I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Cảm nhận phẩm chất và tài năng của tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Nôm.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích: Chinh phụ ngâm khúc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
- Đối với bài đọc thêm Sau phút chia ly:
- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát.
- Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc.
- Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản.
- Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
2. Kĩ năng
rình làm bánh diễn ra như thế nào. GV chiếu hình ảnh bánh trôi nước.- giới thiệu món ẩm thực và sự tích - Gọi học sinh đọc lại bài thơ. - Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? - Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả? - GV: Đó chính là sự thành công trong cách miêu tả chân thực sự vật trong thơ vịnh vật của Hồ Xuân Hương. Qua cách miêu tả đó, người đọc thấy hiển hiện trước mắt công việc làm bánh và cái bánh trôi. - Bài thơ không chỉ dừng ở việc miêu tả cái bánh trôi nước mà còn đề cập đến vấn đề nào? GV hướng dẫn HS tìm hiểu phẩm chất người phụ nữ trong XH cũ – nghĩa 2 - Thông qua việc tìm hiểu công việc làm bánh và cái bánh trôi, người đọc có thể hình dung người phụ nữ xưa được hiện lên qua những phương diện nào? - Cảm nhận của em về hình thể, phẩm chất, số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ? GV cho HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật: khăn trải bàn(2 bàn 1 nhóm) về Hình thể, phẩm chất, tấm lòng, số phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Sau 3’ trình bày ngắn gọn Nhóm 1: Hình thể người phụ nữ Nhóm 2: Phẩm chất người phụ nữ Nhóm 3: Số phận người phụ nữ - Dựa vào đâu em có thể hiểu được những nội dung trên? N/x gì về nghệ thuật đc sử dụng ? - Em hiểu như thế nào về nội dung, ý nghĩa của hai câu thơ cuối? - Từ ''mà'' đứng đầu câu thơ cuối có ý nghĩa gì? - Khẳng định phẩm chất cao quý của người phụ nữ trong xã hội cũ, Hồ Xuân Hương muốn bày tỏ thái độ gì đối với họ? Gv liên hệ với một số hình ảnh người phụ nữ trong một số tác phẩm. - Chính những ý nghĩa trên đã tạo giá trị nhân văn cho bài thơ. Như vậy bài thơ có hai nét nghĩa, thứ nhất là tả thực về bánh trôi nước còn nghĩa thứ hai nói về phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. - Theo em trong hai nét nghĩa trên, nét nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ? Vì sao? (GV cho HS thảo luận nhóm bàn 3’) Sau 2’ GV gọi 1 số bàn đại diện HS trả lời. Nhận xét, bổ sung. GV bổ sung, chiếu kết quả cho HS so sánh, đối chiếu - Nghĩa thứ nhất chỉ là phương tiện để truyền tải nghĩa thứ hai. Nghĩa thứ hai mới tạo nên giá trị bài thơ. - Vì với nét nghĩa thứ 2 Hồ Xuân Hương đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi của họ trong xã hội xưa. Đây chính là tính đa nghĩa trong thơ Hồ Xuân Hương. HS tìm hiểu về hình ảnh bánh trôi nước – nghĩa 1 Nghe HS đọc Phân tích Nhận xét Nghe Khái quát HS tìm hiểu phẩm chất người phụ nữ trong XH cũ – nghĩa 2 Phát hiện - Cảm nhận Thảo luận nhóm Giải thích Nhận xét Phân tích Trình bày Nghe Nhận xét HS thảo luận nhóm bàn 3’ HS trình bày HS so sánh đối chiếu Nghe II – TÌM HIỂU VĂN BẢN 1.Miêu tả cái bánh trôi nước. (nghĩa 1) - trắng lại tròn - Bánh có màu trắng được nặn thành viên( trắng, tròn) nhào bột nhiều nước thì nhão, ít nước thì cứng( rắn, nát). Khi luộc đun sôi nước thì thả bánh vào khi bánh chín sẽ nổi lên.( nổi, chìm) - Bánh được làm bằng nhân đường phên có màu đỏ( son) -> Sử dụng hàng loạt các tính từ miêu tả - Miêu tả chân thực, chính xác về cái bánh trôi ở ngoài đời và công việc làm bánh. 2. Phẩm chất, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. (nghĩa 2) - Hình thể, phẩm chất, tấm lòng, số phận. - Hình thể: Xinh đẹp trắng trẻo, đầy đặn. - Phẩm chất: Trong trắng, thuỷ chung. Luôn giữ tấm lòng son sắc. - Số phận: Long đong, chìm nổi, lênh đênh không tự quyết định được cuộc đời, số phận của mình. - Căn cứ vào việc miêu tả cái bánh trôi nước của tác giả. - Từ ngữ: Trắng trong, chìm nổi, thân em... - Nghệ thuật sử dụng thành ngữ. - Bánh rắn hay nát là do tay người nặn khéo hay vụng. - Cuộc đời người phụ nữ sướng hay khổ là phụ thuộc vào người khác . => Người phụ nữ không quyết định được số phận của mình. - Có ý nghĩa khẳng định: tấm lòng thủy chung, trong trắng của người phụ nữ. - Tác giả bộc lộ niềm tự hào về phẩm chất của người phụ nữ, oán trách xã hội bất công, thương cảm cho họ và có thái độ trân trọng trước vẻ đẹp tâm hồn chống chọi với cuộc đời vươn lên. TIẾT 2 Hoạt động 4: Tổng kết, khái quát - Thời gian : 10 phút - Mục tiêu : Giúp HS khái quát lại nội dung bài học - Phương pháp : phân tích, tổng hợp rút ra kết luận. - Kĩ thuật : Động não, nhóm GV hướng dẫn HS tổng kết đánh giá thành công về ND và NT của VB - Qua bài thơ nói trên em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội dung của bài thơ ? GV cho HS thảo luận nhóm theo kỹ thuật: khăn trải bàn(1 dãy bàn là 1 nhóm) về Nội dung, nghệ thuật. Sau 5’ trình bày ngắn gọn GV chiếu nghệ thuật, nội dung bài thơ - Gọi học sinh đọc ghi nhớ HS rút ra tổng kết đánh giá thành công về ND và NT của VB Thảo luận nhóm Trình bày Khái quát Đọc III – GHI NHỚ 1. Nghệ thuật: ẩn dụ, sử dụng thành ngữ điêu luyện phù hợp làm tăng giá trị nghệ thuật của bài thơ 2. Nội dung: Vẻ đẹp phong cách cao quý của người phụ nữ trong xã hội cũ với cuộc sống chìm nổi bấp bênh - Tiếng nói phản kháng xã hội . * Ghi nhớ ( SGK ) Hoạt động 5: Luyện tËp, củng cố - Thêi gian : 10 phót - Ph¬ng ph¸p : VÊn ®¸p, nªu vÊn ®Ò - Kỹ thuật: động não, nhóm GV: Hướng dẫn HS phần luyện tập, củng cố kiến thức -GV chiếu bài tập, yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2SGK(Tr 90) – BTNV 2(Tr74) -Gợi ý giải bài tập +Ghi lại những câu hát than thân đã học ở bài 4 bắt đầu bằng cụm từ “ thân em” +Tìm mối liên hệ cảm xúc giữa bài thơ Bánh Trôi Nước và Những câu hát than thân . HS thực hiện phần luyện tập, củng cố kiến thức theo yêu cầu của GV - HS đọc và xác định yêu cầu bài tập IV – LUYỆN TẬP GV cho HS làm BT 2 vở BTNV 7 (Tr 74) GV bổ sung: 1. Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình. Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em...) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,... 2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao. - Củng cố: Qua bài thơ Bánh trôi nước cho em hiểu gì về nhà thơ Hồ Xuân Hương? - Trân trọng vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội xưa. - Cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ - Tâm hồn nhạy cảm.. B - Hoạt động: Hựớng dẫn đọc thêm Văn bản: “SAU PHÚT CHIA LY” 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát. - Sơ giản về Chinh phụ ngâm khúc, tác giả Đặng Trần Côn, vấn đề người dịch Chinh phụ ngâm khúc. Hiểu nỗi sầu khổ sau phút chia tay của người vợ có chồng đi ra trận và - Niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi của người vợ có chồng đi chinh chiến và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản. - Giá trị nghệ thuật của một đoạn thơ dịch tác phẩmChinh phụ ngâm khúc. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản viết theo thể ngâm khúc. - Phân tích nghệ thuật tả cảnh, tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc. 3. Thái độ: - Giáo dục các em thương cảm cho số phận của người phụ nữ, căm ghét cuộc chiến tranh phong kiến. Hoạt động : Phân tích, cắt nghĩa -Thời gian : 15 phút - Mục tiêu : HS nắm được tác giả và nội dung của văn bản - Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận - Kĩ thuật : Động não, nhóm Hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản “Sau phút chia li” ( HDĐT ) *Bước 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu nét chính về tác giả , tác phẩm I. ĐỌC, CHÚ THÍCH 1. Tác giả Chinh phụ ngâm khúc nguyên văn chữ Hán của Đặng Trần Côn. Nhưng tác phẩm đã được diễn Nôm theo thể song thất lục bát, khá phổ biến trong giai đoạn từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX với các tác giả như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,... 2. Thể thơ Thể song thất lục bát được cấu tạo như sau: - Một cặp thơ 7 chữ (song thất) đi kèm một cặp lục bát. Số câu trong bài không hạn chế. - Nhịp trong hai câu thất là nhịp 3/4 (khác với nhịp trong thơ thất ngôn Đường luật là nhịp 4/3). - Vần nhịp trong câu lục bát của thể thơ này cũng giống như vần nhịp trong thể lục bát của ca dao (vần chân hoặc vần lưng, nhịp 2/2/2... hoặc 4/4). - Chữ thứ 7 của câu thất trên hiệp vần với chữ thứ 5 của câu thất dưới. - Chữ thứ 7 của câu thất dưới lại hiệp vần với chữ thứ 6 của câu lục. - Chữ thứ 8 của câu bát lại hiệp vần với chữ thứ 5 của câu thất tiếp theo 3 - Cách đọc Cần đọc đúng thể thơ song thất lục bát: - Với cặp song thất, đọc theo nhịp 3/4 ; - Với cặp lục bát, tuỳ theo nhịp của từng câu thơ mà chọn cách ngắt nhịp phù hợp: (Một số câu lục được viết theo thể 3/3: - Đoái trông theo / đã cách ngăn; - Bến Tiêu Tương / cách Hàm Dương; Có câu lục nên ngắt theo nhịp 2/4: Ngàn dâu / xanh ngắt một màu. Các câu bát được viết theo nhiều nhịp khác nhau (Nhịp 4/4: Tuôn màu mây bạc, trải ngàn núi xanh; Nhịp 3/5: Cây Hàm Dương / cách Tiêu Tương mấy trùng...). 4 . Đoạn trích Đoạn trích gồm 12 dòng thơ (từ câu 53 đến câu 64) trong tác phẩm, nói về tâm trạng cách xa vời vợi của người vợ ngay sau phút chia li: Chàng thì đi cõi xa mưa gió - Thiếp thì về buông cũ chiếu chăn. Bước 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản GV chiếu bài thơ cho HS đọc và thảo luận các câu hỏi trong SGK II . TÌM HIỂU VĂN BẢN Nỗi sầu chia li của người chinh phụ - Qua khổ thơ đầu , nỗi sầu chia li của người vợ được gợi tả như thế nào ? - Cách sử dụng phép đối “ Chàng thì đi – thiếp thì về” và việc sử dụng hình ảnh “ Tuôn màu mây biếc – trãi ngàn núi xanh” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó ? 1.Khúc ngâm thứ nhất: - Phép đối (Thể hiện ở bốn câu thơ đầu ) - Giá trị +Qua khổ thơ thứ hai , nỗi sầu đó được gợi tả thêm như thế nào ? cách dùng phép đối “ Còn ngoảnh lại – Hãy trông sang” trong hai câu bảy chữ , cách điệp và đảo vị trí của hai địa danh “ Hàm Dương – Tiêu Tương” có ý nghĩa gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó ? 2 . Khúc ngâm thứ hai: - Điệp ngữ (Thể hiện ở 4 câu thơ của khổ hai ) - Giá trị Qua bốn câu khổ cuối , nỗi sầu đó được nâng lên như thế nào ? Các điệp từ “ Cùng , thấy” trong hai câu bảy chữ và cách nói về “ Ngàn dâu” , màu xanh của “ Ngàn dâu” có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li đó ? 3. Khúc ngâm thứ 3( Thể hiện ở 4 câu khổ cuối) => Từ láy: xanh xanh. => Điệp ngữ: ngàn dâu. * Nội dung- nghệ thuật -Đối, điệp từ, đảo ngữ.từ láy - Họ đều có số phận khổ đau chịu nhiều thiệt thòi nhưng ở mỗi bài người phụ nữ lại có nỗi đau riêng ... - Lên án xã hội phong kiến bất công , chiến tranh phi nghĩa. Hướng dẫn củng cố và luyện tập 1 . Phân tích màu xanh trong đoạn thơ: a) Các từ chỉ màu xanh được dùng khá nhiều trong đoạn trích: mây biếc, núi xanh, xanh xanh (ngàn dâu), xanh ngắt (ngàn dâu). b) Sự kkác nhau của các từ chỉ màu xanh là ở chỗ nó chỉ những sự vật hiện tượng khác nhau, do đó nó có nội hàm ý nghĩa khác nhau. Đồng thời các từ cũng miêu tả màu xanh ở các mức độ khác nhau. c) Tác dụng: - Các từ: mây biếc, núi xanh gợi tả cái mênh mông, rộng lớn của không gian, tương ứng với nỗi sầu chia li không thể có lưòi nào nói hết được của người thiếu phụ. - Hai từ còn lại miêu tả màu của ngàn dâu với mức độ tăng tiến (xanh xanh, xanh ngắt) vừa có ý nghĩa tượng trưng chỉ một linh cảm về sự cách xa vĩnh viễn (màu xanh của ngàn dâu trong thơ ca trung đại thường ngụ ý chỉ những đổi thay to lớn – có thể tìm hiểu thêm câu thành ngữ Thương hải biến vi tang điền (biển xanh biến thành nương dâu), hàm ý chỉ sự đổi thay to lớn), vừa gợi ra khoảng cách xa vời vợi và nỗi sầu ngày càng vừa lan toả, vừa thẳm sâu của người vợ khi chỗng đã cất bước ra đi. 2 . Nhận dạng thể thơ trong đoạn trích về số câu, số chữ và về cách hiệp vần trong mỗi khổ thơ? Gợi ý: Kiểm tra số câu, số chữ trong các câu thơ. Riêng về cách hiệp vần, đoạn trích có ba khổ thơ, nhưng chỉ có khổ thơ sau là hiệp vần đúng theo chuẩn của thể thơ này (kiểm tra cách hiệp vần của các từ in đậm dưới đây): Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai? Các khổ thơ còn lại, ít nhiều đều có sự sai lệch một hoặc một vài vị trí hiệp vần theo quy định. 3. Trong khổ thơ đầu, tác giả đã không chỉ dùng phép đối (chàng - thiếp, đi - về), mà còn kết hợp với phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu để so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" như đẩy không gian rộng ra vô tận: người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín. 4. Trong khổ thơ thứ hai, tác giả tiếp tục sử dụng phép đối ngữ (chàng - thiếp, ngoảnh lại - trông sang), đảo địa danh (bến Tiêu Tương - cách Hàm Dương, cây Hàm Dương - cách Tiêu Tương), điệp từ,... để diễn tả nỗi sầu quay quắt của nhân vật trữ tình. Đoạn thơ nói lên một nghịch cảnh: cuộc sống cách xa nhưng tâm hồn thì không xa cách. Thế nhưng, muốn gần gũi mà không thể nào gần gũi được, muốn gắn bó mà phải chia li. 5. Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu "mây biếc", "ngàn núi xanh" vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ "thấy xanh xanh". Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là "những mấy ngàn dâu". Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ: "Ngàn dâu xanh ngắt một màu", câu thơ diễn tả điều "thấy" ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả "lòng chàng" và "ý thiếp". 6* Các kiểu điệp ngữ đã được sử dụng trong các khổ thơ và tác dụng của chúng: Gợi ý: - Chú ý tìm các điệp ngữ: + Điệp ngữ “chàng” và “thiếp” (được kết hợp ngược chiều trong câu “chàng thì đithiếp thì về” hoặc được kết hợp chéo trong cụm từ “lòng chàng ý thiếp”). + Các điệp ngữ Tiêu Tương – Hàm Dương, cùng – cùng, ngàn dâu – ngàn dâu, xanh ngắt – xanh ngắt. - Tập trung phân tích hai các tác dụng sau: + Tạo nhạc điệu trầm buồn cho thơ, phù hợp với nỗi sầu chia cách của người chinh phụ. + Góp phần diễn tả tính chất hai mặt của nỗi sầu chia li: gắn bó mà phải xa cách. 7. Bằng nghệ thuật sử dụng ngôn từ điêu luyện, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp điệp ngữ rất tài tình, kết hợp với giọng điệu trầm buồn, tác giả đã gửi và đoạn thơ cả một nỗi sầu da diết của người chinh phụ trong phút chia li. Nỗi sầu ấy vừa có ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa vừa thể hiện cái khát khao hạnh phúc của người phụ nữ xưa. Bước IV– Hướng dẫn về nhà (3’) 1. Bài cũ -Về nhà học thuộc lòng hai bài thơ, nắm cho được nội dung chính và nghệ thuật chính của từng bài -Hoàn thành bài tập theo hướng dẫn của GV 2. Bài mới - Soạn bài tiết liền kề : “ Quan hệ từ “. - Đọc bài trước bài ở nhà - Đọc và trả lời các câu hỏi đề mục SGK trang 96 – 97 - Xem lại kiến thức đã học ở bật Tiểu học về quan hệ từ . -Chuẩn bị bài: “ Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm” làm tốt phần chuẩn bị ở nhà - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài chi tiết, viết trước phần mở bài, kết bài Ngµy so¹n: 30/9/2014 Ngµy gi¶ng: 9/10/2014 Lớp 7B,C TiÕt 27 QUAN HỆ TỪ I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được khái niệm quan hệ từ. - Nhận biết quan hệ từ. - Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo liên kết giữa các đơn vị ngôn ngữ. Lưu ý: Hs đã học quan hệ từ ở bậc tiểu học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Khái niệm về quan hệ từ. - Việc sử dụng quan hệ từ trong giao tiếp và tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết quan hệ từ trong câu. - Phân tích được tác dụng của quan hệ từ. - Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng quan hệ từ. phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân - Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng quan hệ từ. (GDKNS) 3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc, tự giác. 4. Năng lực: - Hợp tác; Biết diễn đạt, sử dụng lời nói để trình bày và giao tiếp hiệu quả. III- CHUẨN BỊ: 1- Chuẩn bị của GV: - Nghiên cứu SGK,SGV,STK để nắm được mục tiêu và nội dung bài học. Soạn giáo án. - Đọc tài liệu có nội dung liên quan đến bài học. Chép 4 ví dụ SGK trang 96-97 vào bảng phụ 2- Chuẩn bị của HS: - Đọc bài,trả lời câu hỏi IV – CÁC BƯỚC LÊN LỚP Bước I - Ổn định tình hình lớp:( 1’) Bước II - Kiểm tra bài cũ: (5’) - Mục tiêu: nhằm đánh giá kết quả học tập và việc học bài ở nhà của HS - Phương án: Đầu giờ, 2HS - Thời gian : 5’ - Nội dung: Từ Hán Việt HS1. Các từ : Phu nhân, Hoàng đế, băng hà, sơn hà... có sắc thái như thế nào? a. Cổ kính b. Trang trọng c. Tao nhã Đặt câu với các từ trên HS2: Sử dụng từ Hán Việt tạo sắc thái gì? Tại sao không lên lạm dụng từ Hán Việt ?Nờu vớ dụ III - Bài mới. Hoạt động 1: Tạo tâm thế - Thời gian; 1 phút -Phương pháp: nêu vấn đề. Trong tiếng Việt có những từ biểu thị sự vật, hành động, tính chất. Lại có những từ biểu thị quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận của câu như từ bằng mà chúng ta vừa tìm hiểu. Vậy những từ ấy có tên gọi là gì, có đặc điểm như thế nào , có cách sử dụng ra sao, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2,3,4 : T×m hiÓu bµi häc. - Thời gian : 25 phút - Phương pháp : Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, rút ra kết luận. - Kĩ thuật : Động não, nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA THÀY HOẠT ĐỘNG HS CHUẨN KTKN CẦN ĐẠT GHI CHÚ GV Hướng dẫn HS tìm hiểu thế nào là quan hệ từ *GV treo bảng phụ ghi ví dụ 1,2 SGK trang 96 -GV yêu cầu HS : Đọc rõ , to ví dụ đã ghi ở bảng phụ - Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học em hãy xác định những quan hệ từ trong các câu trên ? - Các quan hệ từ nào dùng để liên kết những từ nào với từ nào trong câu hoặc vế câu nào với vế câu nào trong câu ghép?(Thảo luận nhóm 5’) Sau 5’ trình bày - Các quan hệ từ trên biểu thị những ý nghĩa gì? - Qua tìm hiểu ví dụ cho biết quan hệ từ có những đặc điểm nào? GV chốt, gọi HS đọc ghi nhớ GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cách sử dụng quan hệ từ *GV treo bảng phụ ghi ví dụ 1,2 € II SGK trang 97 GV nêu yêu cầu bài tập. Trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ đánh dấu (+), còn trường hợp không bắt buộc sử dụng đánh dấu (-). - Tại sao các trường hợp b, đ, g, h cần sử dụng quan hệ từ mà những trường hợp còn lại thì không ? (GV chia nhóm – kỹ thuật KTB. Thời gian 5’ ) - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - Qua ví dụ trên em có nhận xét gì về cách sử dụng quan hệ từ? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. -Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ đã cho? (GDKNS) - Đặt câu với các quan hệ từ đó. - Nếu trời mưa thì tôi không đến. - Vì lười học nên Nam phải ở lại lớp. - Tuy nhà xa nhưng Hùng luôn đi học đúng giờ. - Hễ gió thổi mạnh thì diều bay cao. - Sở dĩ thi trượt là vì nó chủ quan. GV: Như vậy quan hệ từ không chỉ là một từ mà nó còn kết hợp với các quan hệ từ khác làm thành các cặp quan hệ từ. - Khi sử dụng quan hệ từ em phải lưu ý những điểm gì? GV chốt, gọi HS đọc ghi nhớ. - GV: Khái quát nội dung bài. HS tìm hiểu thế nào là quan hệ từ - Đọc - Thảo luận nhóm Sau 5’ đại diện nhóm phát biểu. - Trả lời - Trình bày - Đọc ghi nhớ HS tìm hiểu về cách sử dụng quan hệ từ -Quan sát bảng phụ - Đọc - HS chia nhóm hoạt động (KTKTB) - Trình bày. - Nhận xét - Đọc - Đặt câu - Nghe - Trình bày - Đọc ghi nhớ - Nghe I. THẾ NÀO LÀ QUAN HỆ TỪ 1. Bài tập: - Của, như, và a. Của: Liên kết đồ chơi và chúng tôi- > quan hệ sở hữu. b. Như: Liên kết đẹp và hoa. - > Quan hệ ý nghĩa so sánh. c. Và: Liên kết ăn uống - làm việc ---> quan hệ đẳng lập. - Bởi... nên: liên kết 2 vế trong câu ghép- > quan hệ nhân quả. 2. Ghi nhớ: SGK. II. SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ 1. Bài tập: - Các trường hợp b,đ, g, h cần có quan hệ từ. Các trường hợp còn lại không cần. - Các trường hợp b, đ , g, h cần phải sử dụng quan hệ- Câu văn mới dễ hiểu và rõ nghĩa. - Các trường hợp còn lại không cần thiết phải sử dụng quan hệ từ, câu văn vẫn dễ hiểu và rõ nghĩa. * Ghi nhớ: ý 1 SGK. * Bài tập 2: - Nếu... thì. - Tuy... nhưng. - Hễ... thì. - Sở dĩ... là vì. 2. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 5 : Luyện tập, củng cố - Thời gian : 13 phút - Phương pháp : phân tích, rút ra kết luận - Kĩ thuật : Động não, Khăn phủ bàn GV: Hướng dẫn HS luyện tập GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập. GV yêu cầu HS lần lược đọc và xác định yêu cầu bài tập SGK Tr 98-99 tương ứng vở BTNV 7 Tr 75 - 76 - Nêu yêu cầu bài tập. - Gọi học sinh đọc đoạn văn. - Tìm quan hệ từ. GV hướng dẫn Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.? - Nêu yêu cầu bài tập 2,3 - Trong các câu sau câu nào đúng câu nào sai? GV: Yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn có sử dụng quan hệ từ. - Gọi học sinh đọc, nhận xét. HS luyện tập theo yêu cầu của GV - Khái quát - Đọc - Đọc - Làm - Đọc - Điền - Làm bài theo nhóm. - Đại diện trình bày. - Học sinh viết đoạn văn. - Đọc, nhận xét II. LUYỆN TẬP 1. Bài tập1. - Quan hệ từ: Vào, của, còn (bây giờ) như, của, trên, và, như, mà, nhưng, cho. 2. Bài tập 2. - Điền theo thứ tự: Với, và, với, nếu thì, và. 3. Bài tập 3. - Các câu đúng. b. Nó rất thân ái với bạn bè. d. Bố mẹ rất lo lắng cho con. g. Mẹ thương yêu nhưng không nuông chiều con. i. Tôi tặng quyển sách này cho anh Nam. k.Tôi tặng anh Nam quyển sách này. e. Tôi tặng cho anh Nam quyển sách này. 4. Bài tập 4. BTNV 7 Tr 75 -76 Hướng dẫn củng cố và luyện tập Bài tập 1: Gợi ý: Nắm chắc đặc điểm của quan hệ từ: không mang ý nghĩa thực, tức là không chỉ sự vật, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm,... cụ thể nào mà chỉ biểu thị quan hệ giữa các từ ngữ trong câu hoặc giữa câu với câu, đoạn với đoạn. Nắm chắc đặc điểm cơ bản này sẽ giúp ta phân biệt được các từ giống như quan hệ từ nhưng thực ra không phải quan hệ từ, chẳng hạn: từ còn trong "còn xa lắm" và từ còn trong "còn bây giờ"; trường hợp trước không phải quan hệ từ, trường hợp sau mới là quan hệ từ. Bài tập 2. Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống. Gợi ý: Các quan hệ từ có thể là: với, và, với, với, nếu, thì, và. Bài tập 3: Gợi ý: Các câu mắc lỗi về quan hệ từ là: a1, b1, c1, d1. Riêng câu đ1 và đ2, không câu nào sai nhưng câu đ2 nên bỏ từ cho để tránh nặng nề. 4. Viết đoạn văn có sử dụng các quan hệ từ. Gợi ý: có thể chọn tuỳ ý một nội dung nào đó để viết. Xem lại ý nghĩa của các quan hệ từ đã học để hoàn thiện đoạn văn theo yêu cầu. 5.* Phân b
Tài liệu đính kèm: