Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 9 - Trần Văn Huy - THCS Lê Hồng Phong

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự

 - Kể "xuôi " , kể "ngược" theo nhu cầu thể hiện

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

 1. Kiến thức:

 - Hai cách kể - hai thứ tự kể : Kể "xuôi " , kể "ngược"

 - Điều kiện cần có khi kể ngược

 2. Kĩ năng:

 a. Kĩ năng chuyên môn :

 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.

 - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

 3.Thái độ: Ý thức tập luyện các kể chuyện và tình cảm yêu quý môn học TLV

 C. PHƯƠNG PHÁP

 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình.

 D.CHUẨN BỊ

 1.Giáo viên: Soạn bài, tìm tài liệu liên quan

 2. Học sinh:Soạn bài, tìm hiểu các ví dụ

 E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1604Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 6 - Tuần 9 - Trần Văn Huy - THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:09/10/2011 
 Ngày dạy:12/10/2011 
TUẦN 9: Tiết 36
Tập làm văn: THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
 HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự
 - Kể "xuôi " , kể "ngược" theo nhu cầu thể hiện
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến thức: 
 - Hai cách kể - hai thứ tự kể : Kể "xuôi " , kể "ngược" 
 - Điều kiện cần có khi kể ngược 
 2. Kĩ năng: 
 a. Kĩ năng chuyên môn :
	 - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.
 - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.
 3.Thái độ: Ý thức tập luyện các kể chuyện và tình cảm yêu quý môn học TLV
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình.... 
 D.CHUẨN BỊ 
 1.Giáo viên: Soạn bài, tìm tài liệu liên quan 
 2. Học sinh:Soạn bài, tìm hiểu các ví dụ 
 E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
 2.Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi
 Câu 1. Thế nào là ngôi kể ? (2điểm)
 Câu 2. Thế nào là ngôi kể thứ nhất ? (2điểm)Thế nào là ngôi kể thứ 3?(2điểm) Văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể theo ngôi kể thứ mấy ? Vì sao em biết ?(4 điểm)
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện
2 đ
Câu 2
- Khi người kể tự xưng là tôi kể theo ngôi thứ nhất ,
2 đ
- Khi người kể giấu mình gọi sự vật bằng tên của chúng, thì gọi là kể theo ngôi thứ 3
2đ
- Theo ngôi thứ 3
- Người kể dấu mình gọi các nhân vật bằng tên của chúng( ST,TT...)
4 đ
 3.Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Khi kể chuyện, ngoài việc chọn ngôi kể ta còn phải chú ý sắp xếp các sự việc trong đoạn văn tự sự. Đó là thứ tự kể trong văn tự sự. Thứ tự được sắp xếp như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động I: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
+ Truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh kể theo ngôi kể thứ mấy? Gồm những sự việc nào. Giáo viên ghi ra bảng phụ 
Nguyên nhân 
Kết quả
Vua hùng kén rể
Sơn Tinh – Thuỷ Tinh đến cầu hôn 
Vua hùng đặt ra sính lễ 
Sơn Tinh Đến trước cưới được Mị Nương 
Thuỷ Tinh đến sau dâng nước đánh Thuỷ Tinh
Hai bên giao chiến => Thuỷ Tinh thua 
Năm nào Thuỷ Tinh cũng dâng nước đánh . Thua
+ Những sự việc nào là sự việc khởi đầu, sự việc nào là diễn biến? Sự việc nào là kết quả 
+ Nhận xét sự sắp xếp thứ tự trong câu chuyện này? (Kể theo thứ tự tự nhiên)Kể theo thứ tự tự nhiên là kể theo thứ tự nào? (Sự việc nào trước kể trước, sự việc nào đến sau kể sau ?)
+ Nhìn lại truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, cho biết sự việc nào là nguyên nhân, sự việc nào là kết quả 
(Sự việc trước là nguyên nhân, sự việc sau là kết quả) 
+ HS đọc đoạn văn Sgk. Đoạn văn kể theo ngôi thứ mấy? Đoạn 1 kể về sự việc gì? Đoạn 2 kể về sự việc gì? Đoạn 2 -> Thằng ngố.. là sự việc gì? Thứ tự kể giống chuyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh không? Nếu theo thứ tự trên thì phải sắp xếp như thế nào? Sự việc nào là kết quả của truyện. Câu truyện này kể như thế nào? (Kết quả trước, nguyên nhân sau) Khi đảo kết quả ra trước có tácdụng gì? (Gây sự bất ngờ, sự chú ý nhấn mạnh, kết quả của một hậu quả nào đó) (4 -3 -2 – 1) Theo em có cách sắp xếp nào khác không? 
Kể từ giữa kể ra; Kể theo tự nhiên, người đọc dễ hiểu những đơn độc, buồn tẻ? 
+ Kể ngược nhấn mạnh những khó theo dõi 
->Bài học cần ghi nhớ những gì?
Hoạt động II: Luyện tập
HS nêu yêu cầu bài tập, GV hướng dẫn HS cách làm bài. Sau đó, nhận xét, sửa chữa, bổ sung
I.Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự 
1.VD 1:Truyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh (SGK ) 
-> Kể theo thứ tự tự nhiên (Kể xuôi, kể tho thứ tự thời gian.
Việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau. 
2.VD 2: Chuyện kể về thằng ngố 
4. Ngố bị chó cắn phải đi băng bó 
3. Ngố bị chó cắn kêu cứu nhưng không ai cứu 
1. Ngố mồ côi cha mẹ nên hư hỏng, lêu lổng 
2. Tìm cách lừa mọi người làm mọi người mất lòng tin 
-> Kể ngược và kể không theo thứ tự thời gian 
 Kể kết quả trước rồi kể đến nguyên nhân sau 
 * Ghi nhớ SGK 
II.Luyện tập 
Bài 1: 
Kể truyện tho ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi 
Thứ tự kể: 
Tôi và Liên là bạn thân (Hiện tại ) 
Trước đó tôi rất ghét Liên (Quá khứ) 
Liện biết, liện không nói gì còn giúp tôi 
Tôi và Liên là đôi bạn thân 
Hiện tại : 
Kể ngược theo hồi tưởng 
-> Hồi tưởng đóng vai trò quan trọng, là cơ sở của kể ngược
Bài 3: Truyện Ông Lão đánh cá và con cá vàng được kể theo thứ tự tự nhiên,các sự việc: 
Hoàn cảnh vợ chồng ông lão đánh cá
Ông lão bắt được cá vàng, thả cá
Mụ vợ đòi cá vàng trả ơn () 
Cá vàng đòi lại tấ cả những gì đã cho và trả lại cho mụ cuộc sống nghèo khổ ngày xưa
 F. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Nhắc lại thứ tự kể trong văn tự sự . Học bài, làm Bài tập 2 
 - Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian.
 - Chuẩn bị cho bài viết số 2 bằng cách lập hai dàn ý một đề văn theo hai ngôi kể.
 - Học ghi nhớ. Chuẩn bị : Xem lại lý thuyết đã học về văn tự sự 
HƯỚNG DẪN BÀI VIẾT SỐ 2
+ Xem lại lý thuyết đã học về văn tự sự. Đọc kĩ những đề 3 Sgk để chuẩn bị kiểm tra 
+ HS viết được bài văn tự sự hòan chỉnh. Xác định đúng ngôi kể 
 - Bố cục bài viết rõ ràng, cân đối .
 - Lời kể mạch lạc, rõ ràng, lưu loát .
 - Trình bày sạch, đẹp .
H. RÚT KINH NGHIỆM ..
 *********************************************** 
TUẦN 9	
TIẾT 34+ 35 
Ngày soạn: 09/10/2011
Ngày dạy : 12/10/ 2011 
 Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - HS biết kể một câu chuyện có ý nghĩa, theo ngôi kể phù hợp . 
 - HS thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý .
 B. CHUẨN BỊ.
 - Học sinh : Chuẩn bị giấy kiểm tra 
 - Giáo viên : Đề ra .
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 
 1. ổn định : 
 b. Kiểm tra: 
 c. Thái độ: Nghiêm túc làm bài, rút kinh nghiệm cho bài sau.
D. ĐỀ BÀI KIỂM TRA.
 * Đề ra : - Câu 1: Hãy nêu nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản'' Em bé thông minh'' (2 điểm)
 - Câu 2 : Kể về một người mà em quý mến.(8 điểm)
E. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM.
 1. Yêu cầu chung 
 - HS viết được bài văn tự sự hòan chỉnh
 - Học sinh xác định đúng ngôi kể : ngôi thứ ba
 - Bố cục bài viết rõ ràng, cân đối .
 - Lời kể mạch lạc, rõ ràng, lưu lóat .
 - Trình bày sạch, đẹp .
 2. yêu cầu cụ thể :
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
2đ
- Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.
1đ
- Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo tiếng cười.
1đ
Câu 2
8đ
a. Mở bài Giới thiệu người thân Ông, bà, cha, mẹ thầy giáo hoặc cô giáo.
1,5 đ
b. Thân bài
- Kể về tính tình, hình dáng, sở thích, mơ ước của người thân đó.
- Kể về những kỷ niệm của em với người thân đó.
- Kể rõ tình cảm, cảm xúc của em đối với người đó và ngược lại.
5 đ
c. Kết bài - Cảm nghĩ của em về người thân đó
1,5
F. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
 * Bài học :
 - Xem lại đề bài làm lại rút kinh nghiệm cho bài sau.
 * Bài soạn:
 - Soạn bài “ Ếch ngồi đáy giếng ”
 H. RÚT KINH NGHIỆM :
........................................................................................................................................................
TUẦN 9	
TIẾT 36 
Ngày soạn:09/10/2011
Ngày dạy : 13/10/ 2011 
Văn bản: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
 ( Truyện ngụ ngôn )
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn.
 - Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng. 
 - Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.
 - Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn.
 - Nghệ thuật đặc sắc của truyện : mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người, ẩn bài học triết lý, : tình huống bất ngờ, hài hước, độc đáo.
2. Kĩ năng :
a. Kĩ năng chuyên môn :
- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.
-Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.
-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế.
-Kể lại được truyện.
b. Kĩ năng sống :
- Giao tiếp : Phản hồi, lắng nghe, tích cực Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung , nghệ thuật và bài học của truyện..
3. Thái độ: Qua ý nghĩa câu truyện rút ra bài học cho bản thân
C. PHƯƠNG PHÁP.- Vấn đáp, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3. Bài mới : Giới thiệu bài: - Cùng với truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn cũng là một thể lọai truyện kể dân gian được mọi người ưa thích.Truyện ngụ ngôn mà chúng ta sắp tìm hiểu sẽ giúp các em hiểu những đặc điểm và giá trị chủ yếu của lọai truyện ngụ ngôn. 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1:Hưóng dẫn học sinh tìm hiểu thể loại
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ lược truyện ngụ ngôn
- Học sinh đọc chú thích phần dấu sao .
? Thế nào là truyện ngụ ngôn? 
GV: giải thích: ngụ hàm chứa kín đáo, ngôn là lời nói
? Hãy kể tên các truyện ngụ ngôn mà em biết . 
* HOẠT ĐỘNG 2:Hưóng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu văn bản.
 GV đọc mẫu:
Học sinh đọc truyện “ Ếch ngồi đáy giếng “ 
- Học sinh tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục chú thích .
* Tìm hiểu văn bản
- HS :Đọc lại văn bản :
- GV: Dùng câu hỏi gợi để hs tìm hiểu truyện
? Nhân vật chính trong truyện là ai?
? Ếch sống ở đâu?
? Giếng là một không gian như thế nào ? 
? Cuộc sống của ếch diễn ra như thế nào ? 
? Trong môi trường ấy, ếch ta tự thấy mình như thế nào ? (oai như một vị chúa tể). và nó có thái độ gì?
 HS : Suy nghĩ, trả lời.
 GV: Chốt ý
? Ếch ra khỏi giếng bằng cách nào ? 
? Lúc này, có gì thay đổi trong hòan cảnh sống của ếch ? Ếch có nhận ra điều đó không ? 
? Những cử chỉ nào của Ếch chứng tỏ ếch không nhận ra ? 
?Kết cục chuyện gì đã xảy ra đối với ếch? 
* HS :Thảo luận (2p)
? Mượn chuyện này, dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì ? 
 GV: Giảng và chốt. 
 HS đọc mục ghi nhớ . 
 HS làm phần luyện tập bài 1 :
 HS thảo luận nhóm. Đại diện nhóm đọc – HS nhận xét – GV nhận xét . 
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết.
 ? Hãy cho biết giá trị nghệ thuật và nội dung ý nghĩa.
 HS : Suy nghĩ, trả lời.
 GV : Chỉ định học sinh đọc ghi nhớ sgk.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 *.Thể loại: Truyện ngụ ngôn.
 - Định nghĩa : Loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
 1. Đọc,tóm tắt, tìm hiểu từ khó.
 * Từ khó:SGK
 2.Tìm hiểu văn bản.
 a. Bố cục. Chia làm 2 phần.
 b. Đại ý. Kế về ếch có hoành cảnh sống hạn hẹp, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh, nó huênh hoang coi mình là nhất, không coi ai ra gì, khi nó ra ngoài nơi ở cũng vậy, cuối cùng nó bị con trâu giẫm bẹp.
 c. Phân tích.
* Môi trường sống của ếch
 - Sống trong một cái giếng:
 - Không gian : chật hẹp . 
 - Cuộc sống : sống lâu trong một không gian chật hẹp, xung quanh chỉ có vài con vật bé nhỏ. 
=> Tầm nhìn hạn hẹp, hiểu biết nông cạn, nghĩ mình là chúa tể, chủ quan, kiêu ngạo . 
*. Ếch khi ra khỏi giếng 
 - Không gian mở rộng 
 - Ếch vẫn chủ quan, nhâng nháo, nghênh ngang . 
 + Kết quả:
 - Bị trâu giẫm bẹp . 
=> Lời kể ngắn gọn, kết cục bi thảm. Hậu quả của lối sống chủ quan, kiêu ngạo .
 *. Bài học nhận thức rút ra 
 - Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình với thế giới xung quanh.
 - Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những người đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
 - Phải biết hạn chế của mình và phải biết mở rộng tầm hiểu biết dưới nhiều hình thức khác nhau.
III.Tổng kết.
 1. Nghệ thuật.
 - Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.
 - Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
 - Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo.
 2.Ý nghĩa văn bản.
 Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.
 * Ghi nhớ /sgk
E HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Kể lại truyện
 - Chuẩn bị bài''Thầy bói xem voi''
F RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Ngữ Văn 6 Tuần 9 - Trần Văn Huy - THCS Lê Hồng Phong.doc