Giáo án Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 13

I– MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu.

- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1 – Kiến thức: HS cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.

- Thấy được cách biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết tự nhiên, bình dị.

2 – Kỹ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ.

 - Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

3 – Thái độ: Yêu mến những vần thơ có tác dụng khơi gợi kỷ niệm tuổi thơ, có giá trị cao trong việc

giáo dục đạo đức.

4 – Năng lực hình thành :

- Đọc hiểu

 

doc 21 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1424Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Học kì I - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phép điệp ngữ.
 - Biết cách vận dụng phép điệp ngữ vào thực tiễn nói và viết. 
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1 – Kiến thức: Hs hiểu được thế nào là điệp ngữ, giá trị điệp ngữ. Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
2 – Kỹ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của điệp ngữ trong văn cảnh.
 - Nhận biết phép điệp ngữ; Phân tích tác dụng của điệp ngữ; Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng phép điệp ngữ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng phép điệp ngữ (GDKNS)
3 – Thái độ: Hiểu thêm về ngôn ngữ Việt Nam, vận dụng khi nói và viết.
4- Năng lực hình thành
- Sử dụng ngôn ngữ
III – CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của GV: - SGK, bài soạn, Soạn giáo án. 
- Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. Có thể chép khổ đầu bài thơ “Tiếng gà trưa” ra bảng phụ.
2- Chuẩn bị của HS: - Đọc bài,soạn bài, trả lời câu hỏi. Sưu tầm các bài thơ, ca dao chứa điệp ngữ.
IV – CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Bước I – Ổn định tổ chức:
Bước II – Kiểm tra bài cũ:
- Môc tiªu: ®¸nh gi¸ viÖc häc bµi cò vµ chuÈn bÞ bµi míi cña HS
-Thêi gian: 5 phót
- Ph­¬ng ¸n: ®Çu giê
HS1 : - Thành ngữ là gì? Lấy ví dụ thành ngữ biến thể ?
- Trong những dòng sau đây , dòng nào không phải là thành ngữ?
A.Vắt cổ chày ra nước.
B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
C. Nhất nước, nhì phân, tam cần , tứ giống.
D. Lanh chanh như hành không muối 
HS2 - Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ?
Bước III – Bài mới:
 Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 -Thời gian: 1 phót
 -Phương pháp: thuyết trình, 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV dẫn dắt vào bài theo tình huống nêu vấn đề: Ở lớp 6 các em đã làm bài tập và biết phân biệt phép lặp như một biện pháp tu từ và lỗi lặp là do vốn từ nghèo nàn. Tiết học này các em tìm hiểu một biện pháp tu từ nó có gì gần với các phép lặp trên. 
- HS lắng nghe 
- Tạo tình huống có vấn đề
Ho¹t ®éng 2,3,4 : T×m hiÓu bµi häc.
-Thời gian: 15 phút
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, minh hoạ,phân tích,nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Động não, nhóm, 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HS
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV hướng dẫn HS tìm hiểu ĐN và tác dụng của ĐN.
- Đọc khổ đầu và khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa “ cho biết ở các khổ thơ đó có những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần ?Tác dụng của sự lặp đi lặp lại đó ?
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần? Ý nghĩa ?
 GV + Nghe (3 lần ) Ž nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà.
 + Vì (4 lần) Ž nhấn mạnh mục đích chiến đấu của chiến sĩ.
 + Tiếng gà trưa (4 lần ) Ž gợi kỉ niệm ,điểm nhịp cho cảm xúc .
- Lấy các ví dụ có các từ ngữ lặp đi lặp lại nhăm mục đích nhấn mạnh ý ,gây ấn tượng
- Hãy cho biết tác dụng của các ĐN?
- Có tác dụng làm nổi bật ý, gây ấn tượng, gợi cảm xúc, tạo nhịp điệu.
GVchuẩn kiến thức cho HS.
Điệp từ “Nghe”—không gian yên ắng, người chiến sĩ lắng nghe, nghe rất chăm chú và từ âm thanh quen thuộc của quê hương đã tác động mạnh tới tình cảm của tác giả.
Điệp từ “Vì” khẳng định niềm tin chắc chắn của con người, vì mục đích chiến đấu cao cả.
- Em hiểu điệp ngữ là gì?
-Xác định yêu cầu của bài tập 1?
Gv chú ý tới hoàn cảnh xã hội và tâm lý nhân vật để phân tích các điệp ngữ này.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu các dạng điệp ngữ
Gv treo bảng phụ chép các ví dụ cho HS đọc yêu cầu, chia 2 nhóm theo ví dụ a,b sau 3’ gọi các nhóm trình bày kết quả.
- Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau trong việc sử dụng các (từ ngữ) điệp ngữ này? Vậy có những điệp ngữ gì?
 GV cho HS nhận xét bổ sung => GV chốt kiến thức
Ví dụ a - Điệp ngữ cách quãng.
 Rồi đến : Điệp ngữ nối tiếp.
Ví dụ b: Điệp ngữ vòng tròn.
- GV cho HS lấy ví dụ về các dạng điệp ngữ?
HS tìm hiểu ĐN và tác dụng của ĐN.
- HS đọc và tìm
- HS chỉ ra các từ ngữ lặp nhiều lần.
- HS nêu tác dụng
- HS phát biểu(1-2)
- HS xác định y/c 
- HS căn cứ SGK phát biểu
- HS so sánh điệp ngữ, về cấu tạo: 1 từ, 1 câu, 1 cụm từ, 1 đoạn, về vị trí.
HS tìm hiểu các dạng điệp ngữ
- HS trả lời
HS đại diện nhóm trả lời
HS lấy ví dụ
I - ĐIỆP NGỮ VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỆP NGỮ.
1. Điệp ngữ và tác dụng điệp ngữ:
a. Xét VD: Bài thơ “Tiếng gà trưa” sgk
- Nghe –lặp 3 lần 
- Vì –lặp 4 lần 
- Tiếng gà trưa –lặp 4 lần
Ž Nhấn mạnh ý nghĩa, gây ấn tượng sâu sắc,gợi cảm xúc trong lòng người đọc.
Ž Điệp Ngữ
b. Kết luận: Ghi nhớ 1: sgk
2 – Ghi nhớ
II. CÁC DẠNG ĐIỆP NGỮ
Điệp ngữ nối tiếp.
Điệp ngữ cách quãng.
Điệp ngữ vòng tròn.
Năng lực hình thành”
- Sử dụng ngôn ngữ
Hoạt động 5:LuyÖn tËp.
 -Thời gian: 20 p
 -Phương pháp: Vấn đáp, giải thích.
 - Kỹ thuật: Nhóm, DH theo góc
GV cho HS chuyển sang phần luyện tập
- GV chia HS các tổ tìm hiểu từng bài hướng HS tìm hiểu sau đó trả lời
Bài tập 2: Hoạt động nhóm chạy tiếp sức.
 Gv chia lớp thành 3 nhóm, nhóm nào tìm được nhiều thơ văn có dùng điệp ngữ thì nhóm đó thắng.
Bài tập 3: Hoạt động tập thể.
Gv: Lưu ý điệp ngữ và lỗi lặp.
Hs sửa lại, rút gọn, bỏ bớt những từ trùng lặp không cần thiết.
Bài tập 4: Hoạt động cá nhân.
- Viết 1 đoạn văn có dùng điệp ngữ. (GDKNS)
Bài tập sáng tạo: Tìm những câu ca dao, câu thơ đã học, biết sử dụng ĐN
GV chia 3 tổ thi 5’ xem đội nào sưu tầm nhiều. (GDKNS)
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS HĐ nhóm
HS hoạt động cả lớp
HS hoạt động cá nhân
HSHĐ nhóm
II– LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 2 
Bài tập 3
Bài tập 4
BTNV 7
Hướng dẫn củng cố và luyện tập
1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng của nó.
Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!
(Hồ Chí Minh)
Người ta đi cấy lấy công,
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm.
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
(Ca dao)
Gợi ý:
- Các từ in đậm là các từ nằm trong phép điệp (tự chỉ ra cách thức điệp trong những trường hợp này).
- Tác dụng của điệp ngữ: 
+ Trong đoạn văn của Hồ Chí Minh, các điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy.
+ Trong bài ca dao, các điệp ngữ có tác dụng khắc hoạ sự vất vả gian nan của người nông dân.
2. Tìm và xác định loại điệp ngữ trong các câu sau:
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
(Khánh Hoài)
Gợi ý: Chú ý các cụm từ xa nhau, một giấc mơ (điệp nối tiếp).
3. Nhận xét về sự lặp lại từ ngữ trong đoạn văn sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em ...
Gợi ý: Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép tu từ. Nó tạo ra cảm giác nặng nề, nhàm chán.
Có thể chữa lại như sau:
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày Quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ của em. 
4. Hãy viết một đoạn văn ngắn, trong đó có sử dụng điệp ngữ và cho biết mục đích sử dụng các điệp ngữ ấy.
Gợi ý: Vận dụng các kiến thức về điệp ngữ đã học để tạo lập đoạn văn. Chú ý tránh sự lặp lại mà không tạo ra hiệu quả nghệ thuật.
Điệp ngữ
Cuối bài GV cho HS hoàn thành sơ đồ 
Các dạng điệp ngữ
Điệp ngữ vòng
Điệp ngữ cách quãng
Điệp ngữ nối tiếp
Bước IV – Hướng dẫn về nhà:
Bài cũ: Học và hoàn thành tốt bài tập 4.
Bài mới: Chuẩn bị bài nói phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng”.
Lập dàn ý (chuẩn bị ở nhà ví dụ : “C¶nh khuya” cña Hå ChÝ Minh.)
bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý
- Xác định đối tượng biểu cảm:
+ Cảnh thiên nhiên trong bài thơ;
+ Tình cảm của tác giả.
- Định hướng tình cảm cho bài làm:
+ Chi tiết nào của bài thơ làm em thích thú? Vì sao?
+ Qua bài thơ, em hiểu được gì về tác giả Hồ Chí Minh?
b) Lập dàn bài
Lập dàn ý cho từng phần theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ và tác giả bài thơ; nêu cảm nghĩ chung của mình về bài thơ.
- Thân bài: 
+ Ấn tượng đầu tiên khi đọc bài thơ;
+ Tưởng tượng ra khung cảnh thiên nhiên, nhân vật trữ tình và nêu cảm nghĩ của mình về những gì vừa tưởng tượng;
+ Cảm nhận, đánh giá về những chi tiết mà mình thấy thích thú, theo trình tự trước sau;
+ Cảm nghĩ về tác giả của bài thơ.
- Kết bài: Nhấn mạnh tình cảm của mình đối với bài thơ.
* Tổ 1,2 đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya” và “Rằm tháng riêng”.
* Tổ 3 đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài “Rằm tháng riêng”.
Lập dàn ý chi tiết, có thể viết một số đoạn MB, KB hoặc ý đoạn TB
Ngµy so¹n: 24/11/2014
Ngµy gi¶ng: 04/12/2014 Lớp 7B,C
Tiết 55
LUYỆN NÓI: PHÁT BIỂU CẢM NGHĨ 
VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 - Củng cố kiến thức về cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 - Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc suy nghĩ về tác phẩm văn học.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.
2. Kĩ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói, thể hiện sự tự tin. (GDKNS)
3. Th¸i ®é
- Gi¸o dôc t×nh c¶m, c¶m xóc yªu v¨n, häc v¨n
4 – Năng lực hình thành :
- Cảm thụ thẩm mỹ
- Tạo lập văn bản
III - CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của GV: + Chuẩn bị bài, soạn giáo án điện tử
2- Chuẩn bị của HS: Xem trước bài, lập dàn ý trước, luyện nói trước ở nhà, trước nhóm, tổ
IV - HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Bước I - Ổn định tổ chức 
Bươc II - Kiểm tra bài cũ : Để kết hợp kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết luyện nói.(mục I)
Bước III - Bài mới.
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 	 - Thời gian; 2 phút
	 -Phương pháp: nêu vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV dẫn dắt vào bài theo tình huống nêu vấn đề: 
Như vậy, trong thời gian kiểm tra bài cũ, các em đã tiến hành nêu cảm nghĩa của mình về một bài ca dao- một tác phẩm. Qua phần trả lời, chúng ta thấy cảm nghĩ của người đọc về tác phẩm là rất phong phú và cụ thể. Đó là những cảm xúc về cảnh , về vẻ đẹp tâm hồn hoặc về số phận của nhân vật trong tác phẩm. Đó là những cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm, là cảm xúc về tác giả. Đó còn là những cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm nữa. Phong phú như vậy, những tất cả mọi cảm xúc đều phải được bắt nguồn từ tác phẩm. Vậy, phải viết những cảm xúc ấy thành một bài văn như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. 
.
- HS lắng nghe nhắc lại đề bài
- Tạo tình huống có vấn đề
Hoạt động 2,3,4 : Tìm hiểu bài học.
- Thời gian : 7 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, nhóm
- Kĩ thuật : Động não, nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HS
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của các cá nhân, nhóm theo phân công tiết học trước.
- Đọc đề và xác định yêu cầu của đề 1, dề 2?
- GV gọi các nhóm chuẩn bị trước trình bày dàn ý đại cương? 
GV trình chiếu dàn ý đại cương 2 VB cho HS đối chiếu.
- GV gọi các nhóm phát biểu, bổ sung, GV chốt KT, sửa.
- Để làm tốt bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ta cần chú ý gì? 
GV trình chiếu những lưu ý khi luyện nói trước lớp.
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Hs xác định.
- 2 HS trình bày dàn ý, nhận xét chéo.
- HS quan sát, đối chiếu cá nhân, nhóm
HS phát biểu
HS quan sát, lưu ý
I - CHUẨN BỊ
- Lập dàn ý 
Hoạt động 5: Luyện tập- Luyện nói.
- Thời gian : 30 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, trình bày.
- Kĩ thuật : Động não, nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG HS
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV phân nhóm theo phân công tiết học trước để học sinh nói trước lớp
GV cho HS luyện nói từng phần.
GV: nêu yêu cầu của tiết luyện nói : Biết phát biểu cảm tưởng ,đánh giá đối với tác phẩm văn học .Tập PBCT trước nhóm ,lớp trên cơ sơ chuẩn bị trước lập ý và lập dàn ý ở nhà .
- GV: Hướng dẫn ,hs tự luyện nói à trình bày trước nhóm (7’ )
- HS: Cử đại diện thực hành nói trước lớp (20’- lần lượt 2 nhóm)
- GV: Nhận xét ,sửa chữa ,cho điểm .Chú ý các em văn nói khác văn viết .
+ Hs trung bình, yếu nói mở bài. 
+ Hs khá giỏi nói 1 phần thân bài.
+ 2 HSG nói cả bài.
GV sửa cho hs ngôn ngữ diễn đạt phong cách nói, cách sắp xếp ý.
- Có thể biểu cảm theo kết cấu của bài. - Chú ý tới yếu tố nghệ thuật và nội dung.
- Chú ý các câu cụt, sai ngữ pháp, nói ngọng, nói lắp.
- Em rút ra bài học gì khi phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học? 
- Cần chú ý điều gì để bài nói có hiệu quả?
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
- Hs nói từng phần, hs khác nhận xét, bổ sung. Hs nói dựa vào dàn ý.
- Hs rút ra ghi nhớ.
HS luyện nói
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS thực hiện
- Hình thức: - Nói to ,rõ ràng ,mạch lạc ,thay đổi ngữ điệu khi cần .
- Tư thế tự nhiên ,tự tin ,biết quan sát lớp khi nói 
 - Nội dung : 
 - Nói đúng yêu cầu chuẩn bị trước ở nhà .
II – LUYỆN NÓI
Bài 1: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
- Kiểu bài.
- Nội dung biểu cảm.
* Dàn ý:
Mở bài:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Nêu cảm xúc chung.
Thân bài:
- cảm nhận toàn bài.
- Biểu cảm về bức tranh trăng nơi chiến khu Việt Bắc.
- Biểu cảm về tình cảm, về tâm trạng của Bác qua bài thơ.
- Suy ngẫm, sự liên tưởng từ bài thơ.
Kết bài:
+ tình cảm, ấn tượng về bài thơ.
Đề bài 2: Biểu cảm về bài thơ : “Rằm tháng riêng” của Hồ Chí Minh.
* Ghi nhớ.
- Cách nói.
- Nội dung nói.
Có thể theo tiến trình SGK 
cho HS về nhà thảo luận nhóm phát biểu các đoạn
Trên lớp cho HS trình bày thành các bài văn hoàn thiện và nhận xét bổ sung bài của bạn
Tham khảo sự chuẩn bị sau: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ:"Cảnh khuya'- Hồ Chí Minh
(GV chiếu trên màn hình)
1-Tìm hiểu đề và tìm ý:
a-Đọc bài thơ, em hình dung khung cảnh thiên nhiên trong bài thơ đẹp, lung linh, huyền ảo mà vẫn gần gũi, ấm áp tình người.
-Tình cảm của tác giả: Yêu thiên nhiên say đắm
- Yêu nước, lo lắng cho vận mệnh của đất nước.
b-Chi tiết là cho em chú ý và hứng thú: Tiếng suối được so sánh với tiếng hát. Chi tiết này đã gợi nên trong em những cảm nhận sâu sắc về cảnh thiên nhiên trong đêm khuya ở rừng Việt Bắc cùng với những vẻ đẹp tâm hồn của thi sĩ, của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
HS có thể chọn những chi tiết khác, miến là khi lí giải vì sao các em thuyết phục được người đọc đồng cảm với mình.
c-Qua bài thơ, em hiểu tác giả Hồ Chí Minh là người yêu thiên nhiên , luôn mở lòng mình đến với thiên nhiên. Càng đáng kính hơn khi nhận thấy người là vị lãnh tụ hết lòng vì dân vì nước.
2-Dàn ý:
a-Mở bài:Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
b-Thân bài:Nêu cảm nghĩ của em:
-Cảm nhận , tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm
-Cảm nhận về từng chi tiết (theo thứ tự trước sau)
-Cảm nghĩ về tác giả cuả bài thơ
c-Kết bài:Tình ảm của em đối với bài thơ
Bước IV - Hướng dẫn về nhà(3’)
1 - Bài cũ: Viết lại 2 đề văn trên 1 cách hoàn chỉnh.
2 – Bài mới: Soạn bài: ‘Làm thơ lục bát’ : xem về số câu, số chữ, nhịp, vần, luật
 Văn bản : “Một thứ quà của lúa non: Cốm”. Xem tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại, bố cục, cách biểu cảm...
Ngµy so¹n: 24/11/2014
Ngµy gi¶ng: 04/12/2014 Lớp 7B,C
Tiết 56
LÀM THƠ LỤC BÁT
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Biết nhận diện, phân tích vần, luật bằng trắc , nhịp thơ lục bát.
- Tập viếtđược những câu, đoạn, bài thơ lục bát ngắn đúng luật, có cảm xúc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức
- Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lục bát.
2. Kĩ năng
- Nhận diện, phân tích, tập viết thơ lục bát.
3. Giáo dục: niềm tự hào về sự giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ và cảm hứng làm thơ
4 – Năng lực hình thành :
- Cảm thụ thẩm mỹ
- Tạo lập văn bản
III - CHUẨN BỊ
1- Chuẩn bị của GV: + Chuẩn bị bài . Soạn GA, sưu tầm một số bài thơ lục bát tiêu biểu.
2- Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu, soạn trả lời câu hỏi trước bài mới 
IV - HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
Bước I - Ổn định tổ chức.
Bước II - Kiểm tra bài cũ(5’)
- Phương án : Đầu giờ ,2 HS
- Nội dung : Điệp ngữ
- Điệp ngữ là gì? Đọc bài ca dao hoặc thơ có sử dụng phép điệp ngữ ?
 - Tác giả sử dụng dạng ĐN nào trong câu?
Bước III - Bài mới.
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
 	 - Thời gian; 2 phút
	 -Phương pháp: nêu vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV dẫn dắt vào bài theo tình huống nêu vấn đề:
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Thơ lục bát là một loại hình đặc biệt, và một trong những tác phẩm tiêu biểu như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Việt Bắc của Tố Hữu.. để hiểu rõ về lục bát, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
.
- HS lắng nghe 
- Tạo tình huống có vấn đề
Hoạt động 2,3,4: Tìm hiểu bài học.
- Thời gian : 15 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, nhóm
- Kĩ thuật : Động não, nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GV HDHS tìm hiểu luật thơ lục bát
GV chiếu bài ca dao trên màn hình.
- Gọi HS đọc bài ca dao.
GV: Bài ca dao có 4 câu, 2 câu là 1 cặp, nhận xét số tiếng trong mỗi câu (1 cặp là 1 câu).
- Lý giải vì sao gọi là lục bát?
gv giới thiệu:
Bằng: thanh huyền và ngang: B, trắc:? ~. T, vần:v.
- Vậy hãy điền đúng luật bằng trắc bài thơ này?
(GV chiếu các ô trống để HS điền)
- Nhận xét gì về tương quan giữa tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8? 
- Vậy, em hiểu gì về luật thơ lục bát?
Gv chia lớp thành 3 nhóm: chơi trò tiếp sức: Tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ viết theo thể thơ lục bát? (HS HĐ nhóm)
- GV chiếu các ví dụ trên màn hình Vd1:
- Các bạn trong lớp ta ơi.
Thi đua học tập phải thời đứng lên.
- Tiến lên liên tục đừng quên.
Nhì trường nhất khối khỏi phiền thầy cô.
- Chúc mừng các bạn hoan hô.
Liên hoan sơ kết ven bờ hồ Tây.
- Nhận xét biểu cảm của từng ví dụ?
- Vậy hãy so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa văn vần và thơ lục bát.
HS tìm hiểu luật thơ lục bát
HS quan sát
HS đọc
HS lắng nghe
HS lý giải
HS điền
HS nhận xét
HS phát biểu
HSHĐ nhóm
HS thực hiện theo phân công
I- LUẬT THƠ LỤC BÁT
1. Ví dụ
Anh ®i anh nhí quª nhµ
Nhí canh rau muèng nhí cµ dÇm t­¬ng
Nhí ai d·i n¾ng dÇm s­¬ng
Nhí ai t¸t níc bªn ®­êng h«m nao
2. KÕt luËn
*Sè c©u, sè ch÷:
- Mét c©u th¬ lôc b¸t gåm: dßng trªn( c©u lôc): 6 ch÷; dßng d­íi ( c©u b¸t) 8 ch÷, cø thÕ kÕ tiÕp nhau.
* C¸ch hiÖp vÇn:
- VÇn cuèi c©u: vÇn ch©n
- VÇn l­ng chõng c©u gäi lµ vÇn l­ng
+ C©u lôc: 1 vÇn ch÷ thø 6
+ C©u b¸t: 2 vÇn 1 vÇn ch÷ thø 6, 1 vÇn ch÷ thø 8
- Ch÷ thø s¸u cña c©u lôc vÇn víi ch÷ thø s¸u cña c©u b¸t; ch÷ thø 8 cña c©u b¸t vÇn víi ch÷ thø 6 c©u lôc tiÕp theo
* LuËt b»ng tr¾c:
B B B T B B
T B B T T B B B
T B T T B B
T B T T B B B B
- B»ng: thanh kh«ng vµ thanh huyÒn
- Tr¾c : thanh s¾c, hái ,ng·, nÆng 
- C¸c tiÕng 1,3,5,7 kh«ng b¾t buéc theo luËt b»ng tr¾c
- TiÕng 2 b»ng, tiÕng 4 tr¾c
- Trong c©u 8, tiÕng thø 6 lµ thanh ngang, tiÕng 8 lµ thanh huyÒn vµ ngùîc l¹i
* Ghi nhớ (SGK)
*Lưu ý : Phân bịêt thơ lục bát với văn vần 6-8
Học sinh nhận xét 6 đoạn lục bát sau đây:
1-Các bạn trong lớp ta ơi
Thi đua học tập phải thời tiến lên
Tiến lên liên tục đừng quên
 Nhì trường, nhất khổi khỏi phiền thầy thầy cô
Chúc mừng các bạn hoan hô
Liên hoan, sơ kết ven bờ hồ Tây...
2-Trông xa như một đàn cò
Từ trong xóm ngõ lò dò bước ra
 Huyền, Thanh, Đức , Chấn, Hoa Nga
Mấy đưa 7H bạn ta đó mà
Trời thì đang mưa rõ to
Thế mà vẫn cứ định mò đi đâu?
3-Con mèo con chó có lông
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai
4-Tiếc thay hạt gạo trắng ngần
Đã vo nước đục lại vần than rơm.
 Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố
- Thời gian : 20 phút
- Mục tiêu : Giúp HS củng cố kiến thức
- Phương pháp : Vấn đáp, nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT
GHI CHÚ
GVHDHS thực hiện luyện tập
HS thực hiện luyện tập theo yêu cầu của GV
II – LUYỆN TẬP
Bài tập 1
Bài tập 2 
Bài tập 3
Bài tập 1: Hoạt động tập thể (cho 3—4 em điền).
- Em ơi đi học đường xa.
Cố học cho giỏi kẻo mà mẹ mong.
Như là
- Anh ơi phấn đấu cho bền.
Mỗi năm 1 lớp mới nên con người.
Trở lên thành người.
Làm nền tương lai.
- Ngoài vườn ríu rít tiếng chim.
Trong nhà em học lặng im tiếng người.
(Hoặc: Trong phòng con chó lim dim ngủ hoài).
Bài tập 2: Hoạt động cá nhân.
HS chỉ ra cái sai và sửa:
- Sửa: 1. Vườn em cây quý đủ loài.
Có cam, có quýt, có xoài, có na.
Hoặc: Vườn em có mít, có hồng.
Có cam, có quýt, có bòng, có na.
Thiếu nhi là tuổi học hành.
Chúng em phấn đấu trở thành trò ngoan.
Bài tập 3: Hoạt động nhóm.
Gv chia lớp thành 6 nhóm: 3 bàn 1 nhóm.
Tập làm thơ lục bát đề tài về môi trường.
Hs nhận xét về nội dung, về luật thơ.
Gv khuyến khích những nhóm làm bài tốt.
Bước IV - Hướng dẫn về nhà(3’)
1 - Bài mới: Học lại luật thơ lục bát. Tập làm các bài lục bát ở nhà
2 – Bài mới Đọc trước bài: “Chuẩn mực sử dụng từ” xem các lưu ý khi sử dụng từ 
Ngµy so¹n: 24/11/2014
Ngµy gi¶ng: 04/12/2014 Lớp 7B,C
Tiết 57+ 58 – Văn bản
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Tác giả: Thạch Lam
I - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết ban đầu về thể văn tuỳ bút.
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nết đẹp văn hoá trong một thứ quà độc đáo và giản 
dị qua lối viết tuỳ bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam. 
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1 - Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyê

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 13.doc