Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 năm 2014

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

2. Kỹ năng:

- Lập dàn bài kể chuyện.

- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.

- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong học tập

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.

- Học Sinh: Đọc và trả lời câu hỏi

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 10 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 8 năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 - BÀI 8
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 29 – Tập làm văn	
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kỹ năng:
- Lập dàn bài kể chuyện.
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong học tập
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.
- Học Sinh: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Bài học
GV nêu đề bài.
Hãy lập dàn ý?
- Khi kể chuyện bằng ngôn ngữ nói, cần theo các bước nào?
Phần thân bài cần kể những gì?
Hoạt động 3
I. Đề bài
 Hãy kể một câu chuyện mà em yêu thích bằng lời văn của mình
II. Dàn bài
- Nói: Là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Kể chuyện bằng ngôn ngữ nói cũng là hình thức giao tiếp tự nhiên hàng ngày.
- Nội dung: 
+ Mở bài: Lời chào, lý do, lời tự giới thiệu
+ Thân bài: Nội dung chuyện
+ Kết bài: Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe
* Kể về gia đình mình
- MB: Lời chào, lý do kể
- TB: 
+ Gia đình có những ai? tên? Tuổi?
+ Công việc hàng ngày
+ Sở thích, nguyện vọng.
- KB: Lời cảm ơn.
III. Luyện nói
* Yêu cầu:
- Nói theo chủ đề một cách tự nhiên, mạch lạc, liên kết chặt chẽ.
- Có ngữ điệu sống động, có sức truyền cảm.
- Có sự biểu đạt của tư thế, nét mặt, âm hưởng.
* Tiến hành: 
- Chia tổ luyện nói
- Chọn một số HS lên nói trước lớp
- HS nghe, nhận xét, thảo luận
- GV uốn nắn, gợi ý sửa chữa.
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
	 - Đọc bài tham khảo SGK Tr 78,79
	- GV nhận xét chung ưu điểm, nhược điểm và hướng khắc phục.
5. HDVN:
- Tập kể chuyện về mình
	- Đọc “Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”
	- Đọc các bài văn tham khảo.
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 30 – HDĐT Văn bản 
CÂY BÚT THẦN (T1)
	 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
3. Thái độ:
- Yêu các em nhỏ, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ 
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.
- Học Sinh: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể diễn cảm truyện”Em bé thông minh”
- Cảm nhận của em về nhân vật chính? So sánh sự khác nhau trong nội dung câu đố và cách giải đố của em bé?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc văn bản, đọc mẫu một đoạn
- Gọi 2 học sinh đọc và kể chuyện?
- HD học sinh trả lời về các chú thích trong SGK
- Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung ?
- Nêu bố cục của truyện? Sự việc nào nổi bật nhất?
- Nhân vật chính trong chuyện? ML thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? Hãy kể tên một số nhân vật tương tự trong cổ tích mà em biết? (Thạch Sanh, chàng lặn giỏi)
- Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ - kiểu nhân vật phổ biến trong cổ tích
- Mã Lương được giới thiệu như thế nào? đặc điểm nào nổi bật nhất?
- Chi tiết nào thể hiện Mã Lương say mê học vẽ? Kết quả của sự say mê đó?
- Mã Lương có ước mơ gì?
- Vì sao Mã Lương lại ước mơ một cây bút chứ không phải là cái gì khác?
- Vì sao thần cho Mã Lương cây bút vẽ? Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào? 
- Từ khi có bút thần, tài vẽ của Mã Lương được thể hiện như thế nào?
- Nêu ý nghĩa?
- Tóm laị ở phần 1, tác giả đã giới thiệu Mã Lương là người ntn?
- Mã Lương có tài gì phi thường? đó là do tự mình hay do thần linh giúp đỡ?
- Hãy kể những nhân vật có tài kì lạ trong cổ tích? (Ba chàng thiện nghệ)
I.Tiếp xúc văn bản:
1. Đọc và kể
- Đọc chậm, rõ ràng, đúng ngữ điệu, chú ý phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trong truyện
- Kể: Đảm bảo chi tiết chính
2. Tìm hiểu chú thích: 
- Giải thích từ khó : 1, 3, 4, 7, 8
3. Bố cục : 3 phần 
- P1( Từ đầu... lấy làm lạ): Giới thiệu về Mã Lương và cây bút thần.
- P2( Tiếp... hung dữ): Diễn biến truyện Gồm 3 đoạn:
+ Mã Lương vẽ giúp người nghèo
+ Mã Lương trừng trị tên địa chủ
+ Mã Lương chống lại tên vua độc ác, tham lam
- P3( Còn lại): Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần
II. Phân tích văn bản:
1. Giới thiệu về Mã Lương và cây bút thần.
a. Giới thiệu :
- Mồ côi cha mẹ, chặt củi, cắt cỏ kiếm sống.
- Rất thông minh và thích học vẽ từ nhỏ ® say mê học vẽ ->vẽ giống như thật
- Ước mơ: Có 1 cây bút -> là phương tiện giúp Mã Lương vẽ tốt hơn
- Được thần ban thưởng một cây bút bằng vàng sáng lấp lánh (hình ảnh trong giấc mơ)
- Có bút thần Mã Lương vẽ đạt mức siêu nhiên
+ Vẽ chim: Chim tung cánh bay
+ Vẽ cá: Cá vẫy đuôi bơi lội
b. Ý nghĩa:
- Sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, cần cù, có nghị lực
- Tô đậm tính chất thần kì hoá tài vẽ của Mã Lương
- Sự kết hợp giữa tài năng, điều kiện và phương tiện (bút vẽ) đem đến chất lượng nghệ thuật mới ® chứng minh khả năng con người: Có công mài sắt có ngàynên kim, có chí thì nên
* Tóm lại: Mã Lương vừa bình thương, vừa khác thường có tài vẽ kì lạ
® Cả hai nguyên nhân: Có tài nhưng được giúp đỡ sẽ tài hơn
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Đọc diễn cảm đoạn 1
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
 4. Củng cố: 
- Nhắc lại những nội dung cơ bản 
5. HDVN:
- Học bài
- Hoàn chỉnh bài soạn. Tập kể diến cảm
- So sánh Mã Lương - Em bé thông minh?
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 31 – HDĐT Văn bản 
CÂY BÚT THẦN (T2)
	 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức:
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
3. Thái độ:
- Yêu các em nhỏ, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ 
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.
- Học Sinh: Đọc và trả lời câu hỏi
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tóm tắt truyện Cây bút thần?
- Tác giả đã giới thiệu về nhân vật Mã Lương như thế nào?
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
- Học sinh đọc đoạn 2 trong SGK trang 80
- Khi đã thành tài, lại thêm có cây bút thần, Mã Lương đã vẽ những gì cho người nghèo?
- Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ những của cải có sẵn như thóc, gạo, vàng bạc?
- Phần tiếp theo của truyện kể về sự việc gì? tìm những chi tiết chứng tỏ Mã Lương căm ghét địa chủ và tên vua tham lam độc ác?
- Tài vẽ gây hoạ gì cho Mã Lương
- Sau khi thoát khỏi nhà địa chủ, Mã Lương bị vua bắt và Mã Lương đã thực hiện lệnh vua như thế nào?
- Tại sao Mã Lương dám vẽ ngược như vậy?
- Qua các sự việc trên em có đánh giá, nhận xét gì về Mã Lương?
- Theo em để trừng trị kẻ ác bằng lòng dũng cảm và cây bút thần có đủ không? Cần có phẩm chất nào khác?
- Vì sao Cây bút thần có nhiều chi tiết lí thú, gợi cảm?
- Truyện được kết thúc như thế nào? Mã + Lương về quê ® trở về với nhân dân và phục vụ nhân dân ® được truyền tụng mãi
- Qua tìm hiểu, phân tích sự việc, em thấy truyện cây bút thần có ý nghĩa gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk/85
II. Phân tích văn bản (tiếp):
2. Mã Lương sử dụng bút thần:
* Mã Lương vẽ cho người nghèo
- Vẽ cày, vẽ cuốc, thùng múc nươc, đèn -> những dụng cụ lao động hàng ngày rất cần thiết cho cuộc sống.
- Mã Lương không vẽ của cải có sẵn để hưởng thụ mà vẽ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống -> nhắc nhở mọi người nên coi trọng lao động, của cải con người hưởng thụ phải do chính con người tạo ra -> sự gắn bó yêu thương của Mã Lương với người ngèo
* Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác
- Bị địa chủ bắt, buộc Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn -> Mã Lương không vẽ mà lại vẽ bánh để ăn, vẽ thang và ngựa để trốn, vẽ cung tên bắn chết địa chủ 
-> Tài năng không phục vụ cái ác mà dùng để chống lại cái ác 
- Vua bắt vẽ rồng, bắt vẽ phượng ->Vẽ cóc ghẻ, vẽ gà trụi lông, vẽ sóng biển 
-> Căm ghét vua gian ác 
* Nhận xét:
- Mã Lương trải qua nhiều tình huống, thử thách từ thấp đến cao. Phẩm chất nhân vật ngày càng bộc lộ rõ: Không vẽ gì ®Vẽ ngược hẳn ®Vẽ trừ kẻ ác cho mọi người ® Mã Lương như người được trao sứ mệnh vung bút thần thực hiện công lí 
- Trừng trị kẻ ác rất cần đến sự thông minh, mưu trí, dũng cảm và phương tiện (hình ảnh cây bút thần) 
*: Nghệ thuật:
- Cây bút thần được xây dựng theo trí tưởng tượng phong phú, độc đáo của nhân dân,có nhiều tình tiết lý thú, gợi cảm 
- Cây bút thần là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương
- Cây bút thần có khảnăng kì diệu
- Chỉ trong tay Mã Lương, bút thần mới tạo ra những vật như mong muốn- còn trong tay kẻ ác sẽ tạo điều ngược lại
- Cây bút thần thực hiện công lý: Giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác -> ước mơ về khả năng kì diệu của con người
3. Ý nghĩa của truyện:
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội: người thông minh chăm chỉ được phần thưởng xứng đáng, kẻ độc ác tham lam bị trừng trị
- Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, chính nghĩa và chống lạicái ác
- Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng có tài và khổ công luyện tập -> người tốt ấy có khả năng kì diệu
- Ước mơ, niềm tin của con người (mơ có những báu vật, phương tiện thần kì để tạo ra tất cả)
III. Tổng kết: 
* Ghi nhớ : sgk/85
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Viết từ 3 -5 câu văn cho phần kết thúc truyện Cây bút thần theo ý của em?
Hoạt động 4: Cñng cè, HDVN
4. Củng cố: 
- Giáo viên khái quát, nhấn mạnh nội dung, nghệ thuật của truyện
- Kể diễn cảm truyện
5. HDVN:
- So sánh ML và Em bé thông minh có gì giống và khác nhau về phẩm chất, tính cách?
- Bài tập 2 SGK trang 85
- Soạn bài: Danh từ
Ngày soạn: ././2014.
Ngày giảng 6A: T..././ /2014 
Tiết 32 – Tiếng Việt
DANH TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 
1. Kiến thức: 
- Khái niệm danh từ:
+ Nghĩa khái quát của danh từ.
+ Đăc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
2. Kỹ năng:
 - Nhận biết danh từ trong văn bản.
 - Phân biệt danh từ chung và danh từ riêng.
 - Sử dụng danh từ để đặt câu.
3. Thái độ:
- Nghiên túc trong khi kể, có tinh thần học hỏi các bạn .
II. CHUẨN BỊ 
- Giáo viên:
+ SGK, SGV Ngữ Văn 6, Giáo án.
+ Bảng phụ
- Học Sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Khởi động
1. Tổ chức: 
Sĩ số:
6A:
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Em hiểu thế nào về danh từ? Tìm 3 danh từ?	
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: Dựa vào yêu cầu của bài
Ho¹t ®éng 2: Hình thành kiến thức mới
Ngữ liệu và phân tích
- GV gọi HS đọc và treo bảng phụchép ngữ liệu lên bảng (trang 86)
- Hãy tìm danh từ trong cụm danh từ in đậm?
- Trước và sau danh từ còn có những từ nào?
- Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn?
- Danh từ biểu thị những gì? lấy ví dụ minh hoạ cho mỗi loại?
- Đặt câu với các danh từ tìm được trong ví dụ trên, xác định chủ ngữ, vị ngữ?
- Danh từ giữ chức vụ chủ yếu gì trong câu
Ngữ liệu 2 : sgk/86
- Nghĩa của các từ in đậm có gì khác với các danh từ đứng sau. ?
- Thử thay thế các danh từ in đậm đó bằng những từ khác rồi rút ra kết luận.
- Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi ? 
- Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi ? Vì sao ? 
- Vì sao có thể nói “ Nhà có ba thúng gạo rất đầy “ nhưng không thể nói “ Nhà có sáu tạ thóc rất nặng “ ?
- Danh từ Tiếng Việt được chia làm mấy loại lớn ? Đó là những loại nào ? 
- Danh từ chỉ đơn vị gồm những nhóm nào ? 
HS đọc mục ghi nhớ 
Hoạt động 3:
- Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật.(đồ vật trong nhà,các bộ phận của cơ thể người,phương tiện giao thông,chỉ nghề nghiệp,quan hệ họ hàng...)
Đặt câu với mỗi danh từ đã tìm
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ người.
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật.
I. Bài học
1. Đặc điểm của danh từ
- Danh từ: Con trâu
- Trước danh từ: ba, sau danh từ: ấy
- Ngoài ra: Vua, thúng, gạo
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
+ DT chỉ người: Vua, học sinh
+ DT chỉ vật: Trâu, chó..
+ Danh từ chỉ sự vật: Thúng, gạo, biển
+ DT chỉ hiện tượng: Sấm, mưa
+ DT chỉ khái niệm: Đạo đức, học lực, tính tình
- Chức vụ chủ yếu của danh từ trong câu
+ Làm chủ ngữ
+ Nếu làm vị ngữ cần có thêm từ "là"
2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật . 
- Các từ in đậm: Con, viên, thúng, tạ: Chỉ loại, đơn vị.
- Các từ: Trâu, quan, gạo, thóc: Chỉ người, vật, sự vật
- Thay con bằng chú, thay viên bằng ông -> Không thay đổi.
- Thay thúng bằng rá, thay tạ bằng tấn -> Thay đổi.
- DT thúng chỉ số lượng ước phỏng có thể thêm các từ bổ sung về lượng.
- Sáu, tạ là những từ chỉ chính xác nên thêm từ nặng là thừa. 
* Gồm 2 loại lớn:
1. Danh từ chỉ đơn vị: Nêu tên đơn vị dùng để tínhđếm, đo lường sự vật. Chia làm 2 loại
- DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước
+ DT chỉ đơn vị chính xác
+ DT chỉ đơn vị ước chừng
2. Danh từ DT chỉ sự vật: Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm
* Ghi nhớ Sgk/87
II. Luyện tập: 
1. Bài tập 1
Một số danh từ chỉ sự vật : Bàn, ghế, nhà, cây, quần, áo, chó, mèo....
Đặt câu : Chú mèo nhà em có bộ lông rất đẹp.
2. Bài tập 2
a. Chú, bác, dì, cháu, em, viên, ngài...
b. Chiêc, quyển, tờ, tấm..
3. Bài tập 3
a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác : Hecta, hải lí, tấn, tạ.
b. Chỉ đơn vị quy ước, ước phỏng : Thúng, đấu, vốc, gang, đoạn, sải...
Bài 4 : Bài tập nâng cao: 
- Tìm các từ loại đứng trước danh từ “thuyền”: Chiếc, con
- Tìm các danh từ là từ ghép: Học sinh, giáo viên, nhà trường
Hoạt động 4: Củng cố, HDVN
4. Củng cố: 
 - Giáo viên khái quát, nhấn mạnh kiến thức cơ bản trong tiết học 
5. HDVN:
- Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 3, 4, 5 SGK trang 87
- Đọc kĩ bài "Danh từ" tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_van_6_tuan_8.doc