I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Rèn luyện kĩ năng nghe, nó theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển dàn ý thành bài nói theo chủ đề biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1 – Kiến thức: Giúp học sinh bổ sung, khắc sâu thêm kiến thức về thể loại biểu cảm
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày và nói biểu cảm. Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm
2 – Kỹ năng: - Rèn kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn kĩ năng tìm ý, lập dàn ý.
3 – Thái độ: Tinh thần hợp tác nhiệt tình, hăng say.
4 – Hình thành năng lực: - Hình thành HS năng lực sử dụng ngôn ngữ đúng khi nói, diễn đạt.
III – CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV.Soạn giáo án.
2- Chuẩn bị của HS: - Đọc bài,soạn bài chuẩn bị ở nhà lập dàn ý các đề văn trong SGK
IV – CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Bước I – Ổn định tổ chức:
đọc thư của bố? A. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố. B. Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô. C. Vì En-ri-cô thấy xấu hổ. D. Vì En-ri-cô sợ bố. 5. Ba bài thơ Nam quốc sơn hà; Tụng giá hoàn kinh sư; Thiên Trường vãn vọng được viết bằng văn tự nào? A. Chữ Quốc ngữ. B. Chữ Nôm. C. Chữ Hán. D. Cả chữ Hán và chữ Nôm. 6. Hai bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến được viết theo thể thơ nào? A. Thất ngôn bát cú. B. Thất ngôn tứ tuyệt. C. Ngũ ngôn tứ tuyệt. C. Song thất lục bát. 7. Dòng nào sau đây không đúng với bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? A.Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi để nói về người phụ nữ trong xã hội phong kiến. B. Bài thơ nói về thân phận chìm nổi của người phụ nữ đồng thời ngợi ca vẻ đẹp của họ. C. Bài thơ mang giá trị nhân đạo sâu sắc. D. Nỗi sầu của người vợ có chồng ra trận. 8.Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả hai bài thơ Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh? A. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm B. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước C. Thể hiện niềm tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc. D. Thể hiện khát vọng hòa bình. II - TỰ LUẬN (8,0đ) Câu 1: (2đ) Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khuyến? Câu 2: (2đ) Nêu đặc điểm của thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Câu 3: (4đ) Viết một văn bản ngắn ( độ dài từ 10 đến 12 câu) nêu cảm nghĩ của em về nội dung, nghệ thuật của bài ca dao sau: “ Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi? BÀI LÀM Ngµy so¹n: 27/10/2014 Ngµy gi¶ng: 10/11/2014 Lớp 7B, 7C TiÕt 43 TỪ ĐỒNG ÂM I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được khái niệm từ đồng âm. - Có ý thức lựa chọn từ đồng âm khi nói và viết. ( Lưu ý : HS đã học từ trái nghĩa ở bậc Tiểu học ) II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Khái niệm từ đồng âm. - Việc sử dụng từ đồng âm. 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng đúng từ đồng âm. - Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ đồng âm từ đồng âm phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân( GDKNS) 3 – Thái độ: GD HS về sự phong phú của Tiếng Việt. 4 – Hình thành năng lực : - Sử dụng đúng ngôn ngữ khi giao tiếp III – CHUẨN BỊ 1- Chuẩn bị của GV: - SGK, SGV, Soạn giáo án. Soạn giáo án điện tử - Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. 2- Chuẩn bị của HS: - Đọc bài,soạn bài, tìm hiểu phần I,II trong SGK(Tr135) IV– CÁC BƯỚC LÊN LỚP Bước I – Ổn định tổ chức(1’) Bước II – Kiểm tra bài cũ: - Thời gian: 3-5’ - Phương án: Đầu giờ - Nội dung: Từ trái nghĩa - Thế nào là từ trái nghĩa? Ví dụ và phân tích tác dụng? Bước III – Bài mới: Hoạt động 1: Tạo tâm thế - Thời gian; 2 phút -Phương pháp: nêu vấn đề. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV giới thiệu: - Trong khi nói và viết có những từ tuy phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau ( con ruồi đậu, mâm xôi đậu )vậy những từ có nghĩa khác nhau là từ loại gì và nó sử dụng như thế nào, bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về từ loại này. HS chú ý lắng nghe GV nêu tình huống có vấn đề Hoạt động 2,3,4 : Tìm hiểu bài học. - Thời gian : 15 phút - Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, rút ra kết luận. Ppđiều chỉnh đồng loạt. - Kĩ thuật : Động não, nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG HS CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là từ đồng âm Giáo viên chiếu ví dụ trong SGK- kèm theo hình ảnh minh họa, gọi HS đọc. - GV cho HS đọc ví dụ, hình dung ra hình ảnh - Gọi HS trả lời: Miêu tả 2 hình ảnh trên. - Hai hình ảnh trên có từ nào giống nhau - Đọc ví dụ trên bảng. Tìm các từ thay thế cho từ “lồng” ở ví dụ 1, “lồng ở ví dụ 2. - Vậy nghĩa của từ lồng trong mỗi ví dụ nghĩa là gì? Hai từ này là từ đồng âm. - Vậy từ đồng âm là gì? GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách sử dụng từ đồng âm GV chiếu ví dụ. - Đọc tiếp ví dụ. Chỉ ra hiện tượng đồng âm, giải thích ý nghĩa của từng từ? - Qua các ví dụ, cho biết để hiểu đúng nghiã của từ đồng âm cần lưu ý gì? *- Ngữ cảnh sử dụng câu - Câu: “ Đem cá về kho” theo em thì hiểu như thế nào? * - Kho 1 : Nấu. - Kho 2: Nơi để - Vậy để hiểu dễ, đúng ý người nói cần thêm từ ntn? + Đem cá về mà kho. + Đem cá về nhập kho - Hãy đặt câu với từ thiết tha, thướt tha, phong thanh, phong phanh? - Lấy vd về từ nhiều nghĩa. Hãy so sánh với từ đồng âm? * - Trông: + Nhìn, xem... + Coi, giữ, bảo vệ... + Hi vọng, mong chờ. - Vậy để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần lưu ý điều gì khi giao tiếp?(GDKNS) * Chúng ta cũng cần phân biệt từ đồng âm với từ đồng nghĩa. GV chia nhóm cho HS làm BT 1 vở BTNV 7(110 -111). Sau 3’ trình bày, nhận xét HS tìm hiểu thế nào là từ đồng âm - HS đọc và hình dung hình ảnh. - HS trả lời: - HS trả lời: - Ghi nhớ 1. - HS đọc. HS tìm hiểu cách sử dụng từ đồng âm - HS đọc. -HS nêu và giải thích. - HS nêu HS giải thích - HS đặt câu. - HS lấy ví dụ - HS nêu và giải thích HS làm BT NV I- THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG ÂM. 1 - Ví dụ 2 - Kết luận: II- SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG ÂM. - Chú ý ngữ cảnh. - Phân biệt từ gần âm và từ nhiều KT nhóm Hình thành năng lực: -Sử dụng đúng ngôn ngữ khi giao tiếp GV cho HS làm BT 1 vở BTNV 7(110 -111) Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố - Thời gian : 25 phút - Phương pháp : Vấn đáp thảo luận nêu vấn đề - Kĩ thuật : Nhóm, động não HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG HS CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV hướng dẫn HS luyện tập củng cố về từ đồng âm - GV cho học sinh thực hiện phần III – GV cho HS làm nốt các bài tập trong vở BTNV 7 Cho HS hoạt động nhóm. HS LT củng cố về từ đồng âm theo hướng dẫn của GV HS xác định nội dung phần luyện tập III– LUYỆN TẬP Hướng dẫn củng cố và luyện tập, giáo viên chiếu các bài tập trên bảng. Bài tập 1: Tìm từ đồng âm. Hoạt động nhóm.( chạy tiếp sức theo phần II đã làm phần 2,3,4). 3 nhóm mỗi nhóm 3 từ : + Thu 1: Mùa thu ( mùa thời gian cho 1 năm). + Thu 2: Thu tiền (tiếp nhận). 1. Đọc lại đoạn dịch thơ bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ "Tháng tám, thu cao, gió rét già" đến "Quay về, chống gậy lòng ấm ức", tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây: thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhè, tuốt, môi. Gợi ý: Tra từ điển để nắm được các nghĩa khác nhau và cách dùng các từ này. Chú ý đưa các nghĩa khác nhau của từ vào trong ngữ cảnh cụ thể để hiểu, ví dụ: - sang: + Ngôi nhà này được trang trí rất sang trọng. + Chiều nay, tớ sang nhà cậu học bài nhé! 2. Sử dụng từ điển để tra nghĩa của danh từ cổ. a) Giải thích mối liên quan giữa các nghĩa khác nhau của danh từ này. b) Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của nó. Gợi ý: - Cổ: + Bộ phận trong cơ thể nối đầu với thân; + Bộ phận của áo, phần chung quanh cổ; + Bộ phận của đồ vật hình dài và thon giống cái cổ; + Cổ chân, cổ tay. Nghĩa đầu là nghĩa gốc, làm cơ sở cho sự chuyển thành các nghĩa sau. Các nghĩa khác nhau đều có liên hệ với nhau qua nghĩa gốc này. - Đồng âm với danh từ cổ: + Bà nội rất thích xem chèo cổ. (cổ: xưa, cũ, lâu đời) + Phong, lao, cổ, lại, tứ chứng nan y. (cổ: một căn bệnh ngày xưa cho là khó chữa) 3. Đặt câu sao cho ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm cho sẵn sau đây: bàn (danh từ) - bàn (động từ); sâu (danh từ) - sâu (tính từ); năm (danh từ) - danh (số từ). Gợi ý: Chú ý đến đặc điểm về từ loại đã gợi ý trước để đặt câu cho đúng. - bàn: Mọi người ngồi vào bàn để bàn bạc. - sâu: Con sâu nằm sâu trong kén. - năm: Năm nay em gái tôi lên năm tuổi. * Gv cho hs làm bài vào bảng nhóm. Đặt câu. 4. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại con vạc cho người hàng xóm? Nếu là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân biệt phả trái? Ngày xưa có anh chàng mượn của hàng xóm một cái vạc đồng. ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: "Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả." Anh chàng nói: "Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò." - Nhưng vạc của con là vạc thật. - Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng? - Anh ta trả lời. - Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng. - Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng? Gợi ý: Chú ý các từ đồng âm: - vạc: con vạc - cái vạc - đồng: làm bằng đồng (một chất kim loại) - cánh đồng, ngoài đồng. Anh chàng kia đã mượn hiện tượng đồng âm để thoái thác việc trả cái vạc cho người hàng xóm. Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng. Để tránh sự lẫn lộn giữa các từ đồng âm và cũng là cách để có thể xử kiện chính xác là phải đặt các từ vạc, cò, đồng vào trong ngữ cảnh với sự kết hợp chặt chẽ cùng các từ khác. . Bài GV cho HS đóng vai. Vạc 1: Danh từ chỉ đồ vật. Vạc 2: Danh từ chỉ loại động vật. Đồng 1: Danh từ chỉ chất liệu. Đồng 2: Địa điểm. - Nói vạc bằng đồng IV – Hướng dẫn về nhà: 1- Bài cũ: + Hiểu và phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, gần âm. 2 – Bài mới: + Chuẩn bị bài: các yếu tố tự sự, mêu tả trong văn biểu cảm - Nắm được vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn BC. - Xác định phương thức biểu đạt trong bài thơ: “Bài ca bị gió thu phá nhà”... Ngµy so¹n: 27/10/2014 Ngµy gi¶ng: 10/11/2014 Lớp 7B, 7C Tiết 44: CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Biết vận dụng những kiến thức đã học về văn biểu cảm vào đọc - hiểu và tạo lập văn bản biểu cảm. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1. Kiến thức: - Vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. - Sự kết hợp yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm. 2. Kỹ năng: - Chỉ rõ được yếu tố tự sự, miêu tả, biết vận dụng các yếu tố này trong văn bản biểu cảm. 3. Thái độ: Hợp tác tìm hiểu để hiểu sâu sắc thêm về phương thức biểu cảm. 4 – Hình thành năng lực : - Tạo lập văn bản III – CHUẨN BỊ 1- Chuẩn bị của GV: - SGK, bài soạn, Soạn giáo án. - Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. 2- Chuẩn bị của HS: - Đọc bài,soạn bài, trả lời câu hỏi trong mục I.2 IV – CÁC BƯỚC LÊN LỚP Bước I – Ổn định tổ chức(1’) Bước II – Kiểm tra bài cũ: - Thời gian: 3-5’ - Phương án: Đầu giờ - Nội dung: Từ đồng âm - Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm? Ví dụ? Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Bước III – Bài mới: Hoạt động 1: Tạo tâm thế - Thời gian; 1 phút - Mục tiêu : tạo cho HS chú ý khi vào bài -Phương pháp: nêu vấn đề. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV giới thiệu: Chúng ta thường nghĩ một cách giản đơn trong văn biểu cảm chỉ là những cảm xúc của người viết về sự vật hiện tượng. Thực tế, cũng như các thể loại khác, trong mỗi bài văn đó là sự đan xen các yếu tố, và nó chỉ giữ vai trò chủ đạo của thể loại đó mà thôi. Để hiểu rõ hơn chúng ta vào bài học hôm nay. HS chú ý lắng nghe GV nêu tình huống có vấn đề Hoạt động 2,3,4 : Tìm hiểu bài học. - Thời gian : 10 phút - Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, rút ra kết luận. PP điều chỉnh đồng loạt - Kĩ thuật : Động não, nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG HS CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV hướng dẫn HS nắm được kiến thức về tự sự,. miêu tả trong văn biểu cảm. - Đọc lại bài: “Bài ca...phá” Hãy cho biết: Nếu tán thành cách chia bài thơ thành 4 đoạn thì phương thức biểu đạt chủ yếu của mỗi đoạn là gì? *P1: Miêu tả kết hợp tự sự. P2: Tự sự kết hợp biểu cảm. P3: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. P4: Biểu cảm. - Nêu ý nghĩa của các yếu tố tự sự, miêu tả trong bài thơ? *Tự sự : Kể, giải thích cho tâm trạng. * Miêu tả :Dựng lại bức tranh toàn cảnh. Nền cho tâm trạng phương tiện để cho tác giả bộc lộ cảm xúc khát vọng. Gv: Bài thơ là 1 chỉnh thể, việc phân chia ranh giới giữa các phương thức biểu đạt chỉ mang tính tương đối. GV bổ sung: Xem lại bài đọc hiểu văn bản để thấy được sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm trong bài thơ này. Ở mỗi phần của bài thơ, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau: hai câu đầu tự sự, ba câu tiếp miêu tả; từ câu 6 đến câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất ức); từ câu 11 đến câu 18: tự sự + miêu tả + biểu cảm; đoạn cuối: biểu cảm. Bằng sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm, bài thơ đã khắc hoạ đậm nét tình cảnh khốn cùng của nhà thơ khi căn nhà bị gió thu phá nát từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người. - Đọc kĩ đoạn văn 2 và cho biết: các yếu tố tự sự, miêu tả được thể hiện ntn trong đoạn? Gv chia lớp thành 3 nhóm: 1 nhóm làm 1 nhiệm vụ.(HSHĐ nhóm) N1: Tìm những từ, cụm từ có câu miêu tả. N2: Tìm những từ, cụm từ có câu tự sự. N3: Ghi những từ ...có yếu tố biểu cảm. - Chỉ ra vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả đối với việc bộc lộ cảm xúc? *- Tả, kể là phương tiện bộc lộ cảm xúc, khát vọng. - Tình cảm là chất keo gắn các yếu tố tự sự, miêu tả thành mạch văn có tính chất liên kết. - Đoạn văn miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự và miêu tả ntn? - Đọc và ghi nhớ. HS tìm hiểu kiến thức về tự sự,. miêu tả trong văn biểu cảm. - HS đọc - HS đọc và nêu các phần(1-2HS) - HS nêu - HS trả lời. - HS hoạt động theo nhóm. - Đại diện thình bày. - Hs lên dán bảng lớp đã ghi các yếu tố tả, kể, biểu cảm. - Các nhóm nhận xét và bổ sung. HS trả lời HS đọc ghi nhớ I. TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM. - Yếu tố tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. - Tự sự, miêu tả chỉ nhằm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh. Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố - Thời gian : 25 phút - Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề - Kĩ thuật : nhóm, động não HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG HS CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV hướng dẫn HS luyện tập về tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1? - Em sẽ viết theo ngôi thứ mấy? - Kể và tả gì trong bài viết? - Cảm xúc của em thể hiện trong bài là cảm xúc gì? - Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2? Gv gợi ý, hướng dẫn hs theo dàn ý: +chuyển đổi tóc rối lấy kẹo. + Cách chải tóc của mẹ, tư thế, cái lược. +Kết quả: vo tóc rối. + Ký ức, cảm xúc. HS luyện tập về tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - Hs trả lời. - Hs đọc. - Hs viết. II – LUYỆN TẬP Bài tập 1: Bài tập 2: Hình thành năng lực: Tạo lập Văn bản Hướng dẫn củng cố và luyện tập 1. Hãy kể lại nội dung bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ bằng một bài văn xuôi biểu cảm. Gợi ý: Cần tái hiện lại biến cố nhà tranh của Đỗ Phủ bị gió thu phá nát nhưng mục đích không phải là miêu tả, kể chuyện thuần tuý. Điều quan trọng là qua việc kể lại biến cố của nhà thơ Đỗ Phủ, miêu tả cảnh mái nhà bị gió thu phá nát tơi bời, chuyện trẻ con cướp tranh chạy mất, chuyện tủi cực trong đêm mưa gió trong ngôi nhà dột nát... để thể hiện sự cảm thông trước tình cảnh khốn cùng của thi sĩ, đồng thời bày tỏ lòng cảm phục, nỗi xúc động đối với ước muốn cao cả của ông. Ông ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. 2. Trên cơ sở bài văn Kẹo mầm của Băng Sơn, hãy viết lại thành một bàI văn biểu cảm. Gợi ý: Để chuyển văn bản này thành một bài văn biểu cảm cần chú ý thể hiện được những điểm sau đây trong bài viết của mình: - Tự sự: Kể được chuyện mẹ và chị gỡ tóc rối giắt lên mái hiên nhà; chuyện tóc rối đổi kẹo và chuyện bà cụ đổi kẹo nhày trước; chuyện mẹ mất, chị lấy chồng xa; chuyện tưởng tượng thấy mẹ khi nghe tiếng rao đổi kẹo, - Miêu tả: Tả lại cảnh mẹ và chị gỡ tóc rối; hình ảnh gánh hàng của bà đổi kẹo; hình ảnh que kẹo mầm ngày trước, - Biểu cảm (chủ đạo): Que kẹo mầm tuổi thơ gợi ra trong lòng tác giả cảm xúc bồi hồi, sự thương nhớ mẹ vời vợi, không bao giờ nguôi trong lòng người con. Bài tập trắc nghiệm: 1 - Yếu tố tự sự và miêu tả dùng trong văn bản biểu cảm phải tuân theo nguyên tắc nào? A. Miêu tả phải thật chi tiết và cụ thể, tỉ mỉ. B. Tự sự và miêu tả cần kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. C. Tự sự và miêu tả chỉ nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối. D. Tự sự nhằm mục đích kể chuyện nên cần kể thật đầy đủ. 2 - Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc người ta thường làm như thế nào? A. Dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. B. Dùng phương thức miêu tả để tả thật cụ thể, tỉ mỉ, làm cho người đọc hình dung ra đối tượng biểu cảm. C. Dùng phương thức lập luận để xác định rõ đối tượng biểu cảm. D. Dùng phương thức tự sự để kể thật chi tiết những gì xảy ra với đối tượng biểu cảm. Bước IV – Hướng dẫn về nhà(3’) Bài cũ: Thực hiện viết lại các BT đã làm Bài mới: Chuẩn bị bài mới: “Cảnh khuya, Rằm tháng giêng” + Đọc kĩ VB, chú thích, tìm hiểu xuất xứ,thể thơ, nội dung chính từng bài? + Trả lời câu hỏi SGK? + Sưu tầm một số bài thơ có hình ảnh trăng của Bác Hồ + Qua 2 bài thơ, em hiểu gì về con người của Bác? Ngµy so¹n: 3/11/2014 Ngµy gi¶ng: 13/11/2014 Lớp 7B, 7C Tiết 45 - VĂN BẢN: CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG Tác giả: Hồ Chí Minh I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cảnh Khuya của chủ tịch Hồ Chí Minh. - Hiểu được giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ chữ Hán Rằm Tháng Riêng (Nguyên Tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC: 1 – Kiến thức - Sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tâm hồn chiến sỹ – nghệ sỹ vừa tài hoa tinh tế ung dung, bình tĩnh lạc quan. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 2 – Kỹ năng: Rèn kĩ năng phân tích, đọc thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, đối chiếu bản dịch và bản phiên âm chữ Hán. 3 – Thái độ: GD lòng yêu thiên nhiên, yêu lãnh tụ – Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Tinh thần lạc quan yêu đời, một lòng vì đất nước vì dân tộc của Người 4 – Hình thành năng lực : - Đọc – hiểu văn bản - Cảm thụ thẩm mỹ về TP III – CHUẨN BỊ 1- Chuẩn bị của GV: - SGK, bài soạn, Soạn giáo án. - Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. - Có thể sử dụng bảng phụ chép phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ “Rằm tháng giêng”. 2- Chuẩn bị của HS: - Đọc bài,soạn bài, trả lời câu hỏi; sưu tầm, tìm hiểu một số bài thơ về đề tài trăng của Bác IV – CÁC BƯỚC LÊN LỚP Bước I – Ổn định tổ chức(1’) Bước II – Kiểm tra bài cũ: - Thời gian: 3-5’ - Nội dung:Thuộc lòng bản dịch thơ bài: “ Tĩnh dạ tứ” hoặc “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê”. - Đọc thuộc lòng bản dịch thơ bài: “ Tĩnh dạ tứ” hoặc “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê”. - Nêu 1 vài suy nghĩ của em về bài thơ em đã đọc? Bước III – Bài mới: Hoạt động 1: Tạo tâm thế - Thời gian; 2 phút - Mục tiêu : tạo cho HS chú ý khi vào bài -Phương pháp: nêu vấn đề. Chúng ta cùng tìm hiểu qua 2 bài thơ của Người. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV dẫn dắt vào bài theo tình huống nêu vấn đề: - Em đã được đọc và học bài nào của Bác? Kể tên - Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân Việt Nam, không những là một chiến sỹ lỗi lạc Người còn là một thi sĩ với những ý thơ là cả một cảm nhận, cảm hứng lãng mạn cách mạng đầy thi vị. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng là hai bài thơ thất ngôn tứ tuyệt hay được Bác viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ thể hiện tình cảm với thiên nhiên, tình yêu đối với đất nước và phong thái ung dung tự tại của Bác Hồ. HS lắng nghe GV dẫn vào bài - Tạo tình huống có vấn đề Hoạt động 2 : Tri giác. - Thời gian : 7 phút - Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận, nêu vấn đề, - Kĩ thuật : Động não, mảnh ghép HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG HS CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh. - Em hiểu gì về tác giả Hồ Chí Minh? GV bổ sung: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, nhà văn hoá lớn của dân tộc và nhân loại. GV hướng dẫn HS tìm hiểu 2 tác phẩm - GV hướng dẫn cách đọc: Đọc theo nhịp 4/3, riêng câu đầu tiên của bài Cảnh khuya được tách thành nhịp 3/4. Đọc bằng giọng nhẹ nhàng, sâu lắng, thể hiện được cảnh đêm trăng, sông nước mênh mang và tình yêu thiên nhiên, đất nước thiết tha của Bác. Khi đọc bài Rằm tháng riêng cần chú ý nhấn giọng để thể hiện cảm xúc ở các từ ngữ: rằm xuân, lồng lộng, bát ngát trăng ngân ; thể hiện khả năng gợi tả vẻ đẹp của ánh trăng rằm của các từ ngữ: rằm xuân, lồng lộng, bát ngát. - Gv đọc và yêu cầu hs đọc 2 bài. Chú ý đọc chậm rãi, thanh thản. - Hai bài được viết theo thể thơ gì? Giống với những bài thơ nào đã học?(làm BT 1 vở BTNV 7 trang 116) *Cảnh khuya: chữ Việt. *Rằm tháng giêng: chữ Hán. - So sánh về ngôn từ ở 2 bài? - Đối chiếu bản dịch của Xuân Thuỷ với phiên âm chữ Hán và rút ra nhận xét. *GV: - Nguyên tác: Thất ngôn tứ tuỵêt. - Dịch thơ lục bát. - Bản dịch thêm từ lồng lộng, bát ngát, ngân, nhưng thiếu 1 từ xuân ở câu 2. Câu 3 thiếu yên ba ( khói sóng)—mất cái mịt mù, hư thực của cảnh khuya. - Hai bài thơ xếp vào 1 bài học, theo em chúng có đặc điểm gì chung nào? *- Cùng hoàn cảnh sáng tác, cùng thể thơ. - Phương thức biểu đạt chính của 2 bài thơ này là gì? *- Cùng kết hợp tả và biểu cảm. - Nội dung bao trùm 2 bài là nội dung gì? *Đều thể hiện vẻ đẹp, tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu đất nước. - Giải thích từ khó? HS tìm hiểu tác giả Hồ Chí Minh. - HS nêu (2-3 HS nêu) HS tìm hiểu 2 tác phẩm - HS lắng nghe và đọc theo hướng dẫn. - Hs đọc. - Hs trả lời. - HS nêu - HS so sánh. - HS nêu - HS nêu - HS trả lời (2-3HS) I - ĐỌC, CHÚ THÍCH VĂN BẢN 1 - Tác giả - Hồ Chí Minh (1890 – 1969) - Lãnh tụ vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới 2- Tác phẩm - Thể thơ: Hình thành năng lực: - Đọc – hiểu văn bản BTNV 7 trang 116 Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa - Thời gian : 18 phút - Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận - Kĩ t
Tài liệu đính kèm: