A. MỤC TIÊU: Giúp HS:
1. Kiến thức: Nắm được thế nào là đại từ, các loại đại từ.
2. Kỹ năng: Nhận biết đại từ trong văn bản nói, văn bản viết. Biết sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đại từ trong quá trình taọ lập văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, SGV, bài soạn, TLTK, bảng phụ, phấn màu, đoạn văn mẫu.
- HS: Soạn bài ở nhà.
C: PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, thực hành, động não.
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sỉ số lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Em hiểu thế nào về từ láy và nghĩa của từ láy? Lấy ví dụ?
Tiết 15 Ngày soạn: 22/09/2015 Ngày dạy: 23/09/2015 Tiếng Việt: ĐẠI TỪ A. MỤC TIÊU: Giúp HS: 1. Kiến thức: Nắm được thế nào là đại từ, các loại đại từ. 2. Kỹ năng: Nhận biết đại từ trong văn bản nói, văn bản viết. Biết sử dụng đại từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp. 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đại từ trong quá trình taọ lập văn bản. B. CHUẨN BỊ: - GV: SGK, SGV, bài soạn, TLTK, bảng phụ, phấn màu, đoạn văn mẫu. - HS: Soạn bài ở nhà. C: PHƯƠNG PHÁP: Phân tích, thực hành, động não. D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm diện sỉ số lớp 2. Kiểm tra bài cũ: *Câu hỏi: Em hiểu thế nào về từ láy và nghĩa của từ láy? Lấy ví dụ? * Đáp án: + Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại hoàn toàn; Nhưng cũng có một số trường hợp tiếng thứ nhất biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh. + Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG * Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là đại từ. GV treo bảng phụ. Gọi HS đọc. G: Từ “Nó” ở đoạn văn a trỏ ai? HS: Em tôi GV: Từ “Nó” trong câu b trỏ con vật gì? HS: Con gà trống của anh Bốn Linh. GV: Nhờ đâu mà em biết được ý nghĩa của 2 từ “Nó” trong 2 câu trên? HS: Nhờ vào ý nghĩa, nội dung của câu trước đó. GV: Từ “Thế” trong ngữ liệu c trỏ việc gì? Vì sao em biết? HS: Sự việc mẹ yêu cầu 2 đứa chia đồ chơi à dựa vào nội dung thông báo của của đại từ đứng trước và câu trước. GV: Yêu cầu HS theo dõi ngữ liệu d. GV: Từ “Ai” trong ca dao dùng để làm gì? HS: Chỉ nguời, không cụ thể. GV: Các từ “Nó”, “Thế”, “Ai” trong các ví dụ trên là đại từ. Hãy cho biết thế nào là đại từ? HS: Đọc ghi nhớ 1 SGK/T55. GV: Các từ “Nó”, “Thế”, “Ai” trong các ví dụ trên đóng vai trò gì trong câu? HS trả lời: + Nó (a) – Chủ ngữ + Nó (b) – Phần sau của danh từ trong cụm danh từ. + Thế (c) - Phần sau của động từ trong cụm động từ. + Ai (d) – Chủ ngữ. GV: Xét ví dụ: Người gương mẫu nhất lớp / là nó. VN GV Qua phân tích ví dụ. Các đại từ trong câu thường giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu? HS phát biểu. GV nhận xét, tổng kết bằng ghi nhớ 1 SGK/T55. I.Thế nào là đại từ: 1. Khảo sát phân tích ngữ liệu: a. “Nó” à “Em tôi” b. “Nó” à “con gà trống” c. “Thế” à “sự việc mẹ yêu cầu ha đứa chia đồ chơi”. d. “Ai” à “để hỏi người”. à Các đại từ: Chủ ngữ. Phụ ngữ của danh từ. Phụ ngữ của động từ. 2. Ghi nhớ 1: SGK/T55 *Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại đại từ. GV: Các đại từ tôi, tao, tớ, chúng tao, chúng tớ, mày, nó, trỏ gì? HS: Trỏ người, sự vật à lấy ví dụ minh họa. GV: Các đại từ bấy, bấy nhiêu trỏ gì? HS: Số lượng à lấy ví dụ chứng minh. GV: Các đại từ vậy, thế trỏ gì? HS: Hoạt động, tính chất, sự việc. VD: Nó thấy vậy không trêu nữa à Phụ ngữ cho động từ. Các em ngoan thế. à phụ ngữ cho tính từ à tính chất. GV: Các đại từ ai, gì,hỏi gì? HS: Hỏi người, sự vật à lấy ví dụ. GV: Các đại từ bao nhiêu, mấy hỏi về gì? HS: Hỏi số lượng. àlấy ví dụ. GV: Các đại từ sao, thế nào hỏi gì? HS: Hỏi về hành động, tính chất, sự việc. VD: Nó làm sao? Nó bị ngã. GV: Đại từ được phân loại như thế nào? HS trả lời: GV nhận xét, tổng kết bằng ghi nhớ 2, 3 SGK/T56. *Hoạt động 3: Luyện tâp: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1. HS lên bảng làm ý a. Ý b học sinh làm miệng. GV gọi HS đọc bài tập 2. HS đọc và làm bài tập 2. II. Các loại đại từ: 1. Đại từ để trỏ: a. Trỏ người, sự vật. b. Trỏ số lượng. c. Trỏ hành động, tính chất, sự việc. 2. Đại từ để hỏi: a. Hỏi người, sự vật. b. Hỏi số lượng. c. Hỏi hành động, tính chất, sự việc. 3. Ghi nhớ 2: SGK/T56 III. Luyện tập: Bài 1: Bảng Đại từ xưng hô: Ngôi Số ít Số nhiều 1 Tôi, tớ Chúng tôi. 2 mày 3 Nó, hắn, y, thị. Chúng nó, họ. Mình 1: Ngôi thứ nhất Mình 2: Ngôi thứ hai. Bài 2: - Thưa cô em học bài rồi a! - Anh đợi em đi với . 4. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Đọc lại các ghi nhớ. - Học thuộc các ghi nhớ. Tập viết đoạn văn có dùng các đại từ và phân loại. - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị: Luyện tập tạo lập văn bản. E. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Tài liệu đính kèm: