Giáo án Ngữ văn 7 (cả năm)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp h/s:

- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với mỗi con người.

- Tích hợp với phần từ ghép và liên kết trong văn bản.

B/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :

* Ổn định lớp.

 *Kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s.

 *Bài mới:

 Tất cả chúng ta đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại và thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1. Còn vương vấn trong trí nhớ của chúng ta bao bồi hồi xao xuyến, cả lo lắng và sợ hãi, mơ hồ. Bây giờ nhớ lại, có lẽ chúng ta sẽ mỉm cười và thấy thật ngây thơ, thật ngọt ngào. Thế còn tâm trạng cuả mẹ như thế nào khi cổng trường mở ra để đón đứa con yêu của mẹ?

 

doc 284 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1708Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh Huệ)
“ Không ngủ được”- HCM
Kết bài.
-Khái quát cảm xúc của em về bài CK.
III) Luyện nói.
1/ Phân biệt văn nói và văn viết.
2/ Nêu yêu cầu của giờ luyện nói
+Nội dung: theo dàn ý.
+Hình thức: Mạch lạc, rõ ràng, biểu cảm.
3/ Luyện nói.
a)Nhóm
+Nhóm 1: Mở bài
+Nhóm2: PBCN về hình ảnh thiên nhiên.
+Nhóm 3: PBCN về tâm hồn Bác
+ Nhóm 4: Kết bài.
b) Cả lớp.
 Ngày /12/2010
Tiết57: Văn bản: 
Một thứ quà của lúa non : Cốm
 (Thạch Lam)
A/ Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức:- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hoá truyền thống của người Hà Nội trong món quà độc đáo , giản dị: Cốm.
Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản. 
2.Kỹ năng: - Đọc- hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
3. Giáo dục ý thức tôn trọng nét văn hóa truyền thống của đất nước.
B/ Tiến trình bài dạy.
ổn định lớp. 
KT phần công việc ở nhà ( trang 56)
Bài mới : GTB
- MT: Tạo tâm thế hướng chú ý cho hs.
- PP: Thuyết trình
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1:Đọc – hiểu chú thích
- MT: Hs nắm được vài nét sơ lược về tác giả, tác phẩm
- PP: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình.
? Phần chú thích trong bài cho em hiểu những gì về t/g Thạch Lam?
? Ngoài ra em còn có những hiểu biết thêm nào khác về tác giả này?
? Nêu xuất xứ của tác phẩm này?
Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản.
-MT: Hs nắm được nội dung chính, nét đặc sắc về nghệ thuật của vb.
- PP: Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề.
? Lần đầu tiên trong chương trình NV, em được biết thể loại tuỳ bút. Vậy qua chú thích em hiểu gì về thể loại này?
? Em có biết những bài tuỳ bút nào khác?
( “Vũ trung tuỳ bút” - Phan Đình Hổ.
 “Thương nhớ mười hai” – Vũ Bằng.
Đặc biệt là tuỳ bút của Nguyễn Tuân – Tuyển tập Nguyễn Tuân.)
- Đọc với giọng thật tình cảm, tha thiết, trầm lắng, chậm, êm.
- Giải nghĩa từ khó trong SGK – chú ý từ H-V.
? Em hãy cho biết bố cục của bài tuỳ bút này?
? Bài tuỳ bút viết về cái gì?
? S/d những phương thức biểu đạt nào?
(Miêu tả, kể, nhận xét, bình luận, nổi bật nhất là biểu cảm).
- Phân tích theo bố cục
? Theo dõi đoạn 1 của bài và cho biết tác giả đã mở đầu bài viết về cốm bằng những h/a’ chi tiết nào?
(4 câu văn đầu)
? Em thấy nguồn cảm hứng của tác giả gợi lên từ chi tiết nào trong đó?
? Em có nhận xét gì về cách mở đầu của bài tuỳ bút.
? Cách mở đầu như vậy có tác dụng như thế nào?
? Và với sự đồng cảm của tác giả em còn nhận thấy đoạn văn này gần gũi với thể loại VH nào?
( gần gũi với thể thơ)
? -> Em cần học tập cách mở bài như vậy cho bài biểu cảm của mình.
? Và cũng trong đoạn văn này, em còn học tập ở tác giả cách sử dụng từ ngữ ntn? Cách tạo câu ra sao?
? Qua đó em hiểu gì về tác giả Thạch Lam.
(Từ đó gv giới thiệu với h/s về phong cách của Thạch Lam.)
? Và với tình yêu ấy t/g đã đi vào giới thiệu về Cốm làng Vòng.
? Em đã khi nào được thưởng thức món đặc sản làng Vòng này chưa? Em có nhận xét gì về sản phẩm này?
? Còn trong đoạn văn này t/g đưa chúng ta đến với Cốm làng Vòng qua những lời giới thiệu ntn?
? ở đây t/g không đi sâu tả cách thức kĩ thuật làm Cốm mà dừng lại và quan sát, tả về cô hàng Cốm xinh xinh. Vậy theo em dụng ý của t/g là gì?
? Để từ đó Cốm có ý nghĩa gì trong cuộc sống của Người Hà Nội 36 phố phường?
? Từ ý nghĩa đó, nhà văn đã đi vào giới thiệu những nét cụ thể của Cốm ->đ 2.
? Trong đoạn 2, t/g đã nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng Cốm làm đồ sêu tết của nd ta?
? Khi giới thiệu cảm xúc về giá trị của Cốm t/g dùng lối viết nào?
(lời bình luận).
? Theo dõi 2 lời bình luận, nhất là lời bình thứ 2 em nhận thấy sự hoà hợp, tương xứng của Cốm ----- được tác giả phân tích trên những phương diện nào?
? Sự hoà hợp ấy tạo nên giá trị nào của Cốm?
? Qua đó, t/g muốn truyền đạt tới c/ta thái độ, t/c nào trong ứng xử với thứ quà dân tộc là Cốm.
? Bên cạnh thái độ đó, tác giả còn muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì ?
 Đọc....
(Phê phán, chê cười, đáng tiếc cho những tục lệ đẹp đang mất dần và thay bằng những thứ bóng bẩy, hào nhoáng, thô kệch, đắt đỏ do thói học đòi).
 Và điều phê phán đó càng làm tăng thêm giá trị của Cốm. Để sau đó tác giả đi vào bàn về thưởng thức Cốm. 
? Tác giả bàn về sự thưởng thức Cốm trên những phương diện nào ?
? Tìm những chi tiết tác giả bàn về cách ăn Cốm?
? Vì sao lại phải có cách ăn như vậy?
? Đọc câu văn thể hiện sự ngẫm nghĩ của tác giả khi thưởng thức Cốm ?
 (Thấy thu lại ... trên bồ.)
? Em thấy tác giả đã thể hiện cách thưởng thức Cốm bằng ấn tượng từ những giác quan nào ?
(Khứu, xúc, thị).
? Qua đó, em nhận thấy sự tinh tế, thái độ trân trọng của tác giả ... đã được thể hiện n/t/n ?
? Với cách thể hiện đó, tác giả thuyết phục người mua Cốm điều gì ?
? Từ cảm nghĩ của nhân vật về "Mật ... " đã mang lại cho em những hiểu biết nào ?
? Em nhận thấy nét đẹp riêng nào trong tuỳ bút của Thạch Lam ?
? Qua đó, em hiểu gì về nhà văn này ?
? Em thích đoạn văn nào, câu văn nào nhất trong bài tuỳ bút ?
 (Học sinh trả lời ).
? Câu văn " Cốm là thức quà ...", giúp em có cảm nhận gì về nhận xét ấy. -> Học tập cách tạo câu văn đặc sắc, chốt lại ý trong văn biểu cảm.
Nội dung cần đạt
I.đọc- hiểu chú thích:
1, Tác giả:
Thạch Lam – Nguyễn Tường Lân (1910 – 1942) là nhà văn nổi tiếng.
2, Tác phẩm:
Bài “Một ” rút từ tập tuỳ bút “Hà Nội” (1943).
II. Đọc hiểu văn bản:
1, Thể loại:
Tuỳ bút: Ghi chép về h/a’, sự việc có thật, diễn ra xung quanh có chú trọng thiên về biểu hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước h/a’ sự việc ấy.
- Ng’ giàu h/a’, chất trữ tình.
2, Đọc:
3, Chú thích:
4, Bố cục: 3 đoạn:
Đ1: Từ đầu “như chiếc thuyền rang” Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm.
Đ2: Tiếp  “nhũn nhặn” – Cảm nghĩ về giá trị của Cốm.
Đ3: Còn lại. – Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm.
5, Phân tích:
a) Cảm nghĩ về nguồn gốc của Cốm:
- “Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ” -> gợi cảm hứng: Hương vị Cốm.
-> Dòng cảm giác và tưởng tượng-> mở đầu thật tự nhiên và gợi cảm.
- Khêu gợi cảm xúc và tưởng tượng của người đọc, thể hiện sự tinh tế trong cảm thụ Cốm của t/g’.
- Dùng các động từ, tính từ thích hợp: (lướt, thấm nhuần, vỏ xanh, trắng thơm)
- 3 câu tả, một câu hỏi tu từ,
=> T/g’ là người thanh nhã, nhạy cảm, tinh tế với t/y sâu nặng dành cho một vùng nông thôn Hà Nội.
- Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra Cốm- Cô gái làng Vòng – duyên dáng, lịch thiệp.
=> Vẻ đẹp của người tôn lên vẻ đẹp của Cốm -> Cốm trở thành thứ văn hóa ẩm thực.
b, Cảm xúc về giá trị của cốm.
- Cốm là thứ qùa quê thiêng liêng.
- Cốm hồng: làm đồ sêu tết.
( Hoà hợp tương xứng về màu sắc, về hương vị)
=> Sự gắn bó,hài hoà trong tốt duyên đôi lứa tạo hạnh phúc bền lâu.
=> Trân trọng và giữ gìn Cốm như một vẻ đẹp văn hoá dân tộc.
c, Cảm nghĩ về sự thưởng thức Cốm:
- Cách ăn Cốm:
- Cách mua Cốm:
- Ăn từng chút ít, thong thả, ngẫm nghĩ => cảm hết được các thứ hương vị đồng quê kết tinh ở Cốm.
-> Cái nhìn văn hoá với việc thưởng thức món ăn bình dị - Cốm.
- Mua Cốm: nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve.
-> Cốm như một thứ giá trị tinh thần đáng được trân trọng, giữ gìn.
6, Ghi nhớ:
 SGK tr 163.
iii. luyện tập:
IV. hướng dẫn về nhà :
- Học bài.
- Sưu tầm những câu thơ, ca dao, bài viết nói về Cốm.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
	Ngày /12/2010	
Tiết 58: 
Chơi chữ
A/ Mục tiêu bài học:
 1.Kiến thức:- Hiểu được thế nào là chơi chữ.
- Hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng.
- Bước đầu cảm thụ được cái hay của phép chơi chữ.
2.Kỹ năng:- Nhận biết phép chơi chữ.
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
3. Thái độ: Có ý thức yêu thích các lối chơi chữ trong văn bản.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
 - Cho ví dụ về hiện tượng từ trái nghĩa, đồng nghĩa.
 “Tiếng già nhưng núi vẫn còn non”.
+ “Già” trái nghĩa với “non”.
+ “núi” đồng nghĩa với “non”.
=> Phép chơi chữ.
* Bài mới: Gtb:
- MT: Tạo tâm thế hướng chú ý cho hs.
- PP: Thuyết trình.
Hoạt động của Gv và HS
Hoạt động 1: Thế nào là phép chơi chữ
MT:HS nắm được khái niệm chơi chữ
PP: Vấn đáp, nêu vấn đề, minh họa.
* Đọc ví dụ SGK.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao ?
? Việc dùng từ “lợi” trong ví dụ là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ?
? Cách sử dụng từ “lợi” như trên đã tạo lên cách hiểu như thế nào ?
-> Cách sử dụng từ ngữ như vậy gọi là chơi chữ.
? Vậy em hiểu thế nào là chơi chữ ?
(Đọc ghi nhớ SGK.)
? Và cách chơi chữ như ví dụ trên là dùng từ ngữ đồng âm. Ngoài ra còn những cách nào nữa ?
Hoạt động 2: Các lối chơi chữ.
-MT: HS nắm được các lối chơi chữ thường gặp trong các văn bản văn, thơ.
- PP: Vấn đáp, minh họa, nêu vấn đề.
* Đọc các ví dụ có lối chơi chữ.
? Chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ ?
? Nhận xét về hiện tượng từ ngữ được sử dụng trong từng lối chơi chữ ?
? Nêu tác dụng của từng lối chơi chữ trong các ví dụ ?
? Qua đó, em thấy các lối chơi chữ thường gặp là gì ?
- Giáo viên có thể nêu thêm ví dụ:
+ Chơi chữ  từ đồng nghĩa.
 “Đi tu Phật 
 Thịt chó  thịt cầy thì không”
+ Chơi chữ  từ nhiều nghĩa.
 “Tôi trở về quê Bác làng Sen
 Ôi hoa Sen đẹp của bùn đen”
 (Tố Hữu).
Hoạt động 3. Luyện tập.
-MT: Hs vận dụng lý thuyết đã học vào làm các bài tập cụ thể.
- PP: Thảo luận, vấn đáp.
* Đọc bài thơ.
? Xác định từ ngữ dùng để chơi chữ ?
? Chơi chữ bằng cách nào ?
* Đọc 2 ví dụ.
? Xác định các tiếng chỉ sự vật gần gũi nhau ?
? Đó có phải là hiện tượng chơi chữ không ?
? Xác định lối chơi chữ trong bài thơ.
 Học sinh tự cho ví dụ.
Nội dung cần đạt
I. thế nào là phép chơi chữ :
1. Ví dụ:
Nhận xét:
”lợi” 1: ích lợi, lợi lộc.
“lợi” 2: Phần thịt trong khoang miệng để răng cắm chặt vào đó.
-> Hai từ “lợi” đồng âm -> tạo cách hiểu và trả lời không khớp với ý hỏi -> chất hài hước, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc: Bà lão đã già rồi thì cần gì phải tính chuyện lấy chồng nữa.
3. Ghi nhớ: SGK.
II. các lối chơi chữ :
1. Ví dụ:
2.Nhận xét:
VD a:
-“ranh tướng”: lối nói trệch âm với “danh tướng”, “ranh” : tính cách xấu => giễu cợt Nava.
VD b: Điệp phụ âm “m” trong tất cả các tiếng -> tạo cảm giác miên man, mịt mờ.
VD c:
Lối nói lái -> cách hiểu bất ngờ, thú vị.
VD d: 
Hiện tượng từ trái nghĩa, nhiều nghĩa.
Sầu riêng – vui chung: lột tả trạng thái tâm lý vui sướng của tác giả.
3. Ghi nhớ: 
III. luyện tập :
Bài 1:
Dùng từ ngữ đồng nghĩa để chơi chữ: liu điu, rắn, thẹn đèn, 
Bài 2:
a) thịt, mỡ, giò, nem, chả: chỉ thức ăn liên quan đến chất liệu thịt.
b) Nứa, tre, hóp, trúc: chỉ cây cối thuộc họ tre.
=> Chơi chữ sử dụng hiện tượng đồng âm.
chả : thức ăn.
chả : không Sự liên tưởng
hi hóp : tên gọi cây. ngữ nghiã
hi hóp : một trạng thái. lí thú.
Bài 3:
Thành ngữ : “Khổ tận cam lai”
“cam” : quả cam.
“cam” :ngọt, sướng. => Đồng âm.
Bài 4:
- Thơ Bà huyện Thanh Quan.
- Ca dao.
Iv. hướng dẫn về nhà :
- Đọc, hiểu bài.
- Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích giá trị của chúng. 
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 *********************************
	Ngày /12/2010
Tiết 59 
 làm thơ lục bát
A/ Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng , trắc của thơ lục bát.
 2. Kĩ năng: Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát.
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích đối với thể thơ truyền thống của dân tộc.
B/ Tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu nét nghệ thuật đặc sắc nhất của ca dao ?
 (Sử dụng thể thơ dân tộc: lục bát).
? Đọc một vài bài ca dao viết theo thể thơ lục bát ?
* Bài mới:Gtb
- MT: Tạo tâm thế hướng chú ý cho hs.
- PP: Thuyết trình.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1. Luật thơ lục bát.
- MT: Hs nắm được luật của thể thơ lục bát khi làm thơ.
- PP: Vấn đáp, minh họa.
* Đọc kỹ bài ca dao.
? Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát ?
 ? Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng ? Vì sao gọi là lục bát ?
? Nhắc lại quy định tiếng bằng, tiếng trắc ?
? Xác định tiếng bằng, trắc, vần của bài ca dao ?
? Nêu luật bằng, trắc, gieo vần ?
(Tiếng lẻ tự do.
 Tiếng chẵn theo luật).
? Tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ 6 và thứ 8 ?
? Qua đó em có những ghi nhớ gì về luật thơ lục bát ?
Nội dung cần đạt
I. luật thơ lục bát :
1. Ví dụ:
 Bài ca dao SGK.
2.Nhận xét:
- Lục : 6 Cặp thơ một dùng 6 tiếng 
- Bát : 8 ở trên, dùng 8 tiếng 
 ở dưới
- Sơ đồ bằng, trắc, vần của bài ca dao: 
 Anh đi anh nhớ 
B B B T B B(v1)
T B B T T B(v1)B B(v2)
T B T T B B(v2)
T B T T B B(v2)B B
 2 4 6 8
- Luật bằng trắc : ở tiếng thứ 2 – bằng, tiếng thứ 4 là trắc (có thể ngoại lệ ngược lại).
- Gieo vần ở tiếng thứ 6 và 8.
- Trong câu 8 tiếng: tiếng thứ 6 thanh bổng -> tiếng thứ 8 thanh trầm.
 (hoặc ngược lại).
3. Ghi nhớ: 
 Lưu ý học sinh phân biệt thơ lục bát với văn vần 6/8.
	- Giáo viên cho ví dụ, học sinh thảo luận.
+Ví dụ 1:
	Con mèo, con chó có lông
	Bụi tre có mắt nồi đồng có quai
 (Đồng dao).
	+ Ví dụ 2:
	Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
	Đã vo nước đục, lại vần than rơm.
 (Ca dao).
	-> Ví dụ 1: Có luật bằng, trắc, thanh, có số câu lục, bát nhưng không có giá trị biểu cảm (chỉ giúp trẻ em nhận biết được các SV quen thuộc) => Không phải là thơ lục bát – chỉ là văn vần.
-> Ví dụ 2: Sử dụng hình ảnh ẩn dụ -> lời than thân, trách phận hẩm hiu của cô gái, sự thông cảm của người thân, người yêu cô -> thơ lục bát.
Hoạt động2 II. luyện tập :
- MT: Hs áp dụng luật thơ lục bát vừa tìm hiểu vào phần thực hành.
- PP: Vấn đáp, minh họa.
Bài 1:Ví dụ a):
Điền thêm tiếng thứ 5, thứ 6 của câu bát.
- Tiếng thứ 6 : vần “a” => “nhà”, “mà”, “là”.
 thanh trầm. ở nhà, kẻo mà, như là.
Ví dụ b):
- Tiếng thứ 6 : vần “ên”
	 => tiến lên không ngừng, mới nên thân người, luyện rèn hăng say.
Ví dụ c):
Tạo sự đối hoặc phối cảnh:
Gieo vần “im”.
- Trong sân mèo mướp lim dim mắt chờ.
- Hoa thơm, cỏ ngọt kiếm tìm đâu xa.
- Mẹ ngồi khâu áo, em tìm câu thơ.
Bài 2:
- Phát hiện sai ở đâu sửa cho đúng luật.
C1 VD a: gieo vần “oai” mà viết “bằng” -> xoài.
 VD b: gieo vần “anh” mà viết “lên” -> thành.
C2 VD a: sửa vần “oai” câu lục -> vần “ông” – “ba trồng”.
 VD b : sửa vần “anh” câu lục -> vần “iên” – “thần tiên”.
Bài 3:
- Tổ chức thi 2 đội.
+ Hình thức 1: Thi đọc thơ lục bát (5 phút).
+ Hình thức 2: Trên cơ sở những câu thơ lục bát vừa đọc thi ngẫu hứng làm thơ. (Có thể lấy luôn câu lục vừa đọc rồi đội kia làm câu bát khác ).
Đội nào thắng sẽ được quyền xướng câu lục
Giáo viên làm trọng tài, sửa, cho điểm.
(Giáo viên lưu ý các em những vần dễ gieo: “a”, “an”, “ươi”, “non”, Một số vần khó gieo tiếp: “ê”.)
III. hướng dẫn về nhà :
- Đọc, tập làm bài thơ lục bát ngắn theo đề tài tự chọn.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Chuẩn mực sử dụng từ.
 	Ngày /12/2010
Tiết 60
chuẩn mực sử dụng từ
A/ Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức:- Nắm được các yêu cầu trong việc sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 2. Kỹ năng: -Sử dụng từ đúng chuẩn mực.
 - Nhận biết được các từ được sử dụng vi phạm các chuẩn mực sử dụng từ.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng từ đúng chuẩn.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà (tr 60).
* Bài mới: Gtb:
- MT: Tạo tâm thế hướng chú ý cho hs.
-PP: Thuyết trình.
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1. Các yêu cầu khi sử dụng từ đúng chuẩn mực.
- MT: Hs nắm được các yêu cầu khi sử dụng từ đúng chuẩn.
- PP: Vấn đáp, minh họa, nêu vấn đề.
- Học sinh đọc ví dụ SGK.
? Các từ in đậm trong các câu dùng sai n/t/n ?
- Giáo viên chia bảng phụ đã hệ thống (sau khi học sinh trả lời):
Từ dùng sai
Lỗi sai ở
Nguyên nhân
Sửa
=> Khi sử dụng từ cần chú ý những gì ? (Đúng âm, đúng chính tả).
- Đọc các ví dụ.
? Các từ in đậm trong những ví dụ sai n/t/n ?
? Hãy sửa lại bằng cách thay những từ khác thích hợp ?
Giáo viên cho học sinh giải nghĩa các từ in đậm, tìm từ khác thích hợp (có giải nghĩa).
+ Làm việc theo nhóm.
+ Các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên ghi vào bảng phụ chung.
VD:
Từ dùng sai
Nghĩa của từ
Từ thích hợp
Nghĩa của từ
=> Khi sử dụng từ cần chú ý: (đúng nghĩa).
- Đọc ví dụ:
? Những từ được dùng sai như thế nào ?
? Sửa lại bằng cách thay từ khác cho thích hợp ?
- Bảng phụ:
Từ
Nghĩa của từ
Sắc thái
Từ thích hợp
Nghĩa của từ
Sắc thái
=> Chú ý sử dụng từ đúng ...
- Đọc ví dụ.
? Xác định chức vụ ngữ pháp của các từ in đậm ? Xác định từ loại của các từ in đậm ?
? Vì sao các từ đó lại bị dùng sai ?
- Bảng phụ:
VD:
Từ
Từ loại
Chức vụ ngữ pháp
Kết luận
Sửa
=> Sử dụng từ đúng chức vụ ngữ pháp.
Hoạt động 2: Luyện tập.
- MT: áp dụng lý thuyết vừa tìm hiểu vào việc làm các bài tập.
- PP: Thảo luận, vấn đáp.
 Do những đặc điểm về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, mỗi địa phương có những từ ngữ riêng gọi là từ địa phương. VD: ...
? Vậy trong trường hợp nào không nên sử dụng từ địa phương ?
VD: Cho tôi mua chục bát.
Không nên dùng: Cho tôi mua chục chént.(Từ Nam bộ).
? Do hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, có số lượng lớn từ Hán Việt.
? Tại sao chúng ta không nên lạm dụng từ Hán Việt ?
VD:
 + Cha mẹ nào chẳng thương con.
Không nên dùng:
 + Phụ mẫu nào chẳng thương con.
+ Giáo viên nêu lại môt số ví dụ từ:
- Gần âm, gần nghĩa (h/s đã tìm hiểu) => Giải nghĩa => Sử dụng đúng nghĩa.
- Những từ có thể đảo trật tự, không thể đảo, không nên đảo ...
Nội dung cần đạt
I. sử dụng đúng âm, đúng chính tả: 
- VD a: dùi -> vùi (sai cặp phụ âm đầu d -> v - phát âm theo vùng Nam bộ).
- VD b: tập tẹ -> bập bẹ, tập toẹ (sai vì gần âm nhớ không chính xác).
- VD c: khoảng khắc -> khoảnh khắc
(sai vì gần âm nhớ không chính xác).
II. sử dụng từ đúng nghĩa:
- VD a: + sáng sủa: nhận biết bằng thị giác.
 + tươi đẹp: nhận biết bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
=> dùng từ "tươi đẹp".
- VD b: + cao cả: lời nói (việc làm) có phẩm chất tuyệt vời.
 + sâu sắc: Nhận thức và thẩm định bằng tư duy, cảm xúc, liên tưởng.
- VD c:+ biết: nhận thức được, hiểu được.
 + có: tồn tại (cái gì đó).
IiI. sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp phong cách:
- VD a:
+ lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh -> sắc thái tôn trọng.
+ cầm đầu: đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa -> sắc thái khinh bỉ.
- VD b:
+ chú hổ: từ để nhân hoá -> sắc thái đẹp -> không phù hợp với văn cảnh.
+ con hổ, nó: gọi tên con vật-> sắc thái bình thường -> phù hợp văn cảnh.
Iv. sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ:
- VD a: hào quang (danh từ) -> không trực tiếp làm vị ngữ -> hào nhoáng.
- VD b: ăn mặc (động từ) -> không có bổ ngữ qua quan hệ từ "của" -> cách ăn mặc.
- VD c: thảm hại (tính từ) -> không thể làm bổ ngữ cho tính từ "nhiều" 
-> bỏ tính từ "nhiều".
- VD d: sự giả tạo phồn vinh -> trật tự từ sai -> sự phồn vinh giả tạo.
v. không lạm dụng từ địa phương, từ hán việt:
- Trong các tình huống giao tiếp trang trọng và trong các văn bản chuẩn mực (hành chính, chính luận) không nên sử dụng từ địa phương.
- Chỉ dùng từ Hán Việt trong những trường hợp tạo sắc thái phù hợp. Nếu từ Hán Việt nào có từ tiếng Việt tương đương mà phù hợp văn cảnh thì nên dùng từ tiếng Việt.
* Ghi nhớ chung:
VI. luyện tập:
- VD:
+ hồn nhiên - tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ.
+ tự nhiên - anh ấy cứ tự nhiên ...
- Đảo được:
+ ao ước - ước ao.
- Không đảo được:
+ hồn nhiên
- Không nên đảo:
+ ngơ ngác - ngác ngơ.(sắc thái ý có bị thay đổi).
VII. hướng dẫn về nhà :
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
 Ngày /12/2010
Tiết 61: 
ôn tập văn bản biểu cảm
A/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:- Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Cách diễn đạt trong bài văn biểu cảm.
2. Kỹ năng:- Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm.
- Tạo lập văn bản biểu cảm.
b/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài về nhà (tr 62).
* Bài mới: Gtb:
- MT: Tạo tâm thế hướng chú ý cho hs.
- PP: Thuyết trình.
Hoạt động của Gv và Hs
Hoạt động 1:Khái niệm văn biểu cảm.
-MT: Khắc sâu kiến thức về lý thuyết của văn biểu cảm.
-PP: Vấn đáp, thảo luận.
? Thế nào là văn biểu cảm, đánh giá ?
? Muốn bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của mình trước hết cần phải có các yếu tố gì ? Tại sao ?
=> Cảm xúc là yếu tố đầu tiên và hết sức quan trọng trong văn biểu cảm. Đó là sự xúc động của con người trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống. Chính sự xúc động ấy đã làm nảy sinh nhu cầu biểu cảm của con người.
? Nhắc lại những yêu cầu của văn bản miêu tả, tự sự ?
? Vậy trong văn bản biểu cảm có yếu tố tự sự và miêu tả, tại sao chúng ta không gọi là văn tự sự, miêu tả tổng hợp ?
? Trong văn bản biểu cảm, tự sự, miêu tả đóng vai trò gì ?
Hoạt động 2: Đặc trưng của văn biểu cảm.
- MT: Hs thấy được các đặc trưng cơ bản của văn biểu cảm.
- PP: Vấn đáp, thảo luận.
* Cho bài ca dao:
 "Con sông kia bên lở bên bồi
 ...........................................
 Biết rằng bên đục, bên trong, bên nào"
? Tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ?
? Các hình ảnh trong bài ca dao có ý nghĩa gì ?
? Tâm trạng của người viết như thế nào ?
? Phương thức biểu đạt của bài ca dao là gì ?
? Qua đó em có nhận xét gì về đặc trưng của văn biểu cảm ?
Nội dung cần đạt
*Câu 1: Khái niệm văn biểu cảm ?
Là kiểu văn bản bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá của con người đối với thiên nhiên và cuộc sống.
* Câu 2:
- Các yếu tố cần có để qua đó hình thành và thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của người viết là tự sự và miêu tả.
* Câu 3: Phân biệt văn bản biểu cảm với văn bản miêu tả, văn bản tự sự ?
- Văn tự sự là yêu cầu kể lại một sự việc, một câu chuyện có đầu, có đuôi, có ngôn ngữ, diễn biến, kết quả nhằm tái hiện những sự việc hoặc những kỷ niệm trong kí ức để người nghe, người đọc có thể hiểu và nhớ, kể lại được.
- Văn miêu tả yêu cầu tái hiện đối tượng nhằm dựng một chân dung đầy đủ, chi tiết, sinh động về đối tượng ấy để người đọc, nghe có thể hình dung rõ ràng về đối tượng ấy.
- Trong văn biểu cảm, tự sự và miêu tả chỉ là phương tiện để người viết thể hiện thái độ, tình cảm, sự đánh giá.
- Tự sự và miêu tả trong văn bi

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Cong_truong_mo_ra.doc