I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Kiến thức :
- Giúp HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ con cái.
¬- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
2. Kỹ năng : Giúp học sinh nhận diện văn bản lập luận và hiểu thêm nội dung của loại văn bản này.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tình yêu gia đình, nhà trường.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
1. Chuẩn bị của thầy : Đọc tài liệu tham khảo, SGK và soạn giáo án.
2. Chuẩn bị của trò : Đọc và soạn văn bản theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, kiểm tra bài soạn.
3. Giảng bài mới : ( 3 phút )
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi nhưng những sáng tác của ông mãi để lại cho đời những giai điệu đẹp, đặc biệt là tình mẹ đối với con :
“ Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng nhớ những lúc mừng con lẫy rồi con ngồi ”
Mẹ lo lắng cho con từ lúc sinh ra rồi chuẩn bị cho con bước vào một chân trời mới đó là “Trường học”. Đó là giai đoạn mẹ lo lắng, quan tâm cho con nhiều nhất. Mẹ mong mỏi con học tập thành người có ích cho xã hội. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ nhất là trong cái đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”.
Ngày soạn : . Tiết : 01 Bài dạy : Cổng trường mở ra. ( Lý Lan ) I. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Kiến thức : - Giúp HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ con cái. - Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. Kỹ năng : Giúp học sinh nhận diện văn bản lập luận và hiểu thêm nội dung của loại văn bản này. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tình yêu gia đình, nhà trường. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : 1. Chuẩn bị của thầy : Đọc tài liệu tham khảo, SGK và soạn giáo án. 2. Chuẩn bị của trò : Đọc và soạn văn bản theo câu hỏi SGK. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp : kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở, kiểm tra bài soạn. 3. Giảng bài mới : ( 3 phút ) Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã ra đi nhưng những sáng tác của ông mãi để lại cho đời những giai điệu đẹp, đặc biệt là tình mẹ đối với con : “ Mẹ thương con có hay chăng, thương từ khi thai nghén trong lòng nhớ những lúc mừng con lẫy rồi con ngồi ” Mẹ lo lắng cho con từ lúc sinh ra rồi chuẩn bị cho con bước vào một chân trời mới đó là “Trường học”. Đó là giai đoạn mẹ lo lắng, quan tâm cho con nhiều nhất. Mẹ mong mỏi con học tập thành người có ích cho xã hội. Để hiểu rõ tâm trạng của các bậc cha mẹ nhất là trong cái đêm trước ngày khai trường vào lớp 1 của con. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu văn bản “Cổng trường mở ra”. TG (phút) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC 7 ò Hoạt động 1 : Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. - Giáo viên cho học sinh đọc toàn bộ văn bản trước khi phân tích, uốn nắn những chỗ học sinh đọc sai chưa chuẩn xác. - Học sinh đọc chú thích. sQua việc đọc văn bản, em hãy tóm tắc đại ý của văn bản bằng vài câu văn ngắn gọn ? ( gợi ý : bài văn viết về việc gì ? ) -TL: Bài văn viết tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường đầu tiên của con. I. TÌM HIỂU CHUNG : 1. Đọc văn bản : 2. Tìm hiểu chú thích : 25 òHoạt động 2 : Hướng dẫn phân tích văn bản. sTrong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau ? Điều đó được thể hiện ở những chi tiết nào? sKhi miêu tả tâm trạng khác nhau của Mẹ và Con, khi tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? s Theo em, tại sao người Mẹ không ngủ được ? ( Giáo viên cho học sinh thảo luận ) - Gợi ý : Người Mẹ không ngủ được có phải vì lo lắng cho con hay người Mẹ nôn nao nghỉ về ngày khai trường năm xưa của mình. Hay vì nhiều lí do khác nữa? s Chi tiết nào chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người Mẹ ? s Vì sao ngày khai trường vào lớp 1 để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ như thế ? s Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường, điều mà mẹ mong muốn cho con ở đâylà gì ? s Từ những trăn trở suy nghĩ đến những mong muốn của mẹ trong cái đêm trước ngày khai trường đầu tiên, em thấy mẹ là người như thế nào ? s Trong văn bản có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không ? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng như thế nào ? s Câu văn nào trong bài nói lên vai trò và tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thể hệ trẻ ? s Kết thúc bài văn người mẹ nói : “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Em đã qua thời cấp I, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là những gì ? -TL: + Con : Gương mặt thanh thoátđôi môi hé mở, thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo. + Mẹ : thường nhân lúc con ngủ mà làm việc riêng. Nhưng hôm nay, Mẹ không tập trung vào việc gì cả. . Mẹ lên gường và trằn trọc. . Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. . Ấn tượng của Mẹ về buổi khai trường rất sâu đậmvà nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại. => Nghệ thuật tương phản : Mẹ: thao thức, suy nghĩ. Con: vô tư, ngủ triền miên. -TL: Có lẽ vì hai lý do: + Thứ nhất : mẹ lo lắng cho con vì đây là một sự dấn thân thật sự vào con đường học vấn của bản thân-một bước ngoặt của cuộc đời. + Thứ hai:người mẹ nôn nao nói về ngày khai trường năm xưa (yếu tố chính). -TL: “Cứ nhắm mắt lại .. dài và hẹp” (3 dòng cuối của đoạn thứ 2, trang 7) “ Cho nên ấn tượng bước vào”(4 dòng cuối của đoạn thứ 3, trang 7) -TL: Ngày khai trường đầu tiên được mẹ đưa đến trường, cảm nhận về một môi trường hoàn toàn khác lạ - thế giới kỳ diệu đang từng giây, từng phút diễn ra trong ngày khai trường. -TL: Mẹ mong con có những kỷ niệm đẹp về ngày khai trừơnng đầu tiên => hành trang theo con suốt cuộc đời. -TL: Tấm lòng yêu thương con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ và sâu nặng. -TL: Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ như tam sự với con những thực ra là đang nói với chính mình. à cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp. -TL: Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục. ( 3 dòng cuối của đoạn 4 trang 7) -TL: Nhà trường đã mạng lại bao điều mới lạ và bổ ích về tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý về tình bạn, tình thầy trò. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN : 1. Tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường : a/ Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng : -Vào đêm trước ngày khai trường cuả con mẹ không ngủ được. b/ Diễn biến tâm trạng của mẹ: + Mẹ không tập trung vào việc gì cả. + Mẹ lên giường và trằn trọc. + Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. + An tượng về buổi khai trường đầu tiên rất sâu đậm. + Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi. à Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên. => Người mẹ có một tấm lòng yêu thương sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ đối với con. 2. Suy nghĩ của mẹ về ngày mai khi “ Cổng trường mở ra”. “Đi đi con, hãy cam đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” à Vai trò to lớn của nhà trường đối vơí tương lai cuộc sống của mỗi con người. 5 ò Hoạt động 3 : Tổng kết. s Qua tâm trạng của người mẹ, em hiểu được gì về vấn đề mà tác giả muốn nói ở đây ? -TL: Học sinh phát biểu theo nội dung phần ghi nhớ. III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ SGK. 5 òHoạt động 4 : Luyện tập. - Giáo viên có thể cho học sinh phát biểu bằng miệng hoặc đọc đoạn văn đã chuẩn bị trước ở nhà. Sau đó giáo viên nhận xét. - Học sinh phát biểu. IV. LUYỆN TẬP : Đề : Em hãy kể lại 1 kỉ niệm sâu sắc nhất đối với mẹ và phát biểu những suy nghĩ đó bằng một đoạn văn. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau : Bài tập về nhà : + Đọc lại văn bản “Cổng trường mở ra” + Học thuộc phần ghi nhớ SGK. Chuẩn bị cho tiết sau : Đọc và soạn bài “Mẹ tôi” theo câu hỏi SGK. IV. RÚT KINH NGHIỆM :
Tài liệu đính kèm: