Giáo án Ngữ văn 7 - Luïc Trung Quang

A.Mục tiêu cần đạt :

 1. kiến thức:

 - Giúp học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thing ling của cha mẹ đối với con cái

 - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 2. Rèn luyện kĩ năng:

 - Cảm thụ văn bản và liên hệ bản thân.

 3. Gio dục: tình yu thương cha mẹ.

B. Chuẩn bị:

 - Gio vin soạn gio n

 - Học sinh: Đọc văn bản, trả lời câu hỏi sau văn bản sách giáo khoa.

C. Ln lớp:

 1. Ổn định tổ chức

 2. kiểm tra bài cũ

 3. bài mới:

 

doc 160 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Luïc Trung Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài:
Đề: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một kỷ niệm vui buồn tuổi thơ.
- MB: Giới thiệu được kỷ niệm đó là gì? Vui hay buồn 
- TB: + Kỷniệm đó xảy ra trong thời gian nào?
 + Kĩ niệm đó xảy ra giữa em với ai 
 + Nó để lại cho em suy nghĩ và ấn tượng gì?
- KB: Cảm nghĩ của em với kỷ niệm đó .
4. Củng cố : GV hệ thống lại nội dung bài .
5. Dặn dò: Về nhà viết tiếp bài văn. 
 Đọc và soạn bài. Qua Đèo Ngang. 
TUẦN 8 
Ngày soạn: 06 / 10 /2013.
Ngày dạy: 08 /10 / 2013. 
Bài 8
	Tiết 29 – Văn bản: QUA ĐÈO NGANG
 ( Bà Huyện Thanh Quan )
A.Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: - Giúp HS hiểu sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh Quan. Đặc diểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang và cảnh Đèo Ngang qua tâm trạng của tác giả.
- Hiểu gía trị tư tưởng – nghệ thuật đặc sắc của thơ Đường luật chữ Nơm tả cảnh ngụ tình của Bà Huyện Thanh Quan.
2. Tích hợp phần TV bài Luyện tập về quan hệ từ.
3. Kỹ năng: rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật theo bố cục bài thơ.
4. Giáo dục HS tình yêu quê hương đất nước con người thông qua cảnh Đèo Ngang. 
B. Chuẩn bị: GV: Soạn bài 
 HS: Đọc và soạn bài ở nhà.
C. Lên lớp: 
1.Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ Bánh trôi nước – Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ. 
3. Bài mới:
HĐ GV
HĐ HS
HĐ1( 8’) GV hướng dẫn HS đọc – tìm hiểu tác phẩm, tác giả , giải nghĩa từ khó .
HS đọc phần chú thích SGK trang 102 
GV giới thiệu sơ qua về tác giả – tác phẩm .
GV : chồng bà là tri huyện thanh Quan- Bà là một trong số các nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.
 - GV hướng dẫn cách đọc: đọc chậm, buồn ngắt đúng nhịp – gv đọc mẫu – HS đọc 
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì ?
- Nhận dạng dạng bài thơ về số câu, số chữ cách gieo vần?
Có nhiều cách chia bố cục.
HĐ2(25’) HS tìm hiểu về bức tranh của Đèo Ngang và tâm trạng của nhà thơ.
? Cảnh tượng Đèo ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ?
? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả bằng những chi tiết gì? (Không gian; Cảnh vật; Âm thanh; Cuộc sống con người? ).
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả và nêu ra các từ đĩ?
- Hãy nhận xét chung về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan ?
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang cĩ gì nổi bật ? .Tâm trạng đó được thể hiện như thế nào ?
+ Không gian: bao la, mênh mông, hoang dại 
+ Cuộc sống :con người hiu hắt, vắng lặng, thưa thớt. 
? Cụm từ ta với ta gợi cảm giác gì?
HĐ3 ( 2’) 
? KQ nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ ?
Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp điệp ngữ, từ láy, đảo ngữ, ẩn dụ tượng trưng chơi chữ, tương phản.
HĐ4(5’) 
HS đọc bài tập 1.
GV nhận xét bổ sung.
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Tác giả : Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh . Quê ở Hà Nội . Sống ở TK XIX
2. Tác phẩm: Khi bà vào Huế để dạy học trong cung vua – đi qua Đèo Ngang => sáng tác .
3. Giải nghĩa từ khó .
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Thể loại: 
- Thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật.
- 8 câu; 7 chữ / câu 
- Có gieo vần, có phép đối, có luật bằng trắc.
b. Bố cục : 4 phần 
 - 2 đề, 2 thực, 2 luận, 2 kết .
III. Phân tích:
1. Bức tranh Đèo Ngang:
- Không gian: vào lúc chiều tà ( đã về chiều )
- Âm thanh: chim cuốc, chim đa đa, tiều phu.
- Cảnh thiên nhiên: cỏ cây, hoa lá, chen chúc sinh sơi và phát triển.
- Cảnh sinh hoạt: vắng lặng, thưa thớt dưới núi vài chú tiều và bên sơng lác đác mấy nhà chợ.
- Từ láy: Lom khom, lác đác. =>Td gợi hình gợi cảm 
- Cảnh thiên nhiên: núi đèo cỏ cây rậm rạp chen chúc; Cảnh sinh hoạt của người: vắng lặng, thưa thớt dưới khiến cho tác giả có tâm trạng cô đơn, buồn bá.
2. Tâm trạng của nhà thơ:
- Tâm trạng buồn, cô đơn. 
+ Tiếng chim cuốc (Quốc = nước) => nhớ nước, tiếng chim đa đa (gia => nhà).
 Tiếng chim thiết tha, da diết nhớ nhà, nhớ nước và quá khứ riêng tư lẻ loi, đơn chiếc.
- Ta với ta: Nỗi cô đơn tột độ được thể hiện qua nghệ thuật chơi chữ . Tác giả bộc lộ tâm trạng hoài cổ .
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ : sgk 
IV. Luyện tập:
1. Hàm nghĩa của cụm từ “ ta với ta”
- Bộc lộ sự cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả bởi không biết chia sẻ cùng ai.
2. Học thuộc bài thơ.
4. Củng cố : GV hệ thống nội dung bài.
5. Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ + Nắm nội dung chính của bài thơ. 
 Đọc soạn : Bạn đến chơi nhà .
Ngày soạn: 8 / 10 /2013.
Ngày dạy: 10 /10 / 2013. 
 Tiết 30 - Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ 
	 ( Nguyễn Khuyến ).
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Nội dung: Giúp HS hiểu được tình bạn đậm đà, chân thành, hồn nhiên dân dã mà sâu sắc cảm động của Nguyễn Khuyến đối với bạn.
- T2 tìm hiểu và làm quen với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
2. Rèn kỹ năng cảm thụ thơ Đường.
3. Giáo dục HS: Tinh thần tình bạn chân thành, hồn nhiên.
B. Chuẩn bị: GV: Sạon giáo án + Đọc thêm về thơ Nguyễn Khuyến.
 HS: Chuẩn bị bài ở nhà.
C. Lên lớp: 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ GV
HĐ HS
HĐ1(6’) 
Ông đỗ đầu 3 kỳ thi : Hương, Hội, Đình, có tên Tam Nguyên Yên Đỗ
HS đọc sgk trang 105.
- GV hướng dẫn cách đọc – GV đọc mẫu gọi HS đọc.
- GV hướng dẫn HS tự tìm hiểu thể loại
HĐ2(25’) HS hiểu được tình bạn của Nguyễn Khuyến đối với bạn là tình bạn như thế nào?
? Cách mở đầu bài thơ có gì thú vị qua giọng điệu và nhịp thơ?
GV: giảng thêm về cuộc đời của Nguyễn Khuyến .
? Theo nội dung câu thứ nhất đúng ra NK phải tiếp đãi bạn thế nào ?
=>Phải tiếp đãi bạn thật đàng hoàng sang trọng.
? Nhưng qua 6 câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của NK lại là thế nào ?
=>bạn đến chơi nhà: trẻ không có nhà, chợ không gần, không chài được cá vì ao sâu, không bắt được gà vì vườn quá rộng, không có cải vì cải chửa ra cây, không có cà vì cà mới nụ, không có bầu vì bầu vừa rụng rốn , không có mướp vì mướp đương hoa.
? Tác giả có dụng ý gì để tạo ra tình huống như thế? Có thật NK nghèo đến thế không?
? Có ý kiến cho rằng người bạn của NK đến không hợp thời, không đúng lúc? Em có tán thành không ? HS thảo luận trình bày ý kiến.
? Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ ta với ta” nói lên điều gì ?
( GV: Trong câu cuối dường như có một tiếng cười trừ)
? Em hãy so sánh cụm từ “ ta với ta” trong bài này với bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan?
? Em có nhận xét gì về tb của tác giả qua bài thơ ?
HĐ3(2’) 
HS trả lời câu hỏi trên hướng HS vào phần ghi nhớ SGK trang 105.
HĐ4(6’) Hướng dẫn HS luyện tập 
? Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ Sau phút chia li đã học ?
 ? So sánh cụm từ “ ta với ta” ở QĐN và “ ta với ta” ở BĐCN?
Giới thiệu lại phần học ở trên.
I. Đọc – hiểu chú thích:
1. Tác giả : 
2. Tác phẩm: 
3. Giải nghĩa từ khó .
II. Đọc - văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Thể loại: 
- Thuộc thể thất ngôn bát cú Đường luật.
- 8 câu – 7 chữ / câu 
- Có gieo vần, có phép đối, có luật bằng trắc.
b. Bố cục : 4 phần 
 - 2 đề, 2 thực, 2 luận, 2 kết
II. Phân tích bài thơ :
1. Nguyễn Khuyến đón bạn :
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
=>Câu thơ không chỉ là thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là tiếng reo vui đầy hồ hởi khi đã bấy lâu nay bạn mới tới thăm => ông vui mừng 
2. Nguyễn Khuyến tiếp đãi bạn:
- Phải tiếp đãi đàng hoàng sang trọng 
- Bài thơ nêu lên một nghịch cảnh của một ông chủ thực bụng mến khách muốn tiếp bạn tử tế nhưng không có gì .
 - Nghệ thuật : Sử dụng thành ngữ : ao sâu nước cả 
 liệt kê, nói qua.
=>Cách nói hóm hỉnh, hài hước 
T2: Đầu trò tiếp khách trầu không có.
=>Đến miếng trầu là đầu câu chuyện là nghi lễ tiếp khách cũng không có.
- Bài thơ cứ lấp loé dần những nghi thức xã giao màu mè của xã hội ngày xưa.
Tác giả tạo tình huống để người đọc thấy được tình bạn chân thật không quan trọng hình thức vật chất mà chỉ cần một tình bạn đậm đà thắm thiết.
3. Tình bạn của Nguyễn Khuyến:
Bác đến chơi đây “ ta với ta” 
=>Câu thơ nói lên một tình bạn đậm đà thắm thiết không dễ có người đời . Tình bạn bất chấp mọi điều kiện về vật chất. 
Đó chính là tình bạn vô cung quí giá.
=>Câu cuối có vai trò quyết định trong việc bộc lộ tình cảm của Nguyễn Khuyến.
- Riêng cụm từ “ ta với ta” thể hiện sự đồng ý nhất trọn vẹn giữa chủ với khách “ ta với ta” – Qua Đèo Ngang – 1 người – tâm trạng cô đơn của Bà HTQ.
“ ta với ta” – BĐCN – 2 người – sự kết hợp tuy 2 mà một, tuy một mà hai .
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ : sgk trang 105
IV. Luyện tập:
BT1:a. Khác nhau về phong cách ngôn ngữ 
+ BĐCN là ngôn ngữ đời thường – bình dân 
+ SPCL là nghĩa bác học dùng cách nói tương phản đối nghĩa.
- Cả 2 đều đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn 
b. 
BT2 . Học thuộc bài thơ 
4. Củng cố: GV hệ thống nội dung bài 
5. Dặn dò : Học thuộc bài thơ
 Chuẩn bị bài viết số 2 
Ngày soạn: 07 / 10 /2012.
Ngày dạy: 12 /10 / 2012 
 Tiết 31 + 32: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 
 Thời gian: 90 phút 
 ( bài viết tại lớp )
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Vận dụng những kiến thức cách làm bài văn biểu cảm đã học để làm bài văn.
2. Ký năng: rèn luyện các thao tác làm bài, kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và sáng tạo trong viết bài văn biểu cảm. Biết phân phối thời gian làm bài hợp lý.
3. Giáo dục: kỹ năng quan sát, bộc lộ tình cảm, cảm xúc về các loài cây quen thuộc. Qua đó, vừa yêu mến văn, thơ.
B. Lên lớp : 
1.Ổn định tổ chức : 
2. GV chép đề lên bảng: Loài cây em yêu. 
3. Dặn dò trước khi làm bài: Thực hiện đủ các bước làm bài văn:
 ( - Tìm hiểu đề, tìm ý; - Lập dàn bài; - Viết bài; - Đọc và sửa chữa bài).
4. GV giám sát HS làm bài: GV gợi ý giúp đỡ những em viết yếu. 
5. Thu bài: Kiểm tra số lượng.
6. Nhận xét – dặn dò: ......, Xem trước bài mới.
ĐÁP ÁN
 Biểu điểm:
MB: - Lí do yêu thích loài cây đó.( 2đ )
TB: - nêu đặc điểm riêng của loài cây. ( 6đ )
 - Tác dụng của loài cây đối với cuộc sống của em.
 - Tác dụng của loài cây đối với cuộc sống mọi người.
KB: - Ấn tượng tình cảm của em về loài cây. ( 2đ )
* Cách ghi điểm:
 - HS trình bày sạch sẽ, hành văn lưu lốt, trơi chảy, cĩ bố cục rõ ràng, biết liên kết các câu, đoạn văn mạch lạc, khơng sai lỗi chính tả. ( 9 - 10 điểm )
 - HS trình bày hành văn tương đối lưu lốt, khá trơi chảy, cĩ bố cục, biết liên kết các câu, đoạn văn mạch lạc, sai vài nhiều lỗi chính tả. ( 7 - 8 điểm )
 - HS trình bày sạch sẽ, chưa lưu lốt, bố cục khơng rõ ràng, chưa biết liên kết các câu, đoạn văn, cịn sai nhiều lỗi chính tả. ( 5 - 6 điểm )
 - HS trình bày chưa sạch sẽ, câu văn lủng củng, khơng cóbố cục, cịn sai nhiều lỗi chính tả. ( 3 - 4 điểm ).
 - HS không biết trình bày, khơng cóbố cục, cịn sai nhiều lỗi chính tả. ( 1 - 2 điểm ).
 - HS khơng làm bài hoặc lạc đề ( 0 điểm ).
 TUẦN 9
Ngày soạn:12 / 10 /2013.
Ngày dạy: 14 /10 / 2013. 
 Tiết 33: TV - CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - HS nắm được quan hệ từ. Nhận biết cách sửa lỗi các quan hệ tư trong câu.
 - Biết sử dụng quan hệ từ khi nói và khi tạo lập văn bản.
Tích hợp phần TLV: trong việc viết bài TLV số 2.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng quan hệ từ chính xác, thành thạo.
3. Giáo dục: tinh thần khi dùng quan hệ từ bảo đảm thích hợp và có ý nghĩa.
B. Chuẩn bị: GV: giáo án. 
 HS: Xem trước bài ở nhà .
C. Lên lớp:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Quan hệ từ là gì ? cần sử dụng quan hệ từ như thế nào?
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐGV
HĐHS
HĐ1(20’) HS tìm hiểu các lỗi thường gặp về quan hệ từ .
HS đọc vd.
? 2 vd thiếu quan hệ từ ở chỗ nào ? hãy chữa lại cho đúng ?
HS đọc vd.
Quan hệ từ và, để trong hai vd có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không ?
? Phải thay bằng quan hệ từ nào cho thích hợp ?
HS đọc vd – nhận xét. 
? Vì sao các câu trong ví dụ thiếu CN?
?Em hãy chữa lại các câu văn cho hoàn chỉnh ?
HS đọc vd bảng phụ – nhận xét 
? Các từ gạch chân dùng sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng ? 
( Có thể thêm và bớt để câu có sự liên kết ) 
Từ những vd nhận xét trên HS rút ra nội dung bài ở ghi nhớ sgk trang 107
HĐ2 ( 15’) Hướng dẫn HS luyện tập 
HS làm => HS khác nhận xét 
GV sữa . nhóm 1+2
HS thảo luận nhóm 3+4 
GV chữa
Nhóm 5+6 thảo luận 
Nhận xét – GV bổ sung .
2 HS lên bảng đánh dấu đúng (+) sai ( - ) 
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ:
1. Thiếu quan hệ từ 
a. Ví dụ: ( SGK )
b. Nhận xét: 
- Đừng  hình thức mà đánh giá 
- Câu  đúng đối với xã hội xưa 
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa:
a. Ví dụ : ( SGK )
b. Nhận xét:
- C1 diễn đạt không đúng ý nghĩa vì đây là 2 sv tương phản .
- C2 người viết muốn gt lí do nên dùng quan hệ từ để cho là chưa đúng .
C1. Nên thay từ và bằng từ nhưng 
C2. Nên thay từ để bằng từ vì .
3. Thừa quan hệ từ:
a) Ví dụ : ( SGK )
b) Nhận xét:
- Vì các quan hệ từ qua, về đã biến CN của câu thành thành phần khác ( trạng ngữ )
- Ta bỏ các quan hệ từ đứng trước đó ( Qua, về) 
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết:
a. Ví dụ : ( SGK )
b. Nhận xét:
- Nam là một HS giỏi toàn diện. Không những giỏi về môn toán, văn mà còn giỏi về nhiều môn khác nữa.
- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích tâm sự với chị .
* Ghi nhớ : sgk trang 107
II. Luyện tập:
BT1: Thêm quan hệ từ để hoàn chỉnh câu 
a. Nó  chuyện từ đầu => cuối 
b. Con vui để cho cha mẹ mừng 
BT2. Thay quan hệ từ dùng sai bằng quan hệ khác 
a) Thay với bằng như
b) Thay tuy bằng nếu 
c) Thay bằng bằng với 
BT3.
Chữa câu văn cho hoàn chỉnh 
a. Bản thân em còn nhiều thiếu sót , em sẽ tích cực sữa chữa.
b. Câu tục ngữ “ lá lành đùm lá rách”cho em hiểu đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
BT4 . ý đúng đánh ( + ) sai đánh ( - )
A + E. – ( quyền lợi của bản thân mình )
B. + G. – ( thừa của)
C. – ( bỏ cho) L. - 
D. + H. +
4. Củng cố : Hệ thống nội dung bài .
? Trong các câu sau, câu nào đúng sai quan hệ từ ?
A. Tôi với nó cùng chơi B. Trời mưa to và tôi vẫn đến trường 
C. Nó cũng ham đọc sách như tôi D. Gía hôm nay trời không mưa thì thật tốt .
5. Dặn dò : Học thuộc ghi nhớ – làm bài tập còn lại. Đọc và soạn . Xa ngắm thác núi lư .
Ngày soạn: 14/10 /2013.
Ngày dạy: 16 /10 / 2013. 
 Tiết 34 - Văn bản: XA NGẮM THÁC NÚI LƯ ( Hướng dẫn đọc thêm ) 
 ( vọng Lư sơn bộc bố - Lí Bạch ) 
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Nôi dung: Giúp HS thấy được vẻ đẹp của thác núi lư để giới thiệu bài thơ
- Hiểu được một số nét trong tâm hồn nhà thơ 
- Bước đầu nhận biết quê hương gắn bó giữa tình và cảnh trong thơ cổ.
2. Tích hợp phần TLV: văn miêu tả và biểu cảm 
3. Kỹ năng: Ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm, kỹ năng tích luỹ vốn từ TV.
4. Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên con người .
B. Chuẩn bị : GV: Soạn giáo án – tranh
 HS: Soạn bài trước ở nhà 
C. Lên lớp :
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 ? Đọc diễn cảm 2 bài thơ “ Qua Đèo Ngang” và “ Bạn Đến Chơi Nhà”
 ? Nêu nội dung ý nghĩa từng bài 
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ GV
HĐ HS
HĐ1( 10’) Hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả – tác phẩm, luyện đọc và tìm hiểu nghĩa từ khó .
GV nêu 1 số ý chính về tác giả – tác phẩm .
Sau khi HS đọc phần chú thích sgk trang 111
- Hình ảnh trong thơ Lí Bạch thường mang tính chất tươi sáng kì vĩ, ngôn ngữ thiên nhiên điêu luyện. LB viết nhiều về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và bạn bè .
- Lư sơn ( núi lư ) tên một dãy núi ở tỉnh giang tây .
GV hướng dẫn đọc phiên âm – dịch nghĩa – dịch thơ 
HS đọc.
? Bài thơ thuộc thể thơ nào? Số câu, số chữ, gieo vần ( giống văn bản nào đã học ) - HS trả lời .
GV nhận xét và nêu sơ qua vài nét về thể thơ của bài thơ.
HĐ2( 20’) HD tìm hiểu nội dung văn bản.
- Vị trí đó có lợi như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước. 
HS trả lời - HS khác nhận xét. 
- GV kết luận: 
 Khẳng định đây là cảnh vật được nhìn ngắm từ xa; không thể quan sát tỉ mỉ chi tiết Phát hiện vẻ đẹp toàn cảnh.
? Câu thơ thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào ?
? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở 3 câu sau như thế nào?
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả ?
? Qua các đặc điểm miêu tả của cảnh vật, ta thấy có nét tiêu biểu gì trong tâm hồn của nhà thơ ?
? Nhà thơ đã làm nỗi bật đặc điểm gì của thác nước, điều đó nói lên tính cách gì của nhà thơ ?
HS trình bày – GV kết luận. 
HĐ3(3’) Hướng dẫn HS khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ. 
? Nêu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ ?
HĐ4(8’) Hướng dẫn HS luyện tập
HS đọc và tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ.
I. Đọc – chú thích::
1. Tác giả – tác phẩm:
+ Tác giả - Lí Bạch ( 701 – 762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường - TQ 
-Ông được mệnh danh “ Tiên thơ” .
- Thơ ông biểu hiện tâm hồn phóng khoáng 
+ Tác phẩm: Bài thơ tiêu biểu nhất viết về đề tài thiên nhiên. 
2. Từ khó ( sgk) 
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc văn bản:
2. Tìm hiểu văn bản:
a)Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
b) Phân tích: 
1. Vị trí ngắm thác:
- Tác giả ngắm cảnh vật từ xa bao quát vẻ đẹp toàn bộ dòng thác nổi bật sắc thái hùng vĩ .
2. Cảnh sắc thiên nhiên:
- C1: Phông nền của bức tranh ; ngọn núi Hương Lô dưới những tia nắng mặt trời.
( C1 miêu tả ánh sáng mặt trời chiếu vào ngọn núi Hương Lô sinh ra làn khói tía)
- Nghệ thuật: nhân hoá, phóng đại, so sánh 
3. Tâm hồn và tính cách nhà thơ:
- Tâm hồn: tình yêu thiên nhiên đất nước tha thiết đắm say.
+ Có thái độ trân trọng cái đẹp.
- Sử dụng từ ngữ – biện pháp nghệ thuật sáng tạo táo bạo .
- Tính cách hào phóng mạnh mẽ và một tâm hồn nhạy cảm tinh tế .
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ : sgk trang 112
IV. Luyện tập : Đọc bài đọc thêm 
4. Củng cố: GV hệ thống nội dung bài 
5. Dặn dò: Học thuộc bài thơ + ghi nhớ .+Chuẩn bị bài : Từ đồng nghĩa.
Ngày soạn:17 /10 /2013.
Ngày dạy: 19 /10 / 2013. 
 Tiết 35 - TV: TỪ ĐỒNG NGHĨA
A. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa . Phân biệt được từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 - Có ý thức lựa chọn từ đồng nghĩa khi nói và khi viết.
2. Tích hợp phần văn bản: ở các bài ca dao, Xa ngắm thác núi Lư
 TLV: Văn biểu cảm.
3. Kỹ năng: - Nhận biết từ đồng nghĩa trong văn bản.
 - Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 - Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
 - Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đồng nghĩa. 
4. Giáo dục HS yêu thích vốn từ đa dạng và phù hợp với ngữ cảnh của Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị: GV: Soạn giáo án + bảng phụ
 HS : Xem trước bài ở nhà.
C. Lên lớp: 
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Khi sử dụng quan hệ từ cần tránh những lỗi nào? Cho ví dụ.
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ GV
HĐ HS
HĐ1( 10’) HS nắm được thế nào là từ đồng nghĩa 
HS đọc bài thơ được GV ghi - bảng phụ 
Dựa vào kiến thức đã học ở TH xác định .
Từ đồng nghĩa với “ rọi, trông” là từ nào?
HS đọc ví dụ ở bảng phụ .
? Trong bảng dịch từ trông có nghĩa là nhìn để nhận biết ? Ngoài nghĩa đó từ trông còn có những nghĩa khác .
? Tìm từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa của từ trông 
HS thảo luận nhóm.
? Qua 2 ví du,ï em hãy cho biết thế nào là từ đồng nghĩa 
GV tk => hướng HS vào phần ghi nhớ .
HĐ2.( 10’) Hướng dẫn HS tìm hiểu 2 loại từ đồng nghĩa.
HS đọc ví dụ bảng phụ .
? Tìm từ đồng nghĩa trong 2 ví dụ ( quả , trái)
? Nghĩa của từ ( quả, trái) ở 2 ví dụ trên có gì khác nhau không?
? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn ?
? Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thay thế cho nhau được không? ( có thể thay thế ) 
Đọc vd bảng phụ – tìm từ đồng nghĩa ( bỏ mang và hi sinh ) 
? Nghĩa của từ “ bỏ mạng” và “ hi sinh” có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau 
? Có thể thay thế cho n

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_soan_Ngu_van_7_CKTKN.doc