Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bài 1 - Tiết 2: Liên kết trong văn bản năm 2012

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Khái niệm liên kết trong văn bản. Yêu cầu liên kết trong văn bản.

2. Kĩ năng: Nhận biết và phân tích liên kết của các văn bản. Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.

3. Thái độ: Có ý thức tốt trong khi rèn luyện kĩ năng viết văn.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, Tài liệu chuẩn KTKN.

2. Học sinh: Soạn bài.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Bài 1 - Tiết 2: Liên kết trong văn bản năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:11/08/2012
Tiết 4: LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Khái niệm liên kết trong văn bản. Yêu cầu liên kết trong văn bản.
2. Kĩ năng: Nhận biết và phân tích liên kết của các văn bản. Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết.
3. Thái độ: Có ý thức tốt trong khi rèn luyện kĩ năng viết văn. 
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án, Tài liệu chuẩn KTKN.
2. Học sinh: Soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
- GV gọi HS đọc đoạn văn (a) ở SGK/17.
- Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như trong đoạn văn thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa?(Chưa).
HS thảo luận: Lý do nào trong các lý do sau khiến En-ri-cô chưa hiểu ý bố ?
1. Vì câu văn viết chưa đúng ngữ pháp.
2. Vì câu văn nội dung chưa thật rõ ràng.
3. Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết.
Đáp án: câu 3.
- Theo em muốn đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? (Liên kết).
→ Liên kết là gì?
Hoạt động 2
- Gọi HS đọc lại đoạn văn (a) ở SGK/17.
- Đoạn văn trên do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu. 
 ND các câu chưa thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, giữa các câu chưa có sự liên kết.
- Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô hiểu được ý của bố.
- Gọi HS đọc đoạn văn (b) ở SGK/18.
- Đoạn văn thiếu sự liên kết ở chỗ nào? Thiếu phương tiện liên kết: “Còn bây giờ”, Dùng từ sai: “Con” → “Đứa trẻ”.
- Hãy sửa lại để đoạn văn có nghĩa.
HS thảo luận: So sánh với đoạn văn trong nguyên bản thì đoạn nào có tính liên kết hơn ?
- Nhờ đâu mà câu văn ở nguyên bản có tính liên kết? 
- Phương tiện liên kết: “Một ngày kia – còn bây giờ”→ phép nghịch đối. “Giấc ngủ con – gương mặt Con”→ phép lặp từ vựng.
- Từ 2 VD trên, em thấy 1 văn bản có tính liên kết phải có điều kiện gì. 
Nội dung các câu, đoạn phải gắn bó chặt chẽ với nhau.
 - Các câu, đoạn trong văn bản cần sử dụng phương tiện gì để liên kết? 
 Kết nối câu, đoạn bằng phương tiện ngôn ngữ: từ, câu.thích hợp.
→ Để văn bản có tính liên kết thì ta phải làm gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk / 18.
Hoạt động 3
- GV hướng dẫn HS làm BT 
- GV gọi HS đọc BT1
- Gọi HS sắp xếp lại.
- Các câu trong đoạn văn có tính liên kết chưa? Vì sao?
- GV gọi HS chọn từ để điền.
- Gọi HS đọc lại yêu cầu →trả lời.
I.TÌM HIỂU BÀI
1. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
 1.1. Tính liên kết trong văn bản
- VD1/17
a. Nếu bố viết mấy câu như vậy thì En-ri-cô sẽ không hiểu nói gì. Vì các câu văn trong đoạn văn chưa có tính liên kết nhau.
 *Ghi nhớ ý1: Sgk/18
1.2. Phương tiện liên kết trong văn bản
VD 2/18
- Từ “đứa trẻ” sử dụng trong đoạn văn thiếu tính liên kết. 
- Chữa lại: “Con”
- Thiếu: Còn bây giờ
*Ghi nhớ ý 2: Sgk/18
II. LUYỆN TẬP
Bài 1:
- Sắp xếp theo thứ tự: 1-4-2-5-3
Bài 2:
- Các câu trong đoạn văn chưa có sự liên kết, mỗi câu trình bày một nội dung.→ không có cùng nội dung.
Bài 3: Điền từ: Bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là.
Bài 4: Hai câu được đặt cạnh nhau trong văn bản. Vì VB không phải chỉ có 2 câu đó mà còn có các câu sau tiếp nối. →LK chặt chẽ.
4. Củng cố: Thế nào là liên kết trong văn bản? Việc sử dụng phương tiện liên kết trong văn bản có tác dụng gì?
5. Dặn dò: Soạn văn bản Cuộc chia tay của những con Búp bê.
 - Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docLiên kết trong văn bản (2).doc