I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức:
- Sơ giản về Nguyễn Khuyến.
- Cảm nhận được tình bạn chân thành, sâu sắc của Nguyễn Khuyến thông qua lối tiếp đón khách hóm hỉnh, độc đáo.
- Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật và kỹ năng phân tích thể thơ này.
2. Kỹ năng:
- Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm làm theo thể thất ngôn bát cú.
- Trình bày, giao tiếp, trao đổi, phát biểu suy nghĩ về tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn.
- Tự nhận thức được đây là nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa.
Tiết 30: Ngày soạn: 07/10/2015 Ngày dạy: 13/10/2015 Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ Nguyễn Khuyến I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Sơ giản về Nguyễn Khuyến. - Cảm nhận được tình bạn chân thành, sâu sắc của Nguyễn Khuyến thông qua lối tiếp đón khách hóm hỉnh, độc đáo. - Bước đầu nắm được một số đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú đường luật và kỹ năng phân tích thể thơ này. 2. Kỹ năng: - Đọc- hiểu văn bản thơ Nôm làm theo thể thất ngôn bát cú. - Trình bày, giao tiếp, trao đổi, phát biểu suy nghĩ về tình cảm chân thành, đậm đà, hồn nhiên, cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn. - Tự nhận thức được đây là nụ cười hóm hỉnh, thân mật nhưng ý tứ sâu xa. 3. Thái độ: - Biết trân trọng tình cảm bạn bè. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, Soạn bài, sách TKBD - HS: Học - soạn bài ở nhà. III. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, phân tích, bình giảng, kĩ thuật động não. IV. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: Sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: *Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ” Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung? * Đáp án: Bài thơ đạt đến độ mẫu mực về thể thơ Đường luật, tả cảnh ngụ tình, sử dụng tài tình các nghệ thuật chơi chữ khắc hoạ bức tranh Đèo Ngang hoang vắng, um tùm, hiu quạnh => tâm trạng cô đơn, buồn, nhớ nước thương nhà của tác giả. 3. Bài mới: *Giới thiệu bài: Tình bạn là 1 trong những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến là 1 bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng và thơ Đường luật nói chung. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung GV gọi HS đọc phần chú thích và nêu sơ lược vài nét về tác giả? HS: Nguyễn Khuyến (1835-1909 ), được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Quê xã Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. GV: Sau khi thi đỗ xong, ông làm quan ở triều đình Huế. Tháng 12 năm 1883, thực dân Pháp đánh Sơn Tây. Ông lấy cớ đau mắt nặng xin cáo quan về làng. Để đối phó với phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tìm cách mua chuộc hàng ngũ sĩ phu có tên tuổi. Chúng mời ông ra làm quan nhưng ông nhất quyết chối từ. Tháng giêng năm Kỷ Dậu (1909) thì ông từ trần, thọ 74 tuổi. ? Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ? HS: Là bài thơ có thật viết về sự kiện Dương Khuê (bạn đồng khoa) đến thăm Nguyễn Khuyến khi ông về quê ở ẩn. Nằm trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963. ? Bài thơ được viết theo thể gì? Nêu đặc điểm của thể thơ đó? HS:Thất ngôn bát cú Đường Luật. Gieo vần ở chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8. Tám câu chia thành bốn cặp gọi là đề- thực-luận-kết. Có phép đối giữa các cặp câu thực và câu luận. GV hướng dẫn HS đọc bài giọng nhẹ nhàng, dí dỏm, đọc mẫu, gọi HS đọc lại. ? Em hiểu thế nào là “nước cả”? ? Em hiểu thế nào là “khôn”? ? Em hiểu thế nào là “rốn”? ? Theo em, bài thơ được xây dựng theo bố cục như thế nào? Nêu nội dung của từng phần? HS: Câu 1: Cảm xúc khi bạn đến chơi Câu 2- 7: Tình huống và khả năng tiếp bạn Câu 8: Cảm nghĩ về tình bạn Sự sáng tạo trong việc vận dụng thơ Đường luật. GV: Theo bố cục của thể thơ thất ngôn bát cú thì 2 câu đề thường gồm phá đề và thực đề. Nhưng ở bài này tác giả chỉ dùng 1 câu đề, câu 2 đã chuyển sang phần thực. Phần thực và luận cũng không rạch ròi. Câu 7 là phần kết nhưng lại gắn với phần luận. Vì vậy phần kết chỉ có câu 8. Qua cấu trúc như vậy, ta thấy Nguyễn Khuyến đã sáng tạo sử dụng thơ thất ngôn bát cú 1 cách uyển chuyển, tạo cho bài thơ 1 vẻ đẹp riêng. Đó là bản lĩnh cao tay của nhà thơ. Vì vậy,chúng ta tìm hiểu bài thơ theo bố cục: 1 – 6 -1. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. ? Em có nhận xét gì về lời chào của tác giả ở câu 1? Lời chào đó thể hiện qua những từ ngữ nào? HS: Lời chào vồn vã, tự nhiên thể hiện niềm vui mừng khi bạn đến chơi. GV: Bộ phận trạng ngữ chỉ thời gian được đặt lên đầu câu thơ diễn tả sự xa cách nhớ mong, niềm xúc động và niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn. ? Nếu lâu ngày em gặp lại người bạn thân thiết thì em sẽ tiếp đãi bạn như thế nào? HS: Thịnh soạn, trang trọng ? Khi gặp lại bạn như thế Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi bạn ra sao? Trong điều kiện hoàn cảnh thế nào? HS: Trẻ đi vắng -> không có người sai bảo. Chợ xa -> Tình thế éo le Ao sâu ->Không bắt được cá Vườn rộng ->khó đuổi gà Cải thì chửa ra cây. Cà thì còn mới nụ. Mướp chỉ mới trổ hoa. Bầu lại vừa rụng rốn. Kể cả trầu tiếp khách cũng không có. ? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh đãi bạn? HS: Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà lại như không. GV: Bức tranh hiện lên sống động, vui tươi, bình dị đáng yêu. Nhưng tất cả đều thiếu vắng trống trơn, thậm chí “miếng trầu là đầu câu chuyện” cũng không có nốt. ? Dụng ý của tác giả khi sử dụng những chi tiết đó là gì? HS: Vừa để thanh minh với bạn vừa giới thiệu cảnh sống thanh bần của mình. ? Qua đó, em thấy chủ nhân là người thế nào? HS: Người thật thà, chất phác. Tình cảm đối với bạn chân thật, không khách sáo. ? Em nhận xét gì về giọng điệu thơ ở các câu trên? HS: Giọng nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh. ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật? HS: - Phép đối, sử dụng một loạt các tính từ làm hiện lên khung cảnh vườn tược xinh xắn. - Lối nói thậm xưng: thi vị hóa cái nghèo tạo cảm giác hóm hỉnh để bày tỏ cuộc sống. ? Qua cách miêu tả và giọng điệu bài thơ em hãy cho biết hàm ý của tác giả về cuộc sống của mình? HS: Đằng sau cái nghèo, thiếu hiện hữu nhưng ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống phong lưu... GV: Trong nghèo, thiếu thốn con người không bi quan, than thở mà vẫn bình thản để giãi bày, tâm sự, cảm thông, chia sẻ... ? Câu kết muốn diễn tả điều gì? Nhận xét cách dùng từ? HS: Khẳng định tình bạn là trên hết. “Bác” thể hiện một sự trìu mến, kính trọng. GV: Mọi thứ đều không có nhưng lại có tình bằng hữu thân thiết, sự nghèo thiếu tan biến để tình bạn, tình người thăng hoa. Nguyễn Khuyến quan niệm tình bạn phải đẹp đẽ trong sáng, chân thành, phải vượt lên mọi lễ nghi thông thường, phải là sự tri âm tri kỉ của 2 tâm hồn. GV chia nhóm cho HS thảo luận: ? Bài thơ khép lại bằng cụm từ “ta với ta”, gợi ta nhớ đến câu cuối của bài “Bạn đến chơi nhà” cũng khép lại băng cụm từ này. Nghĩa của cụm từ này ở hai bài có giống nhau không? HS: thảo luận, cử đại diện trình bày - Không. Ở bài “Bạn đến chơi nhà”: ta với ta - là tôi và bác, là chúng ta tuy hai mà một – sự tri âm tri kỉ găn bó với nhau bằng sự đồng cảm chân thành. Ở bài “Qua Đèo Ngang” ta với ta - mình đối diện với mình trong cảnh trời non nước bao la. Trời non nước càng rộng lớn bao nhiêu thì con người càng nhỏ bé cô đơn bấy nhiêu. GV nhận xét, bổ sung. *Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết ? Vì sao nói bài thơ này là bài thơ hay nhất về tình bạn? HS: trình bày GV nhận xét, hoàn chỉnh. ? Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? HS: Trả lời GV nhận xét, chốt, ghi bảng. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: (1835-1909) - Quê: Hà Nam - Là người thông minh, học giỏi, đỗ đầu 3 kì thi: Hương, Hội, Đình -> Tam Nguyên Yên Đỗ. - Là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc. 2. Tác phẩm: - Viết trong thời gian về quê ở ẩn khi Dương Khuê đến thăm. - Nằm trong Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963. - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 3. Đọc-tìm hiểu từ khó a) Đọc: b) Từ khó: - Nước cả - Khôn 4. Bố cục: 3 phần Câu 1: lời chào Câu 2-7: Tình huống tiếp bạn Câu 8: Khẳng định tình bạn II. Tìm hiểu văn bản: 1. Lời chào bạn: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” - Lời chào tự nhiên, thân mật, biểu lộ niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn hiền. - “Bác”: Thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng. -> Cách xưng hô thân tình với bạn tri kỉ. - “Đã bấy lâu nay”: chỉ thời gian không cụ thể -> Đợi chờ, mong nhớ. 2. Tình huống tiếp bạn - Trẻ đi vắng -> không có người sai bảo. - Chợ xa -> Tình thế éo le - Ao sâu ->Không bắt được cá - Vườn rộng ->khó đuổi gà - Cải non, cà mới nụ, bầu non, mướp đương hoa. - Trầu không có. -> Có tất cả nhưng mà cũng không có gì để tiếp bạn à Vừa như để thanh minh với bạn vừa giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. 3. Khẳng định tình bạn: - “Ta với ta”: tôi (tác giả) với bác (bạn). Tác giả muốn khẳng định tình bạn trong sáng thủy chung sẽ vượt qua mọi thiếu thốn về vật chất. III. Tổng kết: 1. Nội dung: - Bài thơ là lời chào bạn đến chơi. Giãi bày hoàn cảnh sống nghèo với bạn. Lời kết thể hiện cái nhìn thông thái, niềm vui khi tác giả tiễn bạn. 2. Nghệ thuật: - Sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Sáng tạo tình huống khó sử khi bạn đến chơi nhà. - Ngôn ngữ bình dị, đời thường. Giọng thơ hóm hỉnh. 4. Củng cố, dặn dò: - Hướng dẫn HS tổng kết phần nội dung bài học. - Học thuộc lòng và phân tích bài thơ. - Ôn tập, chuẩn bị : viết bài viết số 2 (tiết 31-32). V. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tài liệu đính kèm: