A/ Mục tiêu cần đạt. Học xong bài này, học sinh có được:
1. Kiến thức.
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của gia đình, cha mẹ đối với con cái.
- Xác định được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người,nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng
-Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản.
2. Kỹ năng.
- Rèn kĩ năng đọc-hiểu một văn bản biểu cảm diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đem trước chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
-Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
Ngang được miêu tả như thế nào, qua đó thể hiện tâm trạng nào của nhà thơ? Hoạt động3: Tổ chức dạy và học bài mới. * Giới thiệu bài Tình bạn là một trong những đề tài truyền thống có từ rất lâu trong lịch sử văn học dân tộc.Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một trong những bài thơ nổi tiếng nhất viết về đề tài tình bạn trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng và trong thơ Nôm Đường luật nói chung. * Nội dung dạy học cụ thể ? Nêu những nét khái quát về tác giả và về bài thơ. - GV lưu ý: Giọng nhẹ nhàng, giản dị, thân thiết - GV đọc mẫu 1 lần, gọi HS đọc lại - GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ khó trong bài ? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Giống bài thơ nào đã học? - HS suy nghĩ trả lời. ? Dựa vào mạch cảm xúc của bài thơ hãy xác định bố cục văn bản ? ? Bài thơ có đến 6 câu kể về sự nghèo khó, nhưng mục đích của bài thơ không phải là kể sự nghèo? Theo em bài thơ thuộc loại văn bản gì? - Kể sự nghèo làm cái cớ ca ngợi, khẳng định tình bạn tri âm. Tự sự là phương tiện bộc lộ tình cảm, cảm xúc, do đó bài thơ thuộc văn bản biểu cảm. - Gọi HS đọc câu 1 ? Cách xưng hô gọi bạn là"bác"có ý nghĩa gì. Nó thể hiện tình cảm như thế nào. Cách sử dụng từ có gì gây ấn tượng? ? Qua đó em nhìn thấy tâm trạng của chủ nhân khi có bạn đến như thế nào. GV: Theo đó thì tác giả sẽ thiết đãi bạn bằng tất cả những gì mình có -> chuyển ý. - Đọc 6 câu tiếp ?Đoạn thơ nói về điều gì? - Hoàn cảnh khó khăn khi thiết đãi bạn ?Hãy nhận xét về cách sử dụng từ ngữ của tác giả.(dùng nhiều từ hán việt thay thuần việt) ? Trong cặp 3-4 và 5-6 tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật gì. ? Các từ "khó, chửa, mới, vừa, đương" là thuộc loại từ gì. - Trạng từ ? Qua cách kể và tả đó em hiểu gì về gia cảnh nhà thơ. ? Hàng loạt trạng từ xuất hiện thể hiện điều gì. - HS suy nghĩ trả lời - Gv: Như vậy các câu thơ trên đã diễn giải tính chất "có đấy mà lại như không" của sản vật được kể đến. ? Nhắc tới "trầu không"là tác giả muốn nói tới điều gì. ("Miếng trầu là đầu câu chuyện") -GV: Phải chăng cái nghèo của cụ Tam Nguyên Yên Đổ lại đến mức ấy.Một ông quan to triều Nguyễn cáo quan về quê ở ẩn với 1 cơ ngơi" 9 sào 4 thổ là nơi ở" thì không thể miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. ? Vậy Nguyễn Khuyến có dụng ý gì khi cần tạo ra 1 tình huống như vậy? - HS suy nghĩ trả lời - GV: Nguyễn Khuyến khước từ lương bổng của thực dân Pháp về quê ở ẩn, chứng tỏ ông không màng danh lợi mà thích một cuộc sống thanh bạch, giản dị. - Lời thơ hóm hỉnh pha chút tự hào, vui tươi, Nguyễn Khuyến như đang dắt tay bạn ra thăm vườn cây, ao cá tận hưởng thú vui thôn dã lúc tuổi già. ? Để nói thẳng, nói vui được như thế chủ nhân phải là người như thế nào. Tình bạn của họ ra sao? ? Như vậy đoạn thơ biểu cảm theo cách nào? - HS suy nghĩ trả lời ? Em hiểu cụm từ "ta với ta" như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời - GV : ở câu 8 từ "bác" xuất hiện lần 2: không quản tuổi già sức yếu, đương xa bác đến thăm tôi, tình bạn là trên hết, không có vật chất nào sánh bằng, mọi cái đều không có nhưng có tấm lòng và tình bạn của 2 ta là đủ. ? Câu 8 có vai trò gì trong việc khẳng định tình bạn của tác giả? - HS suy nghĩ trả lời ? Theo em có gì khác nhau giữa cụm từ "ta với ta" ở bài này so với bài "Qua đèo ngang". - HS thảo luận và phát biểu ý kiến + Qua đèo ngang:"ta"->1 từ dùng ở 2 vị trí chỉ 1 người, 1 tâm trạng->nỗi cô đơn + Bạn đến chơi nhà: "ta" -> 2 từ chỉ 2 người có chung tâm trạng vui mừng-> sự hoà hợp của tình bạn ? Cách biểu cảm ở câu thơ cuối ? - Biểu cảm trực tiếp ? Bài thơ có cách trình tự lập ý như thế nào. -> dựng lên tình huống không có gì rồi kết lại bằng 1 câu cuối-> thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. ? Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào? - HS suy nghĩ trả lời ? Em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì của bài thơ? - HS suy nghĩ trả lời (Gv lưu ý: sử dụng ngôn từ thuần việt, trong sáng, dễ hiểu, khác với thể loại thơ cùng loại ? Em hiểu gì về nhà thơ Nguyễn Khuyến và tình bạn của ông từ bài thơ này. - Gọi học sinh đọc bài đọc thêm Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố - Cụm từ "ta với ta" ở bài này có hàm ý gì? - Nêu cảm nhận của em về cảm xúc, tình bạn được thể hiện trong bài. Tìm hiểu tính biểu cảm của bài thơ. Đánh dấu x vào ô chỉ giá trị đúng a, Không biểu cảm mà chỉ kể b, Chỉ biểu cảm ở câu cuối c, Biểu cảm ẩn trong từng câu kể, tả Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: - Đọc, học thuộc lòng & phân tích bài thơ - Soạn bài "Xa ngắm thác núi Lư ". - Giờ sau: Viết bài nTLV - số 2 - tại lớp. - HS đọc thuộc bài thơ. - Cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả. I. Đọc và tìm hiểu chung. 1. Tác giả. - Nguyễn Khuyến (1835-1909) quê Yên Đổ - Bình Lục - Hà Nam (Tam nguyên Yên Đổ) - Là nhà thơ lớn của dân tộc 2. Tìm hiểu chung về văn bản a. Đọc, tìm hiểu chú thích. * Đọc: * Chú thích: SGK b. Tác phẩm * Thể thơ : Thất ngôn bát cú * Bố cục3 phần: + Câu 1: cảm xúc khi bạn đến chơi nhà + Câu 2 -> câu 7: cảm xúc về gia cảnh + Câu 8: cảm xúc về tình bạn * PTBĐ: Biểu cảm II. Phân tích. 1. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà Đã bấy lâu nay bác tới nhà - "đã bấy lâu nay" -> tỏ niềm chờ đợi -" bác" -> thân tình, gần gũi, tôn trọng tình cảm bạn bè + Lời thơ giản dị + C1: Lời chào hồ hởi, vui vẻ, thoả lòng khi bạn đến chơi. 2. Cảm xúc về gia đình - Hoàn cảnh khó khăn thiết đãi bạn "Trẻ thời đi vắng chợ thời xa Ao sâu nước cả khôn chài cá Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà Cải chửa ra cây cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn mướp đương hoa + ngôn ngữ giản dị, liệt kê - Phép đối - Dùng nhiều trạng từ: khó. Chửa, mưói, vừa, đương. -> Gia cảnh có rất nhiều sản vật (cá, gà. cà, cải....) nhưng tất cả đều không thể dùng, chưa thể dùng để tiếp đãi bạn. Nghĩa là có đủ lí do để "có" trở thành "không". - "Đầu trò tiếp khách trầu không có" -> Nghi lễ tối thiểu khi tiếp khách của người Việt Nam - Bày tỏ một cuộc sống thanh bình, một tâm hồn thanh cao bằng cách nói hóm hỉnh, hài hước. - Khẳng định cái "có" của tinh thần, tình cảm... - Những người trọng tình nghĩa, tin ở sự cao cả của tình bạn. - Tình bạn rất sâu sắc. - Tình cảm vui tươi, thanh thản. -> biểu cảm gián tiếp qua kể và tả 3. Cảm nghĩ về tình bạn "Bác đến chơi đây ta với ta" với: quan hệ từ liên kết 2 thành phần ta: ĐT -> là chủ nhân (nhà thơ) ta: ĐT -> là khách (bạn) + 2 đại từ chỉ 2 con người gắn bó hoà hợp trong tình bằng hữu thân thiết -> Biểu lộ niềm vui trọn vẹn, tràn đầy - Tình bạn đậm đà, thắm thiết -> Biểu cảm trực tiếp III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: - Từ ngữ bình dị đời thường. - Thủ pháp đối, lối nói phóng đại đầy hóm hỉnh, thú vị, bất ngờ. 2. Nội dung: Ngợi ca tình bạn đẹp, gắn bó, không kiểu cách mà rất chân thật, bình dị. ---------------------------------- Tuần 8 Ngày soạn: .............................. Tiết 30 + 31 Ngày dạy: .................................. Viết bài tập làm văn số 2 A/ Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, học sinh có được 1. Kiến thức. - HS thực hành viết bài văn biểu cảm về thiên nhiên , thực vật. - Thể hiện tình cảm yêu quí cây cối thiên nhiên. - Qua đó củng cố các kiến thức đã học về văn biểu cảm. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng tạo lập văn biểu cảm 3. Thái độ. - Bồi dưỡng lòng nhân ái, tình cảm gắn bó với cuộc sống, với thế giới xung quanh B. Chuẩn bị Thầy: Đề bài + đỏp ỏn và biểu điểm Trũ : Chuẩn bị cỏc ND cho bài viết và dụng cụ học tập . C. Cỏc hoạt động dạy- học HĐ. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:7A HĐ 2. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS HĐ 3. Bài mới A. Đề bài Cảm nghĩ về loài cây em yêu B. Đáp án và biểu điểm 1. Cách chấm và cho điểm - Đọc kĩ bài làm của HS , chấm công bằng, chính xác, khách quan. - Chấm đúng đáp án và biểu điểm. 2. Đáp án và biểu điểm *Đáp án a. MB ( 1,5 đ):- Giới thiệu chung về loài cây em yêu thích - Nêu lí do em yêu thích b. TB: ( 7đ)- Nêu các đặc điểm và phẩm chất của cây - Miêu tả về cây và biểu hiện tình cảm của mình một cách chân thành - Sự gắn bó, ích lợi của cây đối với đời sống tinh thần vật chất của con người. - Và đối với em cây có những kỉ niệm gì? - Tình cảm của em đối với cây đó ra sao? c. KB ( 1,5đ): - Nêu cảm nghĩ của em *Biểu điểm chấm - Điểm 9,10: Đáp ứng các yêu cầu trên, biết viết bài văn biểu cảm về loài cây với tình cảm chân thành, sâu sắc. Vận dụng tốt yếu tố miêu tả và tự sự vào bài viết. Bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. - Điểm 7,8: Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, biết cách làm bài văn biểu cảm, viết tương đối lưu loát, còn mắc 1 vài lỗi chính tả. - Điểm 5,6: Tỏ ra hiểu đề, nhưng viết còn lúng túng, viết tương đối rõ ý nhưng chưa kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố miêu tả và tự sự để biểu cảm, mắc 5 - 7 lỗi chính tả. - Điểm 3,4: Bài viết sơ sài, chưa nêu bật tình cảm với loài cây yêu thích, mắc nhiều lỗichínhtả. - Điểm 1,2: Sai lạc cơ bản về nội dung và phương pháp. HĐ4. Củng cố. - GV nhận xột giờ làm bài, thu bài chấm HĐ 5. Hướng dẫn về nhà -Xem lại bài viết -Chuẩn bị : Cách lập ý bài văn biểu cảm - Giờ sau: Chữa lỗi về QHT Tuần 8 Ngày soạn: .................................... Tiết 32. Ngày dạy: ..................................... Chữa lỗi về quan hệ từ A/ Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, học sinh có được: 1. Kiến thức. - Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ. - Cách khắc phục các lỗi đó. 2. Kỹ năng. - Sử dụng quan hệ từ đúng lúc, đúng chỗ.phù hợp với văn cảnh. -Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ. 3. Thái độ. - HS có thái độ đúng đắn về cách sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt B. chuẩn bị 1. GV+ Phương tiện: SGK, SGV, SBT. + Phương pháp: Hỏi đáp, đàm thoại, phân tích ngôn ngữ 2. HS: SGK, SBT,vở ghi. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số: 7A:........................................ Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. 1. Thế nào là quan hệ từ. Làm BT4. 2. Cách dùng quan hệ từ. Làm BT5. Hoạt động3: Tổ chức dạy và học bài mới. * Giới thiệu bài Giờ trước các em dã học về quan hệ từ, các em đã hiểu thế nào là quan hệ từ và bước đầu nhận thức rõ ràng khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ hoặc ngược lại. * Nội dung dạy học cụ thể - HS đọc hai ví dụ trong sgk. ? Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào? Sửa lại cho đúng? - HS nhận diện, sửa lỗi. HS đọc hai ví dụ. ? Các quan hệ từ “ và ”, “ để ” trong ví dụ có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận câu không ? - HS suy nghĩ trả lời ? Nên thay bằng quan hệ từ nào cho phù hợp? - Hs trả lời, chữa lại. - Gv nhận xét, chốt lại: - Hs đọc hai ví dụ trong sgk. ? Phân tích CN,VN trong ví dụ trên? - Thiếu chủ ngữ ? Vì sao các câu đó lại thiếu chủ ngữ? ( Vì: + Câu 1: thừa quan hệ từ “ qua ”. + Câu 2: thừa quan hệ từ “ về ” ). ? Em hãy chữa lại câu văn cho đúng? - HS đọc hai ví dụ trong sgk. ? Những chỗ in đậm sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng? - HS suy nghĩ trả lời ? Qua những ví dụ vừa tìm hiểu, em hãy cho biết, trong khi sử dụng quan hệ từ ta cần tránh những lỗi sai nào? Muốn không sai phải làm gì? - HS trả lời. - Gv nhận xét, bổ sung, chốt ý. Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố - HS đọc yêu cầu các bài tập. - GV yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và làm 1 bài tập - Các nhóm đại diện báo cáo. - GV cùng HS nhận xét, bổ sung. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: - Học nội dung bài, hoàn thành các bài tập. - Vận dụng sử dụng quan hệ từ phù hợp trong nói, viết. - Chuẩn bị bài: Từ đồng nghĩa 1.- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩ quan hệ như sở hữu, nhân quả... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn. - HS chữa bài 4. 2.- Có những trường hợp bắt buộc phải sử dụng quan hệ từ, có trường hợp không. - HS chữa bài 5. I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ. 1. Thiếu quan hệ từ. + Ví dụ: (sgk 106) + Lỗi: Câu thiếu quan hệ từ-> không rõ nghĩa + Sửa lỗi: a, Điền qht “mà” (để). b, Điền qht “với” (đối với). 2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. + Ví dụ: (sgk 106) + Nhận xét: a, Hai bộ phận diễn đạt 2 sự vật có hàm ý tương phản. b, Quan hệ từ được dùng với mục đích giải thích lí do. + Sửa lỗi: a, Thay từ “ nhưng”. b, Thay từ “ vì”. 3. Thừa quan hệ từ. + Ví dụ: (sgk) + Nhận xét: Từ “Qua”, “Về” đã biến CN thành TN, thiếu CN. + Sửa lỗi: Bỏ từ “ Qua”, “Về” 4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết. + Ví dụ: (sgk 107) - VD 1: giữa hai vế câu ko có sự liên kết. - VD 2: quan hệ từ “ với ” ở vế câu thứ hai chưa có tác dụng liên kết -> phải thêm “ tâm sự ” trước “ với ” ). + Sửa lỗi: - .... Không những giỏi về môn toán mà còn giỏi về môn văn ... - Nó thích tâm sự với mẹ (mà) không thích tâm sự với chị. + Các lỗi thường mắc: - Thiếu, thừa quan hệ từ. - Dùng quan hệ từ không đúng nghĩa, không có tác dụng. + Để tránh, cần: Đọc kỹ, suy nghĩ khi viết, phải nắm được ý nghĩa của các quan hệ từ. II. Luyện tập. Bài 1. Thêm quan hệ từ: - từ - cho Bài 2. Thay quan hệ từ: a, Như. b, Dù, mặc dù. c, Qua, về. 3.Bài 3. Sửa lỗi sai quan hệ từ. Bỏ quan hệ từ: Đối với, với, qua. 4.Bài 4. Câu dùng quan hệ từ đúng: a, b, d, h. 5. Bài 5: Đọc và chép lại những câu dùng sai quan hệ từ trong bài viết số 1. Sửa lỗi quan hệ từ trong bài viết. ------------------------------------ Tuần 9 Ngày soạn:................................. Tiết 33 Ngày dạy:.................................. - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. Đọc thêm: - Xa ngắm thác núi lư (Lý Bạch) A/ Mục tiêu cần đạt: Học xong bài này, học sinh có được 1. Kiến thức:Bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh : -Sơ giản về Lý Bạch - Thấy được tình yêu quê hương được thể hiện một cách chân thành sâu sắc của Lý Bạch. -Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ. Bài:Xa ngắm thác núi Lư: -Vẻ đẹp độc đáo hùng vĩ tráng lệ của thác núi Lư qua cảm nhậnđầy hứng khởi của thiên tài Lý Bạch, qua đó phần nào hiểu được tâm hồn phóng khoáng lãng mạn của nhà thơ - Đặc điểm nghệ thuật độc đáo trong bài thơ. 2. Kỹ năng. Bài :Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Rèn kĩ năng đọc- hiểu bài thơ cổ thể qua bản dịch tiếng Việt. -Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán ,phân tích tác phẩm. Bài: :Xa ngắm thác núi Lư -Rèn kĩ năng đọc- hiểu bài thơ Đường qua bản dịch tiếng Việt. -Sử dụng bản dịch 3. Thái độ. - Yêu vẻ đẹp thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước con người. B. chuẩn bị 1. GV+ Phương tiện: SGK, SGV, bình văn + Phương pháp: Hỏi đáp, đàm thoại, nêu vấn đề, bình giảng 2. HS: SGK, SBT,vở ghi, vở soạn. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số: 7A: ..................................... Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. ? Đọc thuộc bài thơ “Qua Đèo Ngang”, nêu khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ? Hoạt động3: Tổ chức dạy và học bài mới. * Giới thiệu bài -Trăng luôn là đề tài gợi nhiều cảm hứng cho các nhà thơ.Lí Bạch cũng có trăm bài thơ viết về trăng.Trong số đó Tĩnh dạ tứ là bài thơ trăng tiêu biểu với nội dung tả trăng tuyệt đẹp. Qua đó thể hiện tình cảm nhớ quê hương tha thiết của tác giả. * Nội dung dạy học cụ thể ? Dựa vào chú thích sao trang 111, nêu 1 vài nét chính về tác giả Lí Bạch? - HS dựa vào chú thích trả lời - Cách đọc: giọng trầm buồn, tình cảm, nhịp 2/3. - GV đọc mẫu 1 lần, gọi HS đọc lại - GV kiểm tra việc học từ Hán Việt của HS. - Gv lưu ý hs: chữ “ tứ ” nghĩa là ý tứ, cảm nghĩ, không nên nhầm với chữ “tư” nghĩa là riêng, buồn trầm. ? Xác định thể thơ, vần, nhịp? So sánh với bài “Phò giá về kinh”? ? Bài thơ kết hợp 2 yếu tố miêu tả và biêủ cảm. Theo em phương thức nào là mục đích, pẳơng thức nào là phương tiện? - Biểu cảm là mục đích - Miểu tả là phương tiện ? Cảnh đêm trăng được gợi tả bằng những hình ảnh tiêu biểu nào? - Hình ảnh ánh trăng sáng ? ở hai câu thơ này, tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? ( so sánh: ánh trăng sáng ở đầu giường với sương ). ? Cách so sánh ấy giúp em hình dung ra cảnh đêm trăng như thế nào? ( rất sáng, vì trăng sáng quá, chuyển thành màu trắng giống như sương vậy). ? Ngoài cảnh trăng rất sáng, hai câu đầu còn gợi cho em hình dung ra điều gì đối với chủ thể trữ tình? Dựa vào đâu em nói như thế? + “ sàng ”: nhà thơ đang nằm trên giường. + “ nghi ” ( ngỡ, tưởng ): ngủ rồi lại tỉnh và không sao chợp mắt được . - GV: nếu thay từ “ sàng ” (giường ) bằng một số từ khác, chẳng hạn: an, trác ( bàn), đình ( sân ), thay từ “ nghi ” ( ngỡ là, tưởng là ) bằng “ như ” giống Tiêu Cương: “ Trăng đêm giống như sương thu ”.... thì ý câu thơ có thay đổi không? Thay đổi ơh thế nào? - chỉ thấy cảnh, không thấy tình . ? Vậy hai câu đầu giúp em hình dung ra điều gì? - Cảnh trăng rất sáng, con người thì trằn trọc, không ngủ được . * Gv: Tác gỉa cảm nhận trăng khi thao thức không ngủ được. Trong đêm trăng tha hương tâm trạng và cách cảm nhận trăng đó xuất hiện tự nhiên, hợp lí. - HS đọc diễn cảm phần phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ hai câu cuối. ? Em hãy cho biết thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu cuối là gì? Hãy chỉ rõ nghệ thuật đó? - HS so sánh “vọng”, “khán”. ( + “ vọng ”: nhìn từ xa và ngóng trông. + “ khán ”: nhìn, trông ) * Gv: Câu thơ cho ta cảm nhận được hành động, ánh mắt của nhà thơ với thái độ, tình cảm yêu quý, thân thiện, gần gũi với trăng-> Tình yêu thiên nhiên. ? Em thấy tình cảm quê hương như thế nào trong tâm hồn nhà thơ? * Gv: “Vọng nguyệt hoài hương” là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Trong thơ Lí Bạch có sự sáng tạo, tác gỉa sử dụng 1 loạt động từ đều tỉnh lược CN nhưng người đọc vẫn thấy 1 chủ thể duy nhất. Điều đó tạo nên sự liền mạch, thống nhất của các câu thơ, của bài thơ. ? Trong bản dịch thơ, người dịch đã giữ nguyên từ “ cố hương ” mà không dịch là “quê cũ”, điều đó có ý nghĩa gì? ( trân trọng cảm xúc của nhà thơ, trân trọng nỗi niềm “tư cố hương” của nhà thơ bởi “ cố hương ” gợi cảm, gợi nhớ, gợi thương, gợi nuối tiếc hơn nhiều. Nó đúng là từ của hoài niệm! ). ? Như vậy, tình cảm của nhà thơ ở hai câu cuối là gì? ? Từ những điều vừa phân tích, em thấy nội dung chính của bài thơ là gì? - HS dựa vào phân tích trên trả lời ? Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào? - HS dựa vào phân tích trên trả lời ? Mạch thơ, tứ thơ của bài như thế nào? ( Nhớ quê - không ngủ - thao thức - nhìn trăng - nhìn trăng - lại càng nhớ quê.) - GV giới thiệu về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - GV: Bài thơ dịch sát, duy câu 2 bỏ mất từ “quải” (treo). - HS đọc bài thơ, giải nghĩa từ: Vọng, Hương Lô, bộc bố, Ngân hà,... - Đọc câu thơ đầu ? Xác định vị trí đứng ngắm thác nước của tác giả? - Đứng từ xa để quan sát, để miêu tả ? Vị trí này có thuận lợi gì cho việc miêu tả? - Dễ phát hiện vẻ đẹp của toàn cảnh - Đọc 3 câu cuối ? Tác giả so sánh thác nước với hình ảnh nào? - Dải lụa trắng rủ xuống ? Đặc điểm của dãy núi Lư và đỉnh Hương Lô như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời ? Vì sao câu 4 nói phóng đại mà vẫn tạo nên hình ảnh chân thực? - Vì sự xuất hiện của dải Ngân Hà đã được chuẩn bị ở 2 câu đầu : ngọn núi Hương Lô có mây mù bao phủ nên thác nước trông từ xa như dải lụa trắng từ trên cao rủ xuống... ? Qua đó em nhận thấy điều gì trong tâm hồn, tín cách nhà thơ? - HS suy nghĩ trả lời ? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - HS suy ghĩ trả lời Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố 1. Thể thơ của bài :"Tĩnh dạ tứ" cùng thể với bài thơ nào sau đây? a. Qua Đèo Ngang b. Bài ca Côn Sơn c. Sông núi nước Nam d. Phò giá về kinh 2. Vẻ đẹp của bức tranh núi Lư là? a. Hiền hoà, thơ mộng b. Tráng lệ, kì ảo c. Hùng vĩ, tĩnh lặng d. Êm đềm, thần tiên Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc 2 bài thơ - Nắm được nội dung, nghệ thuật của mỗi bài - Soạn bài: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. - Tiết sau: Từ đồng nghĩa. - HS đọc thuộc bài thơ. + Nghệ thuật: - Kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Từ ngữ gợi tả. - Nghệ thuật đảo, đối, chơi chữ được sử dụng điêu luyện. + Nội dung: - Cảnh Đèo Ngang đẹp mà buồn. - Nỗi buồn, nhớ, nỗi cô đơn của thi sĩ. A. Bài "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" I. Đọc và tìm hiểu chung. 1. Tác giả - Lí Bạch (701 - 762) “Tiên thơ” là nhà thơ nổi tiếng đời Đường, tính tình phóng khoáng, văn hay, võ giỏi, thích rượu, đi nhiều, làm thơ nhanh và rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu,tình bạn... 2. Tìm hiểu chung về văn bản a. Đọc, chú thích. * Đọc: * Chú thích: SGK b. Tác phẩm * Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt. ( Nhịp 2/3, vần câu 2,4 ) * Phương thức biểu đạt: Biểu cảm và miêu tả. II. Phân tích. 1. Hai câu đầu Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thương sương - Cảnh đêm trăng thanh tĩnh được gợi tả bằng hình ảnh ánh trăng sáng. - Phép so sánh: trăng sáng xuyên qua cửa sổ ngỡ như sương đêm. -> Trăng rất sáng - Nhân vật trữ tình: + “ sàng ” -> Nhà thơ đang nằm trên giường. + “ nghi ” -> Ngỡ là -TL: Cảnh đêm trăng mang vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh. Trăng rất sáng, con người trằn trọc, không ngủ được. 2. Hai câu cuối Phép đối: + Cử đầu - đê đầu. + Vọng minh nguyệt - tư cố hương. - ba chữ "tư cố hương" tả tình trực tiếp, còn lại đều tả cảnh, tả người, tình người, tình quê hương được khách quan hoá, thể hiện ở việc nhìn trăng sáng: ngẩng đầu và cúi đầu - ánh mắt chuyển từ trong ra ngoài, từ mặt đất lên bầu trời - Nỗi nhớ quê hương thường trực, sâu nặng. - Cố hương: gợi nhớ, gợi thương, gợi nuối tiếc. -> Tình cảm nhớ thương quê hương da diết, sâu nặng. III. Tổng kết. 1. Nội dung. Bài thơ thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương của con người. 2. Nghệ thuật. - Biểu cảm trực tiếp kết hợp với gián tiếp. - Giọng điệu trầm lắng, suy tư. - Từ ngữ giản dị, cô đọng. - Nghệ thuật đối gợi cảm, sáng tạo. B. Bài "Xa ngắm thác núi Lư" 1. Hướng dẫn đọc 2. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản a. Giá trị nội dung * Câu thơ đầu: - Tả toàn cảnh thác núi Lư - Vẽ ra cái phông nền của bức tranh * Ba câu cuối: - Thác nước như dải lụa - Thác nước chảy vừa nhanh, vừa mạnh, núi cao, sườn dốc. - Tính
Tài liệu đính kèm: