Giáo án Ngữ văn 7 - Liệt kê

A. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là phép Liệt kê; nắm được các kiểu liệt kê.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.

- Phân tích giá trị của phép liệt kê.

- Biết sử dụng phép liệt kê trong khi nói và viết.

B. CHUẨN BỊ

- GV nghiên cứu bài, soạn bài.

- HS học bài cũ, soạn bài mới.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

*Câu hỏi: Thế nào là dụng cụm chủ-vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu?

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 7344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Liệt kê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 27/ 03/ 2012
TUẦN 31
TIẾT 115 – TIẾNG VIỆT
LIỆT KÊ
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức: Giúp HS hiểu thế nào là phép Liệt kê; nắm được các kiểu liệt kê.
Kĩ năng:
Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê.
Phân tích giá trị của phép liệt kê.
Biết sử dụng phép liệt kê trong khi nói và viết.
CHUẨN BỊ
GV nghiên cứu bài, soạn bài.
HS học bài cũ, soạn bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức:
Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi: Thế nào là dụng cụm chủ-vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu?
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:
-HS đọc ví dụ ở sgk, trả lời câu hỏi.
? em hãy cho biết, các bộ phận in đậm trong ví dụ đã cho có cấu tạo, ý nghĩa và tác dụng như thế nào?
? hãy chỉ ra các CDT và DT được nêu ra trong đoạn trích?
? Em có nhận xét gì về cấu tạo của chúng?
? Các danh từ, cụm danh từ đó đều chỉ cái gì?
? Việc nêu ra những đồ vật đó trong tác phẩm bằng những kết cấu tương tự nhằm làm nổi bật điều gì?
? Trong đoạn trích gồm mấy câu văn? Nội dung của mỗi câu văn là gì? 
Câu 1: Cảnh sinh hoạt xa hoa của quan lớn;
Câu 2: Tình cảnh khổ sở của dân phu trong mưa gió.
? Vậy việc nêu ra hàng loạt sự vật tượng tự bằng những kết cấu tương tự như trên đã làm nổi bật nội dung nào trong đoạn trích?
? Từ việc tìm hiểu ví dụ, em hiểu thế nào là liệt kê?
-GV lưu ý HS: Việc nêu ra một loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủlà một Biện pháp tu từ.
*Bài tập củng cố nhằm lưu ý tính cùng loại khi liệt kê: ( cùng chức vụ ngữ pháp, cùng từ loại hoặc cùng nhóm ý nghĩa).
1.“Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”.
(Phạm Duy Tốn. Ngữ văn 7,tập hai ).
Một loạt cấu trúc ngữ pháp cùng loại
được tác giả sắp xếp cạnh nhau: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ.
Diễn tả sinh động cảnh tượng lao động
khẩn trương và căng thẳng của người dân trước nguy cơ đê vỡ.
sống, chiến đấu, lao động và học tập
theo gương Bác Hồ vĩ đại.
“sống, chiến đấu, lao động và học tập”
đều là động từ và cùng giữ chức vụ ngữ pháp như nhau (chủ ngữ).
“Em rất thích thơ của Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều”.
Lỗi liệt kê không đồng loại. Vì Truyện
Kiều là tên tác phẩm lại đặt bên cạnh tên các tác giả.
Hoạt động 2:
HS đọc ví dụ ở sgk, trả lời câu hỏi.
? Chỉ ra các phép liệt kê trong các ví dụ đã cho?
? so sánh cách liệt kê ở hai ví dụ (a) và (b),em thấy có gì khác nhau?
Ở VD 1(b), bốn danh từ được cấu
tạo thành hai ‘”khối” làm thành một cặp có tác dụng bỏ sung ý nghĩa cho nhau.
-HS đọc ví dụ 2, trả lời câu hỏi.
? thử đảo thứ tự các bộ phận trong từng phép liệt kê rồi rút ra kết luận: xét về ý nghĩa các phép liệt kê đó có gì khác nhau?
? trong tiến trình phát triển của sự vật thì giai đoạn hình thành là trước hay sau giai đoạn trưởng thành? 
? Trong các tập thể gia đinh, họ hàng, làng xóm thì tập thể nào lớn nhất?
? từ việc tìm hiểu ví dụ, hãy trình bày kết quả phân loại phép liệt kê bằng sơ đồ phân loại để khái quát lại các kiểu liệt kê thường gặp?
*Bài tập củng cố: 
1. lòng yêu nước của Tố Hữu trước hết là lòng yêu những người nông dân chịu thương chịu khó, làm nhiều mà nói ít, hiền lành mà anh dũng, giản dị mà trung hậu; bền gan,bền chí, rất dễ vui.
=> liệt kê thành nhóm (đôi, cặp) và ở đây còn chỉ ý đối chiếu bổ sung.
2. hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. (Nam Cao)
=> các từ liệt kê đều biểu thị hoạt động trí tuệ, được sắp xếp theo kiểu liệt kê tăng tiến: các từ đứng sau biểu thị hoạt động đòi hỏi phải vận dụng trí tuệ cao hơn. Nếu thay đổi trật tự sắp xếp từ này thì sẽ phá vỡ tính liên kết về nội dung của câu văn.
 Thế nào là phép liệt kê
Ví dụ: (sgk)
Nhận xét:
Cấu tạo:
+ Cụm danh từ: “bát yến hấp đường phèn”; “Tráp đồi mồi chữ nhật; ống thuốc bạc, đồng hồ vàng dao chuôi ngà, ống vôi chạm”.
+ Danh từ: trầu vàng, cau đậu, rễ tía; ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông.
Cấu tạo giống nhau.
Ý nghĩa: Đều chỉ các đồ vật xa xỉ đắt tiền 
Tác dụng: đặc tả thói hưởng lạc, ích kỉ, vô trách nhiệm của tên quan huyện.
Kết luận: Ghi nhớ (sgk. Tr. 105)
Các kiểu liệt kê
Ví dụ 1,2 (sgk)
Nhận xét:
*VD 1:
a) “tinh thần, lực lượng, tính mạng, của cải”
=> liệt kê không theo cặp.
b) “tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” => liệt kê theo cặp.
*VD 2:
a) tre, nứa, trúc, mai, vầu => tre nứa, vầu, mai, trúc ó có thể thay đổi được trật tự vì các bộ phận liệt kê ngang bằng nhau về ý nghĩa => đều chỉ các loại cây thuộc họ tre nứa => Liệt kê không tăng tiến
b) hình thành và trưởng thành; gia đình, họ hàng, làng xóm ó không thể thay đổi được vì các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến.
Kết luận: Ghi nhớ (sgk. Tr. 105)
Liệt kê theo từng cặp
Liệt kê tăng tiến
Liệt kê không tăng tiến
Liệt kê không theo cặp
Xét theo ý nghĩa
Xét theo cấu tạo
Các kiểu liệt kê
 Hoạt động 3: 	III. LUYỆN TẬP
Bài tập 1: ví dụ đoạn 1 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ).
“ Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
Đoạn 1: Liệt kê để làm sáng tỏ sức mạnh của tinh thần yêu nước.
Đoạn 2: Liệt kê những trang lịch sử vẻ vang trong quá khứ: tăng tiến theo thời gian.
Đoạn 3: Liệt kê những biểu hiện tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân ta trong hiện tại (K/C chống Pháp) theo các phạm vi khác nhau: lứa tuổi, địa bàn cư trú; mặt trận và hậu phương; giai cấp ( theo cặp)
Bài tập 2: 
Câu 1: “dưới lòng đường, trên vỉa hè, trong cửa tiệm”
 sắp xếp tăng tiến theo hướng từ ngoài vào trong.
Những cu li kéo xe tay, những quả dưa hấu bổ phanh, những xâu lạp xưởng lủng
lẳng, cái rốn một chú khách trưng ra giữa trời; một viên quan uể oải bước qua. 
Không theo cặp, không tăng tiến mà cảnh người và vật xen lẫn để diễn tả cái “lộn xộn”, “nhốn nháo” của cái gọi là huyền diệu của một thành phố Đông Dương.
Bài tập 3:
Khi tiếng chuông báo hết giờ học vang lên, học sinh các lớp ùa ra sân chơi như đàn ong
vỡ tổ. Sân trường đang yên tĩnh, vắng lặng bỗng ồn ào, nhộn nhịp hẳn lên vì các trò chơi: đá bóng, nhảy dây, cầu lông, bịt mắt bắt dê,
Va-ren: tên toàn quyền, kẻ phản bội, kẻ ruồng bỏ giai cấp, tên thực dân cáo già, viên
quan cai trị xảo trá, bịp bợm, lố bịch, bất lương
Phan Bội Châu: kiên cường,bất khuất, là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc
lập
CỦNG CỐ – DẶN DÒ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_28_Liet_ke.doc