Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 9

A. Mục tiêu

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện ÔLĐC.

 - Thấy được những nét chính về nghệ thuật trong truyện

 - Sự lặp lại tăng tiến của các tỡnh tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.

B. Chuẩn bị :

 1. Giáo viên:

 - Soạn bài

 - Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.

 2. Học sinh: + Soạn bài

C. Các bước lên lớp:

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Trình bày nội dung ý nghĩa của truyện Cây bút thần

 3. Bài mới

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9( 14/10- 19/10)
Ngày soạn: 7/10/2013 
Tiết 33 
 Văn bản Ông lão đánh cá và con cá vàng
(Truyện cổ tớch của A. Pu-skin) - HDĐT-
a. Mục tiờu
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện ÔLĐC...
 - Thấy được những nột chớnh về nghệ thuật trong truyện
 - Sự lặp lại tăng tiến của cỏc tỡnh tiết, sự đối lập của cỏc nhõn vật, sự xuất hiện của cỏc yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
B. Chuẩn bị :
 1. Giáo viên: 
 - Soạn bài
 - Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
 2. Học sinh: + Soạn bài
C. Các bước lên lớp:
 1. ổn định tổ chức
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Trình bày nội dung ý nghĩa của truyện Cây bút thần
 3. Bài mới
Hoạt động 1: 
* HS đọc phần chú thích- ghi nhớ vài nét về đậi thi hào Nga Pu- skin? 
? Văn bản ÔLĐClà truyện cổ tích được xây dựng trên một hệ thống sự việc kể theo trình tự thời gian. Dựa vào đó, em hãy kể lại các sự việc chính của truyện ?
? Tìm hiểu chú thích?
? Bài chia làm mấy phần ?
? Truyện có mấy nhân vật, nhân vật nào là chính? nhân vật nào là phụ?
 HĐ2
? Trong truyện, em thấy ông lão được miêu tả như thế nào?( ông làm nghề gì, tính tình ra sao ?)
? Khi bắt được cá và trước lời cầu khẩn của cá, ông đã xử sự ntn? chi tiết
? Qua đây, ta thấy ông lão là người ntn ?
 Thảo luận
? Nhưng khi ông lão một mực làm theo lệnh vợ bắt cá đền ơn thì ông có phải là người tốt nữa không ? Vì sao ?
- Có: vì người tốt thường thật thà, không mưu mô, thủ đoạn.
- Không: vì khi nhận ra thói xấu của vợ ông vẫn làm theo. Mặc dù vậy ông vẫn là người tốt
? Mấy lần ông lão ra biển gặp cá vàng?
? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gặp cá vàng là việc lặp lại có chủ ý. Em hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật này?
- Sự lặp lại không phải nguyên xi mà có sự thay đổi, tăng tiến. Vì vậy, mỗi lần lặp lại là mỗi lần có chi tiết mới xuất hiện. Đây là sự lặp lại tăng tiến.
- Qua các lần lặp lại, tính cách, nhân vật và chủ đề câu chuyện được tô đậm.
I. Đọc- tìm hiểu chung
 1. Đọc:
 2. Các sự việc chính:
- Hoàn cảnh sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá.
- Ông lão bắt được cá vàng - thả cá vàng và nhận được lời hứa của cá vàng.
- Mụ vợ biết được, bắt ông lão đòi cá vàng đền ơn: đòi máng lợn mới, đòi ngôi nhà mới
đòi làm nhất phẩm phu nhân, đòi làm nữ hoàng, đòi làm Long vương bắt cá vàng hầu hạ, gia đình mụ trở về cuộc sống như cũ.
 3. Chú thích: 2,5,7,9
 4. Bố cục và nhân vật:
- Bố cục: chia 3 đoạn:
 + Từ đầukéo sợi: Hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão
 + Tiếpý muốn của mụ: Những đòi hỏi vô lý của mụ vợ
 + Còn lại: Vợ chồng ông lão trở về cảnh sống cũ.
 - Nhân vật: ông lão, mụ vợ, cá vàng, biển cả
 - Nhân vật chính: Mụ vợ
II. Đọc-Tìm hiểu chi tiết :
 1. Nhân vật ông lão:
- Ông lão là một ngư dân nghèo khổ
 ngạc nhiênthả cá xuống biểnkhông đòi hỏi gì.chẳng cần gì 
à Chăm chỉ làm ăn, lương thiện, nhân hậu, rộng lượng, tốt bụng.
- 5 lần ông lão ra biển gặp cá vàng: biện pháp lặp lại có chủ ý:
->Tạo nên tình huống gây sự hồi hộp cho người nghe.
	? Đối lập với ông lão là n/v nào?
? Mấy lần, mụ vợ đòi cá vàng đền ơn? đó là những lần nào?
? Lần 1 và 2 mụ đòi 2 thứ đó là thuộc về
vật chất hay tinh thần?
? Lần 2,3,4,5 đòi hỏi đó thuộc về điều gì
? Qua đây, em thấy mụ vợ ông lão là người ntn? 
? Em có nhận xét gì về lòng tham của mụ vợ?
- Lòng tham tăng lên rất nhanh từ thấp đến cao. Đi từ vật chất đến địa vị: từ địa vị có trong thực tế đến địa vị tưởng tượng. Đó là lòng tham vô độ, không giới hạn, đúng như câu thành ngữ: Được voi, đòi tiên.
? Khi nghe chồng kể chuyện bất được cá vàng, mụ đã nói gì với chồng?
? Lần 2, 3, 4,5 mụ có thái độ ra sao?
? Em có nhận xét gì về thái độ của mụ vợ đối với chồng.
? Qua đây, ta thấy tính cách của mụ vợ đối với chồng ntn?
? Sự bội bạc của mụ với chồng tăng lên như thế nào?
 Thảo luận
? Theo em, vì sao mụ vợ lại có sự thay đổi như vậy?
- Chỉ vì lòng tham mà tình nghĩa vợ chồng không còn,
? Không chỉ bội bạc với chồng, mụ còn bội bạc với ai? Hãy tìm các chi tiết?
- Cá vàng là ân nhân của mụ thế nhưng do lòng tham vô độ, mù quáng đã dẫn mụ đến chỗ đòi hỏi quá quắt và trơ trẽn. Lòng tham đó đã biến mụ thành kẻ vô ơn bạc bẽo. Đây là một sự bội bạc không thể ngờ và không thể chấp nhận được.
? Đến đây, em hình dung mụ vợ thuộc loại người nào?
? Mụ vợ tuy là người LĐ nghèo khổ nhưng mụ lại mang trong mình bản chất của giai cấp nào?
- Mụ vợ là gia cấp cần lao nhưng mụ lại mang trong mình bản chất của giai cấp bóc lột, thống trị, tham ác, tìm mọi cách đạt được danh vọng mà không muốn mất công lao động.
? Mỗi lần ông lão ra biển, cảnh biển thay đổi như thế nào? 
? Hãy phân tích sự thay đổi của biển mỗi khi ông lão ra xin cá vàng? 
? Biển có tham gia vào câu chuyện không?
? Tại sao L1 biển chỉ gợn sóng êm ả? 
? L2 biển đã nổi sóng ? L3 biển nổi sóng dữ dội? L4 biển nổi sóng mù mịt và L5 biển nổi sóng ầm ầm?
? Hình ảnh biển mang ý nghĩa gì?
? Cùng với biển, cá vàng trừng trị mụ như thế nào?
? Cá vàng trừng trị mụ vì tội gì, bội bạc hay tham lam?
? Cá vàng tượng trưng cho điều gì?
? Truyện kết thúc như thế nào?
? Đó có phải là phần kết thúc có hậu không? 
- Cách kết thúc nói lên ước mơ về sự công bằng của nhân dân ta. Câu chuyện kết thúc thật hiền lành. Ông lão vẫn thế, chẳng được gì cũng chẳng mất gì, cuộc sống trở về bình yên. Mụ vợ trở về với địa vị vốn có, mọi sự xảy ra như một sự tỉnh ngộ sau một giấc mơ viển vông. Sau cơn bão, mặt biển lại hiền hoà để khép lại câu chuyện như một lời thức tỉnh: Hãy sống lương thiện bằng chính khả năng và sức lực của mình, hãy trân trọng những tình cảm bình dị mà thiêng liêng.
Hoạt động 4:
? Truyện có ý nghĩa nội dung gì?
2. Nhân vật mụ vợ 
 a. Đòi đền ơn
 - Lần1: đòi cái máng lợn ăn mới - Vật
 - Lần 2: đòi toà nhà đẹp chất
 - Lần3: làm nhất phẩm phu nhân 
 - Lần 4: đòi làm Nữ hoàng - Địa vị
 - Lần 5: đòi làm Long vương.
à Tham lam vô độ.
 b. Với chồng:
- Lần 1: mắng chồng: đồ ngốc
- Lần 2: quát to đồ ngốc
- Lần 3: mắng như tát nước vào mặt
- Lần 4: nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão, gọi chồng là mày, đuổi ông lão đi.
- Lần 5: nổi cơn thịnh nộ
->Từ coi thường đến hành hạ tàn nhẫn
à Sự bất nghĩa, bội bạc trong cư xử của mụ với chồng ngày càng tăng khi nhu cầu về vật chất và địa vị ngày càng được đáp ứng.
c. Với cá vàng:
- Đòi làm Long vương và bắt cá vàng phải hầu hạ, làm theo ý muốn của mụ.
àVừa tham lam, vừa bội bạc 
3. Nhân vật cá vàng và biển cả:
 a. Biển cả:
- Lần 1: biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: biển xanh đã nổi sóng.
- Lần 3: biển xanh nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: một cơn giông tố kinh khủng kéo đến, biển nổi sóng ầm ầm.
à Biển mang ý nghĩa ẩn dụ: cũng hiền từ
bao dung, nhưng cũng tỏ thái độ bất bình, giận dữ trước những thói xấu của con người. Đó cũng là thái độ của nhân dân trước lòng tham giàu sang và quyền lực.
 b. Cá vàng:
- Cá vàng trừng trị mụ bằng cách: thu về những gì mà cá vàng đã cho, đưa mụ trở về với cảnh nghèo đói như xưa.
- Cá vàng trừng trị mụ ở cả hai tội: tham lam và độc ác.
à Sự trừng trị của cá vàng là sự trừng trị của công lí và đạo lí mà nhân dân ta là người thực hiện.
 4. Kết thúc truyện 
 - Gia đình ông lão lại trở về cảnh sống như xưa
III. Tổng kết
 * Ghi nhớ(SGK)
IV. Luyện tập
1. Tìm những câu ca dao, tục ngữ ứng với phần kết thúc truyện? 
2. Có người cho rằng truyện này nên đặt tên là "Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng". ý kiến của em thế nào?
- Pu-skin đặt tên như vậy là muốn tô đậm dấu ấn của các nhân vật đại diện cho nhân dân...
4 . Củng cố : ? Mụ vợ trong câu truyện là người ntn?
5. Hướng dẫn học tập: 
 - Đọc kĩ truyện và tập kể câu truyện bằng ngôi thứ 1
 - Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện 
 - Xem trước bài:Thứ tự kể trong văn tự sự.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 7-10-2013
Tiết 35 Thứ tự kể trong văn tự sự
A. Mục tiờu:
- Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự.
- Kể “xuụi”, kể “ngược” theo nhu cầu thể hiện.
- Điều kiện cần cú khi kể “ngược”
- Chọn thứ tự kể phự hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung
 - Vận dụng hai cỏch kể vào bài viết của mỡnh.
B. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: - Soạn bài
 2. Học sinh: - Học bài cũ và soạn bài
C. Các bước lên lớp:
 1. ổn định tổ chức
 2. KTBC: 
 ?1: Thế nào là ngôi kể? Có mấy ngôi kể, đó là những ngôi nào?
 ?2: Khi kể ở ngôi 1, người kể có thể kể ntn?
 TL1: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể truyện. Có hai ngôi kể: Ngôi 1 và ngôi 3.
 TL2: Khi kể ở N1, người kể có thể trực tiếp kể những gì mà mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng và ý nghĩ của mình.
 3. Bài mới: 
Hoạt động 2:
? Em hãy tóm tắt các sự việc trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng?
* HS tóm tắt xong- GV treo bảng phụ và cho HS so sánh và nhận xét.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?-3
? Sự việc nào xảy ra trước, sự việc nào xảy ra sau? (GV cho HS nhận biết thứ tự các sự việc như vừa tóm tắt).
? Vậy theo em, các sự việc trong truyện được kể theo trình tự nào? 
? Cách kể như trên người ta gọi là kể theo thứ tự gì?
? Kể theo thứ tự trên tạo nên hiệu quả NT gì?( Trong truyện này?)
- Thứ tự gia tăng để thấy được lòng tham ngày càng cao của mụ vợ ông lão, có ý nghĩa tố cáo và phê phán lòng tham và sự bội bạc của bà ta.
? Nếu ta đảo thứ tự các sự việc ấy đi thì nội dung ý nghĩa của truyện sẽ ntn?
- Không đảo được vì như thế nội dung truyện sẽ không nổi bật. Không thấy được lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ
? Em hãy kể tên một số truyện dân gian đã học được kể theo cách này?
- Thánh Gióng; Em bé thông minh 
? Em hãy tóm tắt ngắn gọn truyện EBTM?
- Vua sai người đi tìm người tài.
- Viên quan gặp 2 cha con em bé đang cày ruộng và ra câu đố khó.
- Em bé giải đố bằng cách hỏi vặn lại.
- Nhà vua thử tài em bé.
- Em bé giải cấu đố L1 của nhà vua.
- Nhà vua thử tài em bé L2.
- Em bé giải đố bằng cách đố lại vua.
- Sứ giả nước ngoài dò la nhân tài nước Nam bằng cách ra câu đố.
- Em bé giải đố bằng trò chơi dân gian.
? Theo em, cách kể này có ưu điểm gì và nhược điểm gì?
- Cách kể này thường được sử dụng trong các truyện cổ dân gian mà thứ tự kể chỉ là kể theo trình tự tự nhiên của sự việc. (Còn gọi là kể xuôi.)
* GV treo bảng phụ- HS đọc.
? Câu truyện được kể theo ngôi nào? N3
? Trong truyện có các sự việc nào xảy ra ?
? Trong 5 sự việc, sự việc nào xảy ra trong hiện tại? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
- Sự việc hiện tại: 1, 2, 3, 5.( Số là trưa nay, sự việc hôm nay)
? Sự việc nào xảy ra trong quá khứ? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
- Sự việc quá khứ: 4( Một hôm).
? Trong các sự việc trên, sự việc ở thời nào được kể trước? 
 - Sự việc hiện tại:1,2,3,( kể trước).
? Sự việc quá khứ (4) và hiện tại (5) được kể ntn? 
- Sự việc 4( quá khứ) kể sau 3 sự việc hiện tại. Sự việc hiện tại (5) được kể sau cùng.
? Những sự việc trên có được kể theo thứ tự thời gian không? Và được kể theo thứ tự nào?
- Không kể theo thứ tự thời gian, mà bắt đầu từ hậu quả xấu rồi kể ngược lên nguyên nhân.( Hiện tại - quá khứ - hiện tại).
à Kể ngược( là kể chuyện còn nhớ trong kí ức)
? Việc kể theo thứ tự này mang lại hiệu quả NT nào ?
- Như vậy để gây bất ngờ, chú ý hoặc dể thể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể dùng cách kể ngược...để kể.
? Theo em khi nào thì dùng cách kể này?
 - Kể về những kỉ niệm, hồi tưởng về kí ức- Khi trưởng thành, gặp nhau kể về kỉ niệm thời đi học...)
 (Văn bản: Những đứa trẻ L9 kể lại thời niên thiếu của M. Go-rơ-ki).
? Cách kể này có ưu, nhược điểm gì?
- Cách kể này thường được sử dụng trong văn học hiện đại, bao gồm kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng sáng tạo, kể theo dòng hồi tưởng( Chiếc lược ngà).
? Qua 2 bài tập, em thấy có mấy thứ tự kể trong văn tự sự? Đó là những thứ tự nào? * * Gọi HS đọc ghi nhớ theo sơ đồ tư duy
 * Lưu ý: Chọn thứ tự kể nào phụ thuộc vào đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. Không phải chỉ có tự sự dân gian mới kể theo thứ tự tự nhiên. Mà tự sự hiện đại cũng có. 
VD Đề: Em hãy tường thuật buổi lễ khai giảng ....trận bóng đá... à Kể theo thứ tự tự nhiên vẫn rất quan trọng. Ta cần vận dụng linh hoạt các cách kể sao cho hiệu quả. 
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự: 
 1. Bài tập1:
 a. Tóm tắt: truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Hoàn cảnh sống của hai vợ chồng ông lão đánh cá.
- Ông lão bắt được cá vàng - thả cá vàng và nhận được lời hứa của cá vàng.
- Mụ vợ biết được, bắt ông lão đòi cá vàng đền ơn
- L1: Mụ bắt ông đòi máng lợn mới. 
- L2: Lần sauđòi ngôi nhà mới.
- L3: Lần sau nữađòi làm nhất phẩm phu nhân.
- L4:đòi làm nữ hoàng.
- L5: Được ít tuần đòi làm Long vương bắt cá vàng hầu hạ.
- Cuối cùng, gia đình mụ trở về cuộc sống như xưa.
 b. Nhận xét:
 - Các sự việc được kể theo trình tự thời gian, sự việc xảy ra trước kể trước, sự việc xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
à Kể theo thứ tự tự nhiên( kể xuôi)
- Hiệu quả NT: 
 + Tạo sức hấp dẫn, tăng kịch tính cho câu chuyện.
 + Có ý nghĩa tố cáo và phê phán 
* Ưu điểm: - Dễ kể, dễ nhớ, dễ thuộc
 - Phù hợp với các truyện cổ dân gian.
* Nhược điểm: Đơn điệu, nhàm chán. 
2. Bài tập 2:
 a. Bài văn.
 * Các sự việc chính:(5 sự việc)
 1. Ngỗ bị chó dại cắn rách chân
 -> hiện tại
 2. Ngỗ kêu không ai ra cứu-> hiện tại
 3. Hoàn cảnh hiện tại của Ngỗ-> hiện tại
 4. Ngỗ đốt đống rạ kêu cháy làm mọi người tưởng thật.-> quá khứ
 5. Mọi người lo lắng cho Ngỗ vì Ngỗ bị chó cắn-> hiện tại
 b. Nhận xét:
 - Bài văn được kể theo ngôi thứ ba.
 - Hiện tại(1,2,3)-> Quá khứ(4)->hiện tại(5)
à Không kể theo thứ tự tự nhiên mà theo dòng cảm xúc; kể hiện tại- quá khứ- hiện tại (kể ngược).
- Hiệu quả NT:
 + Làm nổi bật ý nghĩa của câu chuyện
+ Gây bất ngờ, gây chú ý, thể hiện tình cảm
* Ưu điểm: Sự việc phong phú.
* Nhược điểm: Người đọc khó theo dõi, dễ trùng lặp
*Ghi nhớ:SGK/T98 
 TT kể trong 
 văn tự sự 
 TT kể tự 
 nhiên(xuôi)
Không theo TT
tự nhiên(ngược)
 Kể liên tiếp các
SV theo TT trước 
 Sau-> đến hết
Kể SV hiện tại
-> quá khứ->
 -> hiện tại
 NT: Tạo sự
 hấp dẫn
NT: Gây bất ngờ,chú ý,thể hiện,tình cảm
 Hoạt động 2 II. Luyện tập
 Gọi HS đọc câu chuyện và trả lời :
Bài 1: Kể theo lối kể ngược, người kể hồi tưởng từ hiện tại về quá khứ
- Truyện kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi.
- Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò chủ yếu trong truyện, nó giải thích mối quan hệ thân thiết giữa tôi và Liên.
Bài 2: Phải làm 2 bước
 * B1: Tìm hiểu đề. Yêu cầu; + Thể loại: Kể truyện.
 + Ngôi kể: Có thể dùng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thú ba.
 + Nội dung: Lần đầu em đi chơi xa.
 * B2: Lập dàn ý: 
 - MB: + Giới thiệu lí do được đi chơi xa.
 + Khái quát không gian, thời gian lên đường.
 - TB: + Lần đầu em được đi chơi xa trong trường hợp nào? Ai đưa em đi( Nghỉ hè, học tốt được cha mẹ thưởng).
 + Nơi ấy là đâu? Về quê, ra thành phố( Bãi biển, Lăng Bác)
 + Em đã trông thấy gì trong chuyến đi ấy?(Cảnh đẹp, con người, không khí).
 + Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi
 + Em ước ao điều gì sau chuyến đi ấy.
 - KB: Cảm nghĩ của em sau chuyến đi
4 . Củng cố :
 ? Có mấy thứ tự kể trong văn tự sự ? Đó là những thứ tự nào? 
 - Có hai thứ tự kể: + Kể theo thứ tự tự nhiên( kể xuôi).
 + Kể theo thứ tự không tự nhiên( kể ngược) 
5. Hướng dẫn học tập:
- Học bài và hoàn thiện bài tập.
- Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian.
- Chuẩn bị cho bài viết số 2 bằng cách lập dàn ý một đề văn theo 2 ngôi kể.
*Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ----------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 7/10/2013
Tiết: 35&36 Viết bài tập làm văn số 2-
 Văn kể chuyện( làm tại lớp)
 ( sổ kiểm tra)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 9.doc