Giáo án Ngữ văn 7 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.

- Nghệ thuật đối và vai trò câu kết trong bài thơ.

- Hình ảnh trăng sáng - vầng trăng tác động tới tâm hồn nhà thơ.

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.

- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

 

doc 5 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3481Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6, Tiết 23
CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 (Tĩnh dạ tứ - LÍ BẠCH)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc của Lí Bạch.
- Nghệ thuật đối và vai trò câu kết trong bài thơ.
- Hình ảnh trăng sáng - vầng trăng tác động tới tâm hồn nhà thơ.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt.
- Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
- Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu thích thơ Lí Bạch.
B. CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: SGK, SGV Ngữ Văn 7, Giáo án.
- Học Sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 Câu hỏi: - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến? 
 - Qua bài thơ em cảm nhận được điều gì về tình bạn của tác giả?
3. Bài mới : 
Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài: “Vọng nguyệt hoài hương”- Trông trăng nhớ quê - là 1 đề tài phổ biến trong thơ cổ phương Đông, cả Trung Quốc, Nhật bản và Việt Nam. Ngay như cả các nhà thơ đời Đường, ta cũng bắt gặp không ít bài, ít câu cảm động, man mác. Bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch cũng là một bài thơ chọn đề tài ấy nhưng vẫn mang lại cho người đọc cả nghìn năm nay biết bao rung cảm sâu xa. Hôm nay thầy và trò cùng tìm hiểu văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ).
Hoạt động 2:
GV: Gọi hs đọc phần chú thích SGK-111.
? Em hãy cho biết vài nét về tác giả Lí Bạch? 
GV: - Lí Bạch (701-762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc, lúc năm tuổi theo gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu, Tứ Xuyên – Trung Quốc. Năm 20 tuổi đi thăm danh lam thắng cảnh, 26 tuổi tiếp tục đi du ngoại, tìm đường lập công danh sự nghiệp góp phần cứu đời giúp dân. Ông được tiến cử làm quan chưa được 3 năm thì từ quan, sau đó ông bị bệnh và mất. Người Trung Quốc yêu mến ông và truyền tụng rằng: một hôm ông đi thuyền trên sông và thấy ánh trăng trên mặt sông liền nhảy xuống ôm vầng trăng, sau đó cưỡi cá kình lên trời.
Thơ ông biểu hiện 1 tâm hồn tự do hào phóng, hình ảnh trong thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên và điêu luyện. Thơ của ông thường viết về đề tài chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.
? Vì sao Lí Bạch lại được mệnh danh là “Tiên thơ”? (Vì tác giả sáng tác ra những tác phẩm thơ mà không ai sánh kịp).
- Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Ghi bảng
- GV đưa ra yêu cầu đọc, đọc mẫu. Ở bài thơ này giọng trầm, buồn để thể hiện được tình cảm nhớ quê của tác giả.
- Nhịp 2/3
- Gọi HS đọc theo sự hướng dẫn của GV
GV: giải thích một số từ khó.
? Tĩnh là gì? Là im lặng, yên tĩnh.
? Dạ là gì? Là đêm.
? Tứ là gì? Là ý tứ, là cảm nghĩ.
? Em hãy cho biết bài thơ này làm theo thể thơ nào? Cách gieo vần? Cách ngắt nhịp? Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể, vần câu 2-4, nhịp 2/3.
- Ta đã gặp thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở bài thơ nào? (Phò giá về kinh - Trần Quang Khải)
 GV: Cổ thể hay còn gọi là cổ phong có trước thời kỳ nhà đường: một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối rõ ràng, không hạn định số câu.
? Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là gì? 
Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
? Bố cục bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần? 2 phần
- Phần 1: 2 câu đầu => Tả cảnh
- Phần 2: Còn lại => Tả tình.
Hoạt động 3:
- Gọi HS đọc 2 câu đầu ở bản phiên âm và bản dịch thơ.
? Vị trí ngắm trăng rất đặc biệt. Hãy cho biết tác giả ngắm trăng khi ở đâu? 
Hs: Đang nằm ở trên giường
? Dựa vào từ nào mà em khẳng định điều đó?
Hs: Từ “Sàng”
? Ánh trăng trong hai câu thơ đầu được miêu tả như thế nào? 
Hs: Ánh trăng rất sáng.
? Dựa vào từ nào mà em biết điều đó?
Hs: Minh là sáng; quang cũng là sáng, nhưng ở đây từ quang sáng rọi xuống cả mặt đất. 
? Tác giả ngắm trăng vào thời điểm nào? Thời điểm đó như thế nào?
Hs: Đêm khuya – trăng mới sáng 
? Chủ thể trữ tình hiện lên với tâm trạng như thế nào? Từ ngữ nào nói rõ nhất tâm trạng đó?
 Hs: - Nằm trên giường nhưng tỉnh giấc thao thức không ngủ được, trạng thái mơ màng nên mới ngỡ trăng là sương)
- Từ nghi (ngỡ)
? Cảm nhận của tác giả về đêm trăng trong hai câu thơ trên?
Hs: Đẹp –huyền ảo- buồn man mác
Nếu ta thay từ “giường” bằng từ “sân” hay từ “bàn”:
 “Đầu sân ánh trăng rọi” 
hoặc “Đầu bàn ánh trăng rọi”
thì câu thơ sẽ như thế nào?
GV: Tức là câu thơ vẫn miêu tả được vẻ đẹp của ánh trăng, nhưng không bộc lộ được cảm xúc của tác giả.
? Cảm nhận của em về người, về cảnh trong hai câu thơ đầu?
GV: Đẹp lung linh huyền ảo nhưng man mác buồn vì lòng người vốn không vui. Xa quê nơi đất khách quê người trong đêm trăng khuya tác giả trằn trọc mơ màng..
Gọi học sinh đọc phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ hai câu thơ cuối.
? Hai câu thơ cuối chỉ hành động nào của thi nhân? 
Hs: Ngẩng đầu và cúi đầu.
? Tại sao tác giả lại có hành động ngẩng đầu lên nhìn trăng? 
Hs: Ngẩng đầu là hành động rất tự nhiên của tác giả để xác định ánh sáng đầu giường là ánh trăng hay là sương trên mặt đất.
? Tại sao nhớ về quê hương tác giả lại cúi đầu? 
GV: Ngẩng đầu thấy ánh trăng, tác giả hoài niệm về vầng trăng trên đỉnh Nga Mi, tác giả cúi đầu để nhớ về quê hương. Nhà thơ cúi đầu là hành động hướng nội, cảm xúc dồn nén, nỗi nhớ quê càng da diết.
? Tại sao nhớ về quê hương tác giả lại có cảm xúc dồn nén, da diết như vậy?
- Xa quê lâu và tác giả không có dịp về quê (nêu hoàn cảnh của tác giả)
- Rất yêu quê hương của mình.
GV: Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi nuôi lớn ta nên người, bồi đắp cho ta tâm hồn ta. Bởi vậy ai xa quê cũng đau đáu một nỗi lòng trở về cố hương. Chính vì xa quê lâu mà chưa có dịp trở về nên Lý Bạch càng nhớ quê da diết hơn.
GV: Trong đêm thanh tĩnh, tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng, chỉ có thi nhân là “động”, là “không tĩnh lặng”. Và để diễn tả cái “không tĩnh lặng” của thi nhân, hai câu cuối sử dụng hai cặp động từ:“Ngẩng”- “nhìn” và “cúi” -“nhớ”. 
? Hãy cho biết tác giả dùng cặp động từ đó có tác dụng gì?
 - “Ngẩng” và “nhìn” là hành động hướng ra ngoại cảnh để ngắm trăng. 
 - “Cúi” và “nhớ” là hành động hướng vào nội tâm để nhớ về cố hương. 
? Để khắc hoạ rõ hơn hai hành động đó tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? 
Phép đối
+ Cử đầu- đê đầu.
+ Vọng minh nguyệt – tư cố hương
GV: Câu thơ cho ta cảm nhận được hành động, ánh mắt của nhà thơ với thái độ, tình cảm, yêu quý, thân thiện, gần gũi với trăng, với quê hương.
 GV: nếu 2 câu đầu là hình ảnh đêm trăng lung linh huyền ảo, man mác buồn như lòng người xa xứ thì hai câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người xa quê đó là cảm xúc dồn nén, nỗi lòng da diết nhớ mong.
HOẠT ĐỘNG 4: TỔNG KẾT
? Nhận xét về hình ảnh, giọng điệu mà tác giả sử dụng trong bài thơ?
- Quen thuộc, gần gũi
- Giọng trầm tư sâu lắng
? Bên cạnh đó tác giải còn sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào?
Hs: Nghệ thuật đối gợi cảm, sáng tạo.
Gv: Qua bài thơ này ta thấy tác giả là người như thế nào?
Bài thơ thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương của tác giả.
? Từ xưa, tới đề tài nhớ quê hương có nhiều tác giả đã khai thác, sáng tác thơ ca. hãy lấy ví dụ về một câu thơ nói về quê hương trong văn học Việt Nam mà em đã được học và đọc? 
Thảo luận nhóm
Nếu một ngày phải xa quê hương em sẽ có tâm trạng như thế nào? Tại sao?
- Học sinh tự bộc lộ : cơ bản là yêu quê hương, tự hào về quê hương dù quê mình có khó khăn, sống thật tốt dề xây dựng và cống hiến cho quê hương. Yêu quê hương là nền tảng đế yêu đất nước.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm.
a. Tác giả:
- Lí Bạch (701-762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc. 
- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, được mệnh danh là tiên thơ.
b. Tác phẩm:
Bài thơ viết trong một đêm trăng ở trốn xa quê.
2. Đọc, tìm hiểu chú thích.
3. Thể loại.
 Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.
4 Bố cục: 2 phần.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai câu thơ đầu:
“Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương”
Dịch thơ:
“Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương”
Cảnh đêm trăng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. Trăng rất sáng, con người trằn trọc, không ngủ được.
2. Hai câu thơ cuối:
“Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương”.
Dịch nghĩa:
“Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương”.
Tác giả dùng phép đối làm nổi bật tìm cảm nhớ quê hương da diết, sâu nặng.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Biểu cảm trực tiếp kết hợp với gián tiếp.
- Giọng điệu trầm lắng, suy tư.
- Từ ngữ giản dị, cô đọng.
- Nghệ thuật đối gợi cảm, sáng tạo.
2. Nội dung:
- Bài thơ thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương của con người.
Hoạt động 5: Luyện tập
- Em hãy chỉ ra các động từ có trong bài thơ? Và chỉ ra vai trò liên kết ý thơ của nó? Tìm CN cho các ĐT ấy? Chúng bị lược bỏ nhằm mục đích gì?
Gợi ý: 
- Động từ: Nghi, cử, vọng, đê, tư (ngỡ, ngẩng, nhìn, cúi, nhớ)
- CN là nhân vật trữ tình (nhà thơ) bị tỉnh lược. Đó là điều tạo nên sự thống nhất, liền mạch của các câu thơ, bài thơ.
Hoạt động 6: Củng cố, HDVN:
4. Củng cố:
- Đọc lại bài thơ cho biết tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài?
5. HDVN:
- Học thuộc bài thơ, 
- Chuẩn bị bài: “Mao ốc vị thu phong sở phá ca - ĐỖ PHỦ ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_10_Cam_nghi_trong_dem_thanh_tinh_Tinh_da_tu.doc