu chung.
-Đọc rõ ràng, đúng yêu cầu,. . . . . .
1.
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại. . . 
II. Đọc - hiểu văn bản.
Nội dung:
 B. Nghệ thuật:
1. Chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong truyện có tác dụng như thế nào về khắc họa hình ảnh nhân vật?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại. . . 
2.Sự sáng taọ các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo phản ánh ước mơ gì của nhân dân?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại. . . 
3.Niềm tin của nhân dân như thế nào?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương, có khả năng kì diệu, chỉ trong tay Mã Lương cây bút thần mới phát huy tác dụng như ý muốn, còn trong tay kẻ ác thì ngược lại, chỉ thực hiện công lí của nhân dân. 
 C. Ý nghĩa văn bản.
-Nghệ thuật chân chính thược về ai? Thể hiện ước mơ như thế nào của nhân dân?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về người có tài.
I. Tìm hiểu chung.
 (Tiết 30)
II. Đọc - hiểu văn bản.
A. Nội dung.
B.Nghệ thuật. 
1. Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kỳ ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài năng trong truyện cổ tích: Mã Lương được cụ già tóc bạc phơ thưởng cho một cây bút bằng vàng vẽ được những điều kỳ diệu, vẽ chim thì biết bay; vẽ cá thì biệt bơi,.
2. Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với những mâu thuẫn không thể dung hòa: diệt bọn tham lam, độc ác
3. Giúp đỡ người nghèo, trừng trị kẻ độc ác.=> thể hiện ước mơ về khả năng kì diệu của con người. 
 C. Ý nghĩa của truyện
-Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại cái ác. 
- Thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lý xã hội và những khả năng kỳ diệu của con người.
IV.Củng cố HD tự học ở nhà. 
1. Hướng dẫn tự học: Đọc kỹ truyện, kể diễn cảm truyện theo đúng trình tự các sự việc.
2. Củng cố: Tóm tắt được văn bản Cây bút thần. 
3. Dặn dò: Đọc lại truyện và kể được truyện. Học bài và soạn bài: Danh từ.
4. Gv tự rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
Ngày soạn: 1/10 Ngày dạy: 9/10 Lớp: 61
Tiết: 32 Tiếng Việt: DANH TỪ
I. Mục tiêu cần đạt: Hs cần nắm.
 A. Mức độ cần đạt.
-Nắm được các đặc điểm của danh từ.
-Nắm được các tiểu loại danh từ: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
-Lưu ý: Học sinh đã học về danh từ ở Tiểu học.
 B. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng.
 1. Kiến thức:
-Khái niệm danh từ. 
 +Nghĩa khái quát của danh từ.
 +Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (Khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
-Các loại danh từ. 
 2. Kỹ năng: 
-Nhận biết danh từ trong văn bản.
-Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
-Sử dụng danh từ để đặt câu.
II. Chuẩn bị: Gv: Soạn giáo án theo CKT, SGK, SGV. - Hs: Soạn bài, SGK.
III.Hoạt động dạy & học.
HĐ 1: Ổn định lớp: ss 
HĐ 2: Kiểm tra bài cũ: 
1.Kể tóm tắt văn bản Cây bút thần? Cho biết nghĩa cơ bản của truyện?
2. Nhân vật Mã Lương đã làm việc gì cho nhân dân? Qua đó nói lên điều gì ở nhân vật?
HĐ 3: Giới thiệu bài mới:
HĐ 4: Bài mới:
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung kiến thức
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN.
I. Tìm hiểu chung.
A. Khái niệm của danh từ.
1.Hãy xác định các danh từ trong cụm danh từ in đậm?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: . Danh từ: con trâu.-->là trung tâm của cụm DT.
 Con: DT chỉ đơn vị; Trâu: DT chung.
2.Trước và sau danh từ trong cụm danh từ có những từ nào?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: ba, ấy; Ba=> DT số lượng; ấy=>chỉ từ đứng sau.
3.Danh từ khác trong câu? 
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Vua, làng, thúng, gạo, nếp=>DT
4. Danh từ biểu thị những gì?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Tóm lại: Trong cụm danh từ in đậm có 2 danh từ: con, trâu.
-DT: con àchỉ loại.
-DT: trâu àchỉ vật.
-Từ đứng trước: baàchỉ số lượng.
-Từ đứng sau: ấyàchỉ sự phân biệt cụ thể.
=> người, vật, hiện tượng, khái niệm.
5. Đặt câu với các danh từ vừa tìm?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Bố em là công nhân 
B. Các loại danh từ.
1. Xác định nghĩa các danh từ in đậm có gì khác với các danh từ đứng sau?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: Các danh từ in đậm chỉ đơn vị để đếm người, vật.
- Các danh từ đứng sau chỉ sự vật.
2.Thử thay thế các danh từ in đậm bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét? 
-Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi?
-Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Vì sao?
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: a. Thay đơn vị qui ước = 1 từ khác, đơn vị 
- Thúng =rá, tính đếm đo lường sẽ thay đổi.
-Tạ = cân, mớ,. 
- Khi thay một từ đơn vị tự nhiên=> không thay đổi: con= chú; viên= ông .
b. Khi sự vật tính đếm, đo lường bằng đơn vị qui ước chính xác thì nó không thể được miêu tả về lượng
3. Vì sao nói: ba thúng gạo rất đầy. Mà sao không nói: Sáu tạ thóc rất nặng. 
*H thảo luận trình bày. . . .
*G chốt lại: .-Thúng chỉ số lượng ước phỏngàkhông chính xác.
-Sáu, tạ chỉ số lượng chính xácànếu thêm nặng hay nhẹ đều thừa
II. Luyện tập.
I. Tìm hiểu chung.
A. Khái niệm của danh từ.
a. Khái quát nghĩa các danh từ: là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khía niệm, . . .
b. Khả năng kết hợp của danh từ: với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, . . 
c. Chức vụ ngữ pháp của danh từ: Làm CN, nếu làm VN phải có từ là đứng trước.
B. Các loại danh từ. 
1.Danh từ chỉ sự vật: dùng để nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, . . .
2. Danh từ chỉ đơn vị: nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật; bao gồm danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
II. Luyện tập 
BT1: Danh từ viết, sách, bút
BT2: Liệt kê các loại từ.
a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ngài, viên, người, em
b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: quyển, quả, tờ, chiếc
BT3: liệt kê các danh từ.
a. Chỉ đơn vị qui chính xác: gam, hecta, ..
b. Chỉ đơn vị qui ước chừng: nắm, mớ, hủ, bó, vốc 
BT4: Viết chính tả :từ đầu đến các hình vẽ.
BT5: Chỉ đơn vị : em, que, con, bức
Chỉ sự vật: ML, cha mẹ, củi, cỏ, chim. 
IV.Củng cố HD tự học ở nhà. 
1.Hướng dẫn tự học: Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
-Luyện viết chính tả. Thống kê danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong chính tả.
2.Củng cố: Thông qua bài tập. 
3. Dặn dò: Học bài và soạn bài: Ngôi kể trong văn tự sự.
4. Gv tự rút kinh nghiệm : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 8 (2).docx