Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Cảm nhận được đề tài vọng nguyệt hồi hương ( Trông trăng nhớ quê ) được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng

mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch.

 - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong thể thơ tứ tuyệt.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

1. Kiến thức:

 - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành , sâu sắc của Lí Bạch.

 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.

 - Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình của nhà thơ.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu bài thơ cổ qua bản dịch tiếng Việt.

 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.

 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

3. Thái độ:

 - Nghiêm túc khi học.Trân trọng tài năng thơ.

 C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1868Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7, tập 1 - Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37: 
Văn bản : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
 ( Tĩnh dạ tứ ) - Lí Bạch 
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Cảm nhận được đề tài vọng nguyệt hồi hương ( Trông trăng nhớ quê ) được thể hiện giản dị, nhẹ nhàng 
mà sâu lắng, thấm thía trong bài thơ cổ thể của Lí Bạch.
 - Thấy được tác dụng của nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong thể thơ tứ tuyệt.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức: 
 - Tình quê hương được thể hiện một cách chân thành , sâu sắc của Lí Bạch.
 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong bài thơ.
 - Hình ảnh ánh trăng - vầng trăng tác động tới tâm tình của nhà thơ.
2. Kĩ năng: 
 - Đọc - hiểu bài thơ cổ qua bản dịch tiếng Việt.
 - Nhận ra nghệ thuật đối trong bài thơ.
 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc khi học.Trân trọng tài năng thơ.
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : Câu hỏi
 Câu 1. Đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà (4 điểm)
 Câu 2. Nêu vài nét ngắn gọn về tác giả Lý Bạch và bài thơ Xa ngắm thác núi Lư ?(6 điểm)
 Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
HS Đọc thuộc lòng bài Bạn đến chơi nhà 
4 đ
Câu 2
1. Tác giả: Lý Bạch (701-762) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường. Được mệnh danh là “ thi tiên”. Thơ ông biểu lộ tâm hồn tự do , phóng khoáng. Hình ảnh thơ mang tín chất tươi sáng kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
3 đ
- Xa ngắm thác núi Lư viết về thác nước .Là một trong những tác phẩm hay nhất của Lí Bạch viết về thiên nhiên.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt..
3 đ
3. Bài mới : GV giới thiệu bài :
 - “Vọng nguyệt hoài hương“ (trông trăng nhớ quê) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ không chỉ ở VN mà cả ở Trung Quốc .Vầng trăng tròn tượng trưng cho sự đoàn tụ cho nên ở xa quê ,trăng càng sáng ,càng tròn lại càng nhớ quê.Tình cảnh trông trăng của Lý Bạch sẽ được tìm hiểu qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ ". 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
? Nhắc lại nét chính về tác giả Lý Bạch?
? Hãy xác định thể thơ của bài thơ ? (Ngũ ngôn tứ tuyệt )
* GV nói thêm: Lý Bạch quê ở Cam Túc nhưng sinh ra ở Tứ Xuyên ,thuở nhỏ ông thường lên núi Nga Mi và núi Thanh Thành đọc sách ,ngắm trăng .Những ấn tượng và kỷ niệm đẹp đẽ của quê hương ông không thể nào quên .Suốt cuộc đời mấy mươi năm xa quê hình ảnh của quê hương nhất là những đêm trăng sáng ,đối với ông đầy nổi nhớ thương .Tình cảm sâu sắc đó, Lý Bạch đã diễn tả một cách tha thiết trong bài thơ này.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- GV: Đọc mẫu ,hướng dẫn học sinh đọc (đọc giọng diễn cảm,thể hiện nỗi buồn )
Gv: Gọi hs đọc phần chú thích sgk/124.
Thảo luận 3p: So sánh 2 bài thơ “Xa ngắm thác”và “Cảm nghĩ ”hãy nhận xét nội dung miêu tả k/gian và thời gian và cảm xúc của tác giả ở 2 bài thơ trên có gì khác nhau?
- Hs: Thảo luận (5’)
- Gv : Định hướng.
+ Cảnh thiên nhiên hùng vĩ
+ Bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh
+ TG: Ban ngày (Nhật) – ban đêm (nguyệt)
+ Cảnh đẹp thác nước-suy tư trong đêm trăng.
? Có người cho rằng bài “Tĩnh dạ tứ “2 câu đầu tả cảnh ,2 câu cuối tả tình .Em có tán thành ý kiến đó không ? vì sao?
hs tự bộc lộ
? Ánh trăng ở lời thơ đầu được miêu tả ntn?( Anh trăng cực sáng )
GV: Có thể cảm nhận được từ “sáng “ở đây bằng so sánh với câu thơ nổi tiếng của An Thù đời Tống
 - Trăng sáng chẳng am hiểu nỗi khổ, cảnh biệt ly. Vẫn cứ chênh chếch chiếu mãi vào phòng cho tới sáng.
-> Rõ ràng là An Thù cũng như Lý Bạch trong 1 đêm trăng cực sáng ở chốn tha hương đã trằn trọc không ngủ được, cũng có thể đã ngủ rồi song tỉnh dậy mà không ngủ được.
? Vậy ý của 2 câu thơ đầu ở đây là gì ?
 Gọi HS đọc 2 câu cuối ,giải thích nghiã.
? Nhận xét gì về nghệ thuật 2 câu cuối?
Đối ( Cử >< cố hương )
GV bình: Hành động ngẩng đầu xuất hiện như một động tác tất yếu để kiểm nghiệm điều mà câu thơ thứ 2 đặt ra vùng sáng trước giường là sương hay trăng .
? Qua hành động của tác giả em hiểu điều gì về tình quê hương của tác giả ?
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tổng kết
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Như tiết 36
2. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác : Sống tha phương, trong cơn ly loạn ,nhìn trăng nhớ quê.
 - Thể thơ : cổ thể : một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật , đối ràng buộc.
- Lí Bạch có nhiều bài thơ viết về trăng với cách thể hiện giản dị mà độc đáo.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
c. Phân tích :
* Hai câu đầu :
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
-> Miêu tả, biểu cảm gián tiếp .
-> Trăng thanh tĩnh, cảnh gợi tâm tình .
à Phép đối ,biểu cảm trực tiếp -> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, ánh trăng như sương mờ ảo, tràn ngập khắp phòng.
* Hai câu cuối :
- Cử đầu vọng minh nguyệt 
 Đê đầu tư cố hương
- Phép đối , biểu cảm trực tiếp .
à Tình yêu cố hương sâu nặng ,da diết.
III Tổng kết:
1. Nghệ thuật: 
- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.
- Sử dụng biện pháp đối ở câu 3, 4 ( số lượng các tiếng bằng nhau, cấu trúc ngữ pháp, từ loại các chữ ở các vế tương ứng với nhau ).
2. Ý nghĩa văn bản :
- Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm người xa quê.
* Ghi nhớ :sgk/124
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
	- Học thuộc bài thơ theo bản dịch.
	- Nắm được nội dung ,nghệ thuật bài .
	- Dựa vào phần dịch nghĩa, tập so sánh để thấy được sự khác nhau giữa bản dịch thơ và nguyên tác.
 - Soạn bài : "Hồi hương ngẫu thư .

Tài liệu đính kèm:

  • docCảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (3).doc